bài thảo luận được xây dựng nhằm tổng hợp các thông tin chủ yếu xoay quanh thực trạng nợ công tại VN, đưa ra cái nhìn toàn cảnh cả về lý thuyết nợ công là gì, toàn cảnh nợ công trên thế giới, thực trạng nợ công tại VN thông qua các con số về tình hình thu – chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công, từ đó đánh giá chung về nợ công tại VN đang ở ngưỡng an toàn hay không, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ công, cuối cùng là đưa ra các gợi ý về chính sách của Chính phủ và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình nợ công nhằm tránh rủi ro khủng hoảng mà VN có thể gặp phải trong tương lai.
Đề tài: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2012 VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ Mở đầu: Cuộc khủng nợ công châu Âu từ năm 2010 tại Hy Lạp và tiếp tục lan mạnh sang các quốc gia châu Âu khác trong năm 2011 đang trở thành 1 vấn đề nóng bỏng và thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cũng như hoạch định chính sách trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này được xem như giai đoạn thứ 2 và là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuộc khủng hoảng này cũng tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế tại Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, sau khoảng thời gian tăng trưởng nhanh, kinh tế VN đã có dấu hiệu chững lại. Điều này được giải thích bởi những tác động bên ngoài ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc VN đã bước sang giai đoạn không thể sử dụng dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng được nữa. Những số liệu cho thấy Việt Nam thường xuyên có thâm hụt ngân sách và nợ công của VN cũng đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của VN lại đang có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt là việc các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinalines hay Petro Vietnam thua lỗ và đứng trên bờ vực phá sản lại càng dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà kinh tế và hoạch định chính sách của VN. Trước tình hình đó, bài thảo luận được xây dựng nhằm tổng hợp các thông tin chủ yếu xoay quanh thực trạng nợ công tại VN, đưa ra cái nhìn toàn cảnh cả về lý thuyết nợ công là gì, toàn cảnh nợ công trên thế giới, thực trạng nợ công tại VN thông qua các con số về tình hình thu – chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công, từ đó đánh giá chung về nợ công tại VN đang ở ngưỡng an toàn hay không, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ công, cuối cùng là đưa ra các gợi ý về chính sách của Chính phủ và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình nợ công nhằm tránh rủi ro khủng hoảng mà VN có thể gặp phải trong tương lai. 1. Nợ công – Khái niệm và Phân loại: Định nghĩa nợ công theo pháp luật Việt Nam và theo thông lệ quốc tế: Nội dung này được xây dựng khung lý thuyết dựa trên việc tổng hợp những định nghĩa về nợ công và những khái niệm xung quanh nó của Việt Nam, của Ngân hang thế giới (WB) và cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là định nghĩa về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công. Sơ đồ các thành phần của khu vực công (Nguồn IMF 2010): Khu vực công Khu vực chính phủ Khu vực các tổ chức công Các tổ chức công tài chính Chính phủ trung ương Các tổ chức công phi tài chính Ngân hàng trung ương (NHTW) Chính quyền liên bang Các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi (trừ NHTW) Chính quyền địa phương Các tổ chức tài chính công khác Theo WB (2002) thì nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Với định nghĩa như thế này, nếu hiểu nợ chính phủ bao gồm nợ chính phủ trưng ương và nợ chính quyền địa phương thì có thể thấy định nghĩa của WB giống định nghĩa được đưa ra trowng Luật quản lý nợ công của Việt Nam. Tùy thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. - Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. - Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. - Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Như vậy khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánh giá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định: Nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh. Một số nước và vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm cả nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Inđônêxia…). Một cách khái quát nhất, có thể hiểu: “Nợ công (nợ Chính phủ hoặc nợ quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách lũy kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ Chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Phân loại nợ công: Trước khi phân loại nơ công, cần có sự phân biệt rõ rang giữa nợ công và nợ tư. Nếu như nợ công là do Chính phủ trực tiếp đi vay hoặc CP bảo lãnh cho các tổ chức khác đi vay thì nợ tư thuần túy là nghĩa vụ nợ của các tổ chức tư nhân. Nợ công và nợ tư sẽ hợp thành tổng dư nợ của nền kinh tế. Nghĩa vụ nợ nói chung được phân chia thành 2 loại: nợ trong nước và nợ nước ngoài. Sự phân loại này không chỉ mang ý nghĩa địa lý, mà nhiều khi còn bao hàm về đơn vị sử dụng tiền tệ sử dụng để vay. Do có cả nợ công và nợ tư nên có thể phân chia nghĩa vụ nợ thành nợ công nước ngoài và nợ tư nước ngoài, nợ công trong nước và nợ tư trong nước. Chúng ta chỉ quan tâm đến nợ công, tức là nợ công trong nước và nợ công nước ngoài. - Vay nợ trong nước: Công cụ vay nợ trong nước bao gồm tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ, trong đó phổ biến nhất vẫn là trái phiếu. Phân theo cấp quản lý thì trái phiếu sẽ đươc phân thành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Việc phát hành các trái phiếu này cũng chính là cách để các cấp quản lý có thể thực hiện việc vay nợ của mình. Theo định nghĩa trong Luật quản lý nợ công thì trái phiếu chính phủ là do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân hàng nhà nước hoặc huy động vốn cho cồng trình, dự án đầu tư cụ thể. Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng chính phủ và được chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. - Vay nợ nước ngoài: Theo quy định của Luật quản lý nợ công Việt Nam được phân chia thành vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA), vay ưu đãi và vay thương mại. • Vay ODA là khoản vay nhân danh Nhà nước và Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức lien quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. • Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA. • Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. 2. Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến năm 2012 Năm 2012, khủng hoảng nợ công tiếp tục lan rộng tại khu vực đồng Euro đã khiến tình hình tài chính của các nước trong khu vực này (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) trở nên khó khăn hơn. Hoạt động sản xuất ở đây nói riêng và của toàn thế giới nói chung vì thế đã bị ảnh hưởng mạnh. Tăng trưởng thương mại thế giới cũng đã giảm đáng kể, chỉ đạt mức 5% trong năm 2011 (từ mức 13,9% trong năm 2010) và có thể chỉ đạt mức 2,5% trong năm 2012 (Tổ chức Thương mại thế giới WTO). Ý tưởng về một chiếc đồng hồ tính nợ cho từng quốc gia từ lâu đã không còn là điều quá mới mẻ với những ai từng đặt chân tới Quảng trường Thời đại của nước Mỹ, nơi các khoản nợ công được công khai tiết lộ với công chúng. Cứ mỗi giây, số nợ mà một người trên trái đất phải nhận lại tăng lên, góp phần khiến tổng nợ thế giới tăng thêm hàng triệu USD. Theo số liệu do Economist cập nhật tính đến năm 2012, châu Phi là châu lục nghèo và kém phát triển nhất thế giới, song lại là châu lục có tổng nợ thấp nhất. Ngoài ra, châu Phi cũng là châu lục có số quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới. Trong khi đó, khu vực Bắc Mỹ là khu vực có tổng nợ lớn nhất. Tổng nợ của Canada là 1.516 tỷ USD, trong khi Mỹ nợ tới 11.110 tỷ USD. Khu vực Bắc Mỹ cũng nằm trong danh sách những khu vực có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất. Châu Á cũng là khu vực có tổng nợ khá cao, chỉ đứng sau Bắc Mỹ và eurozone. Trong đó, Nhật Bản là nước mắc nợ nhiều nhất với 12.642 tỷ USD, xếp sau đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Australia. Nợ công của Trung Quốc là 1.267 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 942 tỷ USD trong khi Australia là 394 tỷ USD. Việt Nam cũng xếp vào nhóm những nước có nợ công ở mức trung bình, 67 tỷ USD. Khá thấp so với các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia (217 tỷ USD), hay Malaysia (162 tỷ USD). Tuy nhiên, tính đến tháng 9/ 2012, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 50% GDP, xếp hàng cao nhất trong Đông Nam Á, chỉ đứng sau Malaysia. Tại châu Mỹ Latinh, Brazil - nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng đồng thời là nước có nợ công cao nhất, với 1.302 tỷ USD, tiếp sau đó là Argentina với 182 tỷ USD. Tổng thể, khu vực châu Mỹ Latinh có tổng nợ nằm vào khoảng giữa của thế giới. Châu Âu, đặc biệt là Eurozone là khu vực có nhiều quốc gia mắc nợ nhất. Chẳng hạn, Pháp nợ tới 2.316 tỷ USD, Tây Ban Nha nợ 998 tỷ USD và Đức nợ 2.795 tỷ USD. Châu Âu cũng là nước có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất, trung bình trên 70%. Cá biệt có những quốc gia trên 100% như Italia và Hy Lạp. Trên toàn thế giới, những quốc gia có tổng nợ trên GDP cao nhất gồm có Nhật Bản (219,9%), Hy Lạp (159,3%), Italia (120,5%), Anh (89,2%), Canada (87%), Pháp (88,5%) và Tây Ban Nha (71,9%). 3. Thực trạng nợ công tại Việt Nam tính đến năm 2012: 3.1. Tình hình Thu – Chi ngân sách Nhà nước tính đến năm 2012: Thu ngân sách Nhà nước: (Hình 1) Theo các Báo cáo quyết toán NSNN giai đoạn 2003 – 2010 có thể thấy nguồn thu NSNN của Việt Nam khá ổn định, dao động trong khoảng từ 25 – 30% GDP. Tổng nguồn thu NSNN chia thành 3 khoản bao gồm thu từ thuế và phí, thu về vốn và thu viện trợ không hoàn lại. Trong số này thì phần lớn vẫn đến từ nguồn thu thuế và phí, thu về vốn chiếm khoảng 2% và thu viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm khoảng 0,5% . Năm 2009 nguồn thu có dấu hiệu suy giảm nhẹ do chính phủ thực hiện hang loạt các biện pháp cắt giảm nhằm kích thích tổng cầu. Tuy nhiên sang năm 2010 thì tỷ lệ thu thuế lại gia tăng trở lại, lên đến gần 30%. Theo như Dự toán NSNN trong 2 năm gần nhất 2011 và 2012 thì tỷ lệ thu thuế đang có xu hướng giảm xuống chri còn khoảng 25%. Mặc dù vậy những con số của năm 2011 và năm 2012 chưa thể phản ánh đúng xu hướng này, do nếu căn cứ vào thực trạng tổng thu NSNN từ năm 2003 đến hết năm 2010 thì những số liệu quyết toán luôn luôn vượt so với những số liệu dự toán. (Hình 2) Về cơ cấu các nguồn thu trong ngân sách nhà nước, có thể thấy nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng lên. Nếu căn cứ vào số liệu dự toán của bộ tài chính thì nguồn thu từ khu vực này đã tăng gấp hơn hai lần nếu như so với một thập kỷ trước, từ khoảng 7% vào 2003 lên đến 15 % vào năm 2012 . Tuy nhiên bất chấp việc đã có đóng góp nhiều hơn cho tổng nguồn thu của NSNN, thì mức độ đóng góp của khu vực này vẫn nhỏ hơn nhiều so với mức đóng góp của khu vực này vào GDP cả nước, gần 50%. Tương tự như thế, nghịch lý được đầu tư nhiều nhwung đóng góp vào nguồn thu kém càng được thể hiện trong khu vực nhà nước, khi đóng góp của khu vực này vào GDP cả nước vào khoảng 40%, nhưng nguồn thu từ khu vực này lại chỉ ở mức trên duwois 20%. Nghịch lý này đưuọc giải thích bằng các hoạt động tham nhũng và trốn thuế ở các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nguồn thu từ khu vực các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại đang suy giảm, từ chỗ khoảng 35% vào năm 2005 đã giảm xuống chỉ còn 25% tổng doanh thu. Trong khu vực này đáng chú ý là nguồn thu từ dầu thô đã suy giảm đáng kể và chỉ còn ở mức khoảng 12% tổng nguồn thu. Điều này là dấu hiệu tích cực khi nguồn thu NSNN đã không còn lệ thuộc nhiều vào dầu thô như trước đây, mặc dù vẫn giữ được sựu ổn định. Chi ngân sách nhà nước. (Hình 3) Theo báo cáo dự toán và quyết định của bộ tài chính thì tổng chi cân đối ngân sách nhà nước sẽ bao gồm chi tiêu đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Bắt đầu từ năm 2009, tổng chi tiêu NSNN đã có xu hướng giảm do chính phủ thực hiện những chính sách thát lưng buộc bụng nhằm bình ổn nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng chi tiêu trong hình bên dưới có thể thấy rằng bất chấp sự thu hẹp của tổng chi tiêu, các khoản chi thường xuyên lại đang có xu hướng tăng lên, trong khi các khoản chi cho đầu tư phát triển lại đang có xu hướng giảm xuống. Rõ ràng điều này phản ánh sự không hiệu quả trong chi tiêu của chính phủ. Việc chi thường xuyên tăng lên chứng tỏ rằng chính phủ vẫn đang phải gồng gánh một bộ máy nhà nước công kềnh và hoạt động kém hiệu quả. (tổng chi ngân sách nhà nước năm 2012 là 678,6 tỷ đồng bằng 75,1% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 134,4 nghìn tỷ đồng bằng 74,7% so với dự toán năm; chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội quốc phòng an ninh 466,2 nghìn tỷ đồng bằng 77,7% so với dự toán năm) 3.2. Thâm hụt và Nợ công: 3.2.1. Thâm hụt ngân sách: Mặc dù có nguồn thu khác cao nhưng việt nam cũng vẫn không tránh khỏi việc thường xuyên bị thâm hụt ngân sách trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Số liệu quyết toán và dự toán NSNN của bộ tài chính phân biệt hai khái niệm bội chi NSNN. Đó là bội chi theo tiêu chuẩn quốc tế (không bao gồm chi trả nợ gốc) vài têu chuẩn việt nam (bao gồm cả chi trả nợ gốc). Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì bội chi của việt nam thấp hơn nhiều và cũng gần với thống kê IMF . Tuy nhiên nếu tiêu chuẩn việt nam thi thâm hụt vào khoảng 5% GDP, duy chỉ có năm 2009 Việt Nam thâm hụt hơn hẳn là 6,9%GDP do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Bảng phản ánh thâm hụt ngân sách Việt Nam (Đơn vị: %GPD) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 MoF2 -5.7 -4.6 -6.9 -5.6 -4.9 -4.8 MoF1 -1.8 -1.8 -3.7 -2.8 -2.1 -3.1 Chú thích: MoF1: thông lệ quốc tế (không bao gồm chi trả nợ gốc) MoF2: thông lệ việt nam (bao gồm cả chi trả nợ gốc) Số liệu của bộ tài chính cũng chỉ rõ nguồn bù đắp bội chi NSNN của Việt Nam, bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài .theo đó thông thường việt nam phụ thuộc vào các khoản vay trong nước hơn là khoản vay nước ngoài. Ngoại trừ năm 2009, Việt Nam vay nợ nước ngoài khá nhiều để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Bảng cơ cấu nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 2007-2012(tỉ đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 20.094 26.746 61.198 74.370 71.360 Nợ trong nước 13.315 11.710 30.860 63.100 55.050 Nợ nước ngoài 6.779 15.037 30.388 11.270 16.310 Theo thống lệ quốc tế (không gồm cả chi trả nợ gốc) Tổng 64.567 67.677 114.442 119.700 120.600 Nợ trong nước 51.572 48.009 78.150 98.700 92.600 Nợ nước ngoài 12.995 19.668 36.292 21.000 28.000 3.2.2. Nợ công: Giai đoạn từ 2006 - 2012, xu hướng vốn vay nợ công tăng: năm 2006 là 91.757 tỷ đồng (22,7%) đến năm 2012 là 989.300 tỷ đồng (41,1%); riêng năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nợ công xuống thấp (23,7%). Đa phần vốn vay nợ công chiếm một tỷ lệ rất quan trọng trong vốn vay đầu tư phát triển. Về phân bổ, sử dụng vốn vay: Thứ nhất: Chính phủ vay để bù đắp bội chi ngân sách. Tỷ lệ bình quân bội chi ngân sách tính cả giai đoạn 2006 - 2012 là 5%. Thứ hai: Vay để đầu tư từ TPCP cho y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi . Thứ ba: Vay để cho vay lại, chủ yếu đối với các công trình trọng điểm quốc gia đang cần huy động vốn; trong đó nguồn vay này chủ yếu từ nguồn vốn ODA. Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ công giai đoạn 2006 - 2012: Con số trả nợ cho Chính phủ là rất cao (từ 42.440 tỷ đồng/2006 - 108.186 tỷ đồng/2012). Tỷ lệ bình quân trả nợ Chính phủ, thu NSNN chiếm khoảng 15%. Về thực trạng nợ công giai đoạn 2006 - 2012: nếu tính chỉ số nợ công/ GDP thì giai đoạn 2006 — 2012 nợ công đã tăng đáng kề, từ 404.556 tỷ đồng (41,5%) lên 1.641.296 tỷ đồng (55,6%) Về cơ cấu dư nợ công: tính đến 31/12/2012 thì nợ Chính phủ chiếm 77,6%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5%. Nếu cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ: Nợ công ở nước ta chủ yếu được vay bằng VNĐ, JPY, USD; điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro về tỷ giá, lãi suất. • Vay nước ngoài : _ Lớn nhất chủ yếu là vay Nhật Bản 17%; _ Thứ hai là vay World Bank (WB) thông qua nguồn vốn đặc biệt 13%; _ Thứ ba là vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 8%. • Vay trong nước: _ Thì chủ yếu là đầu tư trái phiếu 28% _ Bảo hiểm xã hội 5% _ Vay tạm ứng tồn ngân kho bạc 9% _ Vay khác là 20%. Như vậy, cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ thì sẽ liên quan nhiều tới tỷ giá, lãi suất. Nợ công nhìn dưới góc độ chỉ số tín nhiệm quốc gia: Nợ công của Việt Nam bắt đầu tham gia vào bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ năm 2005. • Giai đoạn 2005 – 2007: chúng ta đã thăng hạng • Giai đoạn 2007 – 2011: đi xuống • Giai đoạn 2011 – 2012: lại đi lên. Chỉ số xếp hạng quốc gia đánh giá thực trạng khả năng trả nợ quốc gia và đánh giá mức độ uy tín quốc gia. Nếu được xếp hạng cao, chúng ta sẽ đi vay trên thị trường quốc tế với lãi suất và chi phí thấp hơn. Mức nợ công của Việt Nam hiện nay theo đánh giá của các tổ chức Moody’s, S&P, Fitch đều ở mức ổn định. Nếu so sánh với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippin, Mông Cổ, Sri Lanka, thì chỉ số tín nhiệm của chúng ta cao hơn Những kết quả đạt được Thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Nợ công giai đoạn 2006 - 2012 là 23%, bù đắp bội chi NSNN khoảng 5% GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án tăng trọng quốc gia . đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công. Thứ hai, các chỉ số nợ công hiện nay nếu theo chiến lược dài hạn và chương trình nợ công trung hạn thì đang trong giới hạn an toàn. Thứ ba, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ưu đãi; Chẳng hạn như các dự án của WB hay ADB thường khoảng 20 - 30 năm, thậm chí có dự án 40 năm; thời gian ngắn hạn từ 5 đến 10 năm; lãi suất 11 - 12%. Thực tế khoảng 80% khoản vay của chúng ta là khoản vay ưu đãi nên áp lực nợ công không lớn lắm và có thể nói là nằm trong tầm kiểm soát được. Thứ tư, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng; đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định; Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ nên đồng yên yếu đi, chúng ta sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro. Thứ năm, xu hướng giảm tỷ trọng nước ngoài trong cơ cấu Chính phủ với tiêu chí: tỷ trọng hàng năm là nợ trong nước tăng lên và nợ nước ngoài giảm đi. Thứ sáu, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh hoạt: không chỉ vay từ các tổ chức tài chính mà hiện nay vay rất nhiều từ các dịch vụ phái sinh và các văn phòng tài chính khác. Thứ bảy, thể chế chính sách dần được hoàn thiện, công tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn và tiếp cận được thông lệ quốc tế. Những hạn chế cơ bản Thứ nhất, nhu cầu vốn của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng ngân sách không đủ do đó bắt buộc chúng ta phải đi vay nên đã tạo sức ép rất lớn, thúc đẩy tăng nợ công. Thứ hai, thị trường trái phiếu trong nước cũng chưa phát triển, huy động vốn trong nước còn hạn chế, tính thanh khoản thấp. Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn ODA và các chính sách sử dụng vốn ODA chưa được cao và chưa gắn với chính sách huy động vốn đối ứng. Thứ tư, các chỉ tiêu nợ trong tầm kiểm soát nhưng một số rủi ro thị trường chưa được tính toán kỹ càng; rủi ro tín dụng chưa được phản ánh trong phí cho vay lại và phí bảo lãnh của Chính phủ. Thứ năm, cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế, chẳng hạn như trường hợp của Vinashin, Vinaline . là một bài học lớn cho chúng ta. Thứ sáu, quyền hạn của các cơ quan còn chồng chéo, phân tán. Chẳng hạn, đối với cấp Bộ, ngành: Theo Luật Ọuản lý nợ công thì Bộ Tài chính (BTC) giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công (bao gồm tất cả các khâu từ xây dựng mục tiêu, định hướng huy dộng, quản lý và sử dụng vốn vay và quản lý nợ công) nhưng trên thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại được Chính phù giao cho việc huy động vốn ODA và vốn đô la. Tuy nhiên khâu huy động lại không gắn kết với nguồn trả nợ, không gắn với mục đích sử dụng . Mặt khác, BTC là đơn vị chủ trì xây dựng hạn mức vay nước ngoài, bao gồm cả hạn mức tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhưng điều hành cụ thể lại do NHNN. Như vậy, rõ ràng từ kênh huy động, trả nợ, sử dụng vẫn còn chưa thống nhất với nhau 3.2.3. Đánh giá về tình trạng nợ công tại Việt Nam: