1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận sơn trà thành phố đà nẵng

124 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng" để tiến hành nghiên cứu nhằm hệ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lê Tuấn Vũ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 8

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 14

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 14

1.1.1 Một số khái niệm 14

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 17

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 19

1.1.4 Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 22

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 22

1.2.1 Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 24

1.2.2 Ban hành và thực hiện các chính sách về kinh doanh lưu trú du lịch 25

1.2.3 Quản lý thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch 27 1.2.4 Giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

Trang 5

các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch trong hoạt động

kinh doanh lưu trú du lịch… 28

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 30

1.3.1 Tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 30

1.3.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 32

1.3.3 Nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch… 33

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 34

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 34

1.4.2 Kinh nghiệm của thành phố Hội An 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 37

2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 37

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 37

2.1.2 Đặc điểm xã hội 39

2.1.3 Đặc điểm kinh tế 42

2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà……… 45

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ TRONG THỜI GIAN QUA 51

Trang 6

2.2.1 Thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 51

2.2.2 Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về kinh doanh lưu trú du lịch……… 56

2.2.3 Thực trạng quản lý thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch 60

2.2.4 Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 65

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 70

2.3.1 Tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch 70

2.3.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin 73

2.3.3 Nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà 75

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ…… 77

2.4.1 Những thành công 78

2.4.2 Những hạn chế 80

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 83

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 84

Trang 7

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 85

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 85

3.1.1 Mục tiêu 85

3.1.2 Định hướng 86

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 87

3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 87

3.2.2 Hoàn thiện công tác ban hành và thực hiện các chính sách về kinh doanh lưu trú du lịch 89

3.2.3 Tăng cường quản lý thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch 91

3.2.4 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 92

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 93

3.3.1 Kiến nghị đối với thành phố Đà Nẵng 93

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 94

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN 97 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

20 UBND Ủy ban nhân dân

21 WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Dân số quận Sơn Trà từ năm 2013 – 2017 40 2.2 Lao động quận Sơn Trà từ năm 2013 – 2017 40

2.3 Cơ cấu ngành kinh tế quận Sơn Trà từ năm

2.4 Số lượng các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn

của quận Sơn Trà giai đoạn 2013 – 2017 46

2.5 Lao động trong lĩnh vực lưu trú du lịch tại

quận Sơn Trà giai đoạn 2013 – 2017 47

2.6

Các văn bản đã ban hành về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của TP Đà Nẵng và quận Sơn Trà từ 2013 – 2017

52

2.7 Kết quả khảo sát cán bộ công chức phụ trách

quản lý kinh doanh lưu trú du lịch 54

2.8 Kết quả khảo sát chủ, quản lý cơ sở kinh doanh

2.9 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý lưu trú du lịch

đối với việc ban hành và thực hiện chính sách 58

2.10

Kết quả khảo sát chủ, quản lý cơ sở lưu trú du lịch đối với việc ban hành và thực hiện chính sách

59

2.11 Kết quả khảo sát khách lưu trú du lịch đối với

việc ban hành và thực hiện chính sách 59

2.12 Phân loại và xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch

của quận Sơn Trà giai đoạn 2015 – 2018 61 2.13 Phân loại và xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch 62

Trang 10

các quận, huyện trên đại bàn thành phố Đà Nẵng năm 2017

64

2.16

Kết quả khảo sát khách lưu trú du lịch đối với công tác quản lý thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch

64

2.17

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở lưu trú quận Sơn Trà liên quan đến khách trong và ngoài nước 2015 – 2017

65

2.18

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý lưu trú du lịch đối với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành

vi vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

67

2.19

Kết quả khảo sát chủ, quản lý cơ sở lưu trú du lịch đối với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

68

2.20

Kết quả khảo sát khách lưu trú du lịch đối với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi

69

Trang 11

phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

2.21 Số lượng cán bộ quản lý của trung tâm văn hóa

2.22 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý lưu trú du lịch

về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin 74

2.23 Kết quả khảo sát chủ, quản lý cơ sở lưu trú du

lịch về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin 74

2.24 Kết quả khảo sát khách lưu trú du lịch về tình

hình ứng dụng công nghệ thông tin 75

2.25

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý lưu trú du lịch

về nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà

76

2.26 Kết quả khảo sát chủ, quản lý cơ sở lưu trú du

lịch về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin 77 2.27 Kết quả khảo sát khách lưu trú du lịch về tình

hình ứng dụng công nghệ thông tin 77

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế quận Sơn Trà từ

2.4 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động

kinh doanh lưu trú du lịch quận Sơn Trà 70

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tín ấp t ết ủ đề tà

Sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào năm

2006, nền kinh tế Việt Nam đã chính thức hội nhập vào sân chơi lớn nhất của thế giới, “sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế, sự kiện kinh tế quốc tế Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch không tránh khỏi sự tác động, ràng buộc tất yếu trên” [9] Cùng với sự phát triển về du lịch thì kinh doanh cơ sở lưu trú là một vấn

đề tất yếu cần quan tâm Điều này tạo ra những cơ hội cho công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, tuy nhiên cũng đòi hỏi những thách thức mới Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước, các cơ

sở lưu trú đã phát triển rất nhanh cả về quy mô và chất lượng Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú du lịch đang trở thành một mảnh ghép không thể thiếu trong hoạt động du lịch tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng

Sơn Trà – một quận phía Đông của thành phố biển Đà Nẵng, có bãi biển được đánh giá là một trong các bãi biển đẹp nhất Việt Nam theo tạp chí du lịch Rough Guides (Anh) bình chọn Và cũng là một điểm đến quen thuộc với nhiều khách du lịch và nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế Với những địa điểm tham qua du lịch đẹp, nổi tiếng kết hợp với hệ thống cơ sở lưu trú đang phát triển rất mạnh mẽ Tính đến tháng 5/2017, quận Sơn Trà có

326 cơ sở kinh doanh lưu trú, chiếm 68,1% các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận; hàng năm lượng khách đến lưu trú khoảng trên 3,5 triệu lượt khách, và con số này mỗi năm tăng khoảng 25%

Tuy dịch vụ du lịch tại quận Sơn Trà phát triển nhanh nhưng vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng và lợi thế sẵn có Một số khu dân cư trở thành

"phố khách sạn" gây ra tình trạng quá tải về hệ thống hạ tầng, tình trạng xây

Trang 14

dựng khách sạn tràn lan không theo quy hoạch ảnh hưởng đến không gian du lịch và mỹ quan đô thị Không những thế, theo báo Đà Nẵng đưa tin, tính riêng trên địa bàn quận Sơn Trà có 172 khách sạn với 6.424 phòng và 93 nhà nghỉ, trong đó phần lớn là khách sạn 3 sao và 3 sao trở xuống Có thể thấy, sự xuất hiện ồ ạt của các khách sạn dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, nhất là vào mùa thấp điểm, công suất phòng trung bình của những khách sạn này chỉ khoảng từ 40 - 45%, dẫn đến tình trạng cạnh tranh về giá Bên cạnh đó, đa phần các cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động tương đối độc lập nhưng cũng có một số cơ sở gắn liền với các loại hình dịch vụ khác như masage, karaoke, ăn uống… số vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh lưu trú hàng năm chiếm tỷ

lệ lớn (khoảng 40% trong nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự) và có chiều hướng gia tăng

Với những vướng mắc ở trên, muốn cơ sở lưu trú du lịch thực sự phát triển ổn định, đúng với khuôn khổ để có khả năng cạnh tranh và mở rộng thì đòi hỏi công tác quản lý nhà nước cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với các nhà quản lý là cải thiện như thế nào, cách thức ra sao vẫn còn là vấn đề thời sự cần phải được nghiên cứu đầy đủ và thấu đáo Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề

tài "Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng" để tiến hành nghiên cứu nhằm hệ thống

hóa cơ sở khoa học công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch tại quận Sơn Trà Định hướng con đường phát triển của cơ sở lưu trú du lịch trong thành phố, Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của một số quận, thành phố trong nước Từ đó tiến hành phân tích thực trạng cơ sở lưu trú du lịch tại quận Sơn Trà, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trong xã hội nước ta hiện nay Dựa trên những phân tích

Trang 15

có được đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tá quản

lý nhà nước về hoạt động lưu trú du lịch tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

2 Mụ t êu ng ên ứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng Đề xuất giải pháp nhằm phát triển công tác quản lý nhà nước về hoạt

động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận théo hướng tích cực

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước

về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố

Đà Nẵng trong thời gian đến

3 Đố tượng và p ạm v ng ên ứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, thực tiễn và giải pháp ở địa phương cấp quận

3.2 Phạm vi nghiên cứu

về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Trang 16

o Về thời gian: đề tài nghiên cứu, tham khảo, đánh giá các số liệu, tài

liệu đã công bố chủ yếu từ năm 2013 đến năm 2018 và dữ liệu điều tra khảo sát trong năm 2018 Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho 5 năm sau

4 P ương p áp ng ên ứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Số liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng các cơ sở lưu trú du lịch, đánh giá các cơ sở lưu trú du lịch… được thu thập trên các tài liệu, báo cáo, cổng thông tin điện tử trong 05 năm từ 2013 – 2017 Chủ yếu từ các nguồn chính như sau:

- Tài liệu hội thảo, báo cáo, số liệu thống kê của Tạp chí Đảng Cộng sản,

Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Sở du lịch thành phố Đà Nẵng, các phòng Văn hóa – Thông tin quận Sơn Trà; các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ và thạc sỹ, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo các bài báo khoa học, các báo cáo thường niên

- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch, các báo

cáo tổng kết, sơ kết chuyên đề, báo cáo kinh tế xã hội của Sở du lịch thành phố Đà Nẵng và phòng Văn hóa – Thông tin quận Sơn Trà, phường trực thuộc quận Sơn Trà như phòng quản lý đô thị, phòng văn hóa – thông tin…

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong và ngoài nước, nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch từ đó để có cái nhìn tổng quan về thực trạng giúp đưa ra giải pháp sâu sát nhất với địa phương

b Số liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tiếp Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng câu hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để xác định trọng số

Trang 17

của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch như vị trí địa lý, chất lượng cơ sở lưu trú, các dịch vụ hỗ trợ du khách… Qua đó phục

vụ cho việc đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà

Đối tượng điều tra khảo sát bao gồm cán bộ, công chức có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên đại bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng; chủ, quản lý và nhân viên các

cơ sở lưu trú; khách du lịch đã và đang sử dụng dịch vụ lưu trú trên địa bàn

Trong luận văn, sử dụng cách thức chọn mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Trong việc điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi thì sử dụng p ương

p áp ọn m u phi ng u n ên Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên

tính dễ tiếp cận của đối tượng Phương pháp này trước hết giúp hoàn thiện bảng câu hỏi, từ đó xác định ý nghĩa thực tiễn và ước lượng sơ bộ về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch không muốn mất nhiều thời gian và chi phí

