Truyền thuyết vũ thành và lễ hội đền hả lục ngạn - bắc giang
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ ANH TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2008
Trang 3Ảnh 7 Một trong 21 Sắc phong còn lưu giữ 114
Ảnh 8 Bằng công nhân di tích lịch sử văn hoá Đền thờ Thân Cảnh Phúc 114
Ảnh 9 GS Phan Huy Lê và Đảng uỷ, UBND xã Hồng Giang, đại biểu hội đồng thân tộc Việt Nam tại Đền Hả 115
Ảnh 10 Nhân dân đến với lễ hội Đền Hả 115
Ảnh 11,12,13,14 Công tác chuẩn bị cho đoàn rước 116 - 117 Ảnh 15,16,17 Trên đường rước ra bãi Dược 118 - 119 Ảnh 18 Tế lễ tại bãi Dược 119
Ảnh 19 Trò chơi dân gian 120
Ảnh 20 Cây đa quán Hả 120
Trang 4Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng với sự cộng tác giúp đỡ của PGS TS Vũ Anh Tuấn và các đồng nghiệp Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trần Duy Phương
Trang 5Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Anh Tuấn
Sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Sau Đại học, khoa Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Văn học Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Sự giúp đỡ của Phòng Văn hoá và Thể dục Thể thao huyện Lục Ngạn, Ban Quản lý di tích Đền Hả
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Vũ Anh Tuấn cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học Việt Nam, Phòng Văn hoá và Thể dục Thể thao huyện Lục Ngạn, Ban Quản lý di tích Đền Hả và các bạn đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Trần Duy Phương
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử của mỗi dân tộc luôn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước Dân tộc Việt Nam trong dòng chảy 4000 năm đã từng đương đầu với bao thác ghềnh, chông gai bởi giặc ngoại xâm, bởi thiên tai địch hoạ để rồi từ đó kết đọng lớp phù sa văn hoá với những nét tiêu biểu nhất đó là: Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất với các tên tuổi còn lưu danh và trở thành bất tử Để ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước nhân dân ta không chỉ thêu dệt nên những truyền thuyết mang nhiều yếu tố huyền thoại mà còn phong thần để thờ phụng, hàng năm còn tổ chức lễ hội thể hiện lòng biết ơn đồng thời ôn lại truyền thống Điều này làm cho hình ảnh những anh hùng luôn toả sáng và sống mãi trong lòng nhân dân qua bao thế hệ
Do vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội để tưởng niệm họ là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam
1.2 Vũ Thành - sinh ra và lớn lên trên quê hương Lục Ngạn- Bắc Giang Giặc phương Bắc xâm lược, vốn có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Vũ Thành đã góp sức mình cùng dân tộc đánh giặc, lập lên những chiến công vang dậy Công lao và đức độ của ông được nhân dân ghi nhớ, truyền tụng thể hiện qua việc lập ngôi đền với tên gọi là đền Hả ở xã Hồng Giang- huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội để ghi nhớ những chiến công cùng đức độ của ông, nhắc nhở các thế hệ con cháu lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống của cha ông Câu chuyện về con người này trong tiềm thức của nhân dân trở thành người anh hùng có công trong việc
Trang 7đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân, việc lập đền thờ cùng với tổ chức lễ hội khiến cho câu chuyện đã trở thành truyền thuyết làm phong phú thêm tính địa phương, về người anh hùng, những nhân vật lịch sử trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh Bắc Giang nói riêng và kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung Đi sâu vào tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả sẽ giúp ta thấy được ảnh hưởng của con người này trong tiềm thức dân gian, lòng ngưỡng mộ của nhân dân với anh hùng dân tộc Qua đó, góp thêm những lý giải về nguồn cội của các yếu tố tạo nên cốt cách người anh hùng lịch sử trong quan niệm theo kiểu tư duy dân gian
1.3 Cơ cấu của xã hội Việt Nam cổ truyền là: Nhà - Làng - Nước đã kéo theo vai trò của địa phương, dòng họ trong chiến tranh giữ nước Do vậy, tầm quan trọng của truyền thuyết địa phương là không thể phủ nhận Tính đến nay số lượng nghiên cứu, sưu tầm truyền thuyết đã có khá nhiều và cũng có những thành tựu đáng kể Tuy vậy, mảng truyền thuyết địa phương vẫn còn ít được quan tâm Trong tình hình chung ấy, truyền thuyết và lễ hội về Vũ Thành ở Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có công trình khảo cứu một cách có hệ thống Hơn nữa, bước vào thời kỳ hội nhập, con người Việt Nam lại chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc, đó là sự tiếp nối mạch nguồn văn hoá truyền thống của dân tộc Đã có thời kỳ, do những quan điểm lệch lạc, nhiều giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc bị phá bỏ, nhiều công trình văn hoá bị đánh mất Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng khôi phục, phát triển những giá trị văn hoá ấy Đặc biệt, từ Đại hội Đảng VI ( từ 1986 đến nay) với tinh thần đổi mới, văn hoá được nhìn nhận lại, nhiều đền đài, miếu mạo, chùa chiền được phục chế, hội hè được khôi phục và trong đó phải kể đến lễ hội đền Hả ở Lục Ngạn - Bắc Giang
Trang 8Theo đó, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, có một hướng nghiên cứu mới được triển khai, bước đầu đã có những thành tựu đáng kể Đó là nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội ở nhiều địa phương, nhiều vùng văn hoá khác nhau trên phạm vi cả nước Hướng nghiên cứu này vừa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, vừa phù hợp với đặc điểm của văn học dân gian dân tộc, một nền văn học mà truyền thuyết là thể loại đặc biệt phong phú nhưng còn ít được nghiên cứu
Vì những điều trên, người viết với đề tài về truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả mong muốn được góp sức mình vào việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc dân tộc Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi lễ hội cổ truyền Việt Nam đang ngày càng lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia thì một vấn đề đặt ra là: Cần tổ chức và tham gia lễ hội như thế nào cho đúng với ý nghĩa của loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống này? Ta cần phải có một cái nhìn học thuật để sao cho vừa có sự kế thừa, vừa phát triển mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về người anh hùng Vũ Thành giúp chúng ta thêm một lần nữa hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng của dân tộc, vừa là một hiện tượng văn học vừa là một hiện tượng văn hoá
Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn văn học nói chung trong đó có văn học dân gian, việc nghiên cứu về truyền thuyết Vũ Thành cùng với lễ hội đền Hả là cơ hội để người viết tích luỹ kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dạy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc
Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết chọn đề tài "Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả - Lục Ngạn-Bắc Giang"
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trang 92.1 Lược điểm lịch sử nghiên cứu truyền thuyết
Truyền thuyết ở nước ta đã có từ khá sớm (thế kỷ XIV, XV) tuy nhiên, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết truyền thuyết ra đời tương đối muộn, vào giữa thế kỷ XX
Năm 1961, trong bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của trường
ĐHSP HN tác giả Đỗ Bình Trị thừa nhận truyền thuyết là một thể loại và đưa
ra định nghĩa về truyền thuyết "Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu - là lịch sử hoang đường" [71]
