1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay)

135 1,6K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay)

Trang 1

-

HOÀNG THỊ NGỌC AN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT

QUẢNG NINH (TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2010

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung

Phản biện 1: PGS TS Vũ Văn Sỹ Phản biện 2: TS Đào Thuỷ Nguyên

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

Ngày 30 tháng 10 năm 2010

Có thể tìm hiểu luận văn tại: THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHSP - ĐHTN

Trang 3

1 Người thợ mỏ viết văn và nhà văn viết về thợ mỏ Báo Hạ

Long; số 363; ra ngày 05/5/2010

2 Võ Huy Tâm - Người thợ mỏ viết văn và nhà văn viết về người thợ mỏ, Tạp chí Nhà văn của Hội nhà văn Việt Nam;

số 7/2010

Trang 4

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -

HOÀNG THỊ NGỌC AN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT

QUẢNG NINH (TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ VIỆT TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2010

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn 11

7 Cấu trúc của luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT QUẢNG NINH 13

1.1 Khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 13

1.1.1 Chức năng nhân vật 14

1.1.2 Phân loại nhân vật 15

1.2 Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết 17

1.2.1 Khái niệm tiểu thuyết 17

1.2.2 Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết 19

1.3 Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ và sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay 21

1.3.1 Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ Quảng Ninh 21

1.3.2 Sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay 27

1.4 Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của ba nhà văn: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm 30

1.4.1 Nhà văn Võ Huy Tâm 30

1.4.2 Nhà văn Nguyễn Sơn Hà 32

Trang 6

3.1 Nghệ thuật trần thuật 83 3.1.1 Giới thuyết về trần thuật 83 3.1.2 Võ Huy Tâm và Nguyễn Sơn Hà với nghệ thuật trần thuật kiểu truyền thống 85 3.1.3 Sự mở rộng biên độ cho trần thuật và những đổi mới trong phương thức kể và tả ở Võ Khắc Nghiêm 96 3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật 102

3.2.1 Giới thuyết về ngôn ngữ 102 3.2.2 Võ Huy Tâm với thứ ngôn ngữ đậm chất liệu dân gian và phong phú các tri thức về vùng mỏ 103 3.2.3 Nguyễn Sơn Hà với thứ ngôn ngữ mang đậm tri thức chuyên môn và kỹ thuật vùng mỏ 106 3.2.4 Võ Khắc Nghiêm với thứ ngôn ngữ của vùng mỏ thời “mở cửa” 111

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Thị Việt Trung Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình với các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học, những người đã giúp cho chúng tôi một ngọn lửa tri thức Tôi xin được cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn tới UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Trường THPT Uông Bí

Xin cảm ơn những người đồng nghiệp và bạn bè đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc An

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, một vùng đất giàu tiềm năng về nhiều mặt Quảng Ninh là một trong số ít các tỉnh có trữ lượng than lớn nhất nước ta Đã hơn một trăm năm nay, các mỏ than của Quảng Ninh đã liên tục hoạt động đem lại nguồn thu nhập quý giá cho tổ quốc Cũng tương ứng với số năm hoạt động ấy là lớp lớp thế hệ công nhân mỏ Quảng Ninh đã ngày đêm lao động miệt mài trong các vùng mỏ và đã gắn bó một cách máu thịt với vùng mỏ Và một cách tự nhiên, hình ảnh người công nhân mỏ đã trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với lớp lớp các nghệ sĩ Quảng Ninh, nhất là đối với các nhà văn xuôi của vùng đất mỏ này

Trong đời sống văn học của Quảng Ninh thì thể loại tiểu thuyết so với các thể loại khác có phần nổi trội hơn, đặc biệt là ở mảng đề tài viết về người công nhân mỏ Đây cũng chính là phần thành công nhất, phần đóng góp mang tính đặc trưng nhất của văn học Quảng Ninh đối với nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại

Một loạt các nhà văn, nhà tiểu thuyết của Quảng Ninh như: Võ Huy Tâm, Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Lý Biên Cương, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Huệ, Dương Hướng, Hoàng Văn Lương, Nguyễn Sơn Hà, Nam Ninh, Phan Thanh đã một đời gắn bó và dành nhiều công sức, tâm huyết cho đề tài người công nhân mỏ trong quá trình sáng tác của mình Và họ cũng đã thu được những thành tựu đáng tự hào Tiểu thuyết Quảng Ninh đã thực sự thu hút được sự chú ý của đông đảo người đọc qua nhiều thế hệ - không những ở chính mảnh đất này mà cả trên địa bàn của cả nước Thế nhưng, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào khảo sát một cách có hệ thống, công phu, nhiều

thấu đáo về mảng đề tài này - nhất là ở phương diện Nghệ thuật xây dựng hình

tượng người công nhân mỏ - một phương diện nghệ thuật có nhiều thành tựu

mang nét đặc trưng của tiểu thuyết Quảng Ninh

Trang 10

Hiện nay, cũng như ở các tỉnh khác - Quảng Ninh đang có chủ trương đưa chương trình văn học địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, nhằm giúp các em học sinh trong địa phương hiểu rõ hơn về truyền thống văn hoá, lịch sử, về đất nước và con người - nơi mảnh đất mình đang sinh sống học tập và làm việc, nhất là đối với các sáng tác viết về đề tài công nghiệp khai thác mỏ của tỉnh nhà Do đó việc nghiên cứu về tiểu thuyết Quảng Ninh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạy văn học địa phương cho các trường phổ thông hiện nay ở Quảng Ninh

Chính những lí do trên đã là nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu một cách hệ thống và tương đối thấu đáo về các thành tựu của tiểu thuyết Quảng Ninh, đặc biệt là ở một phương diện

quan trọng của thể loại văn học này, đó là Nghệ thuật xây dựng hình tượng

người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh (từ sau 1945 đến nay)

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói khẳng định một thành tựu tiêu biểu ở thể loại tiểu thuyết của Quảng Ninh nói chung, của một số cây bút Quảng Ninh nói riêng; và nhằm đáp ứng một phần nào chủ trương nghiên cứu, giảng dạy Văn học địa phương trong nhà trường phổ thông hiện nay của tỉnh Quảng Ninh

Mặt khác, bản thân tôi vốn là một người con của Quảng Ninh - nên tôi luôn có một sự mong muốn được tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về những giá trị tiêu biểu của nền văn học tỉnh nhà Từ đó, khẳng định được những nét độc đáo, những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết viết về người thợ mỏ của các nhà văn Quảng Ninh đối với sự phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại ở mảng đề tài người công nhân mỏ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua Qua đó, như là một sự tri ân của tôi đối với quê hương vùng mỏ yêu dấu của mình!

Đồng thời qua việc thực hiện luận văn này, tôi sẽ có một cơ hội tập dượt, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để có kiến thức, có kinh

Trang 11

nghiệm đáp ứng tốt hơn công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu những tác phẩm viết về vùng mỏ và viết về Hình tượng

người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 tới nay - qua

khảo sát nghiên cứu tư liệu bước đầu chúng tôi nhận thấy:

Ngay từ khi tác phẩm Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm ra đời - đặc biệt

khi tác phẩm được nhận Giải nhất Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1951 - 1952, với sự khẳng định nồng nhiệt của Ban chấm giải, cuốn sách đầu tiên viết về hình tượng người công nhân mỏ này đã thực sự được chú ý đón đọc, được giới thiệu phê bình với những lời ngợi khen, khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng Ví dụ như: Nguyễn Đình Thi trong bài Tổng

kết giải thưởng đã khẳng định rằng: “Cách mạng và kháng chiến đã thay đổi

hẳn những nhân vật của văn chương Vai chính trong các truyện đã dần dần là những con người mới của công nông binh Lần đầu tiên, các đám đông công nông binh đã được đưa vào truyện Những đám đông bãi công trong “Vùng mỏ” đã đem tới một sức sống đông đảo, tưng bừng cho tiểu thuyết kháng chiến, chưa từng thấy trong các tiểu thuyết cũ Trong một số tác phẩm, đã bắt đầu dựng lên những nhân vật mới khá rõ nét, có nguồn gốc, có công tác, nghề nghiệp, có gia đình bè bạn, có cuộc sống chung và riêng Những chị thợ Min, Le, anh Tài Bá, chú bé Lê trong “Vùng mỏ” và nhiều nhân vật khác đã làm cho người đọc yêu mến và quý trọng Những nhân vật đó chiến đấu, hi sinh dũng cảm, phục vụ tận tuỵ, họ có ý thức dân tộc và ý thức giai cấp, họ biết đời họ như thế nào, họ phải làm gì và đi tới đâu”.[77, 35]

