7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ Quảng Ninh
Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho ta biết:
"Lợi về hầm mỏ phần nhiều ở Tuyên, Hưng, Thái, Lạng. Vàng, bạc, đồng, thiếc thật là vô tận; chi dùng trong nước sở dĩ được đầy đủ là do thuế của các mỏ không thiếu".[19, 13]. Nghĩa là nghề khai thác mỏ đã có từ lâu ở Việt Nam, và có lúc thuế khai mỏ đã góp phần làm cho ngân sách quốc gia khá dồi dào. Nhưng đến triều Nguyễn, nhất là thời Tự - Đức thì việc khai thác mỏ không còn được như xưa nữa. Theo thống kê trên cả nước đã từng có 150 nơi khai mỏ, nhiều nơi đã bỏ hoang, trừ việc khai thác mỏ than còn thịnh. Bản thân vua Tự Đức cũng cho rằng cần phải đẩy mạnh việc khai mỏ và cũng có lúc vua khuyến khích việc khai thác mỏ. Nhưng với bao nhiêu lực lượng thủ cựu trong triều đình cùng với tình trạng thiếu vốn đã làm cho tình hình khai mỏ giữa thế kỷ XIX còn kém hơn cả thời hậu Lê vài trăm năm trước đó.
Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã đánh giá về ngành khai mỏ thời
Nguyễn như sau: “Mỏ dễ khai như mỏ Cái Bầu, Cẩm Phả mà triều đình chỉ
biết cho tư nhân Hoa kiều thầu, rồi cuối cùng lại định cho một Công ty của Lý Hồng Chương khai thác (sau lưng Lý Hồng Chương là vốn của Anh). Trong nghề khai mỏ này, có tư nhân mướn đến làm, trả tiền công, mà cũng có nhiều tù trưởng bắt dân trong vùng làm như làm sưu. Nơi có nhiều thợ mỏ nhất là tỉnh Quảng Yên với mỏ than lộ thiên... Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có nhiều mỏ được khai thác trước đó, nhưng triều Nguyễn cấm khai, sợ động “long mạch" của giòng dõi. Triều đình Tự Đức lại chật vật quá với nhiều cuộc khởi nghĩa, nên cấm buôn bán sắt tự do. Buôn bán đồ sắt không tự do, thật khó cho các công nghiệp khác phát triển lên được”.[19, 13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, nghề khai mỏ đã được xuất hiện từ thời hậu Lê, song dưới chế độ phong kiến và đặc biệt ở thời kỳ nhà Nguyễn, nghề mỏ ở nước ta vẫn chưa được phát triển, mới ở trong tình trạng manh mún, lạc hậu.
Khu mỏ than Quảng Ninh, là miền “vàng đen” có trữ lượng than lớn nhất luôn chiếm một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự của nước ta. Nên từ lâu các nước tư bản và đế quốc như Anh, Đức, Mĩ, Pháp và phong kiến Trung Quốc luôn nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt mỏ vàng đen ấy. Than là một loại nguyên liệu rất quan trọng phục vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp, nhất là đối với các nước tư bản. Với nước Pháp thì thứ nguyên liệu này càng trở nên khan hiếm và bức xúc hơn khi vùng mỏ than lớn nhất của Pháp là An-dát đã bị mất vào tay người Đức trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871). Ngành công nghiệp Pháp rơi vào tình trạng thiếu than trầm trọng. Vì vậy, sau Hiệp ước kí với triều đình nhà Nguyễn năm 1874, Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn cho chúng được cử các đoàn đi thăm dò trữ lượng than ở một số khu vực có tiềm năng lớn ở nước ta.
Đến năm 1881, một đoàn thăm dò của thực dân Pháp do Phuy-xơ (Fuchs) kĩ sư trưởng ngành khai thác mỏ dẫn đầu sang thăm dò than ở Hòn
Gai. Và ý đồ xâm chiếm vùng mỏ Quảng Ninh của thực dân Pháp khá rõ ràng. Tên Khâm sứ Pháp Rayna, lúc đó đang ở Huế đã tỏ rõ âm mưu cướp đoạt
vùng mỏ này như sau: “Dù sao đi nữa, chúng ta phải chớp lấy cơ hội cuối
cùng để làm chủ mỏ than, không để mất thời gian. Chắc là trong một tháng hay sáu tuần thì mỏ than Hòn Gai đã bị giao cho Trung Quốc”.[81, 11].
Nhưng rồi cũng phải chờ đến khi Pôn Đu-me làm Toàn quyền ở Đông Dương (từ năm 1897) thì thực dân Pháp mới tiến hành khai thác than có hệ thống, và lúc này tầng lớp vô sản công nghiệp Việt Nam mới thực sự bắt đầu xuất hiện trong xã hội thuộc địa ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong số các ngành công nghiệp nặng, thực dân Pháp chủ trương đẩy mạnh khai thác mỏ. Vào thời điểm Hăng-ri Ri-vi-e-rơ chiếm Hạ Long, thì việc đầu tiên của bọn thực dân Pháp lúc này là chiếm ngay vùng mỏ Quảng Ninh.