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học từ 1960-1965 có đăng tải cuộc tranh luận sôi nổi về truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thuỷ Điều mà các tác
giả bàn đến ở đây là những vấn đề mà truyền thuyết này đã đặt ra và còn nhiều tranh cãi
Báo nhân dân số 549 ngày 29-4-1969 có đăng bài viết Nhân ngày giỗ
tổ Vua Hùng của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng Bài báo đã nêu ra vấn đề
mấu chốt của truyền thuyết là mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết
Năm 1971, công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình
tự sự dân gian Việt Nam Tập trung những bài nghiên cứu về truyền thuyết đã
xuất bản Các tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn trong đó đáng chú ý là
Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của tác giả Kiều Thu
Hoạch Ông đưa ra định nghĩa và phân loại truyền thuyết, đồng thời đưa ra những cái nhìn tổng quát và những kiến giải sâu sắc về bản chất thể loại Ông
nhận xét có thể nói lễ hội là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền thuyết anh hùng Việt nam chính nhờ những lễ hội mà truyền thuyết anh hùng có dịp được nhắc nhở và đi sâu vào ký ức của nhân dân [25, tr 220]
Năm 1973 trong bài Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết
và diễn xướng tín ngưỡng phong tục tác giả Nguyễn Khắc Xương nêu lên
Trang 10mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và lễ hội “thần thoại, truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp [83, tr98]
Năm 1974 trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, tác
giả Cao Huy Đỉnh có chương “ Dòng tự sự lịch sử với nền độc lập nước nhà và những gương công đức tài tử An Dương Vương đến đầu Lê" [20] viết về
truyền thuyết Mặc dù ông mới đi vào phân tích những tác phẩm cụ thể nhưng người đọc cũng tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu về lý luận; những gợi ý về diện mạo chung của thể loại này
Trong bài viết Truyền thuyết dân gian với tâm lý cộng đồng người
Việt đăng trên tạp chí văn học số 2/1982, tác giả Bùi Quang Thanh cho rằng:
"Cũng từ miếng đất hội làng, tác giả góp phần thiết thực thức tỉnh niềm đam mê mất nước, nỗi nhục nô lệ, ý thức về sự thống nhất như một lẽ sống còn, ý thức thà chết chứ không cam chịu sống quì cho người Việt Nam trên các chặng đường lịch sử" [61, tr68]
Đầu những năm 90, khi cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam
của Đại học Tổng hợp được viết lại, tác giả Lê Chí Quế đã dành một chương viết về truyền thuyết Trong đó, tác giả đã vẽ lên bộ mặt của thể loại truyền thuyết trên cái khung là định nghĩa, phân loại, phân tích dẫn chứng
Năm1991, trong bài Bàn thêm về thể loại truyền thuyết tác giả
Chiêng Xom An điểm một loạt các định nghĩa trong sự phân tích có phê phán, từ đó đưa ra một quan niệm mới về truyền thuyết, coi truyền thuyết là một tập hợp những truyện tích ngắn gọn để bổ sung , hỗ trợ cho thần thoại, cổ tích nào đó [2]
Trong bài viết Nghiên cứu truyền thuyết- những vấn đề đặt ra , tác
giả Trần Thị An đã đưa ra quan điểm lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và đưa ra một số vấn đề cơ bản của thể loại đang được đặt ra và cần giải quyết
Trang 11triệt để hơn như mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết, một vài vấn đề thi pháp truyền thuyết, thẩm định lại tư liệu truyền thuyết [Tạp chí văn học, 7/1997, 1, tr 34]
Năm 1996, tác giả Lê Văn Kỳ trong Mối quan hệ giữa truyền thuyết
người Việt và lễ hội các anh hùng đã nêu lên định nghĩa hội, lễ, mối quan hệ
giữa hội lễ như hội lễ về Hai Bà Trưng, Thánh Gióng trong mối quan hệ với truyền thuyết xung quanh những mặt này [48]
Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian của trường Đại học sư phạm
Hà Nội dùng cho Đại học từ xa, các tác giả cũng dành một chương viết về truyền thuyết Tác giả đã nêu lên một cách khá sâu sắc các vấn đề đặc trưng, nội dung-ý nghĩa và nghệ thuật của truyền thuyết Từ những kiến thức này, tác giả đưa ra phương pháp phân tích tác phẩm truyền thuyết, phân tích dựa trên những mô típ cấu thành tác phẩm và phân tích gắn với nghi lễ, hội lễ
Qua một số công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi rút ra một vài điểm nhận xét như sau:
- Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại riêng của văn học dân gian Trên cơ sở đó, đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề đặc trưng nội dung, đặc điểm thi pháp
- Có hai hướng nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu trên và bằng văn bản, thứ hai, nghiên cứu truyền thuyết gắn liền với diễn xướng của nó mà cụ thể là lễ hội Không thể phủ định những thành tựu của hướng nghiên cứu thứ nhất bởi những đóng góp quan trọng đã được giới nghiên cứu thừa nhận Nhưng rõ ràng hướng nghiên cứu thứ hai ngày càng chiếm ưu thế hơn vì ưu điểm của nó trong tiếp cận truyền thuyết, tiếp cận từ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian
Truyền thuyết lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng văn hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất phong phú Tuy nhiên, việc sưu
Trang 12tầm, biên soạn, giới thiệu nghiên cứu nó thì chưa được tiến hành trên phạm vi rộng Có thể điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu:
Năm 2005, trong cuốn "Văn nghệ Bắc Giang" tập I, tác giả Nguyễn
Đình Bưu đã chỉ ra một cách cụ thể, chân thực về số lượng các di tích gắn liền với tên tuổi nhân vật lịch sử được tái tạo qua truyền thuyết Đồng thời tác giả cũng đi vào trình bày một cách chi tiết nội dung, giá trị của một số truyền thuyết lịch sử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Có thể nói, bài viết của tác giả Nguyễn Đình Bưu hết sức có giá trị với việc lưu truyền, bảo tồn vốn truyền thuyết Bắc Giang
Ngoài ra, trong cuốn "Địa chí - Bắc Giang" (2005), các tác giả đã sưu
tầm được 10 truyền thuyết điển hình của quê hương như: Truyền thuyết Cao Sơn- Quý Minh, truyền thuyết Hùng Linh, truyền thuyết Thân Cảnh Phúc
2.2 Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Vũ Thành
Trong cuốn Hội Từ Hả do UBND huyện Lục Ngạn biên soạn và xuất
bản (1985) các tác giả đã trình bày ba nội dung chính: Thần tích Vũ Thành, đền Hả và một số di tích về Vũ Thành, Hội đền Hả Về nhân vật Vũ Thành, cuốn sách đã chỉ rõ “Ông sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Lục Ngạn” [64, tr13] là con trai của tả bộc xạ Vũ Tỉnh và Thái trưởng công chúa triều Lý Huệ Tông - Lý Thị Cảnh Bước vào tuổi 17, 18 đất nước ta bị quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất Vũ Thành xin vua Trần đi đầu quân dẹp giặc, trải qua 10 trận đánh, ông đã lập lên nhiều chiến công vang dội, nhất là những trận phía sau lưng địch Như vậy, theo cuốn sách, nhân vật lịch sử Vũ Thành sống vào thời Lý - Trần Cùng với thần tích Vũ Thành, cuốn sách đã trình bày khá chi tiết và kỹ lưỡng về di tích lịch sử đền Hả, nơi thờ Đức Thánh Vũ Thành và những đặc điểm về lễ hội Đền Hả
Trang 13Cuốn Lý lịch di tích đền Hả - Bảo tàng Hà Bắc-1990 tập trung đề cập
đến di tích đền Hả, nơi thờ đức thánh Vũ Thành trên các phương diện, tên gọi, đường đi đến và sự phân bố di tích, sự kiện lịch sử và người được thờ ở đền, loại hình di tích và các nhân vật, tài liệu trong di tích đền Hả Qua đó tác giả cuốn sách đề ra phương án bảo vệ và sử dụng di tích Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra một nhận định rất quan trọng: Vũ Thành người được thờ trong di tích thực chất là Thân Cảnh Phúc Phát hiện trên có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu về con người và cuộc đời cũng như ý nghĩa của di tích