Sau này trong bài: nói chuyện trước Hội nghị những người viết văn trẻ có tên Con đường của những người viết văn trẻ, Nguyễn Đình Thi tiếp tục khẳng định: “một công nhân lần đầu tiên viết tiểu thuyết (đồng chí Võ Huy

Trang 12

Tâm) Và ngoài lực lượng viết trong bộ đội, chúng ta vui mừng thấy số công nhân và cán bộ kỹ thuật đang tham gia sản xuất ở các nhà máy, công trường, thích viết văn và hăng hái viết ngày càng đông, nay đã trở thành một lực lượng đáng kể, đem đến cho văn học ta một nội dung mới dồi dào sức sống của chủ nghĩa xã hội đang vươn lên”.[77, 62]

Giáo sư Hoàng Như Mai trong cuốn sách Truyện và ký kháng chiến

1946 - 1954 (Nxb Giáo dục, 1966) cũng đã khẳng định những đóng góp về

phương diện nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết Vùng mỏ như sau: “Võ Huy

Tâm biết tìm cho nhân vật những hoàn cảnh điển hình để cho tính cách của họ được bộc lộ một cách rõ ràng”.[48, 25]

Ma Văn Kháng trong bài Tiểu thuyết - nghệ thuật khám phá cuộc sống

đã nhắc đến đóng góp quan trọng của Võ Huy Tâm đối với lịch sử văn học

nước nhà: “…Kết tinh quan trọng của thành tựu văn xuôi những năm kháng

chiến chống Pháp cũng chính là tiểu thuyết “Vùng mỏ”, “Xung kích”, “Con trâu””.[75, 424]

Sau Vùng mỏ (1952) Võ Huy Tâm viết tiếp tiểu thuyết Những người

thợ mỏ, (Tập 1, in năm 1961) Tác phẩm này ngay sau khi ra đời được giới

phê bình và bạn đọc quan tâm đón đọc và khen ngợi Xin trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu của Hồng Tân và Trần Nhật Lam:

“Những người thợ mỏ” đã chứng minh rằng, giai cấp công nhân Việt Nam cũng có đầy đủ các đặc tính chung nhất thuộc về bản chất của giai cấp công nhân Nhà văn khẳng định mặt bản chất, mặt tiến bộ, mặt tích cực đồng thời gạt bỏ không thương tiếc các hiện tượng tiêu cực lạc hậu và những nhược điểm Tác giả đã đề cao những tấm gương lao động dũng cảm, hy sinh quên mình vì lợi ích chung của giai cấp… Tình hữu ái giai cấp, tình đoàn kết dân tộc, tình quốc tế vô sản, nghĩa vợ chồng, lòng trai gái yêu nhau đều được tác giả nâng lên thành tiêu chuẩn đạo đức mới”.[70, 10]

Trang 13

Nhà nghiên cứu, phê bình Như Phong đã khẳng định: “Chủ đề của tác

phẩm văn học phải do từ cuộc sống đặt ra Sự thật ở khu mỏ hồi mới tiếp quản là lực lượng ta lúc đó còn yếu, vậy mà ta làm chủ được mọi mặt, đưa miền mỏ đi lên Đó là chủ đề tốt”.[79, 04] Hoặc:“Cái chính của tiểu thuyết là làm cho người ta đi sâu hơn nữa vào cuộc sống, hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu xã hội hơn…”, “Những người thợ mỏ” giúp tôi hiểu rõ về người công nhân mỏ Đọc “Những người thợ mỏ” thích nhất là tính chất công nhân Việt Nam rất rõ, tính chất những người công nhân từ một tình trạng trì trệ, lạc hậu thoát thai ra Chi tiết của Võ Huy Tâm giúp người ta hiểu được bề dày của nhân vật.[79, 03]

Hoàng Lương và Huỳnh Thái cũng đã chỉ ra một trong những đặc điểm

của các nhân vật người thợ mỏ trong tác phẩm của Võ Huy Tâm như: “Những

người thợ mỏ” có nhiều nét thật của công nhân Cẩm-Phả do tác giả đã nắm được nguồn gốc của đa số công nhân ở đây, là xuất thân từ nông dân mà ra với những cá tính và tập quán của người nông dân Việt Nam Do đó những người công nhân trong cuốn truyện của Võ Huy Tâm gần gũi với các đồng chí, giống các đồng chí từ trong cuộc đời lao khổ cũ và trong cuộc sống mới hiện nay Đọc thấy thêm yêu người thợ mỏ”.[73, 04]

Một số nhà văn có danh tiếng thời kỳ đó như: Bùi Huy Phồn và Tô

Hoài cũng đưa ra nhận xét: “Võ Huy Tâm có một vốn sống phong phú về thợ

mỏ nên nhiều đoạn trong “Những người thợ mỏ” đã cho độc giả thấy cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc và tác phong của công nhân mỏ”.[79, 03]

ô Hoài cho rằng tác phẩm “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm:

“Hay, biểu hiện được những vấn đề mới… Viết đề tài hiện đại là khó Võ Huy Tâm có thể tập trung vào vấn đề chống quan liêu và dân chủ hóa trong sản xuất, miễn là sự biểu hiện không làm sụp đổ cái hiện thực của vùng mỏ.[79, 03];

Trang 14

“Kỹ thuật tả người của Võ Huy Tâm trong “Những người thợ mỏ” (1961), rất Việt Nam, đưa ra là giới thiệu ngay nét chính diện, phản diện của nhân vật đó rồi không cần giữ cho lắt léo Đó là lối sáng tạo rất dân tộc Nó không đơn sơ như truyện cổ, cũng không bắt chước truyện mới”…[80, 03]

Nguyễn Đình Thi cũng đã đánh giá rằng: “Nhiều nhân vật như Nguồn,

Sa, tài Bảo v.v rất sống và đẹp Sức sống của cái thế giới nhân vật ấy tràn qua cả cái khung sơ sài và chật hẹp của cốt truyện và chủ đề tư tưởng mà Võ Huy Tâm định nêu ra”.[80, 04]

Nhưng bên cạnh những ý kiến khen ngợi, khẳng định của giới sáng tác và phê bình cũng có những ý kiến phê phán (khá nặng nề, do xuất phát từ sự phản ứng của Khu uỷ Hồng Quảng và một số người trong lãnh đạo tuyên huấn, báo chí ở Trung ương và địa phương) Đặc biệt trong Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ Việt Nam lần thứ III (1962) của đồng chí Trường Chinh có

tên: “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân,

phục vụ cách mạng tốt hơn nữa”: “Anh chị em công nhân làm mỏ rất hoan nghênh nhà văn thân thiết của vùng mỏ miêu tả đời sống và lao động sáng tạo của mình, miêu tả tình thương yêu giai cấp giữa những người thợ mỏ, nhưng rất nghiêm khắc phê phán nội dung thiếu tính đảng của tác phẩm Sự phê phán chính xác đó sẽ giúp cho tác giả sửa chữa lại tác phẩm và tiếp tục sáng tác tốt hơn, đồng thời cũng nhắc nhở những nhà phê bình của chúng ta cần coi trọng tính đảng trong phê bình”.[09, 15]

Những lời phê phán ấy lại xuất hiện trong một văn kiện quan trọng như vậy đã đem đến một “tai nạn nghề nghiệp” rất nghiêm trọng đối với tác giả Điều này khiến cho nhà văn công nhân Võ Huy Tâm hoang mang nên không thể viết tiếp được tập 2 ngay như trong dự định Phải chờ ngót mười năm sau ông mới có thể tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình

Trang 15

Phải đến những năm 80, sự nghiệp sáng tác của Võ Huy Tâm, trong đó

có tiểu thuyết Những người thợ mỏ mới được khẳng định trở lại Ở vị trí tác

giả, Võ Huy Tâm lại trở lại vị trí của người mở đầu và dẫn đầu đội ngũ các nhà văn Quảng ninh viết về sự nghiệp công nghiệp hoá vùng mỏ và về giai

cấp công nhân Xét về tác phẩm, thì Những người thợ mỏ xứng đáng là cuốn

tiểu thuyết lớn viết về người thợ mỏ Trong nhiều bài viết của giới phê bình -

Võ Huy Tâm và Những người thợ mỏ đều đã được khẳng định ở vị trí cao

trong thành tựu của văn học lúc bấy giờ Xin trích một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình sau:

Ý kiến của Song Thành: “Võ Huy Tâm, nhà văn xuất thân công nhân,

suốt hai mươi năm gắn bó với đề tài công nghiệp, kiên trì bám sát cuộc sống, lăn lộn với công nhân mỏ, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống lao động và cuộc sống riêng tư của họ, viết được những trang đầy nhiệt tình về giai cấp công nhân, đó là một phương hướng đúng đắn cần khẳng định, một quyết tâm đáng ca ngợi và nhiều anh em trẻ đang noi theo anh”.[74, 06]

Hoặc như nhận xét của Văn Trọng: “Nói đến những nhà văn của vùng

mỏ trước hết phải nói đến Võ Huy Tâm và tác phẩm “Vùng mỏ” của ông “Vùng mỏ” phản ánh phong trào đấu tranh bất khuất của thợ mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng mà tác giả của nó là người trong cuộc Sau tiểu thuyết “Vùng mỏ”, không lâu sau, nhà văn cho ra đời tiểu thuyết “Những người thợ mỏ” Như con tằm cần mẫn nhả tơ, và sức sáng tạo đáng khâm phục, Võ Huy Tâm cho ra mắt bạn đọc liên tiếp những tập tiểu thuyết “Đi lên đi”, “Vỉa than lớn”, “Rượu chát”.[82, 14]

Hay như đánh giá của nhà nghiên cứu, phê bình Phong Lê: “Cũng có

thể nói tất cả sáng tác của Võ Huy Tâm trong hành trình 50 năm qua là viết về những người thợ mỏ Quan sát gương mặt, hành trang, hoạt động bước đi của thế giới nhân vật của ông, ta có thể ít nhiều hình dung bước đi của đất

Trang 16

nước trên từng chặng đường gian lao, vất vả nhằm mục tiêu chung là giải phóng con người ra khỏi mọi tầng lớp áp bức, và ra khỏi sự nghèo đói lưu niên Mục tiêu ấy là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã từng bước được thực hiện trên miền Bắc từ buổi đầu những năm 60”.[41, 374]

Có thể thấy: Với sự tâm huyết và sự làm việc hết mình vì vùng mỏ, vì những người thợ mỏ thân yêu- Võ Huy Tâm đã trở thành một nhà văn tiêu biểu của Quảng Ninh với đề tài người thợ mỏ Ông xứng đáng được nhận những lời ngợi khen, ca ngợi của những người luôn yêu mến và trân trọng ông

Cùng với Võ Huy Tâm, ở Quảng Ninh có một đội ngũ các nhà văn thuộc các thế hệ kế tiếp với nhiều tên tuổi mới như: Tô Ngọc Hiến, Lý Biên Cương, Sỹ Hồng, Nguyễn Sơn Hà Bên cạnh đó là các tên tuổi đã trở nên quen thuộc đối với việc viết về đề tài người công nhân ở nhiều vùng đất khác như Huy Phương, Xuân Cang, Lê Minh, Nguyễn Thành Long, Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn Và chính họ cùng các tác phẩm của mình đã trở thành đối tượng khảo sát của một công trình nghiên cứu văn học khá nổi tiếng có

tên: Văn học về đề tài công nhân (gồm 2 tập, do Viện Văn học và Nxb Lao

động chủ trì và ấn hành vào năm 1983)

Từ năm 1986 cho đến nay, tiểu thuyết Quảng Ninh vẫn tiếp tục phát triển và hình ảnh người công nhân mỏ vẫn là hình ảnh trung tâm của nhiều cuốn tiểu thuyết mà tiêu biểu nhất phải kể đến đó là hai cuốn tiểu thuyết

Mảnh đời của Huệ (1993) và Huyết thống (2004) của Võ Khắc Nghiêm Ngay

sau khi ra đời, hai cuốn sách này đã thu hút được sự chú ý của người đọc, bởi nó đã đề cập đến một vấn đề mang tính thời đại: giai cấp công nhân (ở đây là công nhân mỏ) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Xin dẫn một số ý kiến, nhận xét như sau:

Trương Thiếu Huyền đã khẳng định: “Nhà văn Võ Khắc Nghiêm đủ

vốn liếng thể hiện vấn đề cao hơn Tâm tư người thợ, chính là tâm tư của giai cấp công nhân, tâm tư của thời đại”.[34, 05]

Trang 17

Hay khi nhận xét về nhà văn Võ Khắc Nghiêm, tác giả Văn Trọng cho

rằng: “Anh là nhà văn cần mẫn Sự hấp dẫn của văn anh có lẽ là ở tốc độ câu

chuyện Có người nói văn anh đầy ắp thông tin và đã đi vào lề báo chí…”

[82, 06]

Ma Văn Kháng cũng có những đánh giá quan trọng về một số sáng tác

của Võ Khắc Nghiêm như: “Thông qua “Huyết thống” một gia đình thợ mỏ,

Võ Khắc Nghiêm đã tung ra hàng chục nhân vật khá điển hình mà nhân vật nào cũng lấp lánh đầy ấn tượng Nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề gai góc dữ dội và khéo léo lý giải qua số phận thăng trầm của các nhân vật

Trước đây, nhiều trí thức đi vô sản hoá ở vùng mỏ, ngày nay quá trình phát triển ngành than trên con đường công nghiệp hiện đại đã nâng cao vị trí, tầm vóc của người thợ mỏ, thực chất là cuộc cách mạng trí thức hoá công nhân”.[56, 05] Tác giả Cao Thâm cũng có những nhận xét về nhà văn Võ

Khắc Nghiêm như: “Ông Nghiêm có bốn nhà, là hội viên của các Hội: Nhà

báo, Nhà văn, Nghệ sĩ sân khấu, Điện ảnh, trong các lĩnh vực sáng tác, lĩnh vực nào ông cũng viết nhiều, nhưng nhiều nhất là văn xuôi văn xuôi của Võ Khắc Nghiêm đầy ắp thông tin, cốt truyện ly kỳ…”[76, 09]

Tóm lại, qua việc khảo sát các bài viết và các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: đã có một số ý kiến nhận xét, đánh giá về những thành tựu cũng như một số hạn chế của các tác giả viết về đề tài người công nhân mỏ của các nhà văn Quảng Ninh nói chung và của ba tác giả tiêu biểu trên nói riêng Các bài viết trên đều nói rất đúng, rất trúng các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và một số khía cạnh nghệ thuật của các tác phẩm văn học này Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì đến nay vẫn chưa thấy có

một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về Nghệ thuật xây dựng hình

tượng người công nhân mỏ trong quá trình vận động và phát triển của nó

trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đối với các nhà tiểu thuyết của Quảng Ninh

Trang 18

Do đó, đây sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này với tính

chất như là một chuyên luận có tính chuyên biệt - nói về đặc điểm Nghệ thuật

xây dựng nhân vật người công nhân mỏ - một thành tựu tiêu biểu của tiểu

thuyết Quảng Ninh thời kỳ hiện đại

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện luận văn này chúng tôi nhằm các mục đích sau:

- Nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh qua một số tiểu thuyết tiêu biểu của ba tác giả: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm Qua đó, khẳng định những thành tựu nổi bật, những đóng góp về mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật của các cây bút tiểu thuyết Quảng Ninh này!

