MỤC LỤC
Ngay từ khi tỏc phẩm Vựng mỏ (1952) của Vừ Huy Tõm ra đời - đặc biệt khi tác phẩm được nhận Giải nhất Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1951 - 1952, với sự khẳng định nồng nhiệt của Ban chấm giải, cuốn sách đầu tiên viết về hình tượng người công nhân mỏ này đã thực sự được chú ý đón đọc, được giới thiệu phê bình với những lời ngợi khen, khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt trong Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ Việt Nam lần thứ III (1962) của đồng chí Trường Chinh có tên: “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa”: “Anh chị em công nhân làm mỏ rất hoan nghênh nhà văn thân thiết của vùng mỏ miêu tả đời sống và lao động sáng tạo của mình, miêu tả tình thương yêu giai cấp giữa những người thợ mỏ, nhưng rất nghiêm khắc phê phán nội dung thiếu tính đảng của tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Do đó, đây sẽ là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này với tính chất như là một chuyên luận có tính chuyên biệt - nói về đặc điểm Nghệ thuật xây dựng nhân vật người công nhân mỏ - một thành tựu tiêu biểu của tiểu thuyết Quảng Ninh thời kỳ hiện đại.
Để có thể chỉ ra những đặc điểm riêng, những đóng góp riêng trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người công nhân mỏ của ba nhà văn trên chúng tôi đã đọc, tham khảo, nghiên cứu một số cuốn tiểu thuyết khác của các tác giả Quảng Ninh và của các địa phương trong toàn quốc về đề tài này (để đối chiếu, so sánh) như Nguyễn Dậu, Hà Minh Tuân, Huy Phương, Xuân Cang. Ngoài ra, chúng tôi đọc, tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu lí luận để làm cơ sở lí thuyết của đề tài.
Nếu như nhân vật trong các tác phẩm dân gian nói chung (do đặc điểm truyền miệng) thường mang tính cô đọng, đơn giản (mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững) thì nhân vật trong văn học viết, ngay từ đầu đã có khả năng khái quát tính cách một cách đầy đặn, nhiều mặt, chi tiết. Nhưng nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là tính cách xã hội lịch sử và đời sống xã hội gắn liền với nó, mà còn là quan điểm về tính cách và các tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện, do vậy: nhân vật - đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học; là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người, và các quan niệm về con người.
Thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật mà còn là sự đi sâu miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật, môi trường. Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hoá Thông tin năm 2003) đã viết: “Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú”.[62, 14].
Là một người thợ mỏ viết văn, với trình độ văn hoá còn hạn chế, vừa làm thợ vừa hoạt động trong cỏc phong trào đấu tranh chống chủ mỏ - Vừ Huy Tâm chưa có điều kiện làm quen với nghệ thuật viết tiểu thuyết, do đó có thể nhận thấy rằng Vùng mỏ chưa xây dựng được những hình tượng thật đặc sắc về người công nhân mỏ, trên tất cả các phương diện miêu ngoại hình cũng như nội tâm nhân vật như các tác giả chuyên nghiệp cùng thời với ông. Thế nhưng trong bề bộn, ngổn ngang của chi tiết, Vừ Huy Tõm vẫn cú tư thế một nhạc trưởng để giỳp người đọc nhận ra một chủ đề xuyên suốt cho toàn cảnh - đó là những phẩm chất tích cực trong lao động, sáng tạo của người công nhân nhằm tháo gỡ những ràng buộc, cản trở trong tổ chức, trong quản lý sản xuất khiến cho hầm lò trở lại với cái tên gọi đích thực của nó là Tiền Tiến - với những gương mặt công nhân trẻ tuổi hiện lên rất đáng yêu và đáng nhớ như: Quyết, Dần, Thụy, Nụ, Sen, Thề, Cậy. Với Vỉa than lớn, phẩm chất của người cụng nhõn trong cỏc nhõn vật của Vừ Huy Tõm đó trở thành một truyền thống tốt đẹp nối tiếp nhau qua các thế hệ - từ cố Nhận, cụ Cát, ông Đa, đến các cháu, chắt, chút, chít… Điều đáng chú ý trong cách miờu tả của Vừ Huy Tõm là: ngoại hỡnh bao giờ cũng đi đụi với tinh thần lao động và tình yêu lao động của nhân vật: “Định mặc bộ quần áo xanh thợ, đi đôi giày vải có cổ, vác choòng búa từ một cái lán đi xuống".[69, 26].