Cuốn Di tích Bắc Giang - Nguyễn Xuân Cần- ĐH SPHN, 2001 giới
thiệu khái quát về di tích đền Hả từ địa lý, lịch sử, người được thờ theo tác giả, di tích được xây dựng từ thời Lý - Trần, ngôi đền thờ tướng công Vũ Thành cùng 6 nhân vật
+ Thành phụ: Thần thân tướng quốc vương thái truyền tả bộc xạ Vũ Tỉnh
+ Thánh mẫu: Quốc mẫu Thiên Thành, Thái Đường, Thái trưởng Lý Thị Cảnh
+ Thánh di: Thuỵ thiên công chúa, Bình Dương công chúa, Yên Hoa công chúa
+ Thánh phi: Giáp Thị Tuấn [11, tr34]
- Trong bài viết Bảo tồn di sản văn hoá lễ hội ở Bắc Giang của Tiến
sỹ Bùi Văn Thành (Trích trong cuốn văn hoá Bắc Giang, 2002), tác giả mới chỉ giới thiệu sơ lược về lễ hội đền Hả (Hồng Giang-Lục Ngạn - Bắc Giang) với những nghi thức trong phần lễ và phần hội Bài viết thiên về góc độ văn hoá của di tích nhiều hơn là xét về lịch sử Qua đó đóng góp tiếng nói vào việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc [62]
Trang 14- Ngoài ra trong Lễ hội Bắc Giang - Sở VHTT Bắc Giang, 2002 Các
tác giả đã trình bày khá chi tiết về lễ hội đền Hả, từ thời gian tổ chức đến các thành phần tham gia [73]
Trong cuốn Văn nghệ dân gian Bắc Giang - Hội VHNT Bắc Giang (2005) có bài viết Truyền thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Đình Bưu Tác giả giới
thiệu khái quát về mối liên hệ giữa nhân vật lịch sử Vũ Thành và lễ hội Đền Hả Theo tác giả, Vũ Thành là một vị tướng nhà Lý đã có công dẹp giặc Phương Bắc (giặc Tống) Ngoài ra, qua sự thất trận của Vũ Thành, tác giả đã
đề cập đến tinh thần dân tộc " truyền thống nêu cao tinh thần chiến đấu và chiến công của Vũ Thành bằng cách lý giải vì sao Vũ Thành thua trận và chỉ khi nào mới chịu chết Dường như các tác giả dân gian muốn lý giải mối quan hệ giữa việc nhà, việc nước " [9, tr20] Như vậy, trong bài viết, tác giả
Nguyễn Đình Bưu cũng đã tiếp cận vấn đề trên góc độ soi chiếu của văn học dân gian
Như vậy vấn đề nghiên cứu truyền thuyết Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc) và mối quan hệ giữa các truyền thuyết với lễ hội đền Hả là chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống Đề tài này sẽ phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó và mở rộng thêm tầm giá trị của truyền thuyết
3 MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích
Mục đích chính là thực hành khoa học, vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể, củng cố, nâng cao kiến thức và phương pháp nghiên cứu
Khảo tả lễ hội từ điểm nhìn truyền thuyết để làm sáng tỏ mối quan hệ truyền thuyết và lễ hội
Trang 15Luận văn đưa ra cái nhìn toàn diện về nhân vật từ góc độ văn học dân gian, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội này Qua đó, đưa ra một căn cứ bổ sung để cho chính quyền cũng như nhân dân trong vùng thấy được giá trị của di tích từ đó có biện pháp bảo tồn và phát triển những nét đẹp văn hoá của quê hương
3.2 Nhiệm vụ
Giới thiệu khái quát vùng đất Bắc Giang, truyền thuyết về Vũ Thành trên quê hương Bắc Giang Trên cơ sở đó khẳng định Bắc Giang là một vùng văn hoá lịch sử còn lưu giữ dấu ấn tên tuổi người anh hùng Vũ Thành
Thu thập tư liệu, tạo dựng một cách có hệ thống truyền thuyết Vũ Thành, khảo sát đặc điểm, nội dung và các mô tip cơ bản của hệ thống truyền thuyết đó
Mô tả chi tiết, cụ thể lễ hội đền Hả để chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội cũng như nét riêng của lễ hội này
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các truyền thuyết xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của nhân vật lịch sử Vũ Thành, do đặc điểm của truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược là thường gắn liền với các mùa và nghi lễ tế thần ở đình, đền, miếu Nên người viết đồng thời khảo tả lễ hội ở đền Hả (Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang) trong mối quan hệ với thần tích Vũ Thành Cụ thể là khảo sát một hệ thống tư liệu như sau:
+ Hội Từ Hả
+ Lý lịch di tích đền Hả + Lễ hội Bắc Giang
+ Những tài liệu ghi chép về văn hoá, văn học và lịch sử qua điền dã
Trang 164.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị tư tưởng thẩm mỹ của những truyền thuyết về Vũ Thành dưới góc độ khoa học văn học dân gian trên hai phương diện: Giá trị tư tưởng qua nội dung phản ánh và ý thức nghệ thuật qua các mô típ cơ bản Đồng thời, để làm được điều này, theo đặc trưng thể loại truyền thuyết luận văn khảo tả chi tiết lễ hội tưởng niệm Vũ Thành ở đền Hả xã Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp để triển khai các vấn đề như sau
Xem xét truyền thuyết Vũ Thành là một hệ thống các bản kể
+ Đặt các bản kể trong sự đối sánh với nhau và cả hệ thống văn hoá dân gian Lục Ngạn, giải quyết vấn đề theo một cái nhìn lịch sử (từ Vũ Thành đến Thân Cảnh Phúc)
5.4 Phương pháp so sánh loại hình
Trang 17+ Thông qua sự phân tích cấu trúc của các bản kể, chúng tôi so sánh từng đơn vị bản kể để tìm ra các mô tip khác nhau Từ đó chúng tôi sẽ tìm hiểu ý nghĩa từng mô típ
5.5 Phương pháp liên ngành
Do văn hoá dân gian nói chung truyền thuyết nói riêng có đặc trưng là tính nguyên hợp, tính chất sinh hoạt thực hành nên khi tiến hành đề tài này chúng tôi phải vận dụng các phương pháp thuộc các lĩnh vực lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để có thể lý giải một số vấn đề liên quan đến đề tài
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề chính của truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả một cách khá toàn diện trên phương diện một thể loại văn học dân gian
Đặc điểm nội dung và mô típ kết cấu của truyền thuyết Vũ Thành được kiến giải và đánh giá trên cơ sở những tiến bộ khoa học nghiên cứu văn học dân gian hiện nay
Lễ hội tưởng niệm thượng tướng công Vũ Thành ở đền Hả được khảo tả chi tiết, cụ thể: phần lễ, phần hội, qua đó thấy được mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
Trên cơ sở kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu về nhân vật lịch sử Vũ Thành và lễ hội đền Hả, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo lưu và phát triển vốn văn học dân gian của quê hương nói riêng và dân tộc nói chung
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Trang 18Chương 1: Văn hoá dân gian Lục Ngạn - cái nôi của truyền thuyết Vũ
Thành và lễ hội đền Hả
Chương 2: Truyền thuyết Vũ Thành ở Lục Ngạn - Bắc Giang Chương 3: Lễ hội đền Hả ở Lục Ngạn - Bắc Giang
Trang 19Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa vùng miền, Kết quả nghiên cứu của các nhà lịch sử và văn hoá học Việt Nam đã phân chia nước ta có khoảng từ 6 đến 9 vùng văn hoá, với những đặc trưng và sắc thái riêng, làm thành tính thống nhất, đa dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam Trong các vùng văn hoá lại phân chia thành các tiểu vùng Như vậy, việc phân vùng văn hoá không căn cứ và tuỳ thuộc vào đơn vị hành chính hiện tại, mà căn cứ vào quá trình hình thành các vùng không gian văn hoá do những đặc điểm địa lý và điều kiện lịch sử xã hội cụ thể của mỗi vùng đã hình thành nên các vùng văn hoá với những đặc trưng và sắc thái riêng được phản ánh ở các lĩnh vực văn
hoá vật thể và phi vật thể Hay nói như phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Nam; "Tự nhiên và con người hoà đồng, kết thành một thể thống nhất, dù là thống nhất tương đối, tạo thành các vùng văn hoá" [28, tr 59]