- Khẳng định việc xây dựng hình tượng người công nhân mỏ của các tác giả tiểu thuyết Quảng Ninh đã góp phần làm phong phú thêm hình tượng người công nhân trong văn học Việt Nam nói chung Đây cũng là một đóng góp quan trọng của các cây bút Quảng Ninh vào quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở mảng đề tài công nghiệp

- Tìm hiểu những nét đặc sắc trong sáng tác của ba nhà văn: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm trong sự bổ sung và tiếp sức cho nhau trên hành trình sáng tạo nghệ thuật về hình tượng người công nhân mỏ nói riêng, về giai cấp công nhân Việt Nam nói chung trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hình tượng người công nhân mỏ Quảng Ninh trong những tiểu thuyết tiêu biểu của ba tác giả: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà và Võ Khắc Nghiêm

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 19

Do số lượng tiểu thuyết Quảng Ninh khá dày dặn và do thời gian nghiên cứu hạn chế - nên chúng tôi chỉ khảo sát những tiểu thuyết tiêu biểu nhất của ba tác giả viết về người công nhân mỏ, đó là:

Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm

Những người thợ mỏ (1961) của Võ Huy Tâm Đi lên đi (1971) của Võ Huy Tâm

Vỉa than lớn (1983) của Võ Huy Tâm

Thời gian đang đi (1983) của Nguyễn Sơn Hà Mảnh đời của Huệ (1993) của Võ Khắc Nghiêm Huyết thống (2004) của Võ Khắc Nghiêm

Để có thể chỉ ra những đặc điểm riêng, những đóng góp riêng trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người công nhân mỏ của ba nhà văn trên chúng tôi đã đọc, tham khảo, nghiên cứu một số cuốn tiểu thuyết khác của các tác giả Quảng Ninh và của các địa phương trong toàn quốc về đề tài này (để đối chiếu, so sánh) như Nguyễn Dậu, Hà Minh Tuân, Huy Phương, Xuân Cang Ngoài ra, chúng tôi đọc, tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu lí luận để làm cơ sở lí thuyết của đề tài

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương

pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp lịch sử; phương pháp khảo sát

thống kê; phương pháp miêu tả; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp cấu trúc hệ thống

6 Đóng góp của luận văn

Tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh, qua một số tiểu thuyết tiêu biểu của ba tác giả: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm; chỉ ra những

Trang 20

đặc điểm riêng và đóng góp của mỗi tác giả; qua đó khẳng định thành tựu của một vùng đề tài về công nghiệp và người công nhân mỏ trong văn học Việt Nam hiện đại

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết và vài nét về hình

tượng nhân vật người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tâm lý và tính cách nhân vật Chương 3: Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 21

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ

VÀI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT QUẢNG NINH

1.1 Khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến việc con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện ngôn ngữ Đó có thể là những nhân vật có tên, có tuổi, hoặc là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng Ngoài ra còn có những nhân vật là những con vật (thường thấy trong các truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh ma quỷ) Nhân vật được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, đó có thể là những con người được tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử (như trong các tác phẩm tự sự, kịch); đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật; hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý nghĩ, cách nhìn nhận cuộc sống và con người (như nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình )

Có thể thấy, trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản của văn học để qua đó con người và muôn loài được miêu tả một cách hình tượng Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra Ví dụ: như tên riêng; tiếp theo là các dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm hoàn cảnh riêng tư (như

nhân vật chàng mồ côi, dì ghẻ, con chồng ); cụ thể hơn là các đặc điểm về

Trang 22

tính cách (như gã tư sản học làm sang hay thằng đạo đức giả ) Những đặc

điểm ấy thường được đúc kết thành công thức khi giới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học

Khác với nhân vật trong hội hoạ, điêu khắc, nhân vật văn học thường bộc lộ tính cách trong "hành động" và được biểu đạt bằng ngôn ngữ Qua ngôn ngữ trần thuật, kể và tả của của tác giả, và qua ngôn ngữ của nhân vật gồm độc thoại và đối thoại mà hiện thực đời sống trong sự phong phú muôn vẻ của nó được hiện lên như thật, khiến cho người đọc có thể hình dung đến

như sờ mó được Chính vì vậy mà nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là

nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [15, 645]

Tóm lại, có thể nói rằng, nhân vật văn học chính là hình ảnh con người được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ trong tác phẩm Và nội dung của văn học nằm trong sự thể hiện hoạt động của nhân vật đó

1.1.1 Chức năng nhân vật

Như đã biết, chức năng nhân vật là: khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao kỳ vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những con người cá nhân, hay cả một cộng đồng xã hội nhất định và các quan niệm của tác giả về các thế giới nhân vật đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm của nhà văn (hoặc cả xã hội) về chúng

Vậy tính cách là gì? Đó chính là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính xã hội lịch sử

Trong thời đại cổ xưa, khi nhiệm vụ của con người là chinh phục tự nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm, thì xuất hiện các nhân vật thần thoại hoặc các nhân vật anh hùng mang tầm cỡ địa

Trang 23

phương hay quốc gia Tương ứng với xã hội phân hóa giai cấp trên cơ sở chế độ tư hữu, nhân vật văn học là khái quát các tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác, người thiện, v.v có ý nghĩa xác định những chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội giữa người với người

Nếu như nhân vật trong các tác phẩm dân gian nói chung (do đặc điểm truyền miệng) thường mang tính cô đọng, đơn giản (mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững) thì nhân vật trong văn học viết, ngay từ đầu đã có khả năng khái quát tính cách một cách đầy đặn, nhiều mặt, chi tiết Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách phổ biến sâu xa sẽ là những nhân vật điển hình

Nhưng nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là tính cách xã hội lịch sử và đời sống xã hội gắn liền với nó, mà còn là quan điểm về tính cách và các tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện, do vậy: nhân vật - đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học; là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người, và các quan niệm về con người

Tóm lại: nhân vật trong văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc

tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật

1.1.2 Phân loại nhân vật

Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, những nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét về mặt nội dung cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng được lặp lại, tạo thành các loại nhân vật Để chiếm lĩnh thế giới văn học đa dạng, cần tìm hiểu phương diện loại hình của chúng

Xét về quan hệ nội dung, ý nghĩa, vai trò nhân vật trong văn học có các

loại: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; xét về phương diện hệ

tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật lại có thể chia ra làm loại

Trang 24

nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (còn

gọi là nhân vật tiêu cực) Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản

diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình

thành trên cơ sở sự đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng Nhân vật chính

diện và phản diện là những phạm trù lịch sử Nhân vật chính diện mang lý

tưởng, quan điểm tư tưởng tốt đẹp của tác giả và của thời đại Đó là những con người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương cao đẹp của con người một thời Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án và phủ định Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng nhau như nước với lửa

Nhân vật chính diện thời nào cũng tập trung thể hiện lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại ấy

Là một hiện tượng lịch sử, nhân vật chính diện cũng có hình thái lịch sử của nó Trong văn học cổ đại, trung đại, trong văn học cổ điển chủ nghĩa, văn học lãng mạn, văn học khai sáng, nhân vật chính diện đều là nhân vật lý tưởng hoặc ít nhiều đều mang tính chất lý tưởng! Còn trong văn học hiện thực nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và phản diện Sự tách bạch thuần tuý thường chỉ thấy trong văn học cổ và văn học trung đại Còn trong văn

học cận hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết, theo M.Bakhtin: “Một trong những

đề tài cơ bản có tính nội tại của tiểu thuyết chính là đề tài nhân vật không tương hợp với số phận và vị thế của nó Con người hoặc cao lớn hơn thân phận mình, hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình Nó không thể hoàn toàn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một địa chủ, một lái buôn, một vị hôn phu, một kẻ cả ghen, một người cha, v.v…”.[05, 80] Khi nhân vật thuộc một phạm trù nào đó,

chủ yếu là xét khuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó, chứ không thể phân loại một cách cứng nhắc như cách phân loại trên

Trang 25

Còn nếu xét về phương diện cấu trúc, trong văn học có các kiểu nhân

vật như sau: nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật

tính cách và nhân vật tư tưởng

Tóm lại, các nhân vật trong tác phẩm văn học thường rất phong phú và đa dạng nhằm thể hiện được một cách sâu sắc nhất bức tranh về đời sống Con người là trung tâm của cuộc sống thì nhân vật là trung tâm của tiểu thuyết Các vấn đề của cuộc sống được phản ánh qua thế giới nhân vật, hay nói cách khác, chức năng của văn học là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao, kỳ vọng của con người Vì vậy, các vấn đề của cuộc sống đều được thể hiện qua thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

1.2 Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết

1.2.1 Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại văn học nằm trong phương thức tự sự Có khá nhiều cách định nghĩa về tiểu thuyết bởi nó là một thể loại hết sức đa dạng, luôn vận động và phát triển

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2004) tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự

cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”.[24, 328]

