1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020

90 718 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanhnghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn.

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triểncủa mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố vănhoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệpđó khó có thể đứng vững và tồn tại được Việt Nam đã chính thức trở thànhthành viên của WTO, do vậy mọi hoạt động của nền kinh tế theo “sân chơi”chung của thế giới với những luật lệ mới, cho nên các doanh nghiệp cũng phảiđủ mạnh để tự tin và hoà nhập.

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới.Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có nhữnglựa chọn đúng đắn và sáng suốt Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa vănhóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút tinh hoa củanhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp nhưng phù hợp với tình hình và bảnsắc văn hóa Việt Nam.

Quá trình toàn cầu hóa đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiềucơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với không ít thách thức Nền thị trường đầy biếnđộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triểntrong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải biết phát huy mọi nguồn lực củamình Cùng với vốn, cở sở vật chất, khoa học kỹ thuật… thì vấn đề xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay của mọi

Trang 2

doanh nghiệp bởi vì khi xây dựng doanh nghiệp, nhiều người chỉ chú trọng đếnvấn đề cơ cấu, tổ chức, nhân sự và thị trường Có người lại chỉ coi trọng yếu tốgiao tiếp làm mục tiêu để xây dựng văn hoá Nhưng đó mới chỉ là một phần đểđánh giá về sự hoạt động của doanh nghiệp và là một phần để cấu thành văn hoádoanh nghiệp Những ai nhận thức sâu sắc về giá trị của một doanh nghiệp tồntại thì phải đánh giá về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanhnghiệp đó Vì vậy cần coi văn hoá doanh nghiệp như là tôn chỉ mục đích củadoanh nghiệp, vì nó sẽ đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp, là tâm niệm vềmục đích sống của doanh nghiệp đó.

Vì những lý do đó tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển văn hoá doanhnghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp cao học.

2.Mụctêunghiêncứu:: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp trên địa bàn

Tp.Đà Lạt nhằm tìm hiểu và phân tích đánh giá thực trạng văn hóa doanhnghiệp của các doanh nghiệp Đồng thời đề xuất một số giải pháp về phát triểnvăn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 nhằmgóp phần hoàn thiện định hướng phát triển các doanh nghiệp một cách chủđộng, toàn diện và bền vững.

4.Phươngphápnghiêncứu:: Việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề trong

đề tài chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng mộtcách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

- Phương pháp chuyên gia: Khảo sát hiện trạng - thu thập và xử lý các thôngtin, mô tả các số liệu…

Trang 3

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về văn hoá trong doanh nghiệp tại thành phố Đà

Lạt thời gian từ năm 2006 – 2009.

Chương 3: Giải pháp phát triển Văn hoá doanh nghiệp trong các doanh

nghiệp tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

Trang 4

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về văn hóa, văn hoá kinh doanh:

1.1.1 Văn hoá

Văn hoá là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinhvà bản chất của con người để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trêncác chuẩn mực: chân, thiện, mỹ nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của cá nhânvà cộng đồng xã hội Văn hóa cũng là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị,những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ hai, cái nôi nuôi dưỡng sự hìnhthành nhân cách con người.

Theo nhà nhân chủng học E.B Tylor nêu: “văn hoá là một tổng thể phứctạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục vàtoàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thànhviên của một xã hội”; ông Frederico Mayor, tổng giám đốc UNESCO đã địnhnghĩa: “văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộckhác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục,tập quán, lối sống và lao động”.

Để tạo điều kiện cho định hướng tiếp cận văn hóa, năm 1977 UNESCO đãcho xuất bản tác phẩm Hiểu biết để hành động, trong đó có đoạn viết: “Văn hóalà yếu tố cơ bản cho sức sống một dân tộc, từ những hoạt động sáng tạo củanhân dân đến sức sống tổng hợp của một xã hội, những phương thức sản xuất vàsở hữu, những của cải vật chất, những hình thái tổ chức…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt

Trang 5

hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạovà phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thứcsinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứngnhững nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh: toàn tập, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t3, trang 431) Chủ tịch Hồ Chí Minhđã miêu tả văn hóa bằng những thành tố của nó Người đã nhìn văn hóa làphương thức để con người tồn tại và phát triển Văn hóa có mặt trong tất cả cáchoạt động của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất hay sản xuất giátrị tinh thần, trong quan hệ giao tiếp, ứng xử trong xã hội hay thái độ ứng xử vớithiên nhiên.

Các nhà xã hội học chia văn hoá thành hai dạng: văn hoá cá nhân và vănhoá cộng đồng Văn hoá cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích luỹvào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấytrong đời sống thực tiễn Văn hoá cộng đồng là văn hoá của một nhóm xã hội, nókhông phải là số cộng giản đơn của văn hoá cá nhân - thành viên của cộng đồngxã hội ấy Trong hoạt động doanh nghiệp thì “văn hoá doanh nhân” là thuộcdạng văn hoá cá nhân, còn “văn hóa doanh nghiệp” là thuộc dạng văn hoá cộngđồng.

Thực chất văn hoá là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hộinhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giátrị vật chất và tinh thần Con người luôn vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹđó là văn hoá, văn hoá có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhâncũng như toàn bộ cộng đồng Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lựctập hợp từ vốn văn hoá truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc đó.

Văn hoá được phân thành văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần hay nóiđúng hơn theo cách phân loại này có văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.

Văn hoá và kinh doanh lại có mối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết vớinhau: văn hoá và kinh doanh đều có mục tiêu chung là phục vụ con người, vănhoá là nguồn lực lớn cho kinh doanh, tuy nhiên mục tiêu ngắn hạn của văn hoávà kinh doanh lại có thể trái ngược nhau, nếu kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuậntrước mắt thì sẽ gây tác hại cho văn hoá, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc, khi

Trang 6

nền văn hoá mang những yếu tố không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triểncủa kinh doanh.

Bởi vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng Cộngsản Việt Nam đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

1.1.2 Văn hoá kinh doanh:

Trong hội nhập kinh tế thế giới đã nhấn mạnh đến yếu tố Văn hóa trongkinh doanh, thuật ngữ VHKD mới chỉ xuất hiện thập kỷ 90 của thế kỷ trước.VHKD là các giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sảnphẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm,trong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thịhiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toànbộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó… nhằm tạo ra những chất lượng -hiệu quả kinh doanh nhất định Nếu căn cứ vào tính cố hữu, mức độ thay đổiđược của hệ thống các giá trị văn hoá trong kinh doanh thì có thể nói, VHKDcủa một quốc gia được cấu thành bởi ba yếu tố là: văn hoá doanh nhân (trình độ,năng lực, đạo đức nghề nghiệp, phẩm hạnh làm người… của những người thamgia sản xuất kinh doanh), văn hoá thương trường (tính chất của sự cạnh tranh, cơcấu tổ chức, hệ thống pháp chế… liên quan đến môi trường kinh doanh của mộtquốc gia) và văn hoá doanh nghiệp - bộ phận có vai trò, vị trí mang tính quyếtđịnh, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng VHKD.

Như vậy, ngoài những đặc trưng của văn hoá (tính tập quán, tính cộngđồng cao, tính dân tộc, tính lịch sử, tính tiến hoá, tính chủ quan, tính khách quan(được hình thành từ quá trình lịch sử tất yếu), tính kế thừa, và tính có thể học hỏiđược) Nói chung, VHKD còn mang một số đặc trưng khác: VHKD xuất hiệncùng với sự xuất hiện của hàng hoá và thị trường, VHKD luôn phù hợp với trìnhđộ kinh doanh của Quốc gia.

Tiến sĩ Võ Quang Trọng - Viện nghiên cứu văn hóa: Nói đến văn hóadoanh nhân là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái lợi Mục đích kiếm tiềnphải hướng tới các giá trị văn hóa Hay nói cách khác thì ngoài lợi ích kinh tế

Trang 7

còn có sự giao tiếp ứng xử giữa con người với con người Khi nói văn hóa doanhnhân cũng có nghĩa là người kinh doanh có văn hóa Và bản chất của văn hóatrong kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức Kinh doanh phải trung thực, khôngchạy theo lợi ích cá nhân để dối trá, lừa đảo, kinh doanh phải có trách nhiệm vớixă hội.

1.2 Văn hoá doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các quy tắc ứng xử, cách nghĩ,chuẩn mực, đường lối kinh doanh có tác dụng đặt dấu ấn tới hành vi, thái độ,niềm tin và quan hệ của các thành viên, cao hơn nữa là hình ảnh của một doanhnghiệp trên thương trường.

Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm mới xuất hiện gần đây trong hệthống các thuật ngữ kinh tế, xã hội và quản lý Đồng thời với sự xuất hiện này làrất nhiều quan điểm về định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này.

Doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật chất và làm dịch vụ Mọihoạt động sản xuất đều gắn liền với một dây chuyền công nghệ nhất định Đểvận hành được các khâu của dây chuyền này, trong DN phải có hệ thống tổ chức,quản lý thật chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối Điều này có nghĩa là trong cáchoạt động của DN, mọi người đều phải tuân theo những giá trị – chuẩn mực cụthể nào đó và thực hiện theo những “khuôn mẫu văn hoá” nhất định Như vậy,mỗi DN hoặc tổ chức kinh doanh là một không gian văn hoá VHDN là toàn bộgiá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển củamột DN, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâuvào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọithành viên của DN trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Toàn bộnhững giá trị tinh thần mà DN tạo ra trong quá trình SXKD tác động tới tìnhcảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững củaDN VHDN gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển chođến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú, đa dạng.Song văn hoá doanh nghiệp cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất

Trang 8

hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinhdoanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong DN, mà cả trong hàng hoá và dịchvụ của DN, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng VHDN là cơ sởcủa toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong SXKD của DN, chi phối kếtquả SXKD của DN.

Khái niệm văn hóa lại được đề cập nhiều trong thực tế đời sống chúng tahiện nay Bởi vì khi nói đến văn hóa là nói đến ý thức, cái gốc tạo nên tính ngườicũng những gì thuộc về bản chất làm cho con người trở nên năng động, sáng tạotrong cuộc sống trong sản xuất kinh doanh Văn hóa còn là nội lực để con ngườiđiều chỉnh cải tạo cuộc sống Văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triểncủa mỗi cá nhân cũng như một tổ chức, một xã hội Nhà xã hội học người MỹE.H Schein đưa ra định nghĩa: “VHDN là tổng thể những thủ pháp và quy tắcgiải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên,những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong hiện tại.Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhânviên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp Cácthành viên của tổ chức DN không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắcvà thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu VHDN là một hệ thốngnhững ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy đượcmọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đếncách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chungmà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đềnội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh Điều đó có nghĩa là trongDN tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung tronghoạt động kinh doanh Chức năng chủ yếu của VHDN là tạo nên sự thống nhấtcủa mọi thành viên trong DN Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp còn đảm bảo sựhài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiệnvai trò của mình theo đúng định hướng chung của DN Nhìn chung, VHDN độngviên nghị lực và ý chí của các thành viên trong DN và hướng tinh thần đó vàoviệc phấn đấu cho mục đích của DN.

Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng của nó Hầu

Trang 9

hết các tổ chức đều không tự ý thức là phải cố gắng để tạo ra một nền văn hóanhất định của mình Văn hóa của một tổ chức thường được tạo ra dựa trênnhững tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sánglập ra tổ chức đó.

Như vậy, nội dung của văn hoá doanh nghiệp không phải là một cái gì đótự nghĩ ra một cách ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt độngkinh doanh thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, nhưmột giải pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt racho DN VHDN thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạtđộng kinh doanh của DN, tạo cho DN có được màu sắc riêng, tức là nhân cáchhóa DN đó VHDN là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trongsản xuất kinh doanh của DN, chi phối kết quả kinh doanh của DN Chính vì vậy,có thể nói thành công hoặc thất bại của các DN đều gắn với việc có hay khôngcó văn hoá doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này.

Những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờvào nền VHDN rất đặc trưng của mình Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thìsức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làmnên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh Sự khác biệt đó đượcthể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầukhông khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi vàkhông còn đất để tồn tại, xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra cácquyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sáchcủa doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp

Sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trongdoanh nghiệp, nền văn hoá doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vôcùng quan trọng VHDN t ạo nên sự khác biệt, đồng thời VHDN là một giá trịtinh thần và là một tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức Vănhoá doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hìnhthành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanhnhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Trang 10

Tóm lại, có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp bao gồm các giá trị, chuẩnmực, niềm tin, sự thừa nhận, đồng thời là lịch sử, các nghi lễ, và các yếu tốkhác cấu thành lên doanh nghiệp như: logo, bảng hiệu, trụ sở… tất cả các yếutố này tồn tại khách quan trong quá trình hoạt động, phát triển của doanhnghiệp và nó chi phối các hành vi và ứng xử của các thành viên trong doanhnghiệp Mỗi người hiểu văn hoá doanh nghiệp theo một cách, nhưng dù là theo

cách nào đi nữa, cũng không ngoài mục đích cuối cùng là tạo ra một niềm tin đốivới khách hàng, tạo môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi nhất, tạo niềm tincho nhân viên, để họ làm việc tốt hơn và gắn bó với công ty Như vậy, xây dựngvăn hoá doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốnmà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viêncủa lãnh đạo.

Như vậy: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá đượcdoanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh,tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.

1.2.2 Các cấp độ của Văn hóa doanh nghiệp:

Văn hoá doanh nghiệp được hình thành từ mỗi con người đang hoạt độngtrong doanh nghiệp và bản thân họ là những tế bào của một nền văn hoá, chịu sựảnh hưởng trực tiếp từ nền văn hoá dân tộc VHDN thể hiện trong hành vi giaotiếp của công nhân, cán bộ trong DN, mà cả trong hành hoá và dịch vụ của DN,từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng Những tính chất của VHDNđược thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hìnhthành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mối quan hệxã hội trong tổ chức Những khuôn mẫu hành vi này có thể được sử dụng đểphản ánh bản sắc VHDN Văn hoá trong một DN tồn tại ở ba cấp độ:

1.2.2.1 Cấp độ thứ nhất: Cấp độ bề mặt biểu hiện cấu trúc hữu hìnhcủa doanh nghiệp là những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy,

sờ thấy ví dụ như phong cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế, hành vi,trang phục, biểu tượng, lễ nghi, ngôn ngữ… những biểu trưng trực quan này thểhiện những giá trị thầm kín hơn nằm sâu bên trong hệ thống tổ chức mà mỗi

Trang 11

thành viên và những người hữu quan có thể cảm nhận được; Nhóm này được vílà vòng bên ngoài cùng của cây gỗ Các yếu tố của nhóm này dễ nhìn thấy Xếpvào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của doanhnghiệp, cách tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trongdoanh nghiệp, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sửdụng trong các thông điệp

Nếu doanh nghiệp đưa ra tuyên bố về giá trị mà doanh nghiệp đề cao là sựhợp tác, chia xẻ Nhưng kiến trúc trụ sở lại toát lên sự đề cao quyền uy, khônggian làm việc bị xẻ nhỏ, đóng kín, nhà để xe thì lộn xộn, tùy tiện Sự hiện diệnnhư vậy của các yếu tố hữu hình như vậy cho thấy rõ ràng các giá trị mà lãnhđạo doanh nghiệp muốn đề cao chưa được các thành viên chia sẻ, áp dụng Hoặc,nó chưa được lãnh đạo và cấp quản lý trung gian chuyển tải vào các hoạt độngcủa doanh nghiệp Ngược lại, trong điều kiện môi trường bên ngoài thay đổi, thìnhóm yêu tố vòng ngoài cùng này sẽ chịu tác động trước hết và nói dễ thay đổihơn các nhóm ở vòng trong Khi các nhóm ở các vòng bên ngoài so với lõi trongcùng thay đổi trong một thời gian dài, đến lúc nào đó sẽ làm suy thoái giá trịđược ví như lõi trong cùng của thớ gỗ Đến lúc đó thì văn hóa của doanh nghiệpđã thay đổi một cách tự phát Sự thay đổi này có thể phù hợp hoặc cản trở mụctiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Áp dụng cấu trúc văn hóa vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấykhông có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình Song điều khiến taquan tâm là ở chỗ: Văn hóa doanh nghiệp là “luật” không thành văn quy địnhcách thức thực sự mà con người đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cáchthức thực sự mà doanh nghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu kháchhàng Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trongviệc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Nhóm yếu tố hữu hình bao gồm:

Đặc điểm kiến trúc: bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công

sở Từ sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nộithất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trangphục… đến những chi tiết nhỏ như vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí củachúng trong phòng vệ sinh… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân

Trang 12

quen, thiện chí và được quan tâm Sở dĩ như vậy là vì kiến trúc ngoại thất có thểcó ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giaotiếp, phản ứng và thực hiện công việc Hơn nữa, công trình kiến trúc có thể đượccoi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức (chẳnghạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệnhân viên…), xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượngcho phương châm chiến lược của tổ chức.