Cùng với Bắc Ninh, Bắc Giang thuộc vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ Đây là vùng văn hoá đặc sắc và độc đáo của Việt Nam Tiếp đến, hai vùng đất này, hợp thành một tiểu vùng văn hoá được gọi bằng các khái niệm văn hoá Kinh Bắc, văn hoá xứ Bắc
Trang 20Vị thế và đặc điểm lịch sử xã hội đặc biệt đó đã khiến xứ Bắc - Kinh Bắc trở thành một trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt cổ, sớm tạo nhân cách Việt Nam, với những sắc thái, đặc trưng riêng, phản ánh trong truyền thống của con người vùng Kinh Bắc.Ở đây tinh thần đoàn kết cộng đồng được hình thành sớm và bền chặt, sớm có lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, tính cần cù, năng động, truyền thống hiếu học và khoa bảng, lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật, tinh thần
nhân ái và tình nghĩa trong ứng xử "tứ hải giao tình"; "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”
Trong không gian văn hoá vùng Kinh Bắc, Bắc Giang có những đặc trưng riêng độc đáo, quyến rũ Tìm hiểu về truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả không thể bỏ qua sự so sánh, đối chiếu với những đặc điểm của văn hoá Bắc Giang Bởi một lẽ, truyền thuyết Vũ Thành vừa là sản phẩm của quá trình sáng tạo văn hoá vùng Kinh Bắc, vừa là sự kết tinh cho nét đẹp về đời sống tâm hồn của nhân dân Lục Ngạn nói riêng, nhân dân tỉnh Bắc Giang nói chung
1.2 Lục Ngạn - Bắc Giang - vùng văn hoá dân gian đặc sắc, cái nôi của truyền thuyết Vũ Thành
Là người con của mảnh đất Lục Ngạn - Bắc Giang, Vũ Thành đã hội tụ trong mình khí thiêng sông núi quê hương Sự toả sáng của ông trong lịch sử dân tộc cũng chính là sự thăng hoa của văn hoá vùng Bắc Giang Làm nên nét đặc trưng cho văn hoá nơi đây trước hết phải kể đến yếu tố tạo nên điều kiện tự nhiên
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Giang là vùng đất phía Đông Bắc của Kinh Bắc, tiếp giáp với xứ Lạng, vừa có đồng bằng, đồi gò và núi rừng xen lẫn, khe động hiểm trở Như
Trang 21học giả Phan Huy Chú từng đánh giá" Phong cảnh thì phủ Bắc Hà, phủ Lạng Giang đẹp hơn"[18, tr44]
Và khi Nguyễn Trãi ghi "Kinh Bắc là Trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và là đứng đầu phên dậu phía Bắc" [18, tr44] thì thực chất là đánh giá vai trò
phên dậu trước hết thuộc địa phận Bắc Giang hiện nay, nơi diễn ra các trận đánh của nhân dân ta trước các thế lực xâm lược phương Bắc và thổ phỉ thời cận hiện đại
Lục Ngạn là một huyện miền núi của Bắc Giang vì thế điều kiện tự nhiên ở đây mang những đặc điểm của địa lý cảnh quan Bắc Giang
Lục Ngạn là một huyện miền núi có diện tích tự nhiên là 1.011km2, dân số hơn 20 vạn người, với 8 thành phần dân tộc chủ yếu là: Kinh, Nùng, Tày, Cao Lan, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa và Dao sinh sống đan xen trong các làng bản, tạo nên sự giao thoa văn hóa đặc sắc mà ít nơi nào có được
Vùng đất Lục Ngạn xưa có con đường chiến lược từ đệ tứ chiến khu chạy qua xã Quý Sơn đến Đồng Giao, sang Mịn Con, Sây To, Hồ Sen đi qua Kiên Lao đến Đông Triều - Quảng Ninh nơi có dòng sông Lục chạy qua tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế văn hoá của cả vùng
Huyện Lục Ngạn cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử Đó là cửa Nội Bàng, ải Xa Lý với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Hả, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và Núi Am Vãi - nơi in dấu bàn chân Phật
Núi Am Vãi (còn gọi núi Am Ni, núi Quan Âm) thuộc địa phận các xã Nam Dương, Tân Mộc, Tân Lập, Nghĩa Hồ huyện Lục Ngạn, nằm ở bên trái bờ sông Lục Nam, thuộc sơn phận Yên Tử Trên núi có nhiều ngọn nối tiếp nhau, cao nhất là ngọn chùa Am Ni ở địa phận ba xã: Nam Dương, Tân Lập
Trang 22và Nghĩa Hồ Thế núi đồ sộ, hoành tráng Mạch từ dãy Yên Tử kéo về nổi cao giữa thung lũng sông Lục Nam Cảnh sắc hữu tình, có vị thế chiến lược lâu dài về quân sự
Trong các ngọn núi, tuỳ theo sơn phận mà có núi, có rừng nhiều tầng hoặc rừng hoang sơ, cây chịu cạn Tại sơn phận xã Nam Dương chủ yếu là rừng hoang cỏ cây chịu hạn Đất đá lẫn lộn, lô xô chen lẫn nhau Đá ở núi Am Ni đa số là đá cát kết khối lớn Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi, ở phía Bắc núi trên độ cao chừng 600-700m kề bên ngọn Am Vãi có núi Bàn thờ tiên Cạnh đó là khu núi mang tên Hang Tiền, Hang gạo và có nhiều truyền thuyết về những hang này Núi Am Ni là một núi lớn, cảnh sắc bốn mùa khác nhau rất đẹp, lại có ngôi chùa cổ trên đỉnh núi được liệt vào hàng danh sơn thắng tích
Ải Nội Bàng còn có tên là Bàng Quan, thành nhà Mạc Đây là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam Địa thế nơi này bằng phẳng, rộng rãi, có thể chứa được hàng vạn quân trong thung lũng Hai bên là dãy núi: Bảo Đài và Huyền Đinh-Yên Tử bao bọc sông Lục Nam chảy giữa thung lũng tạo nên một trục giao thông thuỷ bộ nối liền vùng đồng bằng với miền núi Chặn ngang thung lũng ở khu vực xã Phương Sơn, Đông Hưng là ngọn núi ải đồ sộ, tạo nên hai cửa ra vào thung lũng, một cửa giáp núi Bảo Đài Từ cửa ải đường núi phía tây kéo sang cửa ải đường núi phía đông có dãy thành luỹ đất chắn ngang Thành này được nhà Mạc bồi đắp cao to đồ sộ nên dân địa phương vẫn gọi đó là thành Nhà Mạc Dưới chân thành có con suối từ Bảo Đài chảy về Sông Lục Nam mang tên suối ải Khu vực ải giáp bờ sông, có làng Ải, làng Bòng của xã Phượng Sơn Làng Bòng lại có cánh đồng kề quan ải vì thế mà ải có tên là Nội Bàng hay Nội Bòng Đây là nơi người dân trong các làng xã thờ các vị phò mã như Giáp Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc và các công chúa nhà Lý Ở địa điểm này đã phát hiện
Trang 23ra gạch ngói có hoa văn dây cúc từ thời Lý - Trần Khi khai quật đã phát hiện dấu tích như Hoàng Thành Thăng Long Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng Tuyến xa Lý - Nội Hoàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng
Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Lý nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang đất Lộc Bình- Lạng Sơn Từ đây có thể xuống thung lũng sông Lục Nam để về Kinh Bắc xưa theo con đường Xa Lý- Kim Sơn-Biển Động- Chũ Ải này nằm trên eo của núi Ải, đoạn thắt lại rất hiểm trở nên thường gọi là đèo Ải Đèo có độ cao khoảng 500m Trong khe Ải có suối chảy vào sông Xa Lý Sông này chảy quanh co qua Cooc Nhi, Cooc Vặn, rồi nhập vào sông Lục Nam ở khu vực bản động Đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý Đứng ở đây có thể quan sát được đất Lộc Bình và cả vùng đất Lục Ngạn ở khu vực đỉnh đèo Ải có đắp luỹ đất Lũy cao chừng 4 m chân rộng tới hơn 20 m Luỹ ăn sát vào vách núi, ở giữa có lối ra vào do đèo cao, lối đứng, đường xá đi lại khó khăn, lại mắc luỹ chắn nên việc ra vào ải càng khó Con sông xa Lý được khởi nguồn từ các suối nhỏ trong dãy núi Thái Hoà, tạo ra nguồn chính bắt đầu từ Bản Đồn, núi Ải từ đó chảy qua làng Mòng, làng Xé, Cooc Nhi, Cooc Vặn rồi đổ vào đất Khuôn vi và rộng dần ra, sau chảy vào đất Động bản (Biển động) rồi đổ vào sông Lục Nam ở khu vực Cẩm Đàn, Phú Nhuận Lòng sông này có nhiều loại cuội đá kết màu sắc vân rất đẹp Dọc theo đôi bờ sông có nhiều dấu tích cư trú của người xưa Thế kỷ XIII, quân dân nhà Trần đã tổ chức chặn đánh đại quân Nguyên Mông ở phòng tuyến Xa Lý - Biển Động - Nội Bàng đến các triều đại phong kiến tiếp theo, ải Xa Lý vẫn được bồi đắp và phòng giữ
Khu di tích Khuôn Thần có tổng diện tích là 2000ha, trong đó rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn thần 140ha mặt nước Hồ