Bởi như chúng ta đã biết trong các ngành công nghiệp dưới thời thuộc Pháp thì ngành khai mỏ luôn có vị trí quan trọng nhất (Riêng Công ty mỏ than Bắc Kỳ hàng năm đã sản xuất được 280.000 tấn ở mỏ than Hồng - Gai, 20.000 tấn ở mỏ Cái - Bầu... và tổng sản lượng than năm 1913 chúng lấy được là 500.000 tấn).
Còn về số lượng công nhân thì chỉ tính ở các Công ty Pháp khai thác mỏ than Bắc Kỳ (gọi tắt là SFCT thành lập ngày 24/4/1888) đã có tới 3000 công nhân. Đây chính là cơ sở công nghiệp có qui mô lớn nhất và thành lập sớm nhất ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Giai cấp công nhân mỏ ở Hồng Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê xuất hiện vào loại sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Những người công nhân mỏ, hầu hết xuất thân từ nông dân, chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ (chiếm tới 80% trong số thợ mỏ). Những người còn lại là nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và một bộ phận không nhỏ nông dân ở vùng Đông Bắc, trong đó có Quảng Ninh.
Dưới chế độ cũ, cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ, đói rách, lầm than, người nông dân phải chịu cảnh mất mùa vì thiên tai, vì các chế độ bóc lột hà khắc của bọn thực dân phong kiến nên họ phải làm thuê làm mướn khắp nơi. Tên thanh tra ngành mỏ của Pháp là Đê-rut-xô (Derousseaux) đã từng tiết lộ âm mưu bần cùng hoá người nông dân, đẩy họ vào cảnh phải bỏ
làng, bỏ quê hương đi làm thuê cho các mỏ của thực dân Pháp: “Có một sự
thật không chối cãi được, và một tâm lý không thể thay đổi được là bọn nhà quê chỉ chịu đi làm việc ngoài làng họ khi nào họ đang chết đói, cho nên phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đi đến một kết luận kì dị là, để cho chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay về việc chiêu mộ nhân công thì phải làm sao cho nông thôn nghèo mạt… phải đánh sụt giá nông sản”.[19, 115]. Đây là một phần trong Bản báo cáo bí mật của Đê-rut-xô gửi cho Toàn quyền Đông Dương. Tên thanh tra
thực dân này quả đã rất thành thực khi bộc lộ chủ trương dã man của chính
quyền thuộc địa đối với người bản xứ ở Việt Nam. Bởi theo y thì phải bần
cùng hóa nông thôn, phải đánh thuế đất cao, thuế thân nặng, giá nông sản bị đánh xuống thật thấp và ngược lại giá hàng công nghiệp lại phải thật cao thì mới đẩy người nông dân vào chỗ phải bỏ làng, bỏ nhà, bỏ cửa để đi làm thuê trong các hầm mỏ một cách rẻ mạt cho chúng.
Và khi sức lao động đã trở thành thứ hàng hóa rẻ mạt thì chúng lại tiếp tục
dùng mọi mánh khóe đẩy người lao động vào sự cùng cực của đói khát. Có
nhiều người bị lừa gạt, trước khi bị chúng đưa đến nơi lao động nặng nhọc, họ đã
“thất vọng nhảy bổ xuống đất lúc ô tô hay xe lửa đang chạy”.[19, 121].
Có thể thấy người công nhân mỏ chính là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân trong chế độ thuộc địa, họ chịu sự áp bức bóc lột hết sức nặng nề của thực dân Pháp (ở đây cụ thể là các chủ mỏ thời Pháp). Bên cạnh đó chúng còn dùng chính sách thâm độc là “dùng người Việt hại người Việt”, “chia để trị” vốn là đặc trưng rõ nhất trong chính sách thống trị của thực dân ở khu mỏ. Ở nơi hầm mỏ chúng chia công nhân thành từng nhóm sống theo quê như: lán Thanh, lán Nghệ của những công nhân quê ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, lán Sàng là nơi ở của những người làm nhà sàng, lán Khách là nơi ở của thợ người Hoa... Sự phân chia như vậy là một thủ đoạn thâm độc nhằm gây xích mích chia rẽ, làm suy yếu tình đoàn kết của đội ngũ công nhân.
Chúng còn cố tình đầu độc người công nhân bằng những tệ nạn: nhà chứa, sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện và rượu chè...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đến 1895, trên các mỏ ở Hồng-Gai có lúc có đến 4000 công nhân (dưới quyền điều khiển của chừng 50 người Pháp). Đời sống của người công
nhân mỏ vô cùng cực khổ, họ phải làm việc một cách cật lực “mỗi cu-ly phải
đi, về và làm việc 13 tiếng mỗi ngày” [18, 123], và với đồng lương chết đói... Không những thế chúng còn bắt hàng trăm phu đi Nu-ven Ca-lê-đo-ni (Nouvelle Calêdonie) để làm mỏ; đặc biệt là những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chúng đã bắt hàng ngàn người sang Tân Đảo làm phu.