Nghi lễ: Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ

lưỡng, các hoạt động, sự kiện văn hoá - xã hội chính thức, nghiêm trang, tìnhcảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chứcvà thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự Những người quảnlý có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giátrị được tổ chức coi trọng, để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơhội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại,để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềmtin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức Có bốn loại nghi lễ cơbản: chuyển giao (khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt ),củng cố (lễ phát phần thưởng ), nhắc nhở (sinh hoạt văn hoá, chuyên môn…),liên kết (lễ hội, liên hoan, tết…).

Giai thoại: Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi

thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới.Nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật anh hùng của DN như những mẫu hìnhlý tưởng về những chuẩn mực và giá trị VHDN Một số mẩu chuyện trở thànhnhững giai thoại do những sự kiện đã mang tính lịch sử Một số khác có thể trởthành huyền thoại chứa đựng những giá trị và niềm tin trong tổ chức và khôngđược chứng minh bằng các bằng chứng thực tế Các mẩu chuyện có tác dụngduy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhậnthức của tất cả mọi thành viên.

Biểu tượng: Là một thứ gì đó mà biểu thị một cái gì đó không phải là

chính nó và có tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nóbiểu thị Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa những

Trang 13

giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt nhữnggiá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo cách thức khácnhau Một biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế đểthể hiện hình tượng về một tổ chức, một DN bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổthông các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sựchú ý của người thấy nó vào một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễnđạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, DN muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyềnđạt cho người thấy nó Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rấtlớn nên được các tổ chức, DN rất chú trọng.

Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức, DN đã sử dụng những câu chữ đặc

biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải một ýnghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan Khẩu hiệu làhình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiềungười khác luôn nhắc đến Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng cácngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ “sáo rỗng” về hình thức Khẩuhiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổchức, một công ty Vì vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh củatổ chức, công ty để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.

Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu

quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một tổ chức Chúng có thểlà bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức,công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáogiới thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảohành…

1.2.2.2 Cấp độ trung gian: Những giá trị được tuyên bố là sự tổng hòa

của quan niệm chiến lược, mục tiêu, giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinhdoanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắcchế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo Nhómyếu tố giá trị có thể được hiểu như sau:

Có thể ví như lõi trong cùng của cây gỗ được cưa ngang Phải trồng cây gỗnhiều năm mới có được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ Gía trị văn

Trang 14

hóa của một tổ chức cũng vậy Tạo dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giátrị chỉ khẳng định được sự xác lập của nó thông qua việc thâm nhập, chuyển tảicác biểu hiện của giá trị vào các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố hữu hình.Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễtrong ngày một ngày hai, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trongmột số điều kiện.

1.2.2.3 Cấp độ cốt lõi của VHDN: Những quan điểm chung bao gồm lý tưởng,

niềm tin, bản chất mối quan hệ con người, thái độ và phương pháp tư duy, ảnhhưởng của truyền thống và lịch sử phát triển của tổ chức đối với các thành viên.Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuốicùng Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểmgiá trị của doanh nghiệp.

• Lý tưởng: là những động lực, ý nghĩ, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúpcon người cảm thông chia sẻ, và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhậnvà xúc động trước sự vật, hiện tượng Lý tưởng cho phép các thành viên trongDN thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện tượng xung quanh họ,giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình trong đầu họ rằngcái gì được cho là quan trọng, cái gì được khuyến khích cần phát huy,…Tóm lại,lý tưởng thể hiện định hướng căn bản, thống nhất hoá các phản ứng của mọithành viên trong DN trước các sự vật, hiện tượng Cụ thể hơn, lý tưởng của mộtDN được ẩn chứa trong triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phương châmhành động của DN đó.

Giá trị niềm tin và thái độ: Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đếnchuẩn mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì Niềm tinlà khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai.Niềm tin của người lãnh đạo dần dần được chuyển hoá thành niềm tin của tậpthể thông qua những giá trị Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏra hữu hiệu, chúng sẽ chuyển hoá dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trởthành một phần lý tưởng của những người trong tổ chức này Thái độ là chất kếtdính niềm tin và giá trị thông qua tình cảm Thái độ chính là thói quen tư duy

Trang 15

theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặckhông mong muốn đối với sự vật, hiện tượng.

Sơ đồ văn hóa doanh nghiệp theo cấu trúc hình lát cắt lõi của một khúc gỗ.

Có thể hình dung cấu trúc này như kết cấu của tòa nhà Đơn giản nhất, nó phảigồm các nhóm yếu tố:

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanhnghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài Những thayđổi về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin đang tác động đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy, trước hết, thông qua vai trò của tư vấnvề lĩnh vực này, doanh nghiệp phải có các công cụ để tìm kiếm các dữ liệu vàphân tích được các dữ liệu cần thiết nhằm nhận diện được đúng điểm mạnh, yếucủa văn hóa hiện đang tồn tại trong doanh nghiệp và giúp hình dung được vănhóa mà doanh nghiệp sẽ hướng tới để họ thích nghi được với những thay đổi,phát triển.

Muốn vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hiểu được cấu trúc để hình thànhnên văn hóa doanh nghiệp gồm những bộ phận nào, quan hệ giữa các bộ phận rasao và các bộ phận này có vai trò như thế nào?

Nhómyếu tố giá

trị cốt lõi

Niềm tin,

thái độ,đạo đức

Độc đoán, dân

chủ, cứng nhắchay mềm dẻo

Bảng hiệu,Logo,Slogan,biểu tượng,ngônngữ…Kiến trúc trụ

sở của DN,không gianlàm việc,trang phục…

Trang 16

Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ vănhóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt haytuân thủ Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu củaGiám đốc doanh nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiển diện của các giá trịnày qua nhiều nhóm yêu tố văn hóa khác Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tậntụy với khách hàng là một trong những giá trị mà họ theo đuổi, thì người ta phảithấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng về nhân viên,giá trị này cũng phải được chuyển tải trong tuyển dụng nhân viên.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹnăng nhưng anh ta thích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinhnghiệm nhưng không có động cơ phục vụ Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năngcó thể học để bù đắp, còn sự thay đổi động cơ sẽ khó khăn hơn Và dĩ nhiên,nhân viên nào làm việc có hiệu quả, phục vụ khách hàng tốt sẽ là người đượcthăng tiến, khen thưởng trong doanh nghiệp Do đó, người ta có thể nói: "Hãycho tôi biết trong cơ quan anh chị người được trọng dụng là người như thế nào,tôi sẽ nói được văn hóa của tổ chức anh chị là văn hóa như thế nào".

1.2.3 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp:

Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về VHDN sự thắng thếcủa bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn vàsử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những conngười như thế nào Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưngkhông bao giờ từ tay không về văn hoá Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không cóđiểm mốc đầu cuối Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rấtcao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá Các doanh nghiệp khixây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuấthiện.

VHDN có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của DN,thể hiện qua các mặt sau:

1.2.3.1 Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh:

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét trên các khía cạnh

Trang 17

như: chất lượng sản phẩm, chi phí, sự linh hoạt, thời gian giao hàng… Để cóđược những lợi thế này doanh nghiệp phải có những nguồn lực như nhânlực, tài chính, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp làm việc.Nguồn lực tài chính, máy móc, nguyên vật liệu đóng vai trò lợi thế so sánh vớiđối thủ cạnh tranh trước khách hàng Nguồn nhân lực đóng vai trò tham giatoàn bộ quá trình chuyển hoá các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, vìvậy có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tạo ra những lợi thế cạnhtranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng.

Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá.Nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược vàchính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thândoanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành côngchiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp Môi trường văn hoá của doanhnghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ laođộng của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác.

Mục tiêu của văn hoá doanh nghiệp là nhằm xây dựng một phongcách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xâydựng mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp,làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác,tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chungvà lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp Do đó nó xây dựng một nềnnếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cánhân trong doanh nghiệp Mỗi công ty đều có một hệ thống giá trị, một bản sắcriêng.

1.2.3.2 Văn hóa doanh nghiệp thu hút và giữ chân những người tài giỏi:

Sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của Việt Nam những nămgần đây ngày càng cao Người lao động có nhiều sự lựa chọn công việc hơntrước do vậy việc biến động nhân lực là điều không thể tránh khỏi Để giữ chânvà phát huy hết năng lực của nhân viên thì ngoài lương, các khoản phúc lợi vàcơ hội thăng tiến thì người lao động còn quan tâm đến VHDN của doanh

Trang 18

nghiệp có phù hợp với cá tính của mình không, có cảm thấy thoải mái khicông tác không, đó là các yếu tố quyết định họ gắn bó lâu dài với doanhnghiệp.