Từ cách giải thích trên, có thể chỉ ra các đặc điểm của tiểu thuyết như

sau: Đó là, cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư; nó tái hiện cuộc sống, miêu tả

cuộc sống như một thực tại cùng thời; nó hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố

ngổn ngang bề bộn của cuộc đời (bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ)

Trang 26

Nhân vật trong tiểu thuyết là "con người nếm trải", “con người tư

duy”, chịu mọi khổ đau dằn vặt của cuộc đời

Thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách

nhân vật mà còn là sự đi sâu miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, môi trường

Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và của

anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái nội dung trần thuật hiện tại đương

thời của người trần thuật

Trong Lý luận văn học do Phương Lựu và Trần Đình Sử chủ biên

(Nhà xuất bản Giáo dục - 2003), có mục nói về tiểu thuyết và cho rằng:

“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại”.[44, 387]

Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hoá

Thông tin năm 2003) đã viết: “Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi

đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú”.[62, 14]

Theo nhà nghiên cứu G.N.Pôspêlốp, tiểu thuyết là: “thể tài có cốt

truyện quy mô lớn, chủ đề đời tư và chủ yếu viết bằng văn xuôi”.[61, 402]

Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác Sức phản ánh và biểu hiện của tiểu thuyết là rộng lớn, đa chiều Chính vì có khả năng tổng hợp cho nên tiểu thuyết luôn vận động và không đứng yên M.Bakhtin - nhà

Trang 27

nghiên cứu Xô - viết cho tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và

chưa xong xuôi".[05, 23]

1.2.2 Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết

Khẳng định về vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết, M.Bakhtin viết:

“Sự thay đổi định hướng trong thời gian và thay đổi khu vực xây dựng hình tượng không bộc lộ ở đâu sâu sắc và cơ bản bằng ở việc xây dựng lại hình

tượng con người trong văn học”.[05, 74]

Vũ Bằng quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết là “một nhân vật sống,

là một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như thấy nhìn vào ta vậy”.[06, 73]

Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết

tiểu thuyết, theo tôi, là miêu tả những con người và tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề thông qua nhân vật xuất phát từ nhân vật, hơn là từ sự việc”.[77, 169]

Như vậy, nhân vật là linh hồn, là yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học, là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán), nhân vật văn học là:

"đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống”.[24, 235] Hoặc trong cuốn Lí luận văn học (Phương

Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam), 2003: “Nói cách khác, nhân vật là

phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về con người" [44, 279]

"Là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy" [27, 1254] Từ các quan niệm trên, ta

Trang 28

nhận thấy: "Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất

nhiều vào việc xây dựng nhân vật".[12, 73]

Trong tiểu thuyết, con người được hiện lên phong phú nhất, đa dạng

nhất “vì đó là hình thức cơ bản nhất để qua đó tiểu thuyết mô tả thế giới một

cách hình tượng".[26, 188]

Tóm lại, có thể thấy, tiểu thuyết phản ánh hiện thực cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật Ở tiểu thuyết, con người được khám phá phong phú, toàn diện nhất trong tất cả các mối quan hệ xã hội Muốn có sức sống lâu bền thì người viết phải dựng được những chân dung nhân vật vừa sinh động, vừa có ý nghĩa khái quát, điển hình Do vậy, nhà văn thường xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết bằng sự miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, hành động

Nhân vật trong tiểu thuyết có những đặc điểm cơ bản Trước hết nhân vật được xây dựng bằng những chi tiết Nhà văn xây dựng chi tiết nhằm bộc lộ rõ tính cách của nhân vật đó Tiểu thuyết vận dụng những chi tiết để khắc hoạ về chân dung, tâm lý và tính cách của nhân vật Đối thoại hoặc độc thoại nội tâm cũng là cách nhà văn thể hiện chủ đề của tác phẩm Nói tới nhân vật trong tiểu thuyết, không thể không nhắc tới những xung đột và các sự kiện Nhân vật trong tiểu thuyết bao giờ cũng phản ánh một quan niệm nào đó của nhà văn về cuộc đời Mặt khác, qua những nhân vật đó, nhà văn còn bộc lộ những khát khao thầm kín về cuộc đời và con người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Vì thế, nhân vật trong tiểu thuyết thường mang tính khái quát sâu sắc

Có thể khẳng định rằng: nhân vật là thành quả cuối cùng của nghệ thuật tiểu thuyết, là yếu tố cơ bản then chốt của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối tính độc đáo và dẫn đến thành công của tác phẩm

Trang 29

1.3 Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ và sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay

1.3.1 Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ Quảng Ninh

Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho ta biết:

"Lợi về hầm mỏ phần nhiều ở Tuyên, Hưng, Thái, Lạng Vàng, bạc, đồng, thiếc thật là vô tận; chi dùng trong nước sở dĩ được đầy đủ là do thuế của các mỏ không thiếu".[19, 13] Nghĩa là nghề khai thác mỏ đã có từ lâu ở Việt

Nam, và có lúc thuế khai mỏ đã góp phần làm cho ngân sách quốc gia khá dồi dào Nhưng đến triều Nguyễn, nhất là thời Tự - Đức thì việc khai thác mỏ không còn được như xưa nữa Theo thống kê trên cả nước đã từng có 150 nơi khai mỏ, nhiều nơi đã bỏ hoang, trừ việc khai thác mỏ than còn thịnh Bản thân vua Tự Đức cũng cho rằng cần phải đẩy mạnh việc khai mỏ và cũng có lúc vua khuyến khích việc khai thác mỏ Nhưng với bao nhiêu lực lượng thủ cựu trong triều đình cùng với tình trạng thiếu vốn đã làm cho tình hình khai mỏ giữa thế kỷ XIX còn kém hơn cả thời hậu Lê vài trăm năm trước đó

Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã đánh giá về ngành khai mỏ thời

Nguyễn như sau: “Mỏ dễ khai như mỏ Cái Bầu, Cẩm Phả mà triều đình chỉ

biết cho tư nhân Hoa kiều thầu, rồi cuối cùng lại định cho một Công ty của Lý Hồng Chương khai thác (sau lưng Lý Hồng Chương là vốn của Anh) Trong nghề khai mỏ này, có tư nhân mướn đến làm, trả tiền công, mà cũng có nhiều tù trưởng bắt dân trong vùng làm như làm sưu Nơi có nhiều thợ mỏ nhất là tỉnh Quảng Yên với mỏ than lộ thiên Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có nhiều mỏ được khai thác trước đó, nhưng triều Nguyễn cấm khai, sợ động “long mạch" của giòng dõi Triều đình Tự Đức lại chật vật quá với nhiều cuộc khởi nghĩa, nên cấm buôn bán sắt tự do Buôn bán đồ sắt không tự do, thật khó cho các công nghiệp khác phát triển lên được”.[19, 13]

Trang 30

Như vậy, nghề khai mỏ đã được xuất hiện từ thời hậu Lê, song dưới chế độ phong kiến và đặc biệt ở thời kỳ nhà Nguyễn, nghề mỏ ở nước ta vẫn chưa được phát triển, mới ở trong tình trạng manh mún, lạc hậu

Khu mỏ than Quảng Ninh, là miền “vàng đen” có trữ lượng than lớn nhất luôn chiếm một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự của nước ta Nên từ lâu các nước tư bản và đế quốc như Anh, Đức, Mĩ, Pháp và phong kiến Trung Quốc luôn nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt mỏ vàng đen ấy Than là một loại nguyên liệu rất quan trọng phục vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp, nhất là đối với các nước tư bản Với nước Pháp thì thứ nguyên liệu này càng trở nên khan hiếm và bức xúc hơn khi vùng mỏ than lớn nhất của Pháp là An-dát đã bị mất vào tay người Đức trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) Ngành công nghiệp Pháp rơi vào tình trạng thiếu than trầm trọng Vì vậy, sau Hiệp ước kí với triều đình nhà Nguyễn năm 1874, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn cho chúng được cử các đoàn đi thăm dò trữ lượng than ở một số khu vực có tiềm năng lớn ở nước ta

Đến năm 1881, một đoàn thăm dò của thực dân Pháp do Phuy-xơ (Fuchs) kĩ sư trưởng ngành khai thác mỏ dẫn đầu sang thăm dò than ở Hòn

