Luận án tiến sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý

211 11 0
Luận án tiến sĩ  Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến  việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam  chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tện luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý Mã số: 62 34 04 05 NCS: Dương Thị Hải Phương Mã NCS: NCS34.07B1TT Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hàn Viết Thuận Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  Trên cơ sở so sánh một số mô hìnhkhung lý thuyết thường được ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công một hệ thống thông tin nói chung và hệ thống ERP nói riêng của các nhà nghiên cứu trên thế giới, luận án đã xác định được rằng mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone McLean vẫn là mô hình phổ biến nhất, là khung lý thuyết toàn diện để đo lường sự thành công. Mô hình này đề xuất các nhân tố liên quan đến sự thành công của một hệ thống thông tin, đề cập đến vấn đề đo lường các nhân tố trong mô hình để đảm bảo sự hiểu biết toàn diện về sự thành công của một hệ thống thông tin. Mô hình này cũng đã được sử dụng và kiểm định bởi nhiều nhà nghiên cứu, và cho thấy tầm quan trọng của mô hình trong việc đo lường sự thành công của một hệ thống thông tin, đặc biệt mô hình thực sự hữu ích để đo lường thành công khi mà mối quan hệ giữa các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu.  Dựa trên mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone McLean và kế thừa một số kết quả nghiên cứu khác, luận án đã xây dựng được mô hình lý thuyết tổng thể nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình gồm 08 nhân tố là: (1) Đào tạo người dùng; (2) Chất lượng hệ thống ERP; (3) Trình độ quản lý dự án; (4) Sự hỗ trợ và quyết tâm của lãnh đạo; (5) Sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP; (6) Ích lợi của việc sử dụng hệ thống ERP; (7) Phương pháp quản trị thay đổi; (8) Chất lượng thông tin. Các nhân tố này tác động đến trên 90% việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các doanh nghiệp Việt Nam.  Trong luận án đã nghiên cứu mối quan hệ tổng thể giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một điểm mới so với các nghiên cứu đã công bố trước đây ở Việt Nam mà chủ yếu chỉ đánh giá tác động trực tiếp của các nhân tố đến sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án  Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam cùng với mức độ tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố có thể sử dụng để giúp doanh nghiệp nghiên cứu và đo lường sự thành công trong triển khai hệ thống ERP tại doanh nghiệp mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các nguồn lực, điều chỉnh chương trình, kế hoạch triển khai hệ thống ERP cho phù hợp nhằm nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP tại doanh nghiệp mình.  Trong điều kiện còn nhiều giới hạn về nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam, để đảm bảo cho sự triển khai thành công hệ thống ERP thì cần phải chú ý đến các nhân tố có vai trò quan trọng đặc biệt như đào tạo người dùng, chất lượng hệ thống ERP, trình độ quản lý dự án và nhất là sự hỗ trợ và quyết tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp.  Từ kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy hai yếu tố trình độ quản lý dự án và phương pháp quản trị thay đổi có tác động đáng kế đến việc thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng trong doanh nghiệp đối với hệ thống ERP – một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để nâng cao sự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP nhằm đẩy mạnh việc triển khai thành công, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến hai nhân tố này. ERP (Enterprise Resource Planning) là thuật ngữ được Gartner Group of Standford, CT, USA sử dụng từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ trước nhằm mô tả một hệ thống phần mềm doanh nghiệp được hình thành và phát triển từ những hệ thống quản lý và kiểm soát kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạch định và quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. “Nếu mua một hệ thống ERP thì doanh nghiệp sẽ nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: ý tưởng quản lý, chương trình phần mềm, và phương tiện kết nối để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, và điều hành, ERP giúp theo dõi và quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Một đặc điểm nổi bật