1.2.3.3 Văn hoá doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp:

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệtdoanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái,nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp bảo tồn bản sắccủa doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bềnvững của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp chútrọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác với các doanhnghiệp khác Bản sắc văn hoá là phương thức sinh hoạt và hoạt động chungcủa doanh nghiệp Nó tạo ra lối hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp Đó làbầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm,tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc.

1.2.3.4 Văn hoá ảnh hướng tới hoạch định chiến lược:

Văn hoá tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lượcphát triển của tổ chức thông qua việc chọn lọc thông tin thích hợp (ápdụng kinh nghiệm, mô hình phù hợp), đặt ra những mức tiêu chuẩn theo giá trịcủa tổ chức, cung cấp những tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động Hoạchđịnh chiến lược phát triển của tổ chức sẽ giúp cho các thành viên thấy hết vaitrò của họ trong tổ chức, cung cấp những cơ sở quan trọng để các thành viên tổchức hiểu được môi trường của họ và vị trí của DN trong môi trường đó.

Văn hoá tổ chức cũng sẽ có ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chiếnlược của tổ chức Bởi vì một văn hoá mạnh là cơ sở quan trọng để thực hiệnthành công chiến lược của tổ chức Văn hoá tổ chức với chức năng tạo đượccam kết cao của các thành viên trong tổ chức, yếu tố quyết định để nâng caohiệu quả hoạt động, năng suất lao động của tổ chức.

1.2.3.5 Vai trò của VHDN thể hiện trong hoạt động quản lý:

Trang 19

VHDN chính là công cụ, phương tiện mà qua đó nhà quản trị thực hiệncông việc quản lý của mình Song, VHDN cũng có những ảnh hưởng nhất địnhđến quyết định của người quản lý cũng như định hình phong cách lãnh đạo củahọ Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đều tham gia chia sẻ thực sự thìvai trò của các giám đốc trong quản lý sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều Đó là phươngdiện quan trọng của quản lý theo văn hoá và quản lý bằng văn hoá.

VHDN ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nói chung và do đó ảnh hưởngtới tất cả các hoạt động thuộc chức năng quản trị: quản trị chiến lược, quản trịnhân lực, quản trị chất lượng, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, Marketing…

VHDN chính là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, ý thức vàcách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.Thực tế cho thấy, VHDN là một nhân tố đóng góp (hoặc cản trở) quan trọngtrong việc thực thi chiến lược thành công Thomas Watson.Jr là người thànhcông ở cương vị giám đốc điều hành IBM đã phát biểu: “triết lý, tinh thần và sựmong muốn của một tổ chức có tác động tới các thành tựu của công ty lớn hơnnhiều so với nguồn lực về kỹ thuật, kinh tế, cơ cấu tổ chức, sáng kiến và điềuchỉnh mọi nguồn lực kể trên có đóng góp mạnh mẽ vào sự thành công của côngty Nhưng theo tôi, chúng được thực hiện tốt vượt bậc bởi mọi người trong tổchức cùng tin tưởng vững chắc vào những nguyên tắc và giá trị cơ bản của côngty và tiến hành công việc với một lòng trung thành không lay chuyển”.

Khi trong DN đã hình thành một văn hoá mạnh, các nhân viên sẽ cốnghiến hết mình vì mục tiêu của DN, VHDN sẽ là cứu cánh để lái người lao độngtheo hướng làm việc mà không chỉ nghĩ đến tiền thưởng và nhà quản trị có thể sẽkhông cần phải sử dụng nhiều các biện pháp khuyến khích về mặt tiền bạc.

1.2.3.6 Vai trò của VHDN thể hiện trong hiệu quả hoạt động của DN:

VHDN có tác động toàn diện lên hoạt động của DN:

Tạo ra nhận dạng riêng cho DN đó, để nhận biết sự khác nhau giữa DN nàyvới DN khác, giúp DN xây dựng tên tuổi của mình Sự khác biệt đó được thểhiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu khôngkhí của DN như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và

Trang 20

ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định vàchính sách của DN, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của DN…

Văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của DN, nó lớnhơn lợi ích của từng cá nhân trong DN đó Giúp giải quyết những mâu thuẫnthường nhật trong quá trình hoạt động của DN.

Truyền tải ý thức, giá trị của DN tới các thành viên trong DN đó.

Văn hoá tạo nên sự ổn định của DN: chính vì vậy mà có thể nói rằng văn hoánhư một chất kết dính các thành viên trong DN, để giúp việc quản lý DN bằngcách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì.

Qua đó, VHDN thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của DN:

Văn hoá góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đoàn kết, phần lớn

các nhà nghiên cứu về văn hoá nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hoá trongviệc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong DN Văn hoá được miêu tả như “chấtkeo” để kết nối các thành viên của DN với nhau Việc tạo ra một văn hoá chungsẽ tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn và lợi íchchung cho hành động của các thành viên Điều này rất có ý nghĩa đối với các DNcó mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất về nội bộ Hơn nữa, để tồn tại và đáp ứngđược sự thay đổi của môi trường, những vấn đề quan trọng mà hầu hết các DNđều phải đối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng,chiến lược, mục tiêu đặt ra của DN.

Nhìn chung, VHDN có tác dụng tăng cường uy tín cho DN, hình thànhtrong quá trình thực hiện mục tiêu của các DN Nó tạo nên giá trị DN, tinh thầndoanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, quản lý DN và thương hiệu DN VHDN lànguồn gốc của sức sáng tạo, của sự đoàn kết, là động lực tinh thần cho sự tồn tại,cạnh tranh và phát triển của DN.

Việc xây dựng và phát huy VHDN không chỉ tạo ra nguồn nội lực vữngchắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khảnăng cạnh tranh trên thương trường, hơn nữa đó là điều kiện quyết định để cóthể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việctập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp,

Trang 21

góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu, VHKD Việt Nam nói chung Xâydựng VHDN không chỉ đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững mà còn đáp ứngtốt các yêu cầu của xã hội (về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội,…Vì khi ấy, lợinhuận có được thông qua việc đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, dựatrên sự giải quyết hài hoà giữa các lợi ích (của doanh nghiệp, của người tiêudùng, của toàn xã hội) cả trước mắt và lâu dài.

1.2.4 Sự cần thiết phát triển văn hoá trong doanh nghiệp hiện nay:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những sự giao thoa vềvăn hoá, sự ràng buộc, gắn bó ngày càng cao hơn bao giờ hết giữa các quốc gia,dân tộc, thì các DN – tế bào của xã hội, từ những tập đoàn hùng mạnh đếnnhững công ty nhỏ bé đều phải đứng trước các thách thức xây dựng văn hoáriêng phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty đó Lý do vì vănhoá là một phần không thể thiếu được trong mỗi DN và văn hoá doanh nghiệpngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững.

1.2.4.1 Về khía cạnh xã hội:

Trong xu thế mở cửa hội nhập, bên cạnh những thuận lợi như tiếp cậnnhanh với tri thức của nhân loại, vốn, khoa học công nghệ,… sẽ có đầy rẫynhững khó khăn, trong đó xuất hiện những nguy cơ mới, đó là sự “xâm lăng” vềvăn hoá Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia, tập đoàn tài chính lớn, cáccông ty lớn từ nhiều nước sẽ mang theo những tập quán, phong tục, phong cáchquản lý mới riêng của từng nước vào nước ta là điều chắc chắn Nghị quyết Đạihội X đã khẳng định: “chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển văn hoá ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người – yếu tốcấu thành nên tất cả các yếu tố khác từ vi mô đến vĩ mô, do đó, để giữ gìn nềnvăn hoá nước nhà, kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một bản sắcVHKD Việt Nam, xây dựng VHDN là điểm tựa đầu tiên, là nhiệm vụ trung tâm,có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập.

Trang 22

Hơn nữa, xây dựng và phát triển VHDN của nước ta hiện nay có tác dụngrất quan trọng trong việc nâng cấp hiệu quả và sức cạnh tranh của DN theo yêucầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.4.2 Về khía cạnh quản lý DN:

Những thành công của DN có bền vững hay không là nhờ vào nền VHDNrất đặc trưng của mình Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hìnhnhư: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của DN như một gia đình nhỏ,tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại, xoá bỏ sự lề mề trong quátrình thảo luận và ra quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào cácquyết định và chính sách của DN, tinh thần đồng đội trong mọi công việc củaDN Nền văn hoá của DN đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng Sựthắng thế của bất cứ một DN nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sửdụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc DN có những con người nhưthế nào.