Gai Và ý đồ xâm chiếm vùng mỏ Quảng Ninh của thực dân Pháp khá rõ ràng Tên Khâm sứ Pháp Rayna, lúc đó đang ở Huế đã tỏ rõ âm mưu cướp đoạt

vùng mỏ này như sau: “Dù sao đi nữa, chúng ta phải chớp lấy cơ hội cuối

cùng để làm chủ mỏ than, không để mất thời gian Chắc là trong một tháng hay sáu tuần thì mỏ than Hòn Gai đã bị giao cho Trung Quốc”.[81, 11]

Nhưng rồi cũng phải chờ đến khi Pôn Đu-me làm Toàn quyền ở Đông Dương (từ năm 1897) thì thực dân Pháp mới tiến hành khai thác than có hệ thống, và lúc này tầng lớp vô sản công nghiệp Việt Nam mới thực sự bắt đầu xuất hiện trong xã hội thuộc địa ở Việt Nam

Trang 31

Trong số các ngành công nghiệp nặng, thực dân Pháp chủ trương đẩy mạnh khai thác mỏ Vào thời điểm Hăng-ri Ri-vi-e-rơ chiếm Hạ Long, thì việc đầu tiên của bọn thực dân Pháp lúc này là chiếm ngay vùng mỏ Quảng Ninh

Bởi như chúng ta đã biết trong các ngành công nghiệp dưới thời thuộc Pháp thì ngành khai mỏ luôn có vị trí quan trọng nhất (Riêng Công ty mỏ than Bắc Kỳ hàng năm đã sản xuất được 280.000 tấn ở mỏ than Hồng - Gai, 20.000 tấn ở mỏ Cái - Bầu và tổng sản lượng than năm 1913 chúng lấy được là 500.000 tấn)

Còn về số lượng công nhân thì chỉ tính ở các Công ty Pháp khai thác mỏ than Bắc Kỳ (gọi tắt là SFCT thành lập ngày 24/4/1888) đã có tới 3000 công nhân Đây chính là cơ sở công nghiệp có qui mô lớn nhất và thành lập sớm nhất ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Giai cấp công nhân mỏ ở Hồng Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê xuất hiện vào loại sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương Những người công nhân mỏ, hầu hết xuất thân từ nông dân, chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (chiếm tới 80% trong số thợ mỏ) Những người còn lại là nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và một bộ phận không nhỏ nông dân ở vùng Đông Bắc, trong đó có Quảng Ninh

Dưới chế độ cũ, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ, đói rách, lầm than, người nông dân phải chịu cảnh mất mùa vì thiên tai, vì các chế độ bóc lột hà khắc của bọn thực dân phong kiến nên họ phải làm thuê làm mướn khắp nơi Tên thanh tra ngành mỏ của Pháp là Đê-rut-xô (Derousseaux) đã từng tiết lộ âm mưu bần cùng hoá người nông dân, đẩy họ vào cảnh phải bỏ

làng, bỏ quê hương đi làm thuê cho các mỏ của thực dân Pháp: “Có một sự

thật không chối cãi được, và một tâm lý không thể thay đổi được là bọn nhà quê chỉ chịu đi làm việc ngoài làng họ khi nào họ đang chết đói, cho nên phải

Trang 32

đi đến một kết luận kì dị là, để cho chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay về việc chiêu mộ nhân công thì phải làm sao cho nông thôn nghèo mạt… phải đánh sụt giá nông sản”.[19, 115] Đây là một phần trong Bản báo cáo bí mật của Đê-rut-xô gửi cho Toàn quyền Đông Dương Tên thanh tra

thực dân này quả đã rất thành thực khi bộc lộ chủ trương dã man của chính quyền thuộc địa đối với người bản xứ ở Việt Nam Bởi theo y thì phải bần

cùng hóa nông thôn, phải đánh thuế đất cao, thuế thân nặng, giá nông sản bị đánh xuống thật thấp và ngược lại giá hàng công nghiệp lại phải thật cao thì

mới đẩy người nông dân vào chỗ phải bỏ làng, bỏ nhà, bỏ cửa để đi làm thuê trong các hầm mỏ một cách rẻ mạt cho chúng

Và khi sức lao động đã trở thành thứ hàng hóa rẻ mạt thì chúng lại tiếp tục

dùng mọi mánh khóe đẩy người lao động vào sự cùng cực của đói khát Có nhiều người bị lừa gạt, trước khi bị chúng đưa đến nơi lao động nặng nhọc, họ đã

“thất vọng nhảy bổ xuống đất lúc ô tô hay xe lửa đang chạy”.[19, 121]

Có thể thấy người công nhân mỏ chính là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân trong chế độ thuộc địa, họ chịu sự áp bức bóc lột hết sức nặng nề của thực dân Pháp (ở đây cụ thể là các chủ mỏ thời Pháp) Bên cạnh đó chúng còn dùng chính sách thâm độc là “dùng người Việt hại người Việt”, “chia để trị” vốn là đặc trưng rõ nhất trong chính sách thống trị của thực dân ở khu mỏ Ở nơi hầm mỏ chúng chia công nhân thành từng nhóm sống theo quê như: lán Thanh, lán Nghệ của những công nhân quê ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, lán Sàng là nơi ở của những người làm nhà sàng, lán Khách là nơi ở của thợ người Hoa Sự phân chia như vậy là một thủ đoạn thâm độc nhằm gây xích mích chia rẽ, làm suy yếu tình đoàn kết của đội ngũ công nhân

Chúng còn cố tình đầu độc người công nhân bằng những tệ nạn: nhà chứa, sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện và rượu chè

Trang 33

Đến 1895, trên các mỏ ở Hồng-Gai có lúc có đến 4000 công nhân (dưới quyền điều khiển của chừng 50 người Pháp) Đời sống của người công

nhân mỏ vô cùng cực khổ, họ phải làm việc một cách cật lực “mỗi cu-ly phải

đi, về và làm việc 13 tiếng mỗi ngày” [18, 123], và với đồng lương chết đói

Không những thế chúng còn bắt hàng trăm phu đi Nu-ven Ca-lê-đo-ni (Nouvelle Calêdonie) để làm mỏ; đặc biệt là những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chúng đã bắt hàng ngàn người sang Tân Đảo làm phu

Những người bị Pháp bắt đi làm mộ phu lúc đó đã có thư kháng nghị (bức thư ngày 19/11/1897 - được viết bằng chữ Quốc ngữ) như sau:

“Chúng tôi là người mộ, là người xi-vin không phải là người tội người tù, mà chúng tôi cũng như người tội người tù vậy, cực lắm lắm, chịu không nổi, làm thì nhiều, ăn thì ít mà chúng tôi ở mỏ không có ai giúp đỡ, trên thì trời, dưới thì đất, núi mà thôi; khốn nạn lắm, nước thì độc nặng lắm; chúng tôi mới qua đặng một năm mà thôi mà phải chết hơn 30, 40 người rồi, mà một tí thì phải bị phạt đánh đá, đoạn phạt tiền, nên chúng tôi không có một đồng tiền nào nắm tay".[19, 43]

Đó là thư tịch vào loại cũ nhất của những người thợ mỏ Việt Nam, nó đã bộc lộ một sự uất hận vô biên của số đồng bào ta bị bọn thực dân lừa gạt đem bán đi làm phu mỏ ở tận phương trời xa thẳm

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã góp phần quan trọng làm phân hoá sâu sắc xã hội Việt Nam thời bấy giờ, nó tạo điều kiện cho tầng lớp công nhân ra đời bên cạnh tầng lớp nông dân đã có từ ngàn xưa

Thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tài nguyên của đất nước ta Sau khi chiếm được vùng mỏ, ở hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh, thực dân Pháp đã xiết chặt bộ máy thống trị của chúng Chúng lập ra các chủ mỏ, mỗi chủ mỏ biến vùng mỏ thành một thế giới riêng, mỗi tên độc chiếm một khu Mọi quyền uy đều tập trung trong tay chủ mỏ Công nhân lao động trong các mỏ

Trang 34

than thực chất chỉ là bầy nô lệ Trong cuốn Trên đường cái quan, tác giả Doogiơlet viết: “Khi tôi đi thăm mỏ, tôi thấy các tầng mỏ lúc nhúc công

nhân Những sinh vật mặc quần áo tả tơi Họ cuốc, với hai tay gầy còm Cũng có nhiều đàn bà, miệng nhai trầu đỏ như trào máu họng Đằng sau những xe goòng nhỏ, những đứa trẻ trạc mười tuổi còng lưng đẩy thân hình bé tí khô khan, mặt mệt nhọc như kiệt quệ, than bụi bám đen ngòm”.[19, 126]