Đối với điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi: trong luận văn dựa vào số liệu đã thu thập, tác giả xem như số liệu tổng thể dùng để khảo sát tương tự như năm 2017 và chọn độ sai số cho phép là ± 10% Qua đó tác giả sử dụng công thức tính mẫu là:

[11]

Trong đó: n là số mẫu khảo sát, N là tổng thể mẫu và e là độ sai số cho phép Qua đó, dự kiến hướng mẫu điều tra 200 đối tượng bao gồm: 14 đối tượng cán bộ công chức phụ trách hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý lưu trú du lịch tại quận Sơn Trà Với số lượng 17 cán bộ đang thực hiện

Trang 18

nhiệm vụ này hiện nay thì số mẫu 14 là số mẫu lớn và có độ tin cậy cao Đồng thời tiến hành khảo sát 78 đối tượng là chủ, quản lý và nhân viên cơ sở lưu trú

du lịch đang hoạt động, với số lượng khoảng 360 đơn vị kinh doanh lưu trú hiện nay tại Sơn Trà thì số mẫu chiếm 39% tổng mẫu Và 108 đối tượng là khách lưu trú và khách du lịch tại các khu vực thực hiện khảo sát trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Với cách ước lượng số mẫu khảo sát như trên, về phương diện nghiên cứu khoa học có thể khẳng định số lượng mẫu điều tra này là phù hợp Đồng thời cũng đảm bảo được các yêu cầu về không gian và thời gian mà tác giả đã đề ra trong luận văn

o Bảng câu hỏi khảo sát

Nội dung của bảng câu hỏi bao gồm 2 phần, đó là phần giới thiệu của tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát

- Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm

đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát

- Phần trả lời gồm các âu ỏ đóng được thiết kế theo t ng đo qu n trọng với 5 mức độ đánh giá theo thiết kế riêng nhằm thu thập thông tin theo

định hướng của tác giả Việc thiết kế bảng câu hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt các câu hỏi khảo sát Sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan Trên cơ sở các ý kiến đóng góp đó, tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trang 19

vào nguồn gốc và thời gian dữ liệu được tổng hợp nhằm đảm bảo dữ liệu có thời gian gần nhất với thời gian nghiên cứu để đánh giá thực trạng sát nhất

- Đối với các dữ liệu thu thập theo bảng câu hỏi đã thiết kế, tiến hành

loại bỏ những phiếu trả lời không đảm bảo tiêu chuẩn đưa ra (không trả lời đủ câu hỏi, trả lời sai yêu cầu của câu hỏi…) Sau đó sử dụng phần mềm Excel

hỗ trợ tổng hợp các số liệu từ các bảng câu hỏi

b Xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên các phần mềm máy tính cụ thể là phần mềm Excel Cụ thể trong nghiên cứu này tác giả sẽ thực hiện xử lý số liệu theo các bước sau:

Sau khi nhập liệu xong, tiến hành kiểm tra và tìm ra những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu từ bảng điều ra thực tế vào file dữ liệu excel trên máy tính Đồng thời chỉnh sửa khung nhập dữ liệu cho phù hợp và tối ưu nhất

c Phương pháp phân tích

Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp phân tích cụ thể như sau:

- P ương p áp t ống ê mô tả: Sử dụng để phân tích số liệu thống kê,

tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp đã khảo sát phục vụ việc xem xét hiện

Trang 20

trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Trong phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ như Excel để rút ngắn thời gian xử lý số liệu nhằm mục đích cho kết quả nhanh và hiểu quả nhất

- P ương p áp so sán : Sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng

hoạt động kinh doanh lưu trú và thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng qua các năm Đồng thời, đánh giá việc trùng khớp về thực trạng của công tác này và những nhận định mà các chuyên gia đã nhận xét trong quá trình phỏng vấn Điều này sẽ giúp cho tác giả có những thay đổi phù hợp và đúng hướng đối với vấn đề đang nghiên cứu, tránh được tình trạng quá phụ thuộc vào lý thuyết, nhận định chủ quan mà đánh giá sai thực trạng của vấn đề nghiên cứu

- P ương p áp p ân tí tổng ợp: Từ các cơ sở lý luận về công tác

quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch để đối chiếu, xem xét, phân tích lại những kết quả của hoạt động khảo sát, thu thập dữ liệu thực tiễn để rút ra những nguyên nhân, kết luận bổ ích cho thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà

- P ương p áp u ên g : Sử dụng để thu thập thêm thông tin, kiểm

định các kết quả nghiên cứu của tác giả về công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Trang 21

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

6 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu

Luận văn sử dụng nguồn tài liệu chính trong nghiên cứu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án

và số liệu thống kê hằng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, phòng Văn hóa – Thông tin quận Sơn Trà để có các luận cứ, luận điểm thiết thực và chính xác để xác định mục tiêu và định hướng của ngành du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Bên cạnh đó, việc tổng hợp các số liệu thống kê trong niên giám thống kê để đánh giá chân thực

và chính xác nhất về thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn quận Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước cho hoạt động kinh doanh này tại địa phương

- Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường, giáo trình “Khoa học quản lý",

NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội (2013) Giáo trình này cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản, vai trò, yêu cầu về quản lý nói chung và quản lý kinh doanh nói riêng Ngoài ra, còn giúp người đọc biết thêm các thuyết quản

lý của các trường pháp khác nhau để ứng dụng vào thực tiễn Đồng thời nêu lên những chức năng quản lý doanh nghiệp cần nắm chắc, các nguyên tắt chung và triết lý kinh doanh Giáo trình cung cấp những khái niệm cụ thể để xây dựng cơ sở lý luận tạo tiền đề để phân tích các vấn đề trong luận văn

- Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh

tế", NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2005) Giáo trình cung cấp

những kiến thức cơ bản cho tác giả, đồng thời hệ thống một cách khoa học về việc nhà nước quản lý nền kinh tế như thế nào Bên cạnh đó, đề cập đến

Trang 22

những quy luật và nguyên tắc, công cụ và phương pháp, mục tiêu và chức năng của công tác quản lý nhà nước về kinh tế Ngoài ra, nội dung giáo trình nhằm cung cấp cho tác giả có những kiến thức cơ bản, hiện đại, Việt Nam trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế.

- Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, giáo trình “Kinh tế du lịch",

NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2009) Giáo trình cung cấp các khái niệm cơ bản về ngành du lịch, quá trình hình thành, xu thế phát triển, vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và các đặc điểm của ngành du lịch Bên cạnh đó, giáo trình còn tập trung phân tích các vấn đề đặc trưng của nên kinh

tế du lịch như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và hiệu quả của kinh tế du lịch Ngoài ra, giáo trình cũng trình bày những nội dung liên quan đến những vấn đề quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới Từ đó

hỗ trợ tác giả có cái nhìn tổng quan về các nhân tố, cách thức vận động của ngành du lịch, tạo khung sườn để phân tích các chủ đề trong luận văn

- Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình “Quản trị kinh

doanh khách sạn", NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2008) Giáo trình

tập trung giới thiệu bao quát về lĩnh vực kinh doanh khách sạn, công tác đầu

tư xây dựng, cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý nguồn lao động, tổ chức kinh doanh lưu trú của khách sạn… Giáo trình giúp có những dẫn chứng cụ thể về một loại mô hình kinh doanh lưu trú để liên hệ với những khái niệm tổng quan về hoạt động kinh doanh lưu trú để có những phân tích chuyên sâu và sát với thực tế nhằm tăng ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Nguyễn Bá Lâm, giáo trình “Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch

bền vững", Đại học kinh doanh và công nghệ, Hà Nội (2007) [10] Giáo trình

mô tả tổng quan về du lịch bao gồm các khái niệm cơ bản, bộ phận cấu thành cũng như tác nhân ảnh hưởng đến ngành du lịch nói chung Bên cạnh đó phân tích sâu về quá trình hình thành, sự ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước

Trang 23

về du lịch Đó là tiền đề giúp tác giả hiểu hơn về công tác quản lý chung của ngành và tạo cơ sở để đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Ngoài tài liệu nghiên cứu chính ở trên, tác giả đã tham khảo và sử dụng một số tài liệu có liên quan để hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến luận văn như sau:

- Kỷ yếu hội thảo: “WTO - những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”

do Tạp chí Du lịch Việt Nam phối hợp với Ban Quốc tế - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cũng có nội dung liên quan Ở đây tập hợp các công trình, tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ đang công tác trong và ngoài Ngành Du lịch bàn về thực trạng, giải pháp đột phá để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch trong giai đoạn hậu WTO của Việt Nam, công tác đào tạo và

sử dụng nguồn nhân lực trong ngành du lịch [18]

- Lê Ngọc Tuấn “Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam

trong xu thế hội nhập", Luận văn thạc sĩ du lịch học, Đại học quốc gia Hà Nội

(2009) [20] Luận văn tập trung đi vào khai thác, nghiên cứu các tư liệu chuyên môn, thu thập tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp của Viên nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng thời nghiên cứu xu hướng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trong khu vực và trên thế giới, thực trạng hội nhập của ngành du lịch Việt Nam nói chung và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nói riêng, định hướng cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước nhằm tìm ra những bất cập hiện tại của công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch hiện nay Tài liệu đưa ra một số ý kiến quan trọng trong việc hoàn thiện, ban hành và áp dụng định hướng cải cách hành chính mới, nâng cao năng lực, định hướng phát triển nhanh, mạnh cho các loại hình cơ sở lưu trú du lịch

- Hoàng Thị Lan Phương“Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng

Trang 24

du lịch Bắc Bộ của Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội (2011) [13] Luận án đã nêu lên được khung lý thuyết để làm cơ

sở lý luận cho nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ một cách tổng quát, khá toàn diện Tác giả cũng đã đưa

ra một số giải pháp thực tế nhằm phát triển kinh doanh lưu trú du lịch cho khu vực Bắc Bộ Nội dung của Luận án đã làm rõ hơn cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch và phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch, trên cơ

sở đó xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tương quan đánh giá sự phát triển lưu trú

du lịch với các ngành kinh tế, van hóa xã hội và tài nguyên môi trường; phân tích thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của công tác quản lý nhà nước

- Lê Thị Hồng Hà “Giải pháp phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống trên

địa bàn quận Sơn Trà", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Đà

Nẵng (2013) [6] Luận văn ngoài việc tác giả hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống đã đi sâu đánh giá phân tích thực trạng phát triển dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn quận Sơn Trà Từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ này Trong luận văn này tác giả đi sâu phân tích đối với hai loại hình kinh doanh chủ yếu là khách sạn và nhà hàng nhằm đánh giá rõ nét các loại hình kinh doanh trên trong một khuôn khổ chủ thể phù hợp

- Trần Thị Bích Đào “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú

du lịch trên địa bàn thành phố Hội An", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học

kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2018) [5] Ngoài việc khai thác, nghiên cứu các tư liệu chuyên môn, thu thập tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp để phân tích tình trạng của hoạt động kinh doanh lưu trú tại thành phố Hội An thì luận văn đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch từ cấp độ vĩ mô đến vi mô,

Trang 25

cả ngắn hạn và dài hạn

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khác liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hiện tại đều không trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh lưu trú tại địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Luận văn sẽ

đi sâu vào nhóm giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng các cơ sở lưu trú ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú

Từ đó đề xuất các giải pháp chi tiết, cụ thể để cải thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng Đây chính là điểm mới của luận văn

Trang 26

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH VÀ QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

1.1.1 Một số á n ệm

a Khái niệm cơ sở lưu trú

Theo Điều 31, chương IV của Luật cư trú đã quy định: “Lưu trú là việc

công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.” [14]

Bên cạnh đó, theo danh mục thuật ngữ của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

"ISO 18513 trong lĩnh vực dịch vụ du lịch - khách sạn và các loại hình khác của lưu trú du lịch" thì khái niệm cơ sở lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: ngủ và các trang thiết bị vệ sinh

Qua đó trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể đưa ra một định

nghĩa về cơ sở lưu trú như sau: Cơ sở lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối

thiểu hai dịch vụ ngủ và các trang thiết bị vệ sinh cá nhân phục vụ con người

ở nơi nào đó tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của người đó trong một khoảng thời gian nhất định

b Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch

Theo Điều 4, chương I của luật Du lịch thì: "Cơ sở lưu trú du lịch là cơ

sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu" [15]

Khi đề cập đến thuật ngữ cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vi đề tài này,

nó mang ý nghĩa cụ thể, đề cập đến một cơ sở lưu trú cụ thể như một khách

Trang 27

sạn, một nhà nghỉ hay một bãi cắm trại du lịch , tập hợp các cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vi lãnh thổ sẽ tạo nên một hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Bên cạnh đó, theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng

12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch về lưu trú du lịch đã phân chia thành các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

- K á sạn ( otel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười buồng

ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm các loại sau [2]:

o Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng tại các

đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan

du lịch;

o Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây dựng

thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow)

ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;

o Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu

trên mặt nước;

o Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường

giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch

- Làng u lị ( ol v ll ge) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các

biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ

Trang 28

khách du lịch [2]

- B ệt t ự u lị (tour st v ll ) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi

cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch [2]

- Căn ộ u lị (tour st p rtment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện

nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch [2]

- Bã ắm trạ u lị (tour st mp ng) là khu vực đất được quy hoạch

ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại [2]

- N à ng ỉ u lị (tour st guest ouse) là cơ sở lưu trú du lịch, có

trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn [2]

- N à ở ó p òng o á u lị t uê ( omest ) là nơi sinh sống

của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch

vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà [2]

- Cá ơ sở lưu trú u lị á gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch,

ca-ra-van (caravan), lều du lịch [2]

c Khái niệm về kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh lưu trú du lịch được định nghĩa gồm hoạt động lưu trú và các hoạt động bổ sung kèm theo Đây nhìn chung là các hoạt động “vô hình” mà tùy đối tượng khách khác nhau sẽ được phục vụ, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khách du lịch Cùng với sự “sản xuất” và cũng cấp các dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch không có những sản phẩm, giá trị mới được tạo ra Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở lưu trú và các hoạt động hỗ trợ của các nhân viên để giúp chuyển từ dạng vật chất

Trang 29

sang tiền tệ dưới dạng “khấu hao” Vì vậy kinh doanh lưu trú du lịch không phải sản xuất vật chất mà là hình thức kinh doanh dịch vụ

Từ phân tích trên có thể định nghĩa như sau: “Kinh doanh lưu trú du lịch

là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch

vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi” [12].

1.1.2 Đặ đ ểm ủ oạt động n o n lưu trú u lị

Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong các hoạt động của kinh doanh du lịch Cũng chính vì lẽ đó mà những đặc điểm nào của ngành kinh doanh du lịch cũng chính là đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch, điển hình như các đặc điểm đề cập dưới đây như sau:

a Kinh doanh lưu trú du lịch là một hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch

Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về “dịch vu” Trong

đó được sử dụng rộng rãi và thông dung nhất chính là khái niệm theo tiêu

chuẩn Việt Nam ISO 9000:2000: “Dịch vụ là kết quả của ít nhất một hoạt

động cần được tiến hành tại nơi tương giao giữa người cung cấp và khách hàng; thường không hữu hình” [1]

Một khái niệm khác của của lý luận makerting thì: “Dịch vụ được coi là

một hoạt động của chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, chúng có tính vô hình và không làm thay đổi quyền sở hữu” [7]

Như vậy, dịch vụ là những gì đạt được của quá trình tương tác giữa người cung cấp và đối tượng khách hàng nhưng không phải thông qua các sản phẩm vật chất, không ảnh hường gì quyền sở hữu, không lưu kho bãi Dịch vụ

có giá trị về mặt kinh tế và được xác định bằng sự hữu ích của nó

Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong các hoạt động của kinh doanh du lịch bởi vì hoạt động không những cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch

Trang 30

mà còn cung cấp cho khách hàng rất nhiều dịch vụ khác như lưu trú, ăn uống Quá trình kinh doanh lưu trú du lịch này luôn luôn gắn liền với các dịch dụ khác, nhưng nhìn chung trong đó người kinh doanh thì mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất và khách du lịch thì muốn thỏa mãn các tiêu chí, nhu cầu cá nhân mình đề ra

b Chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật

Kinh doanh lưu trú du lịch là một ngành nghề liên ngành, do đó nó sẽ ảnh hưởng và tác động ít nhiều đến các ngành kinh doanh khác cũng liên quan đến du lịch nói chung Để đảm bảo quyền tự do trong kinh doanh cũng như đảm bảo các quyền lợi khác trong kinh doanh thì công tác đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch cần phải được đảm bảo tuần theo các quy định mà pháp luật đã ban hành Chính vì thế mà tại khoản 1 Điều 64 Luật du lịch đã quy định các điều kiện chung về kinh doanh lưu trú du lịch là yêu cầu cần có giấy đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch, hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,

vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 64 Luật du lịch quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với khách sạn, làng du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của quản lý và nhân viên theo quy chuẩn đã ban hành đối với mỗi loại, hạng cơ sở lưu trú; đối với các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm thiết bị phục vụ cho khách du lịch về lưu trú phải đạt tiêu chuẩn về kinh doanh lưu trú du lịch đã đưa ra theo quy định của Luật

c Kinh doanh lưu trú du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Tài nguyên cho du lịch có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Nguyên nhân chính, khi nói đến dịch vụ du lịch thì sẽ gắn liền với

Trang 31

những gì bất biến, cố định vì các cơ sở lưu trú du lịch không những nơi sản xuất mà còn là nơi cung ứng dịch vụ Và khách du lịch chỉ sử dụng được các dịch vụ này khi đến các cơ sở lưu trú du lịch [7]

Như vậy, tài nguyên du lịch sẽ là một trong các yếu tố thu hút khách du lịch và hoạt động lưu trú du lịch đạt được những thành công nhất định Giá trị

và sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định hiệu quả của kinh doanh lưu trú du lịch Chính vì lẽ đó, các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch cần chú

ý quan tâm đến nguồn tài nguyên du lịch vốn có và nhóm đối tượng mà chủ thể kinh doanh muốn phục vụ, hướng đến trong quá trình kinh doanh

1.1.3 K á n ệm quản lý n à nướ về oạt động n o n lưu trú

u lị

a Khái niệm quản lý

Theo lý thuyết hệ thống: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ

thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” [17]

Quá trình quản lý chịu sự tác động của các yếu tố sau: yếu tố con người (yếu tố xã hội), yếu tố chính trị (môi trường chính trị), yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hóa tổ chức

b Khái niệm quản lý nhà nước

Trong quản lý nhà nước, hoạt động hành chính là hoạt động tổ chức và điều hành nhằm thể hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội nên đây là một trong những ví dụ tiêu biểu của hoạt động đa dạng trung tâm Tuy nhiên, xét về quy mô, tính chất thì có phạm vi nhỏ hơn so với quản lý nhà nước Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước tức là hoạt động chấp hành và điều hành Thứ hai, chủ thể của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là các cán bộ, sở, ban ngành, bộ trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến địa phương

Trang 32

Như vậy, có thể khẳng định rằng: "Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi

quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [8]

Trong luận văn này, khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ công tác ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật

c Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế [19] Theo Điều 14 Chương III Nghị định của Chính phủ số 39/2000/NĐ-CP đã đưa ra một số nhiệm vụ của quản

lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Điều đó tập hợp nên những vấn đề cơ bản xác định được khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch là thực hiện xây dựng và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu

Trang 33

trú du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của cả nước đã phê duyệt Bên cạnh đó phải đề ra những quy định tiêu chuẩn của từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định trình tự, thủ tục tiến hành phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định mẫu biển loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định tiêu chuẩn của người quản lý, nhân viên phục vụ và tiêu chuẩn, chất lượng các dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch Sau đó tiến hành công bố công khai các tiêu chuẩn đã quy định để các tổ chức, cá nhân hoạt động cơ sở lưu trú du lịch biết

và tuân thủ trong quá trình kinh doanh; làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc xếp hạng, cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch và kiểm tra, kiểm soát [3]

Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, bao gồm các yếu tố sau:

- Chủ thể quản lý: Đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, chủ

thể quản lý nói chung là Nhà nước và các cơ quan liên quan có chức năng quản lý nhà nước được pháp luật phân quyền, phân cấp Nhưng với lưu trú du lịch, chủ thể chủ yếu là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan như Công an, Y tế, Môi trường, Lao động, Bảo hiểm và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước Chủ thể có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà nước Chủ thể có những thẩm quyền nhất định liên quan đến 4 nội dung, bao gồm:

o Ban hành các văn bản dưới luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hành và tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cấp tương ứng

o Sử dụng quyền lực để điều chỉnh và điều hành các vấn đề thuộc kinh doanh lưu trú du lịch theo thẩm quyền

o Cán bộ lãnh đạo của cơ quan chủ thể theo cơ chế bổ nhiệm, chủ thể thực hiện cơ chế lãnh đạo và quản lý theo chế độ thủ trưởng

Trang 34

o Chủ thể ký văn bản quản lý theo chế độ thủ trưởng hoặc liên tịch

- Đố tượng quản lý: đối tượng quản lý của nhà nước về hoạt động kinh

doanh lưu trú du lịch là hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch

- Khách thể quản lý: khách thể của quản lý nhà nước về hoạt động kinh

doanh lưu trú du lịch là toàn bộ hệ thống, nguồn nhân lực và hành vi, quá trình phát sinh trong thực tế phát triển của cơ sở lưu trú du lịch

- Mục tiêu quản lý: mục tiêu quản lý của hoạt động kinh doanh lưu trú

du lịch là tạo môi trường để các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch theo đúng pháp luật, theo đúng định hướng với những sự thay đổi, phát triển của

xã hội nhằm phát triển nền kinh tế Bên cạnh đó hạn chế các vấn đề tiêu trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

1.1.4 Vai trò ủ quản lý n à nướ về oạt động n o n lưu trú

du lị

Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực Do đó, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch có những vai trò cụ thể như sau:

- Nhằm đảm bảo sự phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch phù hợp

với định hướng, yêu cầu phát triển của ngành du lịch và tổng thể nền kinh tế

- Xây dựng hành lang pháp lý quản lý chất lượng và xử lý vi phạm nhằm

tạp dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, an toàn và thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia kinh doanh lưu trú du lịch

- Góp phần giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa, chống những tác động

tiêu cực của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch đến môi trường, tài nguyên

du lịch, tình hình an ninh trật tự, an ninh quốc phòng

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

Theo Điều 10 Luật du lịch, nội dung quản lý nhà nước về du lịch và mục

Trang 35

4 chương VI của Luật Du lịch quy định chi tiết đối với kinh doanh lưu trú du lịch, các hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch, căn cứ theo đó cùng với các văn bản hiện hành của Tổng cục Du lịch quy định về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy của các đơn vị thành viên thì, quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính

sách phát triển cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vi cả nước

- Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy

phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lưu trú du lịch

- Phối hợp tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân

lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ liên quan đến lưu trú du lịch

- Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên, cung và cầu du lịch để xây

dựng quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại các địa phương trong cả nước

- Tổ chức hợp tác quốc tế trong lưu trú du lịch, phối hợp với các bên liên

quan xúc tiến hình ảnh cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam trong và ngoài nước

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mô hình tổ

chức quản lý nhà nước về lưu trú du lịch theo chiều ngang và chiều dọc từ Trung ương đến địa phương trong quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, nội dung phối hợp quản lý đối với các bộ, ngành, các cấp có liên quan

- Xác định chủ thể, điều kiện được phép kinh doanh lưu trú du lịch

- Phân loại cơ sở lưu trú du lịch và tổ chức thẩm định, xếp hạng cơ sở

Trang 36

kinh doanh lưu trú du lịch tập trung các nội dung được nêu bên dưới và luận văn sẽ đi sâu, làm rõ các công tác này, gồm:

Thứ nhất, là xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Thứ hai, là ban hành và thực hiện các chính sách về kinh doanh lưu trú

du lịch

Thứ ba, là quản lý thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch Thứ tư, là giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

1.2.1 Xâ ựng, tổ ứ t ự ện ến lượ , qu oạ , ế oạ

về oạt động n o n lưu trú u lị

Trong lĩnh vực du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng, nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước được cụ thể hóa thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước được tổ chức theo từng cấp với quyền hạn, thẩm quyền xác định Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp tương ứng được cơ quan có thẩm quyền phân cấp, giao phó Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ của mình, cơ quan liên quan trong lĩnh vực du lịch và lưu trú du lịch, cán bộ, công chức và người lao động các cấp tuân thủ quy trình của quản lý hành chính nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch

- Triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước hoạch định, quyết định; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, chính quyền địa phương các cấp xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch chi tiết về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, phát triển đã được đặt ra, đáp ứng tuyệt đối định hướng đặt ra của cấp trên và

Trang 37

nhu cầu của khách du lịch

- Tổ chức bộ máy hành chính quản lý lưu trú du lịch

Ngành Du lịch phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc cơ quan liên quan về tổ chức cán bộ, công chức và lao động các cấp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn

từ trung ương đến địa phương gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố để điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn

đề về lưu trú du lịch đã được đặt ra và các vấn đề phát sinh theo nhu cầu thực tiễn phát triển Cơ quan trực tiếp tham gia quản lý lưu trú du lịch cấp quận, huyện được tổ chức linh hoạt theo cấp phòng, giúp địa phương triển khai các

kế hoạch quản lý, phát triển đã được cơ quan cấp trên hoạch định, phê duyệt

- Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức theo từng cấp

Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ về số lượng, tinh về chất lượng, đảm bảo được sắp xếp, bố trí công việc theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn công việc Về cơ bản, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đủ phẩm chất chính trị, vững về chuyên môn và có đạo đức, trách nhiệm với công việc được giao, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trú du lịch theo phân cấp, thẩm quyền Tuy nhiên, việc tuyển dụng, sử dụng và bố trí cán bộ, công chức

và người lao động theo nhu cầu phát triển và thực tiễn tại từng cấp, từng địa phương

Để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác này, có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

- Triển khai các chính sách, kế hoạch đề ra kịp thời

- Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí mà chính sách, kế hoạch

1.2.2 B n àn và t ự ện á ín sá về n o n lưu trú

u lị

Ngoài việc triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch và chính sách quy

Trang 38

hoạch mà thành phố đã ban hành, có thể nói đây là một trong các nội dung có tầm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch Các phòng ban chức năng cấp quận, huyện cần chủ động đề ra các chính sách về kinh doanh lưu trú du lịch để nâng cao các thế mạnh du lịch vốn có của địa phương, cũng như phát huy những nét văn hóa của vùng miền nhằm thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cũng là một hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Vì thế cần có những định hướng thiết thực và chuẩn xác nhằm tránh các rủi ro, bất lợi gây lãng phí, kém hiệu quả, dẫn đến không hiệu quả ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương Mà nguyên nhân chủ yếu là do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương Vì thế, chính quyền cần phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chính sách phát triển cơ sở lưu trú du lịch để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu

tư đúng hướng và hiệu quả cho loại hình kinh doanh này Từ đó sẽ tạo được

sự an tâm và tin tưởng từ các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư kinh doanh lĩnh vực này

Ngoài ra, các chính sách đề ra cần được làm rõ và cụ thể hóa bằng các kế hoạch định hướng phát triển ngắn hạn đến dài hạn Bên cạnh đó phải dựa trên

sự thay đổi các yếu tố thị trường và tài nguyên du lịch của địa phương tại thời điểm ban hành Vì hoạt động du lịch phát triển rất nhanh chóng qua từng ngày, nên các cơ sở lưu trú cũng tăng dần theo quy mô và chất lượng nhầm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nên các chính sách, kế hoạch, chiến lược cần cập nhật liên tục để đáp ứng với xu thế của thị trường để hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là một trong những hoạt động mũi nhọn của ngành du lịch địa phương

Trang 39

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch là một hoạt động kinh tế liên ngành điển hình Có nghĩa là hoạt động kinh doanh này có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau Vì vậy, các chiến lược, chủ trương đề ra phải mang tính tổng thể, đồng bộ với các ngành liên quan để mang lại hiệu quả cao nhất

Để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác này, có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

- Mức độ phù hợp của các chính sách so với thực tiễn của địa phương

(đã cập nhật các thay đổi thực tế, các mục tiêu đã phù hợp với các nguồn lực sẵn có )

- Kết quả hoàn thành so với kế hoạch đã được xây dựng trong khoảng

thời gian nhất định

1.2.3 Quản lý t ự ện á qu địn về n o n lưu trú u lị

Để đánh giá sự phát triển du lịch của một địa phương thì chất lượng cơ

sở lưu trú du lịch là một trong các yếu tố cần xem xét đến Một trong các yếu

tố để đánh giá chất lượng của một cơ sở lưu trú du lịch là việc thực hiện các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch

Trong đó bao gồm các công tác liên quan đến giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp Đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định đã cam kết trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh Các chủ đầu tư hoạt động trong lĩnh vực lưu trú du lịch cần đảm bảo chất lượng của các cơ sở lưu trú theo đúng loại hình đã đăng ký, đảm bảo đúng chất lượng theo hạng mục sao

đã được thẩm định Đây cũng là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển cơ sở lưu trú

Không những thế, vấn đề an toàn được các khách du lịch quan tâm hàng đầu, do đó các công tác phòng cháy chữa cháy và công tác an ninh trật tự cần được đầu tư nghiêm túc và kỹ lưỡng Đó cũng là một phần những vấn đề ảnh

Trang 40

hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách du lịch về chất lượng của các cơ sở lưu trú nói riêng và du lịch địa phương nói chung Trên cơ sở vận dụng thành tựu của các khoa học khác để thực hiện quản lý hành chính nhà nước như kế hoạch hóa, thống kê, toán học, tâm lý - xã hội và nhóm phương pháp khoa học quản lý: giáo dục tư tưởng, tổ chức thực hiện, kinh tế và phương pháp hành chính Cho đến nay, phương pháp quản lý hành chính nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng cụ thể như sau:

- Phương pháp quản lý đảm bảo hiệu quả, tính tác động của công tác

quản lý có tính đến đặc điểm của từng cơ sở lưu trú du lịch

- Phương pháp quản lý đảm bảo tính khả thi, mang lại hiệu quả cao đồng

thời phải mềm dẻo, linh hoạt

- Phương pháp quản lý có tính sáng tạo, phù hợp với pháp luật hiện hành

và cơ chế cho phép của nhà nước

Để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác này, có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

- Số lượng cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký xếp hạng

- Số lượng các khách sạn 5 sao, 4 sao, 3 sao, 2 sao, 1 sao và các loại

Ngày đăng: 09/06/2021, 11:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w