Trang 24Khuôn Thần được xây dựng từ 1960, với dung tích 1.000.000m3 để tưới nước cho một vùng rộng lớn thuộc xã Kiên Lao, Kiên Thành, Thanh Hải Trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ Nơi đây đã được trồng thông Trên đất Lục Ngạn, Khuôn Thần nổi lên như một hòn ngọc lấp lánh giữa vùng rừng núi mênh mông
Như vậy, có thể thấy Lục Ngạn là một huyện miền núi giữ vị trí trọng yếu trên đường từ kinh đô Thăng Long xưa (thủ đô Hà Nội ngày nay) lên biên giới phía Đông Bắc Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mảnh đất nơi đây đã sản sinh ra bao anh hùng dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược từ ngàn xưa
Nơi đây từng ghi dấu chiến công của những người anh hùng đã chiến đấu vì độc lập, tự do cho đất nước Đó là Cao Sơn - Quý Minh - những vị tướng tài giỏi thời các vua Hùng đến Thân Cảnh Phúc, Vi Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng Góp phần vào chiến công của các anh hùng là núi, rừng, sông hồ và con người nơi đây Các anh hùng đã dựa vào thế núi, thế sông cùng lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc và tinh thần đoàn kết dân tộc để đánh đuổi quân thù Quê hương Lục Ngạn tự hào về những người anh hùng của dân tộc Việt Nam, tự hào về mảnh đất thiêng gắn bó với chiến công của toàn dân tộc đã thêu dệt vô vàn những truyền thuyết dân gian bay bổng, diệu kỳ
Như vậy, có thể nói, điều kiện tự nhiên đã góp phần vào sự ra đời của hệ thống truyền thuyết dân gian ở vùng đất phía Đông Bắc tổ quốc
1.2.2 Điều kiện lịch sử
Vũ Thành là người anh hùng địa phương Trong quá trình lưu truyền tên tuổi ông đã mở rộng như anh hùng dân tộc Được sinh thành bảo lưu và phát triển chủ yếu là ở quê hương Lục Ngạn nhưng truyền thuyết và lễ hội Vũ
Trang 25Thành vẫn mang những nét chung từ đặc điểm truyền thuyết và lễ hội Bắc Giang, mở rộng ra là ảnh hưởng của văn hoá Kinh Bắc Vì vậy, khi nghiên cứu về điều kiện lịch sử tác động đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nhận thấy, trước hết cần khảo sát từ lịch sử quê hương Bắc Giang, thứ đến là lịch sử của mảnh đất Lục Ngạn, cái nôi của truyền thuyết Vũ Thành
Nằm ở vị trí phía Bắc của tổ quốc, Bắc Giang là một miền đất cổ , ngay từ buổi bình minh của lịch sử, đã có nhiều gắn bó với các miền đất khác trong cả nước
Các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng như di tích văn hoá Sơn Vi (đồ đá cũ) phát hiện được ở Bố Hạ, Chũ, An Châu, Khe Tám (có niên đại cách ngày nay khoảng 20 nghìn năm), các di chỉ văn hoá Phùng Nguyên (Sơ kỳ đồ đồng) phát hiện ở Xuân Lương Bố Hạ (Yên Thế), Tiên Sơn (Việt Yên) đã chứng minh sự có mặt của con người từ thời tiền sử sơ sử trên mảnh đất Bắc Giang
Cho đến nay, tiền sử Bắc Giang được biết sớm nhất là ở các địa điểm thuộc văn hoá Sơn Vi (Cách ngày nay khoảng 1-2 vạn năm) Con người xuất hiện thời kỳ này, chủ yếu sinh sống ở miền đồi gò thấp ven Sông Thương, sông Lục Nam thuộc Yên thế, Lục Nam, Lục Ngạn Công cụ của họ là những cành cây mũi nhọn dùng để săn bắn thú rừng và làm nơi cư trú Tuy nhiên, nó sẽ biết chế tạo công cụ cuội, biết chọn công cụ cuội là một sáng tạo, nó sẽ tiến tới và phát huy truyền thống sử dụng đá cuội vào các thời đại sau này
Thời tiền sử tiếp theo ở Bắc Giang là văn hoá Hạ Long Ở xã Trường Sơn (Mai Sưu - Lục Nam) đã tìm thấy chiếc rìu đá có vai lệch Rìu mầu vàng dài 7,4cm, eo vai rộng 4cm, lưỡi rộng 4,3 cm có hình vòng cung cân xứng Rìu được mài nhẵn toàn bộ, hai mặt lưỡi mài vát hơi lệch về một bên
Như vậy, từ thời sơ sử, Bắc Giang được nhận biết qua hàng loạt các di tích thuộc nền văn hoá Phùng Nguyên Đông Sơn được phát hiện ở Bố
Trang 26Hạ, Đông Lâm (Hiệp Hoà) và trống đồng Bắc Lý, chứng tỏ vùng đất Bắc Giang là địa bàn cư trú quan trọng của tộc người Việt thời Hùng Vương - An Dương Vương
Trong thời kỳ Văn Lang Âu Lạc, miền đất Bắc Giang phần lớn thuộc bộ Vũ Ninh Lúc bấy giờ cạnh các dòng sông Thương, sông Lục Nam và Sông Cầu là địa bàn cư trú của người Việt Cổ ở Bắc Giang Hoà nhập chung và là thành tố nền văn hoá Lạc Việt, người Việt cổ Bắc Giang đã có ý thức về quê hương, xóm làng Nằm trong vùng châu thổ Bắc Bộ, từ xa xưa ở Bắc Giang đã có những yếu tố của tự nhiên và đời sống xã hội một cách thường xuyên như vị trí địa lý, khí hậu, núi rừng, sông ngòi, bão lụt, chiến tranh khắc nghiệt Chính từ đó đã cố kết người Việt cổ Bắc Giang thành những cộng đồng làng bản vững chắc Có làng, có bản là có ý thức cộng đồng
Đến năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân xâm chiếm Âu Lạc Vì mất cảnh giác, An Dương Vương thua chạy Nước Âu lạc bị diệt vong, Bắc Giang khi đó cùng cả nước rơi vào ách thống trị của nhà Triệu Bắt đầu từ đây, nhân dân Bắc Giang cùng với nhân dân cả nước chịu sự đô hộ và đồng hoá của kẻ thù phương Bắc và trong suốt hơn 10 thế kỷ ấy nhân dân Bắc Giang cũng như mảnh đất thiêng này đã chứng kiến những lần đánh Tống, diệt Nguyên- Mông, đuổi Minh, Thanh Những con người từ Thạch Linh, Thánh Thiên đến Thân Cảnh Phúc - Vũ Thành, Lê Thị Ngọc Khanh, Giáp Hải, Hoàng Công Phụ cho đến những địa danh Tiên Lát, Ngọc Lâm, Tam Tàng, Xa Lý, Nội Bàng Nối dài truyền thống ấy, từ cuối thế kỷ XI, nhân dân Bắc Giang với hệ thống làng phòng thủ, làng chiến đấu sẵn sàng bước vào một thử thách mới Không phải kẻ thù phương Bắc mà là lũ ngoại xâm đến từ phương Tây, trước sau đã thể hiện là những người gắn bó “bướng bỉnh” Với lịch sử, thể chế của nước mình, không để ai xâm phạm đến nền độc lập ta
Trang 27Trong kháng chiến chống Pháp, mảnh đất và con người Bắc Giang đã can trường chiến đấu Vận mệnh dân tộc đã soi chiếu tấm lòng kiên trung của những người anh hùng Quê hương Bắc Giang đã có những người con mà tinh thần kháng pháp, tinh thần ái quốc của họ đã trở thành nỗi kinh hoàng cho kẻ thù Tiêu biểu trong đó là Đề Thám cùng với khởi nghĩa Yên Thế Cho dù cuộc khởi nghĩa thất bại Đề Thám đã hy sinh, nhưng sự nghiệp của ông còn mãi với non sông, và tên tuổi ông trở thành biểu tượng cho tinh thần kháng pháp của quê hương Bắc Giang
"Ba mươi năm khắp núi rừng
Danh ông Đề Thám vang lừng nước Nam"
Tiếp đó, trong suốt những năm dài trường kỳ kháng Pháp rồi kháng Mỹ, mảnh đất và con người Bắc Giang đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của dân tộc
Ngày nay nhân dân Bắc Giang vẫn một lòng theo Đảng, theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn Trong hoàn cảnh cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, vùng đất Bắc Giang lại tích cực vận động góp sức mình vào sự phát triển giàu mạnh của đất nước
Là một huyện miền núi ở phía Đông Bắc tỉnh, cùng với Sơn Động, Lục Ngạn cũng là mảnh đất được xem là xuất hiện nền văn hoá Sơn Vi ở tỉnh Bắc Giang Cụ thể là ở khu vực Chũ đã tìm thấy công cụ đá thuộc văn hoá Sơn Vi ở các địa điểm: Non Trúc, Minh Khai, Cầu Cát và Giếng Xẻ có độ cao trung bình 15-20m nằm kề nhau trong 1 dãy đồi kéo dài dọc theo 2 bờ sông Lục Nam
Qua đó để thấy rằng, ngày từ thời tiền sử, mảnh đất Lục Ngạn đã có sự xuất hiện sự sống con người và đây cũng là nơi lưu giữ trầm tích văn hoá Bắc Giang nói chung, văn hoá Lục Ngạn nói riêng làm cơ sở cho sự
Trang 28nảy sinh và phát triển kho tàng văn học dân gian sau này, trong đó có truyền thuyết về Vũ Thành
Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Lục Ngạn cũng kiên cường đấu tranh, sản xuất xứng đáng là một huyện anh hùng, làm giàu thêm cho trang sử vẻ vang-Bắc Giang Điều đó cũng giải thích vì sao, chống áp bức, chống ngoại xâm, đề cao cảnh giác đã trở thành truyền thống quý báu của nhân dân nơi đây Rất nhiều tên tuổi các vị anh hùng chiến sỹ yêu nước đã được lưu giữ trong những trang sử vàng của dân tộc và hơn thế nữa, trong tâm thức của người dân mọi thế hệ Cũng chính vì vậy mà người dân Lục Ngạn cho đến nay vẫn kể cho con cháu mình nghe những câu chuyện về người anh hùng chống giặc ngoại xâm và hàng năm nhân dân còn tổ chức nhiều lễ hội để tưởng niệm những anh hùng dân tộc, trong đó có lễ hội về Vũ Thành
1.2.3 Văn hoá tinh thần
Nằm trong vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Giang ngày nay là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Chỉ, Cao lan- Sán Chí, Sán Dìu, Dao Mỗi tộc người sinh tự trên miền đất này, qua các thời kỳ lịch sử, đã tạo nên một Bắc Giang có truyền thống văn hoá đa sắc tộc mang đặc trưng riêng Sự giàu có, đa dạng của văn hoá Bắc Giang được khẳng định bởi các dân tộc cùng chung sống, tạo dựng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong lao động sáng tạo xây dựng quê hương và trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và tiếp bước của nhiều luồng văn hoá khác nhau Ví dụ từ thời Lý văn hoá người Việt (văn hoá cung đình) đã có sự giao thoa với văn hoá miền núi (các dân tộc ít người) được lịch sử khẳng định bằng một thực tế, vương triều Lý gả công chúa cho các tộc trưởng vùng Sơn cước Lục Ngạn Rồi do nhiều nguyên cơ khác nhau mà các cư dân từ Thái Bình, Hà Nam, Phủ Lý, Hải Dương, Hưng Yên lên vùng đất
Trang 29Bắc Giang khai khẩn Ở vùng núi Bắc Giang điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, nên các dân tộc ít người từ nhiều vùng : Cao Bằng, Bắc cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã đến định cư sinh sống cách đây vài trăm năm
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước người Bắc Giang đã đúc kết và tạo cho quê hương mình những giá trị văn hoá vô cùng quý báu Đó là truyền thống yêu nước, anh dũng chiến đấu, bảo vệ quê hương, cần cù lao động sáng tạo, truyền thống hiếu học, khoa cử và truyền thống văn hoá
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề văn hoá tinh thần của nhân dân Bắc Giang có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu
*Tín ngưỡng - phong tục
Tín ngưỡng (Niềm tin vào những điều linh thiêng) và phong tục (thói quen tốt lành) chi phối rất lớn đến suy nghĩ và các hành vi ứng xử của con người Các phong tục tập quán thường là sự thể hiện sinh động của tín
ngưỡng trong dân gian "Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn hoá dân gian Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong văn hoá dân gian” [31, tr21]
Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Bắc Giang luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng, phong tục của vùng đất này Chính vì vậy, phân tích mối quan hệ giữa truyện kể dân gian với tín ngưỡng phong tục là việc cần phải làm trước khi tìm hiểu vấn đề ở phần sau
Thứ nhất, Bắc Giang là mảnh đất xuất hiện các hình thức tín ngưỡng rất sớm với một số nét cơ bản sau
Trang 30Do quan niệm" vạn vật hữu linh" nên ở Bắc Giang xưa kia đều cho rằng vạn vật cũng có linh hồn và đều thiêng và đều được thờ với các biểu tượng văn hoá như thần Thần là biểu tượng tập trung của một nhóm đối tượng linh thiêng, thần có mặt ở khắp nơi, thần được hệ thống thành: Thần sông, thần núi, thần đất, thần đá, thần mặt trời mỗi thần cai quản một vùng đất và phù hộ cho con người, cư dân một làng xã Trong các vị thần ấy thì thần sông, thần núi, thần đất là phổ biến hơn cả
Từ thế kỷ X tín ngưỡng thờ thần sông chính thức được sách “Việt điện U Linh” của Lý tế Xuyên thời Trần ghi chép đó là hai vị thần sông đã được nhân hoá làm Trương Hống, Trương Hát Hai vị thần này có thần hiệu là "Long quan phó sứ" tuần hành hai chi sông Vũ Giang, Lạng Giang Ngoài ra các con sông, con ngòi ở Bắc Giang về sau đều có thần quản lãnh: Sông Thương có thần hiệu là Nam Bình Giang sứ cai quản Còn sông Cầu thảo có quan Đô Thống Kiêm quản
Thần núi cũng khá phổ biến, thần núi còn gọi Sơn thần, các vị thần này ngự trị ở hầu hết các núi cao và một số làng xã, các thần núi có nhiều dạng khác nhau Nơi là thần, nơi là Cao Sơn Thần, nơi là Hùng Linh công thần Nhưng nguyên mẫu thì vị thần này có tên là thần núi theo quan niệm thì đây cũng là một vị thần trông nom vùng núi và phù hộ cư dân nơi mình cai quản Thổ thần là vị thần ở khắp mọi nơi trên đất Bắc Giang Từ gia đình đến bờ bãi, núi rừng, vị thần này đều có mặt Trong nhà thì thổ thần được tôn thờ Ở gia đình có nhà lập ban riêng, có nhà không lập, ngoài xóm thì lập am, đền, điếm để thờ Tín ngưỡng thờ thổ thần là tín ngưỡng khá cổ ở cư dân nông nghiệp Bắc Giang
Các vị thần sông, thần núi, thần đất và các thần khác ở Bắc Giang được phong thần sớm có lẽ chỉ có thần sông còn các thần khác phải đến thế kỷ XVI trở đi, khi chế độ phong kiến Việt nam khá toàn thịnh về thiết chế, khi
Trang 31nhà nước ấy thấy rõ vai trò của các thần trong đời sống xã hội nên đã lần lượt phong thần cho các vị thần ở làng xã
Việc phong thần đại trà từ thế kỷ XVI trở đi đã làm cho các vị thần thường lên một bậc cao hơn tức là bậc thành hoàng của làng xã Đây là vị thần bảo hộ cho đời sống tâm linh của làng xã trong mọi trường hợp
Cùng với sự phồn thịnh về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng thì từ thế kỷ XIII trở đi, tín ngưỡng thờ mẫu cũng phát triển Thờ Mẫu ở Bắc Giang có thể là một hiện tượng tín ngưỡng sớm và cổ Đó là việc thờ mẹ bên cạnh thờ cha Mẹ-Mẫu được nâng lên thành các biểu tượng văn hoá tâm linh như Mẫu thượng ngàn, Mẫu thoải, Mẫu cựu thiên, Mẫu Liễu Hạnh các Mẫu này được tôn vinh thờ ở đền chính cũng có một số Mẫu được thờ ở đình, cùng thành hoàng
Bắc Giang là vùng đất phên dậu của kinh thành Thăng Long qua nhiều thế kỷ Vùng đất này từ lịch sử có đặc điểm là nhiều rừng núi ở phía Bắc và Đông Bắc nhưng lại úng trũng ở phía Nam và Đông Nam Do đó nó đã từng là chiến địa của các cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lăng nhưng đồng thời cũng là vùng các cư dân trong và ngoài vùng khai hoang, phục hoá, lập công, lập làng để xây dựng cuộc sống Những người có công trong công cuộc này đều được dân lập đền thờ và nhà nước cho phép phụng thờ Các đối tượng được tôn thờ này có trường hợp được tôn vinh thành Thành hoàng, có trường hợp chỉ là vị thần đơn thuần Cùng với tín ngưỡng thờ thành hoàng, ở Bắc Giang còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và một số hình thức tín ngưỡng khác như: Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng liên quan đến đời sống kinh tế nông nghiệp
Thứ hai, có thể thấy rõ hiện tượng ghi đậm dấu ấn lịch sử và hiện tượng đấu tranh dung hoà các dòng phái tín ngưỡng ở Bắc Giang Trong số các vị thần được thờ ở Bắc Giang, những người được phong là thành hoàng
Trang 32thì rất ít Bên cạnh đó, hầu hết các đối tượng được thờ cúng mà không được xếp là thành hoàng Điển hình như trường hợp các công chúa nhà lý : Bình Dương, Thiên Thành, Thuỷ Thiên, như Trần Thủ Độ, Trần Thị Ngọc Dung, Trần Minh tông
Tuy nhiên, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Bắc Giang không chỉ được phản ảnh ở tín ngưỡng phong tục mà còn được bộc lộ đậm nét trong văn học dân gian
* Văn học dân gian:
Trước hết, cần khẳng định rằng, Bắc Giang là một vùng đất cổ Trong tiến trình phát triển của lịch sử và công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, nơi đây đã in dấu rất nhiều kỳ tích trong lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm và sáng tạo văn hoá của nhân dân các dân tộc Vốn là vùng đất tụ cư, nơi giao thoa giữa các vùng văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng như giai thoại, truyện cười, phương ngôn, ca dao, vè, chèo, tuồng, hát ả đào, trống quân, quan họ, hội làng, hội vùng của đồng bào Kinh Các loại hình văn nghệ của đồng bào các dân tộc thiểu số đó là Quan lang-Cò lẩu, then và truyện thơ Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của dân tộc Tày, Nùng, Páo Dung - Tò Dung của đồng bào Dao, múa xúc tép của người Cao Lan Tìm hiểu truyền thuyết Vũ Thành ở Bắc Giang không thể không đặt trong chỉnh thể văn học dân gian của vùng đất này
Trước hết là truyền thuyết lịch sử Do điều kiện địa lý, lịch sử, Bắc Giang xưa kia là một trong những vùng giao tranh chủ yếu các đời vua Hùng với các thế lực xâm lấn từ phương Bắc và cuối cùng với quân Thục dẫn đến kết thúc nước Văn Lang, lập ra nước Âu Lạc nên hệ thống truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm ở Bắc Giang rất phong phú Vào thời Hùng Vương, phải kể đến hai truyền thuyết lịch sử Thạch Tướng và Hùng
Trang 33Linh Hai truyền thuyết này bổ sung cho nhau phản ánh thời kỳ khai sáng lưu vực sông Cầu - sông Thương thuở xưa của tổ tiên cư dân Bắc Giang ngày nay Đó là hai truyền thuyết lịch sử hàng đầu ở Bắc Giang Truyền thuyết Thạch Tướng nói về đánh giặc Man đời Hùng Vương thứ XVI nhưng xét về nội dung phản ánh lại mang tính khái quát cao vào thời đại tối cổ Ông sinh ra một cách kỳ vĩ sau một đêm mưa to gió lớn sấm xét ầm ầm Phiến đá ở ao bỗng vỡ làm ba mảnh, một bé trai xuất hiện với phong tư khác thường được cha mẹ nuôi vốn ăn ở tích đức lại muộn con chăm sóc dưỡng dục đến năm 7 tuổi cao lớn hơn người và đặt tên là Thạch Tướng Lúc đó có giặc xâm lấn bờ cõi nguy cấp Sứ giả nhà vua đi rao cần người dẹp giặc Thạch Tướng báo sứ giả về tâu vua cấp cho một con voi đá và cơ lệnh để đi đánh giặc, nhất định lũ giặc sẽ thua Quả nhiên đứa trẻ vụt lớn lên cao 10 trượng mắt đỏ như mặt trời mọc, cưỡi voi, cầm cờ lệnh chỉ đánh một trận mà giặc đã tan tành Dẹp giặc xong, Thạch Tướng quy trở về quê, phóng voi lên núi Lát, trút bỏ lại mũ áo vua ban, bay lên trời giữa mây khói mù mịt, bách thú kêu gào, cỏ cây lay động Có thể thấy rõ đây là truyền thuyết lịch sử nhưng lại mang tính khái quát vào thời đại tối cổ Một đưa trẻ sinh ra từ đá, cưỡi voi đá ra trận Tất cả từ đá mà ra và làm nên lịch sử
Truyền thuyết Hùng Linh kể rằng, Hùng Linh sinh ra, diệt thú dữ, phá giặc Ân cũng bắt đầu từ bờ bắc Sông Cầu cùng phòng tuyến, chiến tuyến như Thạch Tướng Ông sinh ra là do bố mẹ già ăn ở nhân đức, cảm kích đến lực lượng siêu nhiên Ông lớp lên trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, võ nghệ hơn người, sức vóc kỳ dị như cao 9 thước, mắt phượng, vai như đá núi, cổ rồng, râu hổ, Vua Hùng Vương thứ 6 mời chàng vào triều thử tài và phong chức tước tướng công cho về chủ trị vùng quê Hùng Linh đã có công diệt thú dữ, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân, ông còn có công dẹp giặc Ân giữ yên bờ cõi đất nước
Trang 34Sau đời Hùng - Thục, nhân dân Bắc Giang còn lưu truyền truyền thuyết lịch sử âm phù, giúp người đương sống, nhất là phù trợ vua quan cầm quân đi đánh giặc Trong tổng số những truyền thuyết thuộc loại này, phải kể đến truyền thuyết Hai Bà Trưng, được công chúa Nguyệt Hoa giúp đỡ đánh giặc Qua hệ thống truyền thuyết đó, nhân dân muốn thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta như một mạch nguồn xuyên suốt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên sức mạnh bất diệt của dân tộc Việt Nam
Đến thời kỳ sau này như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nhân dân Bắc Giang còn lưu truyền hệ thống truyền thuyết lịch sử như truyền thuyết Hùng Vương, Trương Hát, truyền thuyết Vũ Thành, Dương Tự Minh, Vi Hùng Thắng, Hoàng Hoa Thám
Có thể nói rằng Bắc Giang cũng như mọi miền quê khác ở phía bắc nước ta đều có chung một đặc điểm về lịch sử Đó là sự nghiệp chống ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ nền văn hoá, văn hiến dân tộc Phản ánh chặng đường lịch sử ấy không gì hấp dẫn, sinh động, sâu sắc hơn truyền thuyết lịch sử Truyền thuyết lịch sử Bắc Giang xét trên góc độ văn hoá dân gian là nền tảng văn hoá dân tộc; văn hoá dân gian là khởi nguồn của văn học viết và thực sự truyền thuyết Bắc Giang là kho tư liệu phong phú và có giá trị
Ở đây, chúng tôi cần nói thêm rằng, trong kho tàng truyện cổ dân gian Bắc Giang, nhiều truyền thuyết lịch sử được xếp vào thể loại thần thoại như:
truyện Cao Sơn - Quý Minh truyện Thánh Tam Giang; truyện Hùng Linh
Sơn Thánh “Trong tâm thức nhân dân, các nhân vật được nói đến trên đây
đều được xếp vào hàng các vị thần có phép thần thông biến hoá trừ hoạ cho dân lành” [76, 347]
Cùng với thần thoại và truyền thuyết, trong kho tàng văn hoá dân gian Bắc Giang còn lưu giữ truyện cười Truyện cười ở Bắc Giang rất đa dạng và
Trang 35phong phú, phản ánh mọi mặt sinh hoạt xã hội của người dân Bắc Giang, góp phần làm cho cuộc sống con người vui tương lành mạnh và tham gia đấu tranh xã hội
Tục ngữ cùng là một thể loại rất được chú ý với số lượng phong phú, nội dung và đối tượng của tục ngữ Bắc Giang không có ranh giới vì thế thể loại này còn được gọi là "Phương ngôn" vì phạm vị phản ánh chỉ gắn với một làng quê, một vùng quê xứ Bắc Điển hình như:
" Trai cầu vồng Yên thế, gái Nội Duệ- Cầu Lim" " Gái Xuân Mai, Trai Yên Thế"
"Trai Thổ Hà, Gái Xà, Ngọt "
Ngoài ra ca dao cũng là thể loại văn học dân gian Bắc Giang có giá trị đặc sắc về đê tài, chủ đề, nội dung và phương thức biểu hiện Kho tàng ca dao được xem như tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn của người dân Bắc Giang từ xưa đến nay ở đó ta cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng qua việc phản ánh nét độc đáo về văn hoá của mỗi vùng quê
- Lạng Thương, phủ Lạng quê nhà Ngoài thì thành thị, trong là dân quê
-Nhã Nam có gốc bồ đề
Có nghiệp đánh dậm, có nghề đốt than -Mồng bốn phiên chợ Na Sành Mồng năm chợ tỉnh dành dành mình ơi
Mồng 6 chợ Kép tới nơi Mồng 7 mới thực là nơi chợ nhà
Mồng 8 chợ Phỏng đường xa Cơm nắm, cơm gói cả nhà cùng đi
Trang 36Cùng với truyền thuyết, ca dao Bắc Giang còn là nơi nhân dân muốn gửi gắm tấm lòng tôn kính đối với những anh hùng quê hương
" Trên trời có ông sao dài Ở trên tỉnh Bắc có Cai Tổng vàng
Ngẫm trong nữ sử nước nhà Mấy ai sánh được vợ ba Cai Vàng"
Câu đố, vè cũng là những thể loại đáng chú ý trong kho tàng văn học dân gian Bắc Giang
Nhìn chung văn học dân gian Bắc Giang tương đối đầy đủ về thể loại, nội dung phản ánh chủ yếu soi chiếu nét đẹp quê hương và tâm hồn người dân nơi đây Đặc biệt, truyền thuyết lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm phát triển rất phong phú, đa dạng trên mảnh đất này
* Lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một hiện tượng xã hội - lịch sử thuộc hình thái ý thức xã hội Nó là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định và chịu sự chi phối của quy luật kinh tế xã hội Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá có từ lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và nó đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ
Bắc Giang là một tỉnh có nhiều lễ hội Có người đã coi nơi đây là xứ sở của hội hè ở Bắc Giang hiếm có làng quê nào mà trong cả một năm trở lại không có một lễ hội diễn ra theo thống kê của chúng tôi hàng năm theo lịch trình ở Bắc Giang có tới 93 lễ hội