Ở khu mỏ, bọn tư bản chủ mỏ Pháp tiến hành khai thác than với qui mô lớn, đội ngũ công nhân mỏ ngày càng đông hơn, đồng thời họ cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn vì thế họ đã vùng lên đấu tranh chống chủ mỏ một cách tự phát

Chỉ tính từ năm 1902 đến 1922 đã có 12 cuộc đấu tranh tiêu biểu, nhưng chưa có người lãnh đạo và tổ chức nên các cuộc đấu tranh đó chủ yếu là mang tính phản kháng, trả thù cá nhân nên đều bị thất bại, bị dìm trong cảnh chết chóc đau thương

Phải đến khi có Đảng lãnh đạo, và trên cơ sở giác ngộ cách mạng, giai cấp công nhân mỏ ở Việt Nam có những cuộc đấu tranh long trời lở đất, đặc biệt là vào những năm từ 1936 đến 1945 buộc bọn tư bản và chủ mỏ phải nhượng bộ, phải cải thiện điều kiện ăn ở và tăng lương cho công nhân Và cuối cùng khu mỏ được giải phóng vào ngày 25/04/1955 Thực dân Pháp đã phải rút khỏi khu mỏ và trả lại quyền làm chủ cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

Sau Hiệp định Giơneve về Đông Dương năm 1954, miền Bắc được giải phóng - Vùng mỏ bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ củng cố miền Bắc, làm hậu thuẫn cho miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà Từ 1960, sau Đại hội Đảng lần thứ III công bố Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Vùng mỏ bước vào một sự nghiệp xây dựng mới -

Trang 35

Xây dựng chủ nghĩa xã hội, với nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hóa Vai trò của giai cấp công nhân đã hoàn toàn thay đổi (trong đó có những người công nhân mỏ), họ đã trở thành nhân vật trung tâm, đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng Cũng kể từ đây, văn học viết về giai cấp công nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Một đội ngũ nhà văn khá đông đảo chuyên viết về giai cấp công nhân sinh ra từ đất mỏ hoặc đến với đất mỏ được hình thành và ngày càng lớn mạnh

1.3.2 Sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay

Mặc dù giai cấp công nhân ở nước ta đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhưng cũng phải đến những năm 30 của thế kỷ XX thì trong đời sống và văn học nước nhà, hình ảnh những người công nhân (trong các khu đồn điền, trong các khu mỏ của bọn thực dân phong kiến) mới được xuất hiện Đó là hình ảnh một người cu ly, một chị phu mỏ, một người làm công, hay một vài hình ảnh thấp thoáng của những người nông dân phải bỏ làng, bỏ quê đi làm đồn điền cao su, cà phê trong các tác phẩm của Lan Khai, Nguyên Hồng, Nam Cao Song còn phải chờ đến những năm 50 của thế kỷ XX thì mới xuất hiện những tác phẩm văn học có quy mô với những nhân vật chính, trung tâm là người công nhân cùng các vấn đề của giai

cấp công nhân, tiêu biểu là tác phẩm Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm Tiếp

đó, vào mở đầu những năm 60, với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước yêu cầu viết về giai cấp công nhân mới thực sự trở thành một vấn đề lớn, một chủ đề quan trọng trong đời sống văn học nước nhà Thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt các nhà văn viết về người công nhân, về sự nghiệp xây dựng và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Các

Trang 36

tác phẩm viết về đề tài này lần lượt ra đời, góp một tiếng nói quan trọng trong đời sống văn học nước nhà, và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn học Việt Nam hiện đại Có thể kể tên một loạt các tác phẩm viết về đề tài

này như: Những người thợ mỏ (1961) của Võ Huy Tâm; Suối gang (1960),

Lên cao (1962) của Xuân Cang; Tầm sáng (1963), Những ngôi sao đỏ (1964)

của Huy Phương; Ánh đèn trong lò (1959), Mở hầm (1961) của Nguyễn Dậu;

Vào đời (1962) của Hà Minh Tuân; Chuyện nhà chuyện xưởng (1962) của

Nguyễn Thành Long; Mẻ gang đầu (1964) của Lê Minh Như vậy, có thể

nói, hình tượng người công nhân mỏ như một bộ phận và là một thành tựu quan trọng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là sản phẩm của sự nghiệp công nghiệp hoá đã được khẳng định từ nửa đầu những năm 60 thế kỷ XX

Đặc biệt từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX, trước những sự kiện lớn lao của dân tộc: Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, củng cố và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam Bắc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì mảng đề tài viết về công nhân cùng các vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới phương thức quản lý kinh tế, đổi mới và hiện đại hoá khoa học công nghệ càng được chú ý trong quá trình sáng tác của một thế hệ viết mới như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Phương, Nhật Tuấn, Nguyễn Khắc Phê, Tô Hải Vân, Tùng Điển, Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Nguyên Bình, Nguyễn Sơn Hà Tiếp đến là Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Huệ, Dương Hướng, Nam Ninh, Phan Thanh

Ở các nhà văn này thể hiện rõ vốn sống, khát vọng phản ánh hiện thực cháy bỏng, sự am hiểu sâu sắc về xã hội, về vùng mỏ, về đấu tranh cách mạng, về khả năng phân tích lí giải các “vấn đề” cả về tri thức chuyên môn, và các vấn đề đã thuộc về đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong các thời kỳ lịch sử Từ đó đã hình thành nên đội ngũ viết văn đông đảo,

Trang 37

hùng hậu, tạo nên sự kế tục trưởng thành của đội ngũ trong việc khắc họa hình ảnh người công nhân mỏ trong tiến trình vận động đi lên của lịch sử

Có thể thấy rằng: Quảng Ninh - một vùng đất rộng lớn, có một vị trí đặc biệt quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị xã hội của cả nước, nơi có số lượng nhiều nhất các hầm mỏ và công nhân so với cả nước Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh có một đội ngũ các nhà văn viết về đề tài người công nhân mỏ nhiều nhất Đặc biệt là trong đó có những người xuất thân từ giai cấp công nhân mỏ, hoặc được sinh ra, gắn bó máu thịt với vùng mỏ Chính vì vậy, các tác phẩm văn học của Quảng Ninh viết về vùng mỏ, viết về người công nhân mỏ xuất hiện khá nhiều trong các giai đoạn văn học, nhất là từ sau

1975 đến nay Trong đó, có thể kể: Hãy cho tôi sống lại (1988) của Tô Ngọc Hiến; Trái chua (1996), Miền thương nhớ (1997), Bước chân xa vắng (1990),

Trái tim dưới một mái nhà (1998), Thành phố thời mở cửa của Sỹ Hồng; Một kiếp đàn ông (1991) của Lý Biên Cương; Dưới chín tầng trời (2007) của

Dương Hướng; Chiều tà (2006) Vàng đen lấp lóa (2009) của Bùi Văn Phúc

Các tác phẩm trên đã phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống lao động đầy vất vả, hy sinh và cũng đầy sự sáng tạo vinh quang của những người công nhân trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Trong số các nhà văn viết về đề tài người công nhân mỏ của Quảng Ninh, chúng tôi thấy nổi bật lên ba nhà văn: Võ Huy Tâm, người anh cả, một nhà văn xuôi xuất thân từ người công nhân mỏ, với những tác phẩm nổi tiếng một thời và đến nay vẫn còn được nhắc đến

với một tình cảm đầy sự yêu mến và đáng kính trọng như: Vùng mỏ (1952),

Những người thợ mỏ (1961), Đi lên đi (1971), Vỉa than lớn (1983) Nhà văn

Nguyễn Sơn Hà với các tác phẩm: Thời gian đang đi (1983), Dưới chân núi

Đục (1987) và nhà văn Võ Khắc Nghiêm với hai trong số các tiểu thuyết tiêu

biểu là: Mảnh đời của Huệ (1993) và Huyết thống (2004)

Trang 38

Trong các tác phẩm của ba nhà văn này, người đọc nhận thấy khá rõ nét hình tượng người công nhân mỏ trên đất Quảng Ninh với những đường nét thật cụ thể và sinh động Các thế hệ người công nhân mỏ từ thời kì kháng chiến chống Pháp với cảnh sống lầm than, cơ cực nhưng có tinh thần cách mạng quật cường, xứng đáng với giai cấp tiên phong của dân tộc Việt Nam; qua thời kì chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội với những người công nhân cần cù, chịu khó lao động hết mình, thông minh sáng tạo, sản xuất ra hàng triệu tấn vàng đen cho Tổ quốc mà vẫn luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu, hy sinh để bảo vệ vùng mỏ thân yêu; đến thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bao thuận lợi, bao thử thách của xã hội, thời đại đã khiến người công nhân mỏ phải tự nhìn lại chính mình, phải phấn đấu, phải tự đổi mới để vươn lên trở thành những người công nhân có trí thức, có kỹ thuật đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, của đất nước để luôn xứng đáng với vai trò là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Có thể nói, hình tượng người công nhân mỏ đã được các nhà tiểu thuyết ở Quảng Ninh xây dựng một cách thành công, để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc như là một giá trị độc đáo của văn học Quảng Ninh đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại

Trước khi tìm hiểu những đặc điểm của hình tượng người công nhân mỏ trong sáng tác của ba nhà văn tiêu biểu của Quảng Ninh, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về tiểu sử của ba nhà văn trên

1.4 Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của ba nhà văn: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm

1.4.1 Nhà văn Võ Huy Tâm

Võ Huy Tâm sinh ngày 28/12/1926, quê ở thôn Đông, xã Gia Hòa, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định Nhà văn còn có những bút danh khác như: Hà Tuyến, Anh Tuấn, Phu Mỏ Ông mất ngày 21/10/1996 tại Quảng

Trang 39

Ninh Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957)

Võ Huy Tâm sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, không có ruộng đất nên các chị em của ông lần lượt bỏ quê hương ra tỉnh làm thuê, làm thợ kiếm sống

Sớm phải lao động vất vả để kiếm sống nên ông ít được học Từ 1941 - 1942, ông làm thợ mỏ ở mỏ than Uông Bí; năm 1945 ông tham gia hoạt động trong tổ chức Công nhân cứu quốc và trong nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác do Đảng tổ chức, chuyên hoạt động trong phong trào thợ thuyền Sau Cách mạng tháng Tám, ông lần lượt làm các công việc: công nhân, cán bộ công đoàn, cán bộ Đảng (ở Bắc Giang) Cuối 1948 - 1949, ông được cử xuống Hồng Gai, Cẩm Phả và hoạt động trong vùng địch Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông vừa làm thợ, vừa tham gia công tác công đoàn, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn chủ mỏ

Ông là người say mê sáng tác, lúc đầu là viết ca dao, hò vè, tự in thạch, phát cho công nhân để giác ngộ họ Cũng từ thực tiễn đấu tranh sôi nổi trong mấy năm 1948 - 1950 đã tạo điều kiện thuận lợi để ông viết cuốn tiểu thuyết

Vùng mỏ (1952), một trong những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu viết về người

công nhân, về cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp Lần đầu tiên người công nhân mỏ đã trở thành nhân vật trung tâm của văn học Tác giả đã thành công trong việc phản ánh những phẩm chất, tính cách cao đẹp, những hành động dũng cảm và tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của những người thợ mỏ trong một bối cảnh đặc biệt: vùng than Hòn Gai đang bị giặc tạm chiếm!

Sau đó Võ Huy Tâm lên Việt Bắc, công tác trong Tổng liên đoàn lao

động Việt Nam Từ cuối năm 1951, làm việc ở Sở Vận tải và báo Công đoàn

Trang 40

Vận tải Sau đó, chuyển về làm việc ở mỏ Làng Cẩm, mỏ Phấn Mễ - Thái

Nguyên, hoạt động sáng tác văn học

Sau khi hòa bình lập lại, Võ Huy Tâm chuyển về Hà Nội, công tác ở cơ quan Hội Nhà văn (từ năm 1959 đến 1966) Ông là một trong những người đảm nhiệm công tác đào tạo những người viết văn trẻ của Hội Từ 1967 -

1975, ông công tác tại tuần báo Văn nghệ cho đến khi nghỉ hưu thì trở về sống

ở Quảng Ninh cho đến khi mất

Trong suốt cuộc đời làm công nhân, hoạt động cách mạng, làm công tác văn học nghệ thuật - nhà văn thợ mỏ Võ Huy Tâm đã như có duyên nợ sâu sắc với hình tượng người công nhân mỏ Ông đã sáng tác hàng chục tác phẩm (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, trường ca ), và trong đó có những tác phẩm có giá trị cao (về nội dung và nghệ thuật), viết về hình tượng người

công nhân mỏ Xin được nêu tên một số tác phẩm của ông: Vùng mỏ (tiểu thuyết, 1952); Kể chuyện mỏ thời Tây (trường ca, 1956); Chiếc cán búa (truyện ngắn, 1958); Ngõ ngang xóm thợ (truyện vừa, 1960); Những người

thợ mỏ Tập 1 (tiểu thuyết, 1961); Đi lên đi (tiểu thuyết 1971); Gánh chèo mảnh (truyện ngắn, 1974); Măng bão (truyện cho thiếu nhi, 1980); Trăng bão

(truyện, 1980); Rượu chát (tiểu thuyết, 1981); Vỉa than lớn (tiểu thuyết, 1983); Hòn gạch chịu lửa (truyện ngắn, 1984); Hạt trai (truyện, 1987)

Với những cống hiến to lớn của mình, nhà văn Võ Huy Tâm đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001

1.4.2 Nhà văn Nguyễn Sơn Hà

Tên khai sinh của nhà văn cũng chính là bút danh của ông Ông sinh ngày 22/12/1939 tại xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Ông tốt nghiệp kỹ sư ngành phát dẫn điện Cán bộ biên tập văn học của tạp chí

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (Chủ biên, 2008) Tác phẩm chọn lọc Võ Huy Tâm, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm chọn lọc Võ Huy Tâm
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
2. Vũ Tuấn Anh (Chủ biên, 2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 1, Tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
3. Lại Nguyên Ân (Biên soạn, 1999), 150 Thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. M. Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, 1998) Những vấn đề thi pháp Đotxtôiepxki, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đotxtôiepx
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
5. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư - Tuyển chọn và dịch), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
6. Vũ Bằng (1955), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Phạm Văn Tươi, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo về tiểu thuyết
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Phạm Văn Tươi
Năm: 1955
7. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1973), Cơ sở lý luận văn học, Tập 3, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn học
Tác giả: Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1973
8. Xuân Cang (1973), Trước lửa, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trước lửa
Tác giả: Xuân Cang
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1973
9. Trường Chinh (1984), Bàn về văn hoá - văn nghệ, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn hoá - văn nghệ
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1984
10. Nguyễn Dậu (1961), Mở hầm, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở hầm
Tác giả: Nguyễn Dậu
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1961
11. Nguyễn Tất Dũng, Hà Văn Hiền, Nguyễn Văn Quynh, 2002, Địa chí Quảng Ninh, Tập 1, Tập 2, Tập 3, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Quảng Ninh
Nhà XB: Nxb Thế giới
12. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lý luận văn học - phần Tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận văn học
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
13. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1995
14. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung (1998), Văn học Việt Nam (1930 - 1945), Tập 1, NXb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung
Năm: 1998
15. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
16. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Trần Đĩnh, Trung Dũng, Vấn đề tính hiện thực trong tiểu thuyết “Những người thợ mỏ”, Báo Nhân dân 29/4/1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tính hiện thực trong tiểu thuyết “Những người thợ mỏ”", Báo "Nhân dân
18. Thạch Trung Giả (1973), Văn học phân tích toàn thư, Nxb Lá Bối Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phân tích toàn thư
Tác giả: Thạch Trung Giả
Nhà XB: Nxb Lá Bối Sài Gòn
Năm: 1973
19. Trần Văn Giàu (1957), Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp công nhân Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Sự thật Hà Nội
Năm: 1957
20. M. Gorki (1970), Bàn về Văn học tập 1, 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về Văn học tập 1, 2
Tác giả: M. Gorki
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1970

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT  - Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay)
NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT (Trang 1)
NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT  - Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay)
NGHỆTHUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w