DN cần xây dựng văn hoá DN để đáp ứng yêu cầu quản lý năng động, phùhợp với môi trường bên trong và bên ngoài để nhanh chóng thích nghi với nhữngthay đổi của môi trường, của khách hàng, tránh bị đào thải Xây dựng VHDNcòn tạo điều kiện cho việc lựa chọn và áp dụng một cách có hiệu quả kinhnghiệm những mô hình quản lý tiên tiến Hơn thế nữa, xây dựng một văn hoámạnh và tích cực trong DN còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động đểdành vị thế trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như ngày nay Thực tếcho thấy, trong một DN, đặc biệt là những DN quy mô lớn, là một tập hợpnhững con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, mức độnhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hoá… chính sự khácnhau này tạo nên một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí cónhững điều trái ngược nhau Nếu các nhà quản lý chú ý tới yếu tố văn hoá (mộttrong những rào cản cho việc đa dạng hoá nhân viên của DN) trong DN mình thìsẽ có những chính sách tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ sự đadạng của VHDN trong phát triển nguồn nhân lực.

Khi các DN muốn mở rộng phạm vi hoạt động, phải giảm sự quản lý tậptrung và thực hiện phân cấp mạnh xuống phía dưới thì việc chia sẻ ý nghĩa, mục

Trang 23

tiêu, nhiệm vụ của DN lại cần tới vai trò của VHDN như chất kết dính để hướngmọi người đến cái chung Điều này rất cần thiết khi muốn thay đổi phong cáchquản lý để duy trì chất lượng sản phẩm Làm thế nào để DN trở thành nơi tậphợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ralực điều tiết tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan,khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực conngười đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của DN Điều này đòihỏi DN phải xây dựng và duy trì một nền văn hoá đặc thù phát huy được nănglực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mụctiêu chung của DN.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp:

1.3.1 Lịch sử và qui mô doanh nghiệp: văn hóa hình thành qua thời gian

do vậy quá trình họat động của doanh nghiệp sẽ tích lũy các giá trị, niềm tin,các huyền thoại,…Với các doanh nghiệp có lịch sử lâu đời có các cột mốc thayđổi đáng nhớ như: sự thay đổi công nghệ, mở rộng thị trường, thay đổi lãnhđạo qua các thời kỳ, các thành tích, nếu được hệ thống và tuyên truyền tốt sẽtạo ra niềm hứng khởi và tự hào trong công ty, giúp các ứng viên trước khitham gia vào công ty có thể xem xét khả năng phù hợp, thu hút mình không.VHDN thường thay đổi khi quy mô doanh nghiệp thay đổi, một vấn đề rấtbiện chứng trong triết học đó là sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổivề chất Khi số lượng nhân viên tăng lên, các phòng ban chức năng được mởrộng, khi doanh nghiệp có sự sáp nhập với một doanh nghiệp khác, lúcnày vai trò của VHDN sẽ được thể hiện Nếu VHDN cũ yếu, không phù hợpnó có thể sẽ bị phá hủy và rất có thể sẽ hình thành một VHDN mới trongdoanh nghiệp.

1.3.2 Người sáng lập: người sáng lập với vai trò là thành lập văn hóa,

mặc dù nó sẽ giảm sự ảnh hưởng qua thời gian Những doanh nghiệp cósự kế thừa ảnh hưởng lớn từ người lãnh đạo thường có văn hóa mạnh (vănhóa mạnh chưa hẳn là văn hóa phù hợp mà mới chỉ đạt được sự hiểu, thốngnhất và hành động giống nhau trong tổ chức).

Trang 24

1.3.3 Văn hóa dân tộc: Văn hóa dân tộc chi phối đến khách hàng, đến

xã hội, mỗi quốc gia khác nhau văn hóa dân tộc sẽ ảnh hưởng mạnh đếnVHDN Sự khác nhau giữa các nước, các vùng lãnh thổ cũng dẫn đến cácquan niệm, các cách hành xử khác nhau Như ông bà ta đã có câu: “nhập giatùy tục”.

1.3.4 Chính sách, quy chế: chính sách và các quy chế, quy định của

doanh nghiệp trở thành một thành phần của văn hóa, và rất quan trọng trongviệc định hướng theo khuôn mẫu cho toàn bộ nhân viên.

1.3.5 Môi trường doanh nghiệp: sự thay đổi nhanh chóng của môi

trường, vai trò của văn hóa có thể được thể hiện Trong môi trường tĩnh vai tròcủa văn hóa có thể là tốt nhưng khi có sự cạnh tranh gay gắt, thay đổi của môitrường kinh doanh lúc này sức mạnh của văn hóa sẽ thể hiện, nếu không có sựuyển chuyển, định hướng đúng rất có thể các thế mạnh trước đây sẽ trở thànhlực cản trong tình hình mới.

Các Doanh nghiệp, công ty đều tồn tại và phát triển trong môi trường nhấtđịnh, do đó, văn hoá doanh nghiệp - sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại cũngchịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh (bao gồmnhững yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp).

Có thể thấy rõ: VHDN bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức VHDNkhông thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiềuhoạt động của bản thân mỗi DN, mỗi doanh nhân, của nhà nước và các tổ chứcxã hội Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chếkinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hìnhthành và hoàn thiện VHDN Cụ thể, VHDN chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tốbên ngoài: nền văn hoá xã hội, xu hướng toàn cầu hoá, lợi ích của người tiêudùng, xu thế tiêu dùng, áp lực cạnh tranh trên thị trường, chính sách của chínhphủ, giao thoa về văn hoá, vị trí địa lý, lịch sử và truyền thống của VH dân tộc…

1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng khác: có tác động lớn tới việc hình thành và

phát triển của văn hoá trong DN: ngành nghề kinh doanh, công nghệ sản xuất,

Trang 25

lịch sử hình thành và truyền thống của VHDN, phong cách của ban lãnh đạo(quyết đoán, hay dân chủ), những hành động, tinh thần thái độ làm việc của banlãnh đạo, ý chí của ban lãnh đạo tạo nên cốt lõi của VHDN; Sứ mệnh và mụctiêu chiến lược của DN cũng là yếu tố quyết định phương hướng phát triển củaVHDN, đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản cácyếu tố văn hoá đã lỗi thời; bên cạnh đó, tính minh bạch trong DN cũng là nhân tốcơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển VHDN, tính mạnh, yếu của VHDN; mô hìnhtổ chức của DN; tính cách của những nhân viên trong công ty…

Khi xây dựng và phát triển VHDN cần phải có những biện pháp cụ thể.Các nhà quản lý cần lưu ý một số yếu tố:

• Để xây dựng và duy trì văn hoá của đơn vị, các DN chỉ nên tuyển dụngnhững người biết chia sẻ, có thái độ thân thiện, nhiệt thành có thái độ tốt (phùhợp với văn hoá của DN) hơn là những người có thái độ không tốt (kể cả ngườiđó có kinh nghiệm, bằng cấp cao và có chuyên môn hơn hẳn).

• Để cho mọi người được là chính mình trong công việc, thể hiện chân thựctính cách của mình mà không phải lo lắng về những điều lặt vặt liên quan đếnnghi thức, thủ tục trong DN.

• Phác hoạ rõ ràng về những gì mà DN dự định sẽ làm và lý do đưa mọingười tham gia vào công việc đó, chứ đừng để họ chỉ là những người đứngngoài, hãy cao thượng hoá mục đích mà DN hướng tới.

• Giải quyết từng vấn đề của nhân viên một cách riêng rẽ, kịp thời và cụ thể,thậm chí một vấn đề tinh thần cũng cần quan tâm đối với những người có liênquan.

• Thông qua các hình thức nêu gương, các buổi lễ chúc mừng và nhữnghình thức giao tiếp để thể hiện sự coi trọng những trường hợp xuất sắc cả về tinhthần lẫn hành động, tạo dựng niềm tự hào về thành tựu đạt được cùng với tấmlòng luôn luôn nghĩ tới người khác.

• Có hình thức khuyến khích kịp thời những thành quả mà nhân viên củaDN đạt được, tổ chức kỷ niệm những cột mốc quan trọng trong đời sống riêng

Trang 26

của mỗi nhân viên (đính hôn, đám cưới, sinh nhật, sinh con và nhiều dịp lễkhác… ) Hãy trân trọng nhân viên của mình theo khía cạnh là những con ngườibình thường chứ không phải chỉ là cấp dưới của mình hoặc như những ngườilàm thuê.

• Coi trọng chất lượng quản lý, hiệu quả công vịêc, bất kỳ ai đang đảm nhậncương vị hay chức danh nào cũng có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo qua hànhđộng của mình Bản thân người lãnh đạo cần nhiệt thành với những công việccủa mình, với đồng sự, có như vậy mới thắp sáng được tâm trí họ, sưởi ấm tráitim họ và thúc giục họ cống hiến vì một lý tưởng chung.

Tuy nhiên các DN không nên chỉ xây dựng nền VHDN thuần tuý mà điềuquan trọng là phải biến những giá trị văn hoá đó thành lợi nhuận, đưa vào trongnhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.

1.4 Kinh nghiệm về phát triển văn hoá doanh nghiệp ở một số doanhnghiệp trong và ngoài nước:

1.4.1 Phát triển văn hoá doanh nghiệp ở Nhật Bản:

Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong phong cáchquản lý kiểu Nhật, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành côngtrong KD của các DN Nhật Bản.

Các DN Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng củahoạt động SXKD, nên triết lý kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu,bản sắc của DN, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến DN Ví dụnhư Doanh nghiệp Honda: “Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo” và “Dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề” Công ty Sony: “Sáng tạo là lýdo tồn tại của chúng ta” Công ty Điện khí Matsushita: “Tinh thần xí nghiệpphục vụ đất nước” và “ Kinh doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêudùng”

Trong quan hệ, người Nhật Bản đều có ý thức rất rõ rằng không được xúcphạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể.

Trang 27

Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nghiệp đã tạo một sứcép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếumuốn có chỗ đứng trong tổ chức Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với cácnhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ,nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản.

Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồnđộng lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN.Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuấtsáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốtyếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của ngườikhác Một DN sẽ thất bại khi không biết phát huy tính tích cực của nhân viên.

Tinh thần kinh doanh hiện đại, năng động và độc đáo là lấy thị trường làmtrung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng Điều này đã thểhiện rất sớm trong phong cách và đường lối KD Nhật Bản Các DN lớn của NhậtBản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN mà đại bộ phận là các DNvừa và nhỏ Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả, sự liên kếtnhằm phát huy lợi thế của các công ty, tăng khả năng cạnh tranh vào các thịtrường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế, đồng thời khai thác lợi thế tiềm năngcủa thị trường tại chỗ và thích nghi khi có biến động kinh tế Các DN Nhật Bảnluôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết KD, đi trướcthị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích Cải tiến liên tục trong các DN NhậtBản để tăng tính cạnh tranh của DN và thỏa mãn khách hàng tốt hơn.

Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn làbởi hệ thống quyền lực Mọi người sống vì DN, nghĩ về DN, vui buồn với thăngtrầm của DN – Triết lí KD được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộngđồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói những giá trị mà xã hộitôn vinh Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của nhữngngười lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt.

Các doanh nghiệp ở Nhật đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và sử dụngnguồn nhân lực Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con ngườitrở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các DN Các DN khi hoạch

Trang 28

định chiến lược KD luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâutrung tâm Các DN quan tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên Các DNchủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độchuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưngchú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao.

1.4.2 Kinh nghiệm ở một số doanh nghiệp Việt nam:

1.4.1.1 Công ty Pepsico Việt Nam: Trong vòng 3 năm trở lại, công ty đã họat

động có lãi với doanh số đạt trên 100 triệu USD/năm Ngòai lĩnh vực nước uống,Pepsico Việt Nam đã mở rộng sang họat động ở lĩnh vực thức ăn nhanh với dòngsản phẩm snack đầu tiên mang thương hiệu Poca.

Pepsico Việt Nam kêu gọi mọi người sử dụng sản phẩm của mình vớithông điệp đầy tính nhân văn: mua một sản phẩm của Pepsico Việt Nam là bạnđã góp tay xoa dịu nỗi mất mát cho những đồng bào vùng thiên tai bão lụt, ngườita có thể nhận ra rằng rất nhiều chiến dịch quảng cáo thành công của PepsicoViệt Nam đều có chứa những yếu tố Việt Nam Đó là sự xuất hiện của các ngôisao Việt trong làng giải trí âm nhạc, thể thao… lần lượt là những nhân vật trungtâm trong những chương trình quảng cáo rầm rộ ở khắp nơi, đã giúp PepsicoViệt Nam đẩy mạnh doanh số bán hàng một cách hiệu quả, và đồng thời tạo mộtphong cách riêng cho thương hiệu của mình: trẻ trung, mạnh khỏe và hàonhóang.

Pepsico Việt Nam thường có mặt tại vùng bị thiên tai để thăm hỏi và tặngquà cho những người bất hạnh, làm từ thiện không còn đơn thuần là một cáchđánh bóng thương hiệu nữa mà còn là cách để thể hiện chuỗi giá trị văn hóadoanh nghiệp tại Pepsico Việt Nam từ nhiều năm qua.

Pepsico Việt Nam hiện nay đã chiếm lĩnh và giữ vững vị trí hàng đầu thịtrường trong lĩnh vực nước giải khát và thực phẩm Để làm được điều đó lãnhđạo công ty đã xây dựng tại Pepsico Việt Nam một hệ thống tiêu chuẩn văn hóaứng xử cho các nhân viên và quản trị viên Hệ thống này gồm các chuẩn mựcdựa trên nền tảng văn hóa Việt Nam và theo hai chủ đề chính: giữ gìn văn hóa vàchăm sóc cộng đồng Thành công ở Pepsico Việt Nam chính là nhờ có sự kết

Trang 29

hợp hài hòa giữa kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý quốc tế và nền tảng văn hóa địaphương.

Theo những chuẩn mực văn hóa áp dụng tại Pepsico Việt Nam, một nhânviên sẽ được đánh giá không còn đơn thuần chỉ dựa vào khả năng làm việc củaanh ta nữa mà còn ở mức độ anh ta hòa nhập với đồng nghiệp, đóng góp vàchăm sóc cho cộng đồng xã hội Công ty đã khuyến khích các nhân viên ởPepsico Việt Nam tham gia tích cực vào những họat động vì cộng đồng Các sảnphẩm của Pepsico Việt Nam đã tiến gần hơn đến người tiêu dùng Việt Nam vàđáp ứng được những nhu cầu đa dạng trong xã hội.

1.4.1.2 Tập đoàn FPT Việt Nam

FPT là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và khôngthể trộn lẫn với VHDN khác tại Việt Nam Văn hoá FPT hình thành cùng với sựra đời của công ty Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thànhviên Văn hoá FPT đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơituyệt vời, nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi người trong tậpđoàn FPT Các thế hệ FPT nối tiếp nhau đã chấp nhận, trân trọng và cùng nhauvun đắp cho văn hóa FPT ngày càng có cá tính và giàu bản sắc.

Tại FPT Tổ chức chuyên lo xây dựng văn hóa cho FPT được gọi là Tổnghội Hàng năm, công ty luôn dành cho Tổng hội những nguồn lực quan trọngđể tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao nhằm mang lại cho mọi ngườitrong tập đoàn FPT một cuộc sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với công ty,tin tưởng vào tương lai cùng thành công với FPT.

Các điểm chính trong quá trình xây dựng thành công một văn hóa mạnhcủa FPT hiện nay:

Hãy bắt đầu từ tầm nhìn, định hướng FPT đã có một tầm nhìn(vision) ngay từ ngày đầu thành lập: “FPT mong muốn trở thành một tổ chứckiểu mới ” Và tầm nhìn của FPT được ghi nhận trong chính sách chất lượng,trong tài liệu quản trị, được giới thiệu cho nhân viên mới, được giáo dục cho cácnhân viên khi đã vào công ty làm việc, được trích dẫn trong các bài giảng củalãnh đạo.

Trang 30

Sau 20 năm, FPT đã thực hiện được một phần của tầm nhìn đó Nhiềuđơn vị thành viên, nhiều cấp thấp hơn còn có tầm nhìn riêng của mình Vănhóa tầm nhìn và định hướng còn được minh chứng qua các khẩu hiệu: “Giảipháp tổng thể, dịch vụ hoàn hảo”, “Cùng đi tới thành công”, “Nơi bạn đặt niềmtin”…

Nét nổi bật trong việc xây dựng con người tại FPT là sáng tạo, các ýtưởng mới luôn được ủng hộ triển khai FPT luôn tạo ra một môi trường dânchủ, sáng tạo, đổi mới để cán bộ phát huy hết năng lực của họ Nhân viênđược quyền phê phán, góp ý với lãnh đạo mà không sợ bị trù úm Hàng nămhọ được công ty tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao rất phong phú, vớiđủ các bộ môn: c a h á t , bóng đá, cờ vua, cờ tướng, quần vợt, cầu lông,golf…

Tóm lại, cái hay của FPT về phát triển văn hóa DN gắn với sự trườngtồn của tổ chức đáng tôn vinh và học hỏi, đặc biệt những giá trị cốt lõi, tầmnhìn tổ chức, các lễ hội, cuộc thi, phong cách làm việc tự tin sáng tạo

1.4.1.3 Doanh nghiệp sản xuất giày dép Biti’s (Việt Nam): Đây là một

biến thể của doanh nghiệp gia đình Doanh nghiệp này có một nền văn hóa mạnhvà các thành viên của doanh nghiệp đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩnmực của văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp này đang có triển vọng trở thànhmột trong những công ty đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Doanh nghiệp này được xem là một loại định chế độc đáo trong đó mộtgia đình là hạt nhân của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnhhưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thànhvới những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút đượctrong quá trình kinh doanh Thông thường, trong gia đình, người chủ gia đìnhthường nắm được bí quyết về một nghề nghiệp nào đó và dựa vào nghề nghiệpđó để thành lập doanh nghiệp gia đình Vì thế, văn hóa doanh nghiệp gia đìnhchịu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của người chủ giađình Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa làngười chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình.