Do những điều kiện địa lý- lịch sử nên lễ hội ở Bắc Giang thường gắn với tín ngưỡng thờ thần núi, thần sông, thờ thành hoàng làng trong số những bậc thành hoàng được thờ phụng, phần lớn đều là các anh hùng lịch sử, anh hùng văn hoá Vì thế, xét nội dung, những lễ hội được tổ chức để tưởng niệm
Trang 37các anh hùng hào kiệt ấy trở thành một nét nổi trội trong đời sống lễ hội cổ truyền Bắc Giang Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số lễ hội tiêu biểu
1 Ngày 7, mồng 8, mồng 9 tháng giêng âm lịch lễ hội Từ Hả (Xã Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang)
+ Thờ đương Cảnh Thành Hoàng Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc) và thân tộc họ Lý ở Châu Long xưa
+ Đặc điểm: Ngoài nghi lễ tế Vũ Thành còn có diễn tích trận mạc tượng trưng cho chiến thắng do Vũ Thành chỉ huy Sau lễ tế là cai trò hội: Múa Sư Tử, Hát song dao, Sli, lượn của các dân tốc ít người
2 Ngày 16-3 dương lịch hội Yên Thế (huyện Yên Thế-Bắc Giang)
+ Thờ người anh hùng Đề Thám và những nghĩa sĩ của ông
+ Đặc điểm: Là lễ hội mang tính chất kỷ niệm lịch sử được tổ chức với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn Trong phần lễ, sau màn dâng hương tưởng niệm, người dự lễ hội được chứng kiến lễ diễu hành thể hiện khí phách bất khuất, quật cường và lòng quả cảm của dân tộc
+ Trò chơi: Võ cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, cờ người
3 Ngày 6,7,8 tháng giêng âm lịch lễ hội Xương Giang
+ Nội dung: Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Xương Giang (1427) + Không gian lễ hội:
- Đây là lễ hội vùng, diễn ra trên một vùng không gian rộng lớn bao gồm: Thị xã Bắc Giang, một phần phía nam giáp huyện Lạng Giang và các vùng phụ lân cận
+ Trò chơi: Vật, đánh đu, chọi gà, cờ người
4 Ngày 18, 19, 20 tháng 2 âm lịch: Hội đền Khánh Vân (thôn Hà Thị cũ- thị trấn Chũ - Lục Ngạn)
Trang 38+ Thờ: Tướng Quân Vi Hùng Thắng- vị tướng nhà Trần có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, chặng đường tiến quân của quân Nguyên trên đất Lục Ngạn để quan quân nhà Trần do Trần Hưng Đạo chỉ huy lên thuyền rút lui về kiếp bạc an toàn
+ Đặc điểm: Sau phần lễ, nhân dân có tổ chức rước kiệu dương thần và âm thần, diễn tích trên sông Lục Nam
+ Trò chơi: chọi gà, Tam cúc, cờ tướng
5 Ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch lễ hội Yên Sơn (xã Hoà Sơn - Hiệp Hoà)
+Thờ: Đức Thánh Hùng Linh người có công giúp vua Hùng dẹp giặc Ân + Đặc điểm: Trong nghi thức tế lễ không thể thiếu màn rước ngựa thần, lễ "cuốn cờ đập đất", lễ xếp chữ (thường là xếp chữ "Nhân", "Tâm", "Đức" bằng chữ Hán)
+ Trò chơi đánh đu, bịt mắt bắt dê (con dê thật), nhảy phỗng, đánh cờ người, diễn tuồng, hát chèo
Trên đây chúng tôi đã điểm lại năm lễ hội có thể coi là tiêu biểu nhất ở Bắc Giang Gắn liền với lễ hội này là hệ thống truyền thuyết hết sức phong phú về cuộc đời của những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những anh hùng lao động Những con người ấy đã làm rạng rỡ những trang sử hào hùng của vùng đất này Khi sống, họ là những người có công với nhân dân, giúp đỡ và bảo vệ nhân dân Khi mất đi họ hoà vào sông núi, trở thành các thánh thần, các vị thành Hoàng bảo vệ nhân dân Vì vậy , tục thờ cúng những anh hùng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam nói chung nhân dân Bắc Giang nói riêng
2 VẤN ĐỀ TRUYỀN THUYẾT VŨ THÀNH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HẢ TRONG VÙNG VĂN HOÁ BẮC GIANG
Trang 392.1 Vũ Thành - con người và truyền thuyết
Như luận văn đã khẳng định ở phần đầu, Vũ Thành là một nhân vật truyền thuyết tên tuổi và công đức của người anh hùng dân tộc cũng là từ những lời kể của dân gian đan cài cùng những chi tiết lịch sử Soi chiếu vào sử sách, ta tiếp nhận được lòng ngưỡng vọng, sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Vũ Thành, Vũ Thành là một người con anh hùng của quê hương Lục Ngạn nói riêng và mảnh đất Bắc Giang nói chung Song cũng như bao nhân vật lịch sử khác, ông không được chính sử ghi chép một cách chính xác và đầy đủ Vì thế, để tìm hiểu về cuộc đời và con người Vũ Thành người viết đã tiến hành đối chiếu, so sánh từ các tư liệu lịch sử đến truyền thuyết dân gian nhằm đưa ra những nhận định chính xác và toàn diện
Trước hết, chúng tôi xin được nhấn mạnh về cội nguồn gia tộc và tên tuổi của Vũ Thành Căn cứ vào bản thần tích ở Thôn Bình Ải - xã Phượng Sơn - Lục Ngạn và một số sắc phong còn lưu lại ở đền Hả nơi Vũ Thành được tôn thờ thì Vũ Thành xuất thân trong gia đình có cha là quan tả bộc xạ vương triều Lý - Vũ Tỉnh, còn mẹ là Thái trưởng công chúa của vua Lý, Huệ Tông- Lý Thị Cảnh Quê Vũ Thành ở thôn An Khánh, xã Tòng Lệnh, huyện Na Ngạn(nay là Lục Ngạn), khi mới sinh ra đã có những dấu hiệu của một anh hùng xuất chúng Mặt mũi đường đường ngọc tướng sáng rực kèm dung, khôi ngô tuấn tú Lớn lên, thông minh khác thường, đã thi đỗ thám hoa dưới triều Trần
Công lao của Vũ Thành đối với quê hương và dân tộc được truyền thuyết ghi lại là ông đã từng cầm quân ra trận dẹp giặc Nguyên - Mông vào tháng 2 năm Giáp Thân (1284) Ông đã với đạo quân của mình chiến đấu 9 trận toàn thắng trước kẻ thù và đến trận thứ 10 thì hy sinh, ông đã thác hoá tại đền Hả - xã Hồng Giang - Lục Ngạn - Bắc Giang Khi nghe tin Vũ Thành bị bại, vua Trần lấy làm thương tiếc cho dân xã lập đền miếu để thờ Từ đó, ngôi đền Hả được dựng lên và gắn liền với tên tuổi người anh hùng Vũ Thành Tuy
Trang 40nhiên cho đến nay các nhà sử học đã dày công tra cứu nhưng trong các sách Đăng Khoa lục không có tên tuổi Vũ Thành Vậy Vũ Thành thực chất là ai?
Đến năm 1994, khi bảo tàng tỉnh Bắc Giang cho tiến hành nghiên cứu xác lập hồ sơ cho di tích đền Hả thì tên tuổi Vũ Thành được xác lập theo một hệ gia phả mới Theo cuốn sách "Lý lịch di tích đền Hả" thì Vũ Thành chính là Thân Cảnh Phúc- phò mã Nhà Lý Hệ quả kéo theo tên gọi Thân Cảnh Phúc, cuộc đời và tên tuổi Vũ Thành cũng có nhiều thay đổi về cuội nguồn gia tộc Họ Thân ở Thời Lý là họ lớn của đất Lạng Châu Địa bàn cư trú chính của họ Thân ở Lạng Châu là Đông Giáp Theo sử sách họ Thân ở thời Lý từng được coi là "Chủ thể của đất Lạng Châu cũng như của Động Giáp [6, tr31] Mặt khác, cũng theo những ghi chép của sử sách, từ khi nhà Lý được thành lập thì họ Thân đã xuất hiện và có vai trò quan trọng đối với vương triều Lý Vai trò này được thể hiện qua quan hệ hôn nhân giữa nhà Lý với dòng họ Thân ở Châu Lạng, Lý Công Uẩn (vị vua đầu tiên triều Lý, tuy mới lên ngôi nhưng với chức năng triều Lê (cũ) với sự hiểu biết tầm quan trọng của việc gìn giữ biên cương để cho đất nước được bình yên nên đã đem con gái của mình gả cho vị tù trưởng Đông Giáp là Giáp Thừa Quý và sau đó cũng cho đổi họ Giáp của Thừa Quý sang họ Thân Từ đấy, họ Giáp (Thân) nối nhau làm phò mã nhà Lý, qua đó mà các tù trưởng tăng thêm trách nhiệm gìn giữ biên cường cho triều Lý
Giáp Thừa Quý có con là Thiệu Thái Năm 1029 Triệu Thái lấy công chúa Bình Dương và tiếp tục cha làm phò mã cho triều Lý Theo sách "Việt sử lược" thì "Con trai công chúa Bình Dương là Thân Đạo Nguyên lấy công chúa Thiên Thành Thân Đạo Nguyên còn được gọi là Thân Cảnh Phúc”
Qua những tư liệu trên đây, ta nhận thấy, Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc) xuất thân trong gia đình có ba đời làm phò mã nhà Lý, từ ông nội đến cha và bản thân ông Mặt khác, phải nhấn mạnh rằng, trong sự nghiệp đấu tranh bảo