Cuốn sách đầy ắp những chi tiết về đời sống sản xuất và sinh hoạt của những người thợ mỏ, thế nhưng trong sự đối lập giữa các nhân vật tích cực với cỏc nhõn vật tiờu cực - dường như Vừ Huy Tõm đó dành hết tỡnh yờu mến cho một nhân vật tích cực mang tính lý tưởng, và dồn hết sự phê phán trong việc khắc hoạ các nhân vật tiêu cực, khiến cho hai loại nhân vật này gần như luôn ở thế đối lập nhau. Cú thể núi đõy là đối tượng khảo sỏt thật đặc thự mà Vừ Huy Tõm là người có khả năng nắm bắt, thông thuộc để cho người đọc thấy hai phương diện quan trọng trong cuộc đời - một đó là quan hệ đồng đại - một đội ngũ dàn hàng ngang chiếm lĩnh những vị trí xung yếu trong đời sống vùng mỏ, một thời chiến đấu và sản xuất trong tư thế những người chủ của đất nước, của một sự nghiệp vẻ vang mà giai cấp công nhân đứng ở hàng đầu; và hai là chiều dọc lịch sử, ngót một thế kỷ ở những con người từ gốc quê là nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang đời sống công nghiệp trên đất mỏ. Nhưng sự tập trung ống kính vào cố Nhận trong Vỉa than lớn không làm nhoè một nhân vật tập thể rất đông đúc là đại gia đình cố Nhận, mà mỗi thành viên trong đó từ là cụ Cát - đời con, qua ông bà Đa và Đậu - đời cháu, đến Ân, Thạc, Định, Hè - đời chắt mỗi người có một tính cách riêng, một phẩm chất riêng, một đóng góp riêng cho một sự nghiệp chung nằm trong thành tựu sản xuất và chiến đấu và bước tiến của mỏ Vỉa than lớn - nó là địa chỉ, là quê hương thân thiết của đại gia đình cố Nhận trong đại gia đình chung của những người thợ mỏ.
Với 534 trang của Những người thợ mỏ, qua cỏch kể và tả của Vừ Huy Tâm, người đọc vừa có được một cái nhìn toàn cảnh, vừa có những hình ảnh mang tính cận cảnh về con người, cuộc sống và các hoạt động sản xuất của vùng mỏ và người công nhân mỏ - những năm sau khi chiến tranh kết thúc đã bước vào công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước còn rất bộn bề, ngổn ngang công việc, nhưng đã có những bước đi vững chắc để xây dựng vùng mỏ trở thành một vùng công nghiệp của đất nước ta. Với ý thức khẳng định đây là lớp người mới của vùng mỏ, tác giả đã tập trung ngòi bút của mình vào việc xây dựng nhân vật tích cực với biện pháp tương phản trong lời kể và tả đưa họ vào những thử thách đến từ hai phía: một là từ yêu cầu của sản xuất, đòi hỏi những biện pháp khai thác mới (chưa từng có trong sách vở); và hai là đối lập với những người làm lãnh đạo có đầu óc thiển cận, bảo thủ kém hiểu biết kỹ thuật hoặc mang trong mình những động cơ cá nhân đầy tính ích kỷ.
Tác giả đã sử dụng một thứ ngôn ngữ mang tính bình dân, đậm chất dân gian để viết về cố cùnh những suy nghĩ hành động của cố trong tác phẩm.Ví dụ như: “Ngày xưa cố Nhận rất thích trồng chuối nhưng năm cố đã ngoài 70, cố thấy mình chưa rụng cái răng nào, cố sợ ăn hết lộc con cháu nên cố không chỉ trồng chuối, trồng na mà còn trồng cả mít, bưởi, vải, nhãn. Một đội ngũ trí thức, đứng trước những vấn đề chuyên sâu của khoa học và kỹ thuật thay cho lao động thủ công đơn giản và các quán tính của kinh nghiệm, đó là nội dung được chuyển tải và biểu hiện qua Thời gian đang đi, cũng như qua nhiều tác phẩm viết về đời sống công nghiệp trước đó như: Xi măng (1968) của Huy Phương, Trước lửa (1972) của Xuân Cang. Tóm lại: Qua khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong quá trình xây dựng hỡnh tượng người cụng nhõn mỏ - cỏc nhà tiểu thuyết (Vừ Huy Tõm,. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Nguyễn Sơn Hà, Vừ Khắc Nghiờm) đó rất chỳ ý sử dụng và đó cú những thành tựu nhất định ở phương diện nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.