Sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay) (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết

Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay

Mặc dù giai cấp công nhân ở nước ta đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhưng cũng phải đến những năm 30 của thế kỷ XX thì trong đời sống và văn học nước nhà, hình ảnh những người công nhân (trong các khu đồn điền, trong các khu mỏ của bọn thực dân phong kiến) mới được xuất hiện. Đó là hình ảnh một người cu ly, một chị phu mỏ, một người làm công, hay một vài hình ảnh thấp thoáng của những người nông dân phải bỏ làng, bỏ quê đi làm đồn điền cao su, cà phê... trong các tác phẩm của Lan Khai, Nguyên Hồng, Nam Cao... Song còn phải chờ đến những năm 50 của thế kỷ XX thì mới xuất hiện những tác phẩm văn học có quy mô với những nhân vật chính, trung tâm là người công nhân cùng các vấn đề của giai

cấp công nhân, tiêu biểu là tác phẩm Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm. Tiếp

đó, vào mở đầu những năm 60, với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước yêu cầu viết về giai cấp công nhân mới thực sự trở thành một vấn đề lớn, một chủ đề quan trọng trong đời sống văn học nước nhà. Thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt các nhà văn viết về người công nhân, về sự nghiệp xây dựng và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác phẩm viết về đề tài này lần lượt ra đời, góp một tiếng nói quan trọng trong đời sống văn học nước nhà, và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn học Việt Nam hiện đại. Có thể kể tên một loạt các tác phẩm viết về đề tài

này như: Những người thợ mỏ (1961) của Võ Huy Tâm; Suối gang (1960),

Lên cao (1962) của Xuân Cang; Tầm sáng (1963), Những ngôi sao đỏ (1964)

của Huy Phương; Ánh đèn trong lò (1959), Mở hầm (1961) của Nguyễn Dậu;

Vào đời (1962) của Hà Minh Tuân; Chuyện nhà chuyện xưởng (1962) của

Nguyễn Thành Long; Mẻ gang đầu (1964) của Lê Minh... Như vậy, có thể

nói, hình tượng người công nhân mỏ như một bộ phận và là một thành tựu quan trọng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là sản phẩm của sự nghiệp công nghiệp hoá đã được khẳng định từ nửa đầu những năm 60 thế kỷ XX.

Đặc biệt từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX, trước những sự kiện lớn lao của dân tộc: Giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, củng cố và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam Bắc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... thì mảng đề tài viết về công nhân cùng các vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới phương thức quản lý kinh tế, đổi mới và hiện đại hoá khoa học công nghệ... càng được chú ý trong quá trình sáng tác của một thế hệ viết mới như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Phương, Nhật Tuấn, Nguyễn Khắc Phê, Tô Hải Vân, Tùng Điển, Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Nguyên Bình, Nguyễn Sơn Hà... Tiếp đến là Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Huệ, Dương Hướng, Nam Ninh, Phan Thanh...

Ở các nhà văn này thể hiện rõ vốn sống, khát vọng phản ánh hiện thực cháy bỏng, sự am hiểu sâu sắc về xã hội, về vùng mỏ, về đấu tranh cách mạng, về khả năng phân tích lí giải các “vấn đề” cả về tri thức chuyên môn, và các vấn đề đã thuộc về đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong các thời kỳ lịch sử. Từ đó đã hình thành nên đội ngũ viết văn đông đảo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hùng hậu, tạo nên sự kế tục trưởng thành của đội ngũ trong việc khắc họa hình ảnh người công nhân mỏ trong tiến trình vận động đi lên của lịch sử.

Có thể thấy rằng: Quảng Ninh - một vùng đất rộng lớn, có một vị trí đặc biệt quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị xã hội của cả nước, nơi có số lượng nhiều nhất các hầm mỏ và công nhân so với cả nước. Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh có một đội ngũ các nhà văn viết về đề tài người công nhân mỏ nhiều nhất. Đặc biệt là trong đó có những người xuất thân từ giai cấp công nhân mỏ, hoặc được sinh ra, gắn bó máu thịt với vùng mỏ. Chính vì vậy, các tác phẩm văn học của Quảng Ninh viết về vùng mỏ, viết về người công nhân mỏ xuất hiện khá nhiều trong các giai đoạn văn học, nhất là từ sau

1975 đến nay. Trong đó, có thể kể: Hãy cho tôi sống lại (1988) của Tô Ngọc

Hiến; Trái chua (1996), Miền thương nhớ (1997), Bước chân xa vắng (1990),

Trái tim dưới một mái nhà (1998), Thành phố thời mở cửa của Sỹ Hồng; Một kiếp đàn ông (1991) của Lý Biên Cương; Dưới chín tầng trời (2007) của

Dương Hướng; Chiều tà (2006) Vàng đen lấp lóa (2009) của Bùi Văn Phúc...

Các tác phẩm trên đã phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống lao động đầy vất vả, hy sinh và cũng đầy sự sáng tạo vinh quang của những người công nhân trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trong số các nhà văn viết về đề tài người công nhân mỏ của Quảng Ninh, chúng tôi thấy nổi bật lên ba nhà văn: Võ Huy Tâm, người anh cả, một nhà văn xuôi xuất thân từ người công nhân mỏ, với những tác phẩm nổi tiếng một thời và đến nay vẫn còn được nhắc đến

với một tình cảm đầy sự yêu mến và đáng kính trọng như: Vùng mỏ (1952),

Những người thợ mỏ (1961), Đi lên đi (1971), Vỉa than lớn (1983)... Nhà văn

Nguyễn Sơn Hà với các tác phẩm: Thời gian đang đi (1983), Dưới chân núi

Đục (1987) và nhà văn Võ Khắc Nghiêm với hai trong số các tiểu thuyết tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các tác phẩm của ba nhà văn này, người đọc nhận thấy khá rõ nét hình tượng người công nhân mỏ trên đất Quảng Ninh với những đường nét thật cụ thể và sinh động. Các thế hệ người công nhân mỏ từ thời kì kháng chiến chống Pháp với cảnh sống lầm than, cơ cực nhưng có tinh thần cách mạng quật cường, xứng đáng với giai cấp tiên phong của dân tộc Việt Nam; qua thời kì chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội với những người công nhân cần cù, chịu khó lao động hết mình, thông minh sáng tạo, sản xuất ra hàng triệu tấn vàng đen cho Tổ quốc mà vẫn luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu, hy sinh để bảo vệ vùng mỏ thân yêu; đến thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bao thuận lợi, bao thử thách của xã hội, thời đại đã khiến người công nhân mỏ phải tự nhìn lại chính mình, phải phấn đấu, phải tự đổi mới để vươn lên trở thành những người công nhân có trí thức, có kỹ thuật đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, của đất nước để luôn xứng đáng với vai trò là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Có thể nói, hình tượng người công nhân mỏ đã được các nhà tiểu thuyết ở Quảng Ninh xây dựng một cách thành công, để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc như là một giá trị độc đáo của văn học Quảng Ninh đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại.

Trước khi tìm hiểu những đặc điểm của hình tượng người công nhân mỏ trong sáng tác của ba nhà văn tiêu biểu của Quảng Ninh, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về tiểu sử của ba nhà văn trên.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)