Nhà văn Nguyễn Sơn Hà

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay) (Trang 40 - 135)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Nhà văn Nguyễn Sơn Hà

Tên khai sinh của nhà văn cũng chính là bút danh của ông. Ông sinh ngày 22/12/1939 tại xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp kỹ sư ngành phát dẫn điện. Cán bộ biên tập văn học của tạp chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Văn nghệ Thanh Hóa. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1985. Ông mất tại Thanh Hóa năm 2000.

Tốt nghiệp phổ thông cấp 3 (1957), Nguyễn Sơn Hà đi học trung cấp kỹ thuật. Cuối năm 1960 về công tác tại mỏ than Cọc Sáu - Quảng Ninh; từng là đốc công cơ điện của Xí nghiệp, sau làm cán bộ, từng tham gia lớp viết văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Là một kỹ sư điện công tác tại mỏ, nhưng Nguyễn Sơn Hà lại rất say sưa và có khiếu sáng tác văn chương. Ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn xuôi, trong đó có ba cuốn tiểu thuyết chủ yếu

viết về hình tượng người công nhân mỏ và cuộc sống của vùng mỏ: Thời gian

đang đi (tiểu thuyết, 1983); Dưới chân núi Đục (tiểu thuyết, 1985); Giữa hai huyền thoại (tiểu thuyết, 1988). Với những cống hiến và sự say sưa sáng tác của mình, Nguyễn Sơn Hà đã đạt được nhiều giải thưởng như: Giải A về truyện ngắn của Tổng Công đoàn và Hội nhà văn Việt Nam, 1971; Giải A Hạ Long (Quảng Ninh) về tiểu thuyết, 1985; Giải khuyến khích cuộc thi truyện

ngắn của tuần báo Văn nghệ, 1971; Giải C của Văn nghệ Thanh Hóa lần thứ

nhất, 1992 về tiểu thuyết.

1.4.3. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm

Võ Khắc Nghiêm sinh năm 1942 tại Lệ Thủy - Quảng Bình, lớn lên và học tập tại Vinh - Nghệ An. Ông đến vùng than Quảng Ninh từ tháng 9 năm 1959. Sau khi tốt nghiệp khoa Cơ điện mỏ đầu tiên của Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ (1959 - 1962), ông đã từng là Cơ điện trưởng công trường Bắc Cọc Sáu, Trưởng Đài Truyền thanh Công nhân Cẩm Phả...

Võ Khắc Nghiêm thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Bên cạnh sáng tác văn học, ông còn là nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu. Trên

lĩnh vực văn học, ông đã viết trên dưới 20 bộ tiểu thuyết trong đó có: Mười

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người cha tội lỗi (1990), Người tình mười lăm năm (1990), Sự huyền diệu của tình yêu (1993), Mảnh đời của Huệ (1993), Cuộc đấu trí mười hai năm

(1995), Tìm lại chính mình (1996), Giới hạn của hạnh phúc (1997), Mạnh

hơn công lý (2002), Huyết thống (2004)...

Võ Khắc Nghiêm khá thành đạt trong sự nghiệp sáng tác văn học, nghệ thuật... Ông đã đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, mạnh bạo vạch trần cái xấu, cái ác, khẳng định lối sống có trách nhiệm và vẻ đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Trong sáng tác cũng như trong các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật khác, Võ Khắc Nghiêm không ngại gian khổ, phấn đấu không biết mệt mỏi vì quyền lợi và cuộc sống tốt đẹp của người thợ mỏ. Những sáng tác của ông dù đề cập vấn đề gì, dường như đều mang hơi thở và nhịp sống của vùng than Quảng Ninh. Ông được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo mở đầu thời kỳ Đổi mới trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại.

Với thành công trong sáng tác văn học nghệ thuật, Võ Khắc Nghiêm đã được nhận nhiều Giải thưởng: Giải Nhất văn học công nhân (1990 - 1995), Giải A văn học công nhân (2000 - 2010). Ông được tặng nhiều Huân, Huy chương như: Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp Sân khấu, Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp An ninh Tổ quốc...