Những người bị Pháp bắt đi làm mộ phu lúc đó đã có thư kháng nghị (bức thư ngày 19/11/1897 - được viết bằng chữ Quốc ngữ) như sau:
“Chúng tôi là người mộ, là người xi-vin không phải là người tội người tù, mà chúng tôi cũng như người tội người tù vậy, cực lắm lắm, chịu không nổi, làm thì nhiều, ăn thì ít mà chúng tôi ở mỏ không có ai giúp đỡ, trên thì trời, dưới thì đất, núi mà thôi; khốn nạn lắm, nước thì độc nặng lắm; chúng tôi mới qua đặng một năm mà thôi mà phải chết hơn 30, 40 người rồi, mà một tí thì phải bị phạt đánh đá, đoạn phạt tiền, nên chúng tôi không có một đồng tiền nào nắm tay".[19, 43].
Đó là thư tịch vào loại cũ nhất của những người thợ mỏ Việt Nam, nó đã bộc lộ một sự uất hận vô biên của số đồng bào ta bị bọn thực dân lừa gạt đem bán đi làm phu mỏ ở tận phương trời xa thẳm.
Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã góp phần quan trọng làm phân hoá sâu sắc xã hội Việt Nam thời bấy giờ, nó tạo điều kiện cho tầng lớp công nhân ra đời bên cạnh tầng lớp nông dân đã có từ ngàn xưa.
Thực dân Pháp ra sức vơ vét của cải, tài nguyên của đất nước ta. Sau khi chiếm được vùng mỏ, ở hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh, thực dân Pháp đã xiết chặt bộ máy thống trị của chúng. Chúng lập ra các chủ mỏ, mỗi chủ mỏ biến vùng mỏ thành một thế giới riêng, mỗi tên độc chiếm một khu. Mọi quyền uy đều tập trung trong tay chủ mỏ. Công nhân lao động trong các mỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
than thực chất chỉ là bầy nô lệ. Trong cuốn Trên đường cái quan, tác giả
Doogiơlet viết: “Khi tôi đi thăm mỏ, tôi thấy các tầng mỏ lúc nhúc công
nhân. Những sinh vật mặc quần áo tả tơi. Họ cuốc, với hai tay gầy còm. Cũng có nhiều đàn bà, miệng nhai trầu đỏ như trào máu họng. Đằng sau những xe goòng nhỏ, những đứa trẻ trạc mười tuổi còng lưng đẩy thân hình bé tí khô khan, mặt mệt nhọc như kiệt quệ, than bụi bám đen ngòm”.[19, 126].
Ở khu mỏ, bọn tư bản chủ mỏ Pháp tiến hành khai thác than với qui mô lớn, đội ngũ công nhân mỏ ngày càng đông hơn, đồng thời họ cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn vì thế họ đã vùng lên đấu tranh chống chủ mỏ một cách tự phát.
Chỉ tính từ năm 1902 đến 1922 đã có 12 cuộc đấu tranh tiêu biểu, nhưng chưa có người lãnh đạo và tổ chức nên các cuộc đấu tranh đó chủ yếu là mang tính phản kháng, trả thù cá nhân nên đều bị thất bại, bị dìm trong cảnh chết chóc đau thương.
Phải đến khi có Đảng lãnh đạo, và trên cơ sở giác ngộ cách mạng, giai cấp công nhân mỏ ở Việt Nam có những cuộc đấu tranh long trời lở đất, đặc biệt là vào những năm từ 1936 đến 1945 buộc bọn tư bản và chủ mỏ phải nhượng bộ, phải cải thiện điều kiện ăn ở và tăng lương cho công nhân. Và cuối cùng khu mỏ được giải phóng vào ngày 25/04/1955. Thực dân Pháp đã phải rút khỏi khu mỏ và trả lại quyền làm chủ cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Sau Hiệp định Giơneve về Đông Dương năm 1954, miền Bắc được giải phóng - Vùng mỏ bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ củng cố miền Bắc, làm hậu thuẫn cho miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ 1960, sau Đại hội Đảng lần thứ III công bố Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Vùng mỏ bước vào một sự nghiệp xây dựng mới -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xây dựng chủ nghĩa xã hội, với nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hóa. Vai trò của giai cấp công nhân đã hoàn toàn thay đổi (trong đó có những người công nhân mỏ), họ đã trở thành nhân vật trung tâm, đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng. Cũng kể từ đây, văn học viết về giai cấp công nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một đội ngũ nhà văn khá đông đảo chuyên viết về giai cấp công nhân sinh ra từ đất mỏ hoặc đến với đất mỏ được hình thành và ngày càng lớn mạnh.