Phần I: Công tác tổ chức quản lý tại công ty CP CN & PT XD Miền Bắc. Phần II: Tình hình hoạt động của công ty CP CN & PT XD Miền Bắc trong những năm qua. Phần III: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .1 PHẦN I: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN MIỀN BẮC .2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .2 1.1.1 Một số thông tin cơ bản về công ty 2 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .2 1.1.3 Một số chỉ tiêu cơ bản .3 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 4 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty .5 1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 6 1.4.1 Tổ chức mô hình kế toán và bộ máy kế toán .6 1.4.2 Hình thức kế toán và sổ kế toán .9 1.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành .10 1.5 Tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty .11 1.5.1 Các nhóm sản phẩm chính của công ty 11 1.5.2 Quy trình xây lắp các công trình dân dụng của công ty .13 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .15 2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty CP CN & phát triển XD Miền Bắc .15 2.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .15 2.1.2 Hoạt động Marketing của công ty .17 2.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu trong công ty .21 2.2.1 Nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng năm 2013 21 2.2.2 Kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu của công ty .23 2.2.3 Quản lý kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu của công ty .25 2.3 Công tác quản lý tài sản cố định trong công ty .26 2.3.1 Tình hình tăng, giảm tài sản của công ty 26 2.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định .28 2.3.3 Thống kê máy móc hiện có của công ty .29 2.4 Công tác quản lý lao động tiền lương trong công ty .30 2.4.1 Cơ cấu lao động của công ty .30 2.4.2 Công tác quản lý tiền lương 31 2.5 Công tác quản lý chi chi phí và tính giá thành sản phẩm .32 2.5.1 Tập hợp chi phí sản xuất .32 Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 1 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt 2.5.2 Tính giá thành sản phẩm .33 2.5.3 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm .35 2.6 Những vấn đề về huy động vốn và sử dụng vốn của công ty .36 2.6.1 Tổng quan về vôn kinh doanh của công ty 36 2.6.2 Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn trong công ty 36 2.6.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty .37 2.6.4 Biện pháp huy động vốn tối ưu và sử dụng vốn hiệu quả .39 2.7 Những vấn đề về đòn bẩy, doanh lợi và rủi ro của công ty 40 2.7.1 Tổng quan về đòn bẩy .40 2.7.2 Tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của công ty 42 2.8 Những vấn đề chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty47 2.8.1 Phân tích khả năng thanh toán của công ty .47 2.8.2 Phân tích cơ cấu tài chính của công ty 49 2.8.3 Phân tích khả năng hoạt động của công ty 50 2.8.4 Phân tích khả năng sinh lời của công ty 51 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY .53 3.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh 53 3.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 53 3.1.2 Tình hình về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty .53 3.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing của công ty 54 3.1.4 Công tác quản lý nguyên vật liệu 54 3.1.5 Tình hình lao động và tiền lương 55 3.1.6 Tình hình chi phí, giá thành .55 3.1.7 Tình hình biến động tài sản cố định của công ty .56 3.1.8 Tình hình tài chính của công ty .56 3.2 Biện pháp hoàn thiện công ty .57 KẾT LUẬN .60 CÁC PHỤ LỤC .61 Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán 61 Phụ lục 2: Báo cáo kết quả kinh doanh .64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .65 Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 2 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt LỜI MỞ ĐẦU Trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay với cơ chế kinh doanh ngày càng thoáng và quy mô kinh tế được mở rộng trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nhà kinh tế phải có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay. Để giải quyết điều này trước hết các sinh viên kinh tế phải trau dồi kiến thức về doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thời gian kiến tập vừa qua tại công ty CP Công nghiệp và phát triển Xây dựng Miền Bắc đã cho em cơ hội được tiếp xúc với thực tế, ứng dụng những kiến thức và kĩ năng có được từ các học phần đã học vào thực tế của các hoạt động của công ty nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành học Em xin cảm ơn Cô giáo Thạc sĩ Đỗ Thị Ánh Nguyệt - Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, giúp