Trang 31

1.4.3 Kinh nghiệm rút ra được cho các doanh nghiệp tại Đà Lạt:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp các nước và một sốdoanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở thànhphố Đà Lạt như sau:

• Doanh nghiệp cần tự xây dựng được hệ thống triết lý kinh doanh, quanđiểm, chiến lược phát triển lâu dài, cũng như chiến lược kinh doanh trong từnggiai đoạn phát triển của DN mình, nhằm định hướng cho DN trong dài hạn, xácđịnh nền tảng, gắn kết mọi thành viên lại với nhau.

• Chính sách hướng tới con người: các DN đều có chính sách riêng hướngtới con người, coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng vàphát triển bền vững của DN.

• Coi trọng thông tin phản hồi từ phía nhân viên: công ty khuyến khích mọithành viên tham gia bàn bạc công việc chung Đặc trưng của văn hoá phươngĐông là ít trực tiếp, ngại va chạm, ưa dĩ hoà vi quý, điều này có thể làm cho cácnhà quản lý khó khăn hơn trong việc thu nhận được những thông tin phản hồithực chất của họ về những vấn đề trong tổ chức.

• Việc đề bạt theo thành tích mà không theo thâm niên nên đã khuyếnkhích được nhân tài trẻ tuổi tham gia vào công việc Một trong những điều kiệnđể một tổ chức tồn tại và phát triển tốt nhất là phải đáp ứng với sự thay đổi củamôi trường Muốn phát triển, muốn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu hiện đại,việc thách thức với những thói quen trì trệ, quan điểm cũ là một đòi hỏi của cácnhà quản lý trong thời đại hiện nay.

• Bản thân lãnh đạo phải luôn đi đầu trong công việc, tinh thần làm việckhông biết mệt mỏi của lãnh đạo đã biến thành nét văn hoá của DN Chính tấmgương của họ đã gắn bó nhân viên toàn công ty theo tinh thần chung làm nênmột bản sắc văn hoá riêng biệt.

• Biết kết hợp giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, tôn trọng vaitrò của cá nhân để làm ra những sản phẩm tuyệt hảo Yếu tố làm nên thành côngcủa một DN là chất lượng sản phẩm.

Trang 32

• Quan tâm xây dựng lòng tự hào về công ty của các thành viên, người lãnhđạo quan tâm đến việc tuyên truyền sự hình thành công ty Gây dựng nên lòng tựhào về công ty trong mỗi thành viên Tuy nhiên, đó không chỉ là tuyên truyềngiáo điều, song song với việc này, công ty đều hết sức tạo điều kiện cho mỗi cánhân có cơ hội phát triển năng lực của mình đồng thời được đãi ngộ xứng đáng.Chính vì vậy, mỗi thành viên trong công ty đều rất tự hào được làm một thànhviên trong công ty, và hết lòng gắn bó với công ty Lòng trung thành của nhânviên chính là nội lực quan trọng nhất để công ty có được sự phát triển bền vững.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Văn hoá doanh nghiệp rất quan trọng vì nó hình thành nên môi trườnglàm việc và tác động đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức Nếu khôngchú ý đến văn hoá thì sẽ dẫn đến hủy hoại lợi thế và sự ổn định của tổ chức.Văn hoá doanh nghiệp không phải là cái gì có sẵn mà nó là cả quá trình tạodựng và phát triển theo thời gian và định hướng của chúng ta.

VHDN được hiểu là văn hoá trong DN, chỉ sự vận dụng các yếu tố vănhoá trong lĩnh vực này, nhằm tạo ra môi trường đạo đức cho hoạt động DN, làmsao cho hoạt động ấy vừa diễn ra lành mạnh, vừa đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.

Trang 33

Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp không phải là con người mà làđội ngũ, con người thì doanh nghiệp nào cũng có nhưng đội ngũ không phảidoanh nghiệp nào cũng có Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tốquan trọng hình thành lên đội ngũ của doanh nghiệp (Giản Tư Trung – Hiệutrưởng, sáng lập PACE).

Mục đích của xây dựng và phát triển văn hoá tổ chức là truyền cảm hứngcho nhân viên để thể hiện hoạt động hiệu quả nhất, tạo ra mối liên kết giữa giátrị và các hoạt động của tổ chức hay ứng xử trong tổ chức Có nghĩa là biến vănhoá từ cái vô hình trở nên hữu hình, mọi người có thể cảm nhận và nhận thứcđược vai trò, giá trị và ảnh hưởng của nó trong tổ chức.

Trang 34

trong bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn của Duyên hải miền Trung và ĐôngNam Bộ.

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyênLâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29km² Đà Lạt có 12 phường và 3 xã Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là mộttrong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam Đà Lạt được mệnhdanh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phốsương mù.

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh LâmĐồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và ĐôngNam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyệnLâm Hà và Đức Trọng.

Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C vàthấp nhất không dưới 5°C Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnhhưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.

Đặc điểm địa hình ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thảmthực vật, tạo ra những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, điều kiệnđể phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng và xây dựng thủy điện trong thờigian tới.

Phát triển cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, dâu tằm,điều, tiêu và các loại cây ăn trái đặc sản với quy mô lớn và bền vững.

Đà Lạt có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo, kết hợp với các lợi thếvề vị trí địa lý và khí hậu đã tạo nên ưu thế nổi trội về phát triển du lịch so vớicác tỉnh khác ở miền Nam.

Một số cảnh quan du lịch tự nhiên nổi tiếng như: hồ Xuân Hương, hồ ĐanKia - Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở

Trang 35

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đà Lạt có thể mở rộng hợp tác kinhtế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miềnTrung, Đông Nam Bộ và cả nước Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của khu vực làmột trong những cơ hội tốt cho phát huy các lợi thế địa lý của Lâm Đồng nóichung và thành phố Đà Lạt nói riêng.

Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, Đà Lạt là một địa danh cótài nguyên thiên nhiên phong phú, sự ưu đãi của khí hậu và nhiều công trình kiếntrúc cổ thời Pháp, hệ thống các ngôi chùa cổ đây là thế mạnh của Đà Lạt trongviệc phát triển kinh tế du lịch và những ngành nghề liên quan như kinh doanh dulịch sinh thái, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đáp ứngcác nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, tham quan, giải trí của du khách.Đà Lạt có hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội tương đốiđồng bộ, kinh tế đã tăng trưởng và ổn định trong những năm trở lại đây.

Trang 36

đạt so với kế hoạch đột phá tăng tốc Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007-2008 chuyểndịch theo đúng định hướng, tăng tỷ trọng ngành du lịch- dịch vụ, giảm dần tỷtrọng nông- lâm nghiệp; dự báo 2009-2010 tình hình kinh tế chịu tác động củakhủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế nên dịch chuyển chậm Năm 2007 dulịch- dịch vụ: 71,4%, công nghiệp- xây dựng: 16,6% và nông- lâm nghiệp: 12%.Năm 2008 các tỷ lệ tương ứng 73,2%; 15,7% và 11,1% Dự báo năm 2010 các tỷlệ tương ứng 73,3%; 15,7% và 11,0%.

Về Du lịch - dịch vụ:

Phấn đấu mức tăng trưởng hoạt động du lịch- dịch vụ giai đoạn 2007-2010đạt bình quân 17-18%/năm; giá trị tăng trưởng năm 2010 dự báo tăng 2,2 lần sovới năm 2006 và chiếm 73,3% trong tổng GDP theo giá hiện hành.

