Trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội…để tránh khỏi tụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức mới. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyện từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định “ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài” Nhà bác đọc vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng : “ Hãy cho tôi một điểm tựa. tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Tương tự trong tài chính người ta sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại dòng tiền. Từ đó trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể phát biểu lại như sau: “ Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thị trường theo ý mình”. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Khái quát về công ty II. Phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2012 III. Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội…để tránh khỏi tụt hậu Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức mới. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyện từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định “ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài” Nhà bác đọc vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng : “ Hãy cho tôi một điểm tựa. tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Tương tự trong tài chính người ta sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại dòng tiền. Từ đó trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể phát biểu lại như sau: “ Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thị trường theo ý mình”. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Khái quát về công ty II. Phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2012 III. Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn năm 2013 Phần I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1. Giới thiệu chung về tập đoàn Vinamilk 1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: + Nhà máy Sữa Thống Nhất + Nhà máy Sữa Trường Thọ; + Nhà máy Sữa Dielac; + Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. - Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. - Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: + Nhà máy Sữa Thống Nhất. + Nhà máy Sữa Trường Thọ. + Nhà máy Sữa Dielac. 1 - Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. - Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: + Nhà máy Sữa Thống Nhất + Nhà máy Sữa Trường Thọ + Nhà máy Sữa Dielac + Nhà máy Sữa Hà Nội - Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. - Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm: + Nhà máy sữa Cần Thơ + Xí nghiệp Kho vận; - Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. - Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng - Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk - Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An Những thành tích đã đạt được: Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu Vinamilk đã được nhận là: + Danh hiệu Anh Hùng Lao Động. + Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. + Liên tiếp đứng đầu “Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao“ từ 1995 – 2004 (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn). + Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO + World Intellectual Property Organization) năm 2000 và năm 2004. 2 + Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5 năm liền từ năm 2000 – 2004. 1.2. Một số thông tin cơ bản về công ty Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK - Logo: - Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh - Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 - Web site: www.vinamilk.com.vn - Email: vinamilk@vinamilk.com.vn Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá. - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan. - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì. - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. - Phòng khám đa khoa. 1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty. Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO HỆ THỐNG 3 Sơ đồ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 4 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. 1.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.(SWOT) Điểm mạnh (S) Điểm yếu(W) Thương hiệu mạnh, thi phần lớn (75%) Mạng lưới phân phối rộng (64 tỉnh Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước 5 thành) Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh Dây chuyền sản xuất tiên tiến, dội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu sang tạo, có trí tiến thủ… Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh ( 150 chủng loại) Quan hệ bền vững với các đối tác… Hoạt động Marketing tập trung chủ yếu ở miền nam Nền kinh tế không ổn định như lạm phát , khủng hoảng kinh tế, giảm sức mua, giảm doanh thu. Gia nhập WTO xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Chưa hề có một thong điệp nào mạnh mẽ để khẳng định ưu thế với người tiêu dùng Cơ hội(O) Thách thức(T) Xuất khẩu sữa ra thị trường nước ngoài Xây dựng các nhà máy chế biến sữa gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để có thể tự túc 50% nhu cấu vắt sữa từ đàn bò trong nước vào 2013 Huy động nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, bán trái phiếu, cổ phiếu,vốn FDI, ODA. Cạnh tranh với các công ty sữa ngoại nhập(tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng ) Khả năng đáp ứng của các vùng nguyên liệu nội địa còn kém. 1.5. Nhận xét chung Sau hơn 36 năm xây dựng và phát triển, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk đã và đang trở thành điểm sáng trong số doanh nghiệp sữa kinh doanh hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Với hơn 200.000 điểm bán lẻ, nhiều sản phẩm sữa tươi, sữa chua, sữa bột, sữa đậu nành, nước trái cây… chất lượng được người tiêu dùng tin cậy, Vinamilk đã được tổ chức Superbrands có trụ sở ở Anh Quốc xếp hạng 3 trong số 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, lọt vào Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo công bố của Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam nhiều năm qua. Gần đây, khi phân tích cổ phiếu của Vinamilk, các công ty chứng khoán Thăng Long, Apec hay Vietstock đều cho rằng, đối thủ đáng chú ý nhất đối với Vinamilk hiện nay chính là TH Milk. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch , chiến lược tiếp cận và mở rộng thị trường,biết tận dụng những điểm mạnh và cơ hội để hạn chế những điểm yếu kém còn tồn tại ở công ty. Và vận dụng nhiều phương pháp tối ưu khác để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. 6 1.6 Mục tiêu của công ty. Công ty không ngừng phát triển hoạt động sản xuất , thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có được của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải thiện đời sống , điều kiện làm việc , thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó . Vinamilk gắn kết công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai. Người Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do chính doanh nghiệp của Việt Nam sản suất với những ưu đãi đặc biệt, xây dựng nhiều kênh phân phối tại các tỉnh thành , chọn đơn vị ,cá nhân làm nhà phân phối có kinh nghiệm kinh doanh và tài chính dồi dào, hỗ trợ tốt cho công tác xây dựng , quảng bá thương hiệu sản phẩm. Phần II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÒN BẨY TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2012 II.1: PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG 1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, năm 2012 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.070.557 27.101.684 2. Các khoản giảm trừ doanh thu -443.129 -540.110 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.627.429 26.561.574 4. Giá vốn hàng bán 15.039.305 17.484.830 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.588.124 9.076.744 6. Doanh thu hoạt động tài chính 680.232 475.239 7 7. Chi phí hoạt động tài chính -246.430 -51.171 Trong đó: chi phí lãi vay -13.933 -3.115 8. Chi phí bán hàng -1.811.914 -2.345.789 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp -459.432 -525.197 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.750.580 6.629.825 11. Thu nhập khác 323.106 350.323 12. Chi phí khác -85.880 -63.006 13. Thu nhập khác-số thuần 237.226 287.317 14. Phần lãi /lỗ trong liên doanh, liên kết -8.814 12.526 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.978.992 6.929.668 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành -778.589 -1.137.572 17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17.778 27.359 18. Lợi nhuận sau thuế 4.218.182 5.819.455 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.145 6.981 2.Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với khối lượng sản phẩm được tạo ra: Chi phí cố định là những chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi sản lượng, chi phí này tăng hay giảm theo tỉ lệ với tỉ lệ sản xuất sản phẩm. Bao gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí biến đổi khác Chi phí biến đổi là những chi phí không liên quan trực tiếp đến sự thay đổi sản lượng. Bao gồm: 8 - Chi phí sản xuất chung: tiền điện, khấu hao tài sản cố định, phí dịch vụ mua ngoài khác, phí tiếp khách - Chi phí bán hàng: chi phí quảng cáo, chi phí đồ dùng bán hàng, chi phí bán hàng bằng tiền khác. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, công tác phí… Bảng phân loại chi phí Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chi phí biến đổi gồm: 18.099.539 15.564.866 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 16.249.759 14.070.694 Chi phí nhân công trực tiếp 417.323 336.486 Chi phí sản xuất chung 1.432.458 1.157.685 Chi phí cố định gồm: 2.256.278 1.745.786 Chi phí sản xuất chung 789.592 607.243 Chi phí bán hàng 941.488 679.112 Chi phí quản lý doanh nghiệp 525.197 459.432 2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 % Năm 2011 % Doanh thu 26.561.574 100% 21.627.429 100 9 % CP biến đổi 18.099.539 68% 15.564.866 72% Số dư đảm phí 8.462.035 32% 6.062.563 28% CP cố định 2.256.278 1.745.786 Lợi nhuận hoạt động 6.205.757 4.316.777 Từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy: Chi phí biến đổi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí làm cho tỉ trọng số dư đảm phí nhỏ.trong số dư đảm phí một phần là bù đắp chi phi cố định, phần còn lại dôi ra chính là lợi nhuận hoạt động. như vậy: lợi nhuận hoạt động của năm 2012 là: 6.205.757 triệu đồng, năm 2011 là: 4.316.777 triệu đồng. Năm 2011 doanh thu là 21.627.429 triệu đồng đến năm 2012 doanh thu đạt được là 26.561.574 triệu đồng. Như vậy, doanh thu năm 2012 tăng 22.81% so với năm 2011.Đồng thời chi phí biến đổi cũng tăng 16.28%, chi phí cố định tăng 29.24%. Tốc độ tăng chi phí biến đổi nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu 7.63% dẫn đến giảm tỷ trọng chi phí biến đổi trong doanh thu năm 2012 (68%) so với năm 2011(72%) là 4% làm cho tỷ lệ số dư đảm phí tăng tương ứng 4%. 3. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động Để đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động, trước tiên chúng ta xem đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi như thế nào. Bảng ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 A. Trước khi thay đổi doanh thu Doanh thu 26.561.574 21.627.429 CP biến đổi 18.099.539 15.564.866 Số dư đảm phí 8.462.035 6.062.563 10 . của hệ thống đòn bẩy trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2012 III. Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn năm 2013 Phần I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. sản phẩm. Phần II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÒN BẨY TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2012 II.1: PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG 1.