khắc phục và hoàn thiện dần bài báo cáo thực tập tại công ty CP CN và PT XD Miền Bắc; cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng kế toán – tài chính công ty CP CN & PT XD Miền Bắc đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty, tạo điều kiện để tiếp xúc môi trường làm việc thực tế và cung cấp số liệu để thực hiện việc phân tích. Sau một tháng thực tập tại công ty, em đã có dịp được tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty và bài báo cáo thực tập được trình bày thành ba phần chính như sau: Phần I: Công tác tổ chức quản lý tại công ty CP CN & PT XD Miền Bắc. Phần II: Tình hình hoạt động của công ty CP CN & PT XD Miền Bắc trong những năm qua. Phần III: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty. Do thời gian thực tập tại công ty ngắn và hiểu biết còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót mong sự góp ý của các thầy cô, anh chị và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt PHẦN I: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG MIỀN BẮC 1.6 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 1.6.1 Một số thông tin cơ bản về công ty. - Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp và phát triển Xây dựng Miền Bắc. - Tên viết tắt: VILACONIC - Logo: - Tên tiếng anh: Northern industry and construction development corporation. - Trụ sở: Xóm 2 – Xã Nghi Phú – Thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An. - Điện thoại: 0383 512 183 - Fax: 0383 852 286 - Email: contact@vilaconic.com - Website: www.vilaconic.com - Giám đốc: Hoàng Văn Ngoạn - Mã số thuế: 2901274715 - Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng, được chia thành 900.000 cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng. 1.6.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty CP CN & PT XD Miền Bắc là một doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Nghệ An, được cấp phép hoạt động kinh doanh ngày 18 tháng 5 năm 2006. Những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng như về nhân lực nên quy mô vẫ còn nhỏ hẹp. Tuy nhiên công ty đã từng bước khắc phục khó khăn để phát triển và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và đã đạt được một số thành tựu đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nhựa và kinh doanh nhựa đường là thế mạnh của công ty. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thị trường ngày càng cao nên công ty đã ngày càng mở rộng quy mô sản xuất , đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Vì vậy ngày 23 tháng 9 năm 2010, công ty đã xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số doang nghiệp: 2901274715. Từ đó tới nay công ty đã trải qua 7 lần đăng ký thay đổi với 44 ngành nghề kinh doanh. Mới đây nhất công ty đã xin đăng ký thay đổi lần thứ 7 vào ngày 31 tháng 7 năm 2012. Cho đến nay phạm vi hoạt động của công ty đã được mở rộng đến nhiều tỉnh trong cả nước, nhất là các tỉnh ở phía Bắc và miền Trung. Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Công ty Cổ phần Công nghiệp và phát triển xây dựng Miền Bắc đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, có nhiều hình thức huy động vốn sản xuất, không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của kỹ sư và công nhân, mở rộng Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 4 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt hoạt động sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm… Vì vậy cho đến nay công ty đã có chi nhánh ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và công ty thành viên là công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 515 ( viết tắt là 515 INCOM) ở xã Hưng Lộc – TP Vinh và hệ thống đại lý được phân phối ở nhiều tỉnh và công ty đang đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu ra thị trường nước ngoài. Tháng 1/2012, Công ty đã được Tổ chức chứng nhận VINACERT công nhận sản phẩm nhựa của công ty đạt chuẩn chất lượng ISO 9001:2008. 1.6.3 Một số chỉ tiêu cơ bản. Trong những năm vừa qua thì công ty đang trên tiến trình mở rộng quy mô, xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường nên giá trị tài sản, doanh thu và số lượng công nhân viên của công ty tăng nhanh qua các năm. Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty trong những năm gần đây (Đvt: triệu đồng) Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 1 Doanh thu từ các hoạt động 253.373 33.146 1.208 2 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.219 482 -475 3 Tổng Tài sản: - Tài sản ngắn hạn - Tài sản dài hạn 101.748 82.209 19.540 65.868 54.559 11.308 10.486 2.626 7.861 4 Tổng nguồn vốn: - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu 101.748 91.521 10.227 65.868 56.861 1.007 10.486 1.961 8.525 5 Số lượng nhân viên (người) 243 158 78 (Nguồn: phụ lục 1, phụ lục 2, phòng tổ chức – hành chính) Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của công ty trong những năm gần đây Nhận xét: - Từ năm 2010 đến năm 2012 thì tất cả các chỉ tiêu cơ bản là doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn hay số lương lao động đều tăng nhanh. - Doanh thu năm 2010 chỉ có 1.208 triệu đồng là do năm 2010 công ty chỉ mới được chuyển nhượng và hoạt động chỉ có 3 tháng. Sang năm 2011 và 2012 thì công ty mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề nên doanh thu tăng nhanh, năm 2012 đạt 253.373 triệu đồng tăng gần 8 lần năm 2011. - Tuy tốc độ tăng lợi nhuận không cao như tốc độ tăng doanh thu nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2010 lợi nhuận đang âm mà tới năm 2012 đã đạt được 1.219 tỷ lợi nhuận sau thuế. - Do việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm nên công ty cần huy động lượng vốn nhiều hơn và đầu tư mua sắm tài sản, nguyên vật liệu và công nhân để sản xuất sản phẩm. Vì vậy mà nguồn vốn, tài sản và số lượng nhân viên công ty tăng nhanh. Cụ thể, cuối năm 2010, tài sản, nguồn vốn của công ty Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 5 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt chỉ có 10.486 triệu đồng mà năm 2011 đã tăng lên 65.868 triệu đồng, năm 2012 tiếp tục tăng lên 101.748 triệu đồng, gấp 10 lần năm 2010. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Chức năng: - Công ty CP & PT XD Miền Bắc là công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. - Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ sở và UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. - Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. - Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, đảm bảo đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể của người lao động. Nhiệm vụ: - Hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo công bằng dân chủ theo pháp luật. - Sử dụng và phát huy hiệu quả vốn nhà nước, vốn vay ngân hàng. Thực hiện các quy định thống kê, kế toán tài chính, hồ sơ tài liệu theo quy định của nhà nước về pháp lệnh thống kê kế toán. - Cùng địa phương và các tổ chức chính trị xã hội khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội, đảm bảo giữ gìn môi trường, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của công ty: - Các hàng hóa và dịch vụ chính: + Sản xuất các sản phẩm nhựa ứng dụng nội thất. + Thi công các công trình xây dựng - Giao thông - Thủy lợi - Cầu đường. + Kinh doanh mua bán nhựa đường. - Các hàng hóa và dịch vụ phụ: + Xuất nhập khẩu nông sản. + Kinh doanh các sản phẩm phụ gia xây dựng, hóa chất công nghiệp. + Chuyển giao công nghệ. + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông, điện công nghiệp. + Xây lắp các công trình điện, trạm biến áp, đường dây đến 220 kV, công trình viễn thông nội bộ. + Duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, công trình công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, đường dây và trạm biến áp cap thế, hạ thế, hệ thống điện chiếu sáng công cộng, điện công nghiệp, dân dụng, điện lạnh, điện tử, tin học, viễn thông. + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 6 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Là một doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Công ty tổ chức mô hình quản lý theo kiểu trực tiếp. Đứng đầu là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc chỉ đạo trưc tiếp từ trên xuống dưới, từ cao xuống thấp, từ ban giám đốc điều hành đến từng tổ đội thành viên, giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng. Tổ chức bộ máy của công ty được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng kế toán-TC Phòng TC-HC Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5 Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 7 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính) Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo và từng bộ phận: Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc: Là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty điều hành công ty, là người có quyền lãnh đạo cao nhất, mọi hoạt động của công ty phải được nhất trí, đồng ý của giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi kết quả SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp việc theo sự phân công của giám đốc về mảng kinh doanh. Chịu trách nhiệm phối hợp, điều hòa kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, lập kế hoạch đấu thầu. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị về các mặt kinh tế tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế. Phó giám đốc phụ trách sản xuất, thi công: Giúp việc theo sự phân công của giám đốc về mảng thi công, biện pháp thi công, đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị tổ chức thi công, tổ chức nghiệm thu cũng như tiến độ, chất lượng công trình và an toàn lao động tại công trường thi công. Phòng tổ chức – hành chính: Làm công tác nghiệp vụ về chế độ, quyền của người lao động. Tổ chức, sắp xếp, điều động công tác hợp lý và hiệu quả. Song song với các việc trên phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lí và lưu trữ các loại văn bản đi đến, hồ sơ lí lịch của công nhân viên, quản lý con dấu. Phòng kế toán – tài chính: Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, quản lý, sử dụng các loại vốn, quỹ. Đồng thời giúp giám đốc kiểm tra, kiểm Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 8 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt soát bằng tiền mọi hoạt động nghiệp vụ, phối hợp với các phòng chức năng xây dựng, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, phân bổ các loại tiền hợp lý và hiệu quả . Tham mưu cho giám đốc về phương án tổ chức thi công tối ưu. Phòng kinh doanh: +Làm công tác tìm kiếm khách hàng, đàm phán, kí kết các hợp đồng. +Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của công ty. Ngoài các phòng kế toán, tổ chức hành chính còn có các phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật và các đội xây dựng trực thuộc. 1.4 Tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty. 1.4.1 Tổ chức mô hình kế toán và bộ máy kế toán. - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng là người điều hành trực trực tiếp các nhân viên kế toán. Với mô hình tổ chức tập trung phòng kế toán của công ty là bộ phận duy nhất thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần hành từ khâu thu thập chứng từ đến khâu ghi sổ chi tiết tổng hợp lên báo cáo tài chính, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích tổng hợp. - Phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc cung cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của cồn ty. - Nhiệm vụ chính của phòng là ghi chép, phản ánh kịp thời , chính xác, đầy đủ tình hình biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phòng kế toán còn phải đôn đốc theo dõi tình hình mua bán vật tư, hàng hoá giữa các bên, tập hợp các khoản chi phí kinh doanh trong công ty giúp cho lãnh đạo tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, bộ máy kế toán luôn luôn đảm bảo sự thồng nhất trực tiếp từ kế toán trưởng. - Căn cứ vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, bộ máy kế toán của công ty có cơ cấu và được phân công như sau: Tổng số nhân viên kế toán gồm 10 người bao gồm: 1 kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng kế toán), 2 phó phòng kế toán và 7 nhân viên kế toán. Mỗi nhân viên giữ vai trò nhất định và đảm nhiệm một phần hành thích hợp. Sơ đồ phòng kế toán của công ty Trưởng phòng kế toán-tài chính Phó phòng tổng hợp về vật tư, sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ Phó phòng tổng hợp về TSCĐ, công cụ dụng cụ Kế toán lao động – tiền lương và thuế Kế toán tập hợp hóa đơn chứng từ Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 9 Báo cáo thực tập cơ sở ngành TCNH GVHD: Th.S Đỗ Thị Ánh Nguyệt Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán Thủ quỹ (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Hình 1.2: Sơ đồ phòng kế toán của công ty • Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận: Trưởng phòng kế toán – tài chính: Là người đứng đầu bộ máy kế toán là người điều hành giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán. Định kỳ hàng tháng. hàng quý, báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng tổ chức kiểm tra các việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ tổ chức bảo quản tài liệu kế toán. Phó phòng tổng hợp vật tư, sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ: Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty trong công tác xử lí số liệu, hạch toán kế toán. Kiểm tra, hiệu chỉnh để tổng hợp, lập các bảng biểu kế toán theo quy định của nhà nước và công ty. Cung cấp số liệu kế toán, thống kê cho kế toán trưởng và ban giám đốc khi được yêu cầu. Thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt giải quyết, điều hành hoạt động của Phòng KT-TC sau đó báo cáo lại Kế toán trưởng các công việc đã giải quyết hoặc được ủy quyền giải quyết. Phó phòng tổng hợp về TSCĐ, công cụ dụng cụ: Sv: Nguyễn Thị Huyền Page 10 . I: Công tác tổ chức quản lý tại công ty CP CN & PT XD Miền Bắc. Phần II: Tình hình hoạt động của công ty CP CN & PT XD Miền Bắc trong những năm. II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP CN & PT XD MIỀN BẮC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của