Luận văn, kinh tế, quản trị, khóa luận, đề tài, chuyên đề
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG – THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: PHAN ANH NHẬT ThS. Hồ Thị Hương Lan Lớp: K40 Quản trị Kinh doanh Tổng hợp Niên khóa: 2006-2010 Huế, tháng 4 năm 2010 Phan Anh Nhật LỜI CẢM ƠN Sau những năm tháng học hỏi và tiếp thu những kiến thức bổ ích trên ghế giảng đường, đây là bài khóa luận đầu tay của tôi. Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, Thạc sĩ Hồ Thị Hương Lan, người đã tận tình dẫn dắt và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô chú anh chị phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương - TT Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía để rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình. Xin chân thành cám ơn! Sinh viên Phan Anh Nhật MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ, biểu đồ Danh mục các bảng biểu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên CBTD: Cán bộ tín dụng CT TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần DNTN: Doanh nghiệp tư nhân ĐVT: Đơn vị tính GDP: Tổng sản phẩm quốc dân GTTB: Giá trị trung bình DPRR: Dự phòng rủi ro KHCN: Khách hàng cá nhân KHDN: Khách hàng doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng nhà nước NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM: Ngân hàng thương mại NQH: Nợ quá hạn QĐ : Quyết định TCTD: Tổ chức tín dụng TK: Thống kê TPKT: Thành phần kinh tế TSĐB: Tài sản đảm bảo TT Huế: Thừa Thiên Huế UBND: Ủy ban nhân dân USD: Đô la Mỹ V/v: Về việc VND: Việt Nam đồng XLRR: Xử lý rủi ro WTO: Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy NHNo&PTNT Bắc Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế .29 Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương giai đoạn 2007-2009 (ĐVT: Tỷ đồng) 38 Biểu đồ 2: Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng .59 Biểu đồ 3: Mức độ trung thành của khách hàng .60 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu lao động của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 31 Bảng 2 :Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT TTH chi nhánh Bắc Sông Hương-TT Huế 33 Bảng 3: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 .34 Bảng 4: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 36 Bảng 5: Tình hình dư nợ theo thời gian của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 40 Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 .41 Bảng 7: Tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007- 2009 42 Bảng 8: Phân tích các nhóm nợ phân theo tổng dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 43 Bảng 9: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 45 Bảng 10: Tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 .46 Bảng 11: Thu nhập từ lãi của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007- 2009 47 Bảng 12: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trong giai đoạn 2007-2009 48 Bảng 13: Đặc điểm của khách hàng được khảo sát 50 Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục tín dụng .51 Bảng 15: Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất 53 Bảng 16: Đánh giá của khách hàng nhân viên tín dụng 54 Bảng 17: Đánh giá của khách hàng về lãi suất .56 Bảng 18: Đánh giá của khách hàng về thương hiệu, uy tín của ngân hàng 57 Bảng 19: Đánh giá của khách hàng về yếu tố quyết định hành vi vay vốn 58 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vào cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử phát triển của nền kinh tế nước ta. Điều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho mọi lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Việt Nam cũng đang có những bước trở mình thay đổi tích cực theo hướng hội nhập quốc tế. Hệ thống ngân hàng với các hoạt động kinh doanh tiền tệ chính là huyết mạch của nền kinh tế, là động lực mạnh mẽ thúc đầy nền kinh tế phát triển. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng được chú trọng và nâng cao. Song song với tiến trình hội nhập, các ngân hàng bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt khi có sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng với nhiều loại hình khác nhau. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động từ đó có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của chính mình. Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng chính là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Tín dụng chính là cơ sở nền tảng, chủ chốt trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với tính chất quan trọng đó, vấn đề đặt ra đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong từng ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Xuất phát từ sự nhận thức về vai trò quan trọng của công tác tín dụng và thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế, tôi đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc sông Hương - TT Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp chung: Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng để tiến hành xem xét đánh giá các đối tượng nghiên cứu một cách khách quan, có sự phát triển một cách logic. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp quan sát: Là phương pháp được thực hiện nhờ vào việc quan sát các hoạt động diễn ra hàng ngày tại ngân hàng về việc vay vốn, tư vấn cho khách hàng về các điều kiện để vay vốn, các thủ tục vay vốn, thông báo thu lãi hàng tháng của phòng tín dụng. Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến từ nhiều phía, tham khảo những người có kinh nghiệm đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của đề tài. Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế qua các năm, ngoài ra có thể thu thập số liệu thứ cấp qua báo chí, internet, truyền hình . Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thông qua phiếu phỏng vấn. Xác định cỡ mẫu: n = Z 2 * p(1 – p) / d 2 n: Cỡ mẫu Z: Hệ số tin cậy (Z=1,96 tương ứng với mức chính xác 95%) P: Tỷ lệ dự đoán (p=0,5) d: Sai số ước lượng (d=0,05 tương ứng với sai số ước lượng là +-5%) Do đó cỡ mầu cần thiết là n= 1,96 2 *0,5*0,5/0,05 2 = 384 (mẫu) Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra trên 100 khách hàng, số phiếu phỏng vấn thu về hợp lệ để có thể xử lý là 92 mẫu. 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS : Xử lý bảng hỏi bằng phần mềm SPSS, các thang điểm đánh giá của khách hàng được đánh giá theo thang điểm Likert bao gồm 5 mức độ: (1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý) *Kỹ thuật One-Sample T Test: Kiểm định giả thiết về trung bình của tổng thể Giả thiết H 0 : µ=Giá trị kiểm định ( Test value ) Đối thiết H 1 : µ≠Giá trị kiểm định ( Test value ) Với độ tin cậy 1- α =95% thì α = 5% - Nếu mức ý nghĩa (Sig) < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H 0 và chấp nhận đối thiết H 1. - Nếu mức ý nghĩa (Sig) >= 0,05 thì chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H 0. 3.4. Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu. Thường là so sánh giữa các năm để đưa ra số tương đối, tuyệt đối, tốc độ tăng giảm liên hoàn, lượng tăng giảm liên hoàn . của một chỉ tiêu nào đó. Từ đó giúp ích cho quá trình phân tích kinh doanh. 3.5. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại những nội dung cụ thể, từng đề mục từ các số liệu mà ngân hàng cung cấp từ đó diễn giải sự biến động và đưa ra nguyên nhân của sự biến động đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về họat động tín dụng và dựa trên các chỉ tiêu định tính, định lượng nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009. Không gian: Tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế. Nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng và hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc sông Hương – TT Huế. Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU A. Một số vấn đề lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng. 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm NHTM Theo luật của tổ chức tín dụng của nước CHXHCNVN ghi: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm là hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán”. (Pháp lệnh số 38/LCT – HĐNN) Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng liên doanh. 1.1.2. Chức năng của NHTM Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước. Bản thân các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. 1.1.3. Vai trò của NHTM Thứ nhất, NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thứ năm, NHTM góp phần phân bố hợp lý nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. 1.2. Lý luận chung về tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội loài người. Tín dụng là từ hán việt, “Tín” có nghĩa là sự tín nhiệm, sự tin tưởng và “Dụng” có nghĩa là sử dụng.