Qua vài nét giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp của ba nhà văn: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm, chúng ta thấy nổi bật một số nét chung, đó là: Họ đều là những người công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý làm việc trực tiếp tại các hầm mỏ ở Quảng Ninh; họ đều gắn bó một cách sâu sắc, máu thịt với những người công nhân, với vùng mỏ thân yêu này; họ có cùng một khát vọng, một niềm đam mê là được viết, được phản ánh về cuộc sống, con người nơi đây vào trong các tác phẩm của mình. Tuy vấn đề phản ánh, cách thức phản ánh trong tác phẩm của ba nhà văn trên có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nét khác nhau, nhưng có một điểm chung mà cả ba đều say mê thể hiện trong

tác phẩm của mình đó là hình tượng người công nhân mỏ Quảng Ninh. Chính

vì thế mà chúng tôi đã lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu của họ để khảo sát, nghiên cứu, nhằm chỉ ra được những đặc điểm cơ bản (về nội dung và nghệ thuật) trong việc xây dựng hình tượng nhân vật người công nhân mỏ. Đồng thời để khẳng định những thành tựu, những đóng góp quan trọng của họ đối văn học Quảng ninh nói riêng, với văn học Việt Nam hiện đại nói chung - ở thể loại tiểu thuyết với đề tài: Hình tượng người công nhân mỏ!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH, TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH NHÂN VẬT

2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Như chúng ta đã biết đối tượng của tác phẩm văn học bao giờ cũng là con người và cuộc sống liên quan đến con người. Bởi văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù: Xây dựng hình tượng bằng chất liệu phi vật thể là ngôn ngữ, nó khác với một số loại hình nghệ thuật khác, ví dụ: xây dựng hình tượng bằng âm thanh như âm nhạc, bằng màu sắc đường nét như hội hoạ... Ngoại hình nhân vật là một đặc điểm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn xây dựng nên hình tượng nhân vật của mình. Nó chính là việc miêu tả gương mặt, hình dáng, điệu bộ, trang phục... Tuỳ vào điểm nhìn, vào phương pháp sáng tác và phong cách cá nhân của tác giả mà nhân vật trong tác phẩm sẽ có những gương mặt khác nhau, chân dung khác nhau. Thủ pháp nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật được nhà văn thể hiện trên cơ sở vừa kế thừa cách miêu tả truyền thống, vừa có sự sáng tạo độc đáo, nên đã có sức sống riêng. Việc miêu tả ngoại hình như vậy đã bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn, nó đem đến cho người đọc sự cảm nhận vừa có tính khái quát về bản chất của con người, vừa được nhìn nhận một cách riêng biệt như một cá nhân, một con người cụ thể. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của từng tác giả góp phần “cá tính hóa nhân vật”, khiến nhân vật trở nên sống động, cụ thể nhưng lại có giá trị khái quát nhất định.

Đối với các nhà văn viết về vùng mỏ cũng như vậy. Trong quá trình xây dựng nhân vật người công nhân mỏ - họ cũng đã rất chú ý đến nghệ thuật khắc hoạ ngoại hình nhân vật. Bởi theo họ - mỗi một giai cấp, một tầng lớp người khác nhau trong xã hội đều có một ngoại hình khác nhau, nó phản ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môi trường sống, chất lượng sống và những nét phẩm chất của những con người, những tầng lớp đó trong xã hội. Hình tượng người công nhân mỏ được hiện lên trong các tác phẩm của Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà và của Võ Khắc Nghiêm cũng như vậy. Họ có những đặc điểm ngoại hình giống nhau, nhưng cũng có nét khác nhau bởi họ là sản phẩm của xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Sau đây chúng tôi xin trình bày một cách khái quát nhất về những đặc điểm ngoại hình của các nhân vật người công nhân mỏ trong các tác phẩm của Võ Huy Tâm, của Nguyễn Sơn Hà và của Võ Khắc Nghiêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kháng chiến chống Pháp

Vùng mỏ (1952), khẳng định gương mặt người công nhân Việt Nam trong đấu tranh với chủ mỏ thời kháng chiến chống Pháp. Nói giai cấp công nhân là nói đến khả năng lao động, sáng tạo để xây dựng nền công nghiệp, là sản phẩm của công nghiệp hoá, thế nhưng trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa ở Việt Nam, giai cấp công nhân lại là sản phẩm của chế độ thực dân. Do vậy hình ảnh người công nhân mỏ xuất hiện đầu tiên trong

văn học hiện đại Việt Nam - kể từ Lầm than (1936) của Lan Khai cho đến

Vùng mỏ của Võ Huy Tâm thường là hình ảnh của những con người trong lao động, bé nhỏ tiều tuỵ, đáng thương.