nữa của ERP là ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian cũng như theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình” (EVN CPC, 2012). Với những tính năng ưu việt đó, ERP đã được công nhận là một trong những phần mềm kinh doanh quan trọng nhất trong thời đại mới (Davenport, 1998). Các báo cáo công nghiệp cho thấy có đến 30.000 công ty trên toàn thế giới đã triển khai hệ thống ERP (Mabert và cộng sự, 2001), và việc triển khai thành công ERP đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lâu dài trong kinh doanh cũng như tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh trên toàn doanh nghiệp. Do đó, triển khai ERP thường được xem như là một thành phần của quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh và dự án chuyển đổi tổ chức (BottaGenoulaz Millet, 2006). Theo trích dẫn của Kalling (2003), có đến 180 tỷ USD được đầu tư cho ERP trên toàn cầu vào năm 2010. Các chi phí liên quan đến việc triển khai ERP là rất cao (Hayes và cộng sự, 2001). Tổng chi phí triển khai ERP cho một công ty vừa là 1050 triệu USD (Mabert và cộng sự, 2000) và 300500 triệu USD cho các tập đoàn quốc tế lớn (Kumar Van Hillegersberg, 2000). Mặc dù đầu tư cho ERP là lớn như vậy, nhiều công ty lại thất bại trong việc tối đa hóa lợi ích khi ứng dụng ERP cũng như phải đối mặt với nhiều vấn đề khác khi triển khai ERP. Về tỷ lệ thất bại trong triển khai ERP, cũng đã có những ước tính rất khác nhau trong các nghiên cứu (Velcu, 2007). Barker và Frolick (2003) cho rằng 50% dự án triển khai ERP là thất bại. Hong và Kim (2002) ước tính tỷ lệ không thành công là 75%. Scott và Vessey (2002) lại ước tính tỷ lệ thất bại cao tới 90%. Các nghiên cứu khác cho thấy nhu cầu 2 hiện tại cho ERP đang phát triển ngày càng nhanh, nhưng có rất ít những câu chuyện thành công (Hong và Kim, 2002). Scott và Vessey (2002) cho rằng 90% các dự án SAP R3 thường đưa vào vận hành muộn hơn so với kế hoạch. Ở Việt Nam, không ít doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai hệ thống ERP trong hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh được “những tính năng ưu việt mà hệ thống ERP mang lại, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công và việc ứng dụng ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trước mắt và cả về lâu dài” như công ty cổ phần Savimex, công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, công ty cổ phần Đồng Tâm, công ty cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk, … (Như Đăng, 2010). Cụ thể, “sau 8 tháng vận hành ERP trên toàn công ty, Vinamilk đã có thể sơ bộ kết luận về hiệu quả ứng dụng. Hệ thống giúp công ty thực hiện chặt chẽ, tránh được rủi ro trong công tác kế toán; với sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, công tác tài chính – kế toán thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Các khâu quản lý kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan hệ khách hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn, giảm đáng kể rủi ro; giữa bán hàng và phân phối có sự nhịp nhàng, uyển chuyển hơn; các chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời gian thực. Trình độ nhân viên công nghệ thông tin (CNTT) tại Vinamilk đã được nâng cao hơn so với trước. Hạ tầng CNTT được kiện toàn, đồng bộ, chuẩn hoá và củng cố”, và “hệ thống đã đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Việc quản lý trở nên tập trung, xuyên suốt, có sự thừa hưởng và kịp thời” (Nguyễn Như Dũng, 2007); hay, việc khởi động dự án ERP Oracle EBS từ giữa năm 2006 đã giúp doanh thu công ty Giấy Sài Gòn năm 2007 tăng 102% so với năm 2006, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân lên mức 64%năm trong vòng 6 năm, hệ thống phân phối lên đến 45000 điểm bán lẻ, và đưa Giấy Sài Gòn trở thành doanh nghiệp ngành giấy đầu tiên trong nước ứng dụng thành công hệ thống phần mềm quản trị với quy trình tiên tiến của thế giới (Kinh nghiệm ứng dụng ERP thành công tại Giấy Sài Gòn, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các giải pháp ERP nổi tiếng (SAP, Oracle, …) đều được phát triển bởi các nhà cung cấp ở Mỹ hoặc ở Châu Âu. Những hệ thống này chứa đựng những suy nghĩ kiểu phương Tây, và do đó có thể không phù hợp với các phong tục tập quán, các giá trị, và các chuẩn mực của các nước đang phát triển. Một phân tích về khách hàng trên website của ba nhà cung cấp ERP lớn nhất (www.sap.com, www.oracle.com, và www.peoplesoft.com) đã chỉ ra rằng chưa đến 7% trong tổng số các gói ERP đã được triển khai được thực