Phát triển du lịch được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là ngành kinh tếmũi nhọn của thành phố Trong những năm qua, thành phố đã triển khai thựchiện chương trình phát triển du lịch chất lượng cao bằng các hoạt động cụ thểnhư tăng cường và khuyến khích đầu tự xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho dulịch; mở rộng và liên kết làm các tour điểm du lịch; quảng bá cho và xây dựngnhãn hiệu xanh cho du lịch; tổ chức các lễ hội văn hóa trà, Festival hoa, Giaiđoạn 2007-2010 tổng lượt khách đến Đà Lạt ước khoảng 9,7 triệu lượt khách.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ từ 1.693,7 tỷ đồng năm2006 tăng lên đạt 3.500 tỷ đồng năm 2010.

Công tác xuất khẩu phát triển khá với các mặt hàng truyền thống như rau,hoa, len đan Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố giai đoạn 2007-2010 ướckhoảng 125,5 triệu USD tăng bình quân 17,2% năm, trong đó năm 2010 ước đạt30-33 triệu USD.

Về Công nghiệp- xây dựng:

Tăng trưởng ngành công nghiệp- xây dựng giai đoạn 2007-2010 đạt bìnhquân 15-16% năm; giá trị tăng trưởng năm 2010 dự báo tăng 2 lần so năm 2005;chiếm 15,7% trong tổng GDP của thành phố.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến nay đã có những bước pháttriển đáng kể Hiện nay, thành phố có khoảng 840 cơ sở sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.

Trang 37

Về Nông - Lâm nghiệp:

Tăng trưởng ngành nông- lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10%/năm, giá trị tăng trưởng năm 2010 dự báo tăng 58,9% so với năm 2005;chiếm 11% trong tổng GDP của thành phố.

9-Ngành nông- lâm nghiệp của thành phố giai đoạn vừa qua có những chuyểnbiến tích cực cả về số lượng và chất lượng Sản xuất nông nghiệp chủ yếu làngành trồng trọt (chiếm 75-tỷ trọng 80%) và các hoạt động kinh tế phục vụ nôngnghiệp thu hút khoảng 38,5% lực lượng lao động Thành phố hiện có 10.449,4ha đất sản xuất nông nghiệp, cơ cấu các nhóm cây trồng được phân bổ gồm44,27% rau, hoa ôn đới; 48,9% cây công nghiệp; 3,94% cây ăn quả và 2,89% làcác loại cây khác.

Xã hội:

Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, giáo dục, dân số,gia đình và trẻ em Trong những năm qua các lĩnh vực xã hội của thành phố tiếptục có chuyển biến tốt.

GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2010 hàng năm bình quân tăng19,2%/năm, năm 2006 đạt 10,2 triệu đồng/người/năm đến năm 2010 dự báo đạtkhoảng 21-22 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2006, tăngkhoảng 31,3% so với Nghị quyết Đại hội và bằng kế hoạch đột phá tăng tốc đềra Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2006 đạt 1,35%, dự báo năm 2010 đạtdưới 1,3% Thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèogiai đoạn 2006-2010, qua đó đã huy động được nhiều nguồn lực và được xã hộiquan tâm tạo điều kiện Công tác giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèođược duy trì, cơ bản đã hoàn tất công tác cấp sổ hộ nghèo Kết quả số hộ nghèogiảm khá nhanh, tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 3,43% trong tổng số hộ, năm2009 giảm còn 0,77%.

Thành phố đã phát động cuộc vận động xây dựng văn minh đô thị, pháthuy phong cách người Đà Lạt triển khai trên 06 lĩnh vực đã góp phần giữ vữngđược môi trường văn hoá, sinh thái, làm nền tảng cho thành phố phát triển bềnvững Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì tổ chứchàng năm nhằm kỷ niệm các sự kiện chính trị; các hoạt động lễ hội mang tầm cỡ

Trang 38

quốc gia cũng đã được chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công (Lễ hội sắc hoa2004, Festival hoa 2005 và 2007, lễ hội văn hóa trà 2006, hội trại điêu khắc đá2007, ) đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân, đồngthời đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định trong quá trình xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố;

Công tác chăm lo giáo dục đào tạo đặc biệt được chú trọng; công tác xã hộihóa giáo dục, xây dựng trung tâm học tập công đồng, công tác khuyến học,khuyến tài diễn ra sâu rộng và thu được nhiều kết quả tốt; công tác xây dựngcảnh quan trường học, đầu tư cơ sở vật chất và chuẩn bị nhân sự cho hoạt độnggiáo dục thời gian qua có nhiều tiến bộ Năm học 2005-2006, thành phố có 20trường Mầm non, 18 điểm Mẫu giáo tư thục 74 nhóm trẻ với 9.088 cháu; có 26trường tiểu học và 1 PTCS với 14.317 học sinh; có 13 trường THCS với 14.148học sinh và 4 trung tâm học tập cộng đồng Đến nay, trên địa bàn có 24 trườngMầm non, 16 điểm Mẫu giáo tư thục 105 nhóm trẻ với 10.321 cháu; có 28trường tiểu học với 16.387 học sinh; có 13 trường THCS với 13.172 học sinh và15 trung tâm học tập cộng đồng Số trường đạt chuẩn quốc gia năm 2005 là23,9% đến năm học 2009-2010 đã tăng lên 40% Số cán bộ giáo dục, giáo viênthành phố đến nay đã đạt chuẩn 99,52%.

Mạng lưới y tế được quan tâm củng cố và kiện toàn, công tác y tế đã đượcxã hội hóa, tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹthuật cao Đến năm 2007 có 15/15 các phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơsở Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được triển khai đồng bộ đúng kếhoạch và đạt kết quả tốt; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuốnghàng năm, năm 2006 là 12,1% dự kiến đến 2010 còn khoảng 9,5%; tỷ lệ tiêmchủng cho trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 ước đạt 99%; tiêm phòng bệnh sởi nhắclại cho trẻ em 6 tuổi đạt trên 95%,

2.2 Thực trạng về phát triển VHDN ở Đà Lạt từ năm 2006-2009

2.2.1 Doanh nghiệp Việt Nam

Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan vàdoanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoáđược xây dựng trên nền tảng dân trí không đồng đều do những yếu tố khác ảnh

Trang 39

hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn;chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tínhchuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinhtế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý donguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đàotạo nên chất lượng chưa cao Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếutố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởngcủa tàn dư đế quốc, phong kiến.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt,chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nướcphát triển Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hàihòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúcđẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới.Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có nhữngbước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt Không thể để xảy ra tình trạng quốctế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hútlấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phùhợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấyquá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng thay đổi theosự phát triển của thời đại và của dân tộc.

2.2.2 Doanh nghiệp Đà Lạt

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp do Cục Thống Kê tỉnh Lâm Đồng tổchức cuối năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 1.437 doanh nghiệp, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… đang hoạt động, các doanh nghiệp hoạt độngđa dạng ngành nghề như: ngành xây dựng, ngành vận tải, ngành kinh doanh ănuống, kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh dịch vụ, ngành khác… Doanhnghiệp Đà Lạt chủ yếu với ba loại hình đó là Doanh nghiệp Nhà nước, Doanhnghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 41.496lao động làm việc Đại bộ phận doanh nghiệp thuộc loại vừa, nhỏ và rất nhỏ,(vốn dưới 10 tỉ đồng, lao động dưới 300 người) Bình quân 01 doanh nghiệp có

Trang 40

khoảng 22 lao động Ngoài ra, còn có 48 ngàn cơ sở SXKD cá thể với 76,8 ngànlao động.

Trong số các doanh nghiệp tại Tp.Đà Lạt, có 724 DN khoảng gần 3.000người là lao động quản lý (giữ các chức vụ lãnh đạo và nhân viên các phòng banchuyên môn) Tỉ lệ lao động quản lý phổ biến chiếm từ 6 - 8% lao động củadoanh nghiệp, riêng các doanh nghiệp các ngành dịch vụ chiếm từ 10 đến 14%.

Bảng 2.1: Số Doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp:

Đà Lạt

LâmĐồng

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ văn hóa doanh nghiệp theo cấu trúc hình lát cắt lõi của một khúc gỗ. Có thể hình dung cấu trúc này như kết cấu của tòa nhà - Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
Sơ đồ v ăn hóa doanh nghiệp theo cấu trúc hình lát cắt lõi của một khúc gỗ. Có thể hình dung cấu trúc này như kết cấu của tòa nhà (Trang 15)
Bảng 2.1: Số Doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp: - Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
Bảng 2.1 Số Doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp: (Trang 40)
BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ CẤP ĐỘ - Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ CẤP ĐỘ (Trang 81)
PHỤ LỤC 2 PHI ẾU ĐIỀU TRA - Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
2 PHI ẾU ĐIỀU TRA (Trang 83)
Biết tự khẳng định mình bằng nhiều hình thức - Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
i ết tự khẳng định mình bằng nhiều hình thức (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w