Đây là hình ảnh họ bị đẩy xuống thuyền như những con vật tả tơi, đói khát sau khi bị tước đoạt hết sức lao động và bị đưa ra biển để thủ tiêu:

“Những bộ quần áo đen rách, chân tay xích liền nhau, lùi lũi đi trên một con đường mà trước mặt và hai bên là bể”.[01, 48].

Còn công việc lao động của người thợ mỏ, trong đó có những người

phụ nữ thì là một kiểu lao động khổ sai, lao động đến kiệt sức: “Suốt từ sáng

đến giờ, Min làm việc luôn chân luôn tay cho đủ chuyến... Từ lúc mặt trời mọc, chị cắn răng chịu đày dưới nắng, thoạt đầu ánh nắng soi ngang bóng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chị dài về phía tây, rồi cứ ngắn dần, ngả dần dài mãi về phía đông, cho tới khi mặt trời khuất dần vào hòn đảo... Chị đẩy xe, mắt vẫn để trên chiếc máy hỏng”.[01, 71].

Suốt cả một đời chị Le: “Lên chín lên mười đã phải đi làm mười ba, mười

bốn giờ một ngày. Người dón lại không lớn lên được. Mười bảy mười tám tuổi, hăm bốn hăm lăm tuổi vẫn là trẻ con, đến hăm bảy hăm tám tuổi, con trai thì mọc râu, con gái thì má hóp lại, thế là mất hẳn thời con gái”. [01, 64].

Cuộc sống lao động hết sức cực nhọc và nguy hiểm. Đó là bức tranh xã hội thu nhỏ đóng vai trò làm nền để tác giả khắc họa chân dung người thợ mỏ. Với nhân vật Sử - thì hình ảnh quen thuộc và in sâu trong tâm trí óc anh luôn là hình ảnh của người cha với cảnh lao động triền miên trong một môi trường

đen tối, ô nhiễm, nguy hiểm mà vẫn đói rách, khốn khó: “mặc quần áo đen,

tay cầm ngọn đèn đất, vai đeo rìu, uể oải ở hầm mỏ về. Người đen thủi chỉ lộ hàm răng và con mắt trắng dã. Bốn giờ sáng đã dậy, lịch kịch cùng mẹ anh nấu cơm, ăn vội mấy bát cơm gạo Nam Kỳ đã lên hơi với dăm ba con cá trích mục rồi mới đi làm. Xuống những cái lò nước ngập đến đầu gối, tức thở, nóng nực, mình đẫm mồ hôi với than...".[01, 80].

Không cam chịu một hoàn cảnh sống như thế, những công nhân mỏ đã liên tục đấu tranh để giành quyền sống và để đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh những người thợ mỏ vùng dậy đấu tranh, với nhân vật trung tâm là Tuấn - đã được Võ Huy Tâm miêu tả trong chân dung một tập thể những người lao động cực khổ nhưng tiềm ẩn một sức mạnh phản

kháng, và họ - gắn bó với nhau trong tình đồng chí, tình giai cấp: “Một đoàn

người khiêng hai chiếc băng ca đi về bàn giấy. Đoàn người đầu bù, mặt đầy than bụi, những cái áo đen rách lưng, cộc tay, mồ hôi nhễ nhại, những bắp thịt ở cánh tay trần lên, nó như có sức mạnh muốn hút Tuấn cùng đi với đoàn người về bàn giấy chủ nhất...”.[01,15]. Và đỉnh cao của phong trào đấu tranh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ấy là sự vùng dậy có tổ chức của những người công nhân mỏ trong đám tang

