Giai đoạn 2007-2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương – TT huế (Trang 48 - 50)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

12.013 13.007 9786 994 8,2 -3.221 -24,8

Dư nợ bình quân 162.751 179.475 193.224 16.724 10,2 13.749 7,6

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNN TTH chi nhánh BSH)

Nhìn vào bảng 12 ta thấy được mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2008 có tăng lên so với năm 2007 nhưng do mức tăng dư nợ bình quân cao hơn mức tăng của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nên tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2007 là 7,38% đã giảm xuống còn 7,24% năm 2008. Năm 2009 là năm dư nợ bình quân của chi nhánh rất cao trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bị giảm sút đáng kể do đó lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đã giảm xuống chỉ còn 5,06%.

Như vậy, qua các chỉ tiêu định lượng các năm tại chi nhánh, ta có thể thấy được sự chất lượng tín dụng của chi nhánh NHN0&PTNT chi nhánh Bắc sông Hương- TT Huế là khá tốt tuy nhiên chi nhánh cần có những biện pháp tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.

2.3.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng

Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian gần đây, đề tài đã thực hiện điều tra 100 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang giao dịch với chi nhánh NHNo&PTNT Bắc sông Hương – TT

Huế. Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 100 bảng, thu về 92 bảng có thể sử dụng để làm dữ liệu nghiên cứu, còn lại 8 bảng do khách hàng đánh còn thiếu nhiều thông tin nên không sử dụng được. Trong quá trình phỏng vấn, khách hàng lựa chọn theo thang đo Likert gồm 5 mức độ đánh giá là 1(rất không đồng ý), 2(không đồng ý), 3(bình thường), 4(đồng ý), 5(rất đồng ý). Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS.

2.3.2.1. Đặc điểm của khách hàng được khảo sát

Về giới tính:

Kết quả điều tra cho thấy được, trong 92 khách hàng trả lời phỏng vấn có đến 48,9% nam và 51,1% là nữ. Tuy nữ giới có nhiều hơn nam giới nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

Về độ tuổi:

Về độ tuổi, Trong 92 khách hàng được phỏng vấn có 13% khách hàng dưới 25 tuổi, đa số khách hàng nằm trong độ tuổi này là sinh viên hoặc những người mới đi làm. Những khách hàng này cần một số vốn nhất định để lập nghiệp, xây dựng cuộc sống. Khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất với 63%. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng nên nhu cầu vốn tín dụng của họ là cao nhất. Nhóm tuổi từ 46 đến 60 người có 20,7%, phần lớn nhu cầu tín dụng của họ nhằm mục đích sửa sang nhà cửa, hỗ trợ việc học hành của con cái. Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 3 khách hàng tương ứng với 3,3%. Bởi đây là độ tuổi về hưu, chủ yếu để nghĩ ngơi, an nhàn tuổi già. Nhu cầu vay vốn của họ chủ yếu là để tiêu dùng hoặc đi du lịch.

Về trình độ:

Chiếm tỷ trọng cao nhất là khách hàng có trình độ phổ thông với 41,3%. Điều này cũng đúng khi phần lớn khách hàng vay vốn là để phục vụ sản xuất kinh doanh nên thường họ không cần bằng cấp, trình độ đại học cao đẳng cũng chiếm một tỷ lệ cao trong tổng khách hàng với 33,7%. Đây là số cán bộ có điều kiện được vay tín chấp phục vụ cho cuộc sống của mình. Trình độ trên đại học chỉ có 3,3% bởi vì khách hàng có trình độ trên đại học phần lớn cuộc sống của họ tương đối đầy đủ nên nhu cầu vay vốn của họ rất thấp.

Hình thức vay vốn:

Ta thấy rằng số khách hàng vay theo hình thức ngắn hạn chiểm tỷ lệ rất cao. Cụ thể khách hàng vay vốn ngắn hạn chiếm 52,2%, tiếp đến là trung hạn chiếm 38% và thấp nhất là khách hàng vay vốn ngắn hạn với 9,8%. Đây cũng là điều tương đối phù hợp vì theo dư nợ của chi nhánh thì tín dụng ngắn hạn chiếm đến khoản một nữa trong tổng dư nợ.

Mục đích vay vốn của khách hàng:

Số khách hàng vay vốn trang trải cho quá trình kinh doanh chiểm tỷ lệ cao nhất với 42,4%. Tiếp theo tỷ lệ khách hàng vay vốn phục vụ tiêu dùng và sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ lệ ngang nhau với 18,5%. Đây cũng là điều phù hợp bởi phần lớn khách hàng có trình độ phổ thông nên họ vay vốn chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, trình độ khách hàng ở bậc đại học-cao đẳng cũng tương đối cao và họ vay vốn phục vụ cho tiêu dùng và mua, sửa chữa nhà cửa.

Bảng 13: Đặc điểm của khách hàng được khảo sát

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc sông hương – TT huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w