II.3: PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống đòn bẩy công ty cp sữa vinamilk năm 2011, 2012 và giải pháp tài trợ vốn cho năm 2013 (Trang 28 - 30)

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 736.033 3.909.275 431,128%

II.3: PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TỔNG HỢP

Công ty Vinamilk đã sử dụng kết hợp cả hai đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính để gia tăng ROE(hay EPS).Đầu tiên là số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT( tác động của đòn bẩy hoạt động ) sau đó sự thay đổi của EBIT làm thay đổi ROE (hay EPS)(tác động của đòn bảy tài chính).Sự kết hợp cả hai đòn bẩy như vậy tạo ra đòn bẩy tổng hợp.

Mức độ tác động của đòn bảy tổng hợp(DTL-Degree of Total Leverage) được xác định như sau:

DTL = DOL×DFL

Với công thức trên ta sẽ đi phân tích chỉ tiêu DTL như sau:

chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

DOL 1.404 1.346

DFL 1.0028 1.00045

DTL 1.4079312 1.346606

Năm 2011 Năm 2012

Năm 2011: Độ bẩy tổng hợp bằng 1.4079312 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% trong doanh thu từ 21,627,429 triệu đồng sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1.4079312% trong EPS.

Năm 2012: Độ bẩy tổng hợp bằng 1.352057 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% trong doanh thu từ 26,561,574 triệu đồng sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1.352057% trong EPS.

Trong năm 2011, Vinamilk sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức 1.404 cao hơn so với mức sử dụng đòn bảy tài chính chỉ với 1.0028. Cho thấy Vinamilk trong năm 2011 chú trọng vào việc sử dụng đòn bẩy hoạt động hơn là sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tương tự năm 2012 chính sách của Vinamilk cũng không mấy thay đổi .Đòn bẩy hoạt động cũng cao hơn so với đòn bẩy tài chính.

Từ đó ta có thể kết luận rằng : Công ty trong những năm gần đây chính

sách sử dụng DOL có vai trò quan trọng, thể hiện qua sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng EPS.

Vậy sự biến động DTL qua hai năm 2011,2012 diễn ra như thế nào?

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Tốc độ tăng(%)

DOL 1.404 1.346 -4.13%

DFL 1.0028 1.00045 -0.23%

DTL 1.4079312 1.346606 -4.36%

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi các chỉ tiêu đòn bẩy trong năm 2011,2012

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy qua hai năm 2011,2012 ta thấy công ty đang có xu hướng giảm dần việc sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy, cụ thể :

Chỉ tiêu DOL tốc độ giảm năm 2012 so với 2011 là 4.13% Chỉ tiêu DFL tốc độ giảm năm 2012 so với 2011 là 0.23% Chỉ tiêu DTL tốc độ giảm năm 2012 so với 2011 là 4.36%.

 Hai chỉ tiêu DOL và DFL có tốc độ giảm qua hai năm làm cho tốc độ DTL cũng giảm đáng kể. Cho thấy công ty đang muốn sử dụng các chỉ tiêu đòn bẩy một cách

an toàn mà vẫn đem lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.Việc sụt giảm DOL không mang tính chủ quan do công ty chỉ quyết định được một phần vào tài sản cố định. Sự sụt giảm DFL là do thị trường năm 2012 đầy biến động tình trạng suy thoái kinh tế vẫn chưa được cải thiện nên công ty không dám mạo hiểm vào việc sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy quá lớn. Công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có là chính giảm các khoản nợ vay và đảm bảo mức độ rủi là thấp nhất. Vì vậy cùng một lúc đã làm giảm rủi ro tổng thể của công ty.

Vậy trong tương lai cần phải làm gì để có một định hương tốt nhất cho công ty vào năm 2013? tiếp theo sẽ là phần giải pháp cho kế hoạch tài trợ vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hệ thống đòn bẩy công ty cp sữa vinamilk năm 2011, 2012 và giải pháp tài trợ vốn cho năm 2013 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w