của tài Bảo - một thợ mỏ rất tích cực bị bọn cai ký bắn chết: “Tuấn cầm đèn

đất ra lán. Đến nơi thấy thi hài Bảo đã nằm trong cái quan tài gỗ gạo, đặt trên cổ đòn sơ sài đưa ra. Thợ, phu và đồng bào buôn bán theo sau. Bước trong đám người Den đi không vững. Bà Gái đưa Den về nhà. Den lại chạy theo. Sợ mật thám nghi, chị Min, chị Tuyến, chị Lê phải dìu Den đi tự nhiên để nó khỏi để ý. Cảnh sát mật thám lảng vảng trên hè, người kéo theo tiếp nhau không ngớt. Trời hơi mưa, anh chị em mượn cớ ấy để đi đưa ma...".[01, 123+124].

Là một người thợ mỏ viết văn, với trình độ văn hoá còn hạn chế, vừa làm thợ vừa hoạt động trong các phong trào đấu tranh chống chủ mỏ - Võ Huy Tâm chưa có điều kiện làm quen với nghệ thuật viết tiểu thuyết, do đó có

thể nhận thấy rằng Vùng mỏ chưa xây dựng được những hình tượng thật đặc

sắc về người công nhân mỏ, trên tất cả các phương diện miêu ngoại hình cũng như nội tâm nhân vật như các tác giả chuyên nghiệp cùng thời với ông. Song, với phương pháp miêu tả chân thật, mộc mạc đó của ông về diện mạo, chân dung người thợ mỏ, thời chống Pháp trên địa bàn vùng mỏ đã cho thấy Võ Huy Tâm có nhiều cố gắng trong việc phác hoạ ngoại hình nhân vật, phù hợp với việc phản ánh đúng tính chất xã hội và cuộc sống khốn cùng của người công nhân mỏ thời chống Pháp. Điều này được khắc phục khi đất nước hoà bình, ông được trau dồi về nghề nghiệp, được hoạt động trong tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam.

2.1.2. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà - trong tiểu thuyết của Võ Huy Tâm

Là người khởi đầu, Võ Huy Tâm vẫn tiếp tục là người đi đầu trong việc miêu tả hình ảnh người công nhân mỏ trong sự vận động tiến lên của cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

góp phần tạo nên mùa gặt hái thành công cho văn xuôi Việt Nam nửa đầu những năm 60. Không phải chỉ với độ dài 534 trang cho riêng Tập 1 (không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kém các bộ tiểu thuyết dài hơi, nhiều tập như Mười năm, Sống mãi với thủ đô,

Sóng gầm, Vỡ bờ của các nhà văn đàn anh, chuyên nghiệp như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi ra mắt cùng thời) mà đó chính là khả năng tái hiện và tạo dựng bối cảnh, không khí sản xuất và sinh hoạt của vùng mỏ những năm sau 1954 khi đất nước đã hòa bình và miền Bắc đang bắt tay vào khôi phục kinh tế, chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách chứng tỏ một sự am hiểu cực kỳ thấu đáo của Võ Huy Tâm về quê hương "vùng mỏ" của ông, với những vấn đề bức xúc được đặt ra trong sản xuất, và trong các mối quan hệ giữa con người với con người - từ tình yêu nam nữ, đến quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí, cấp trên và cấp dưới, lớp trẻ và lớp già... Hiếm có một cuốn tiểu thuyết nào cho ta biết kỹ lưỡng và ấn tượng đến thế về cảnh, về người, về cuộc sống lao động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt của người thợ mỏ như

cuốn Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm. Thế nhưng trong bề bộn, ngổn

ngang của chi tiết, Võ Huy Tâm vẫn có tư thế một nhạc trưởng để giúp người đọc nhận ra một chủ đề xuyên suốt cho toàn cảnh - đó là những phẩm chất tích cực trong lao động, sáng tạo của người công nhân nhằm tháo gỡ những ràng buộc, cản trở trong tổ chức, trong quản lý sản xuất khiến cho hầm lò trở lại với cái tên gọi đích thực của nó là Tiền Tiến - với những gương mặt công

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết quảng ninh (từ sau 1945 đến nay) (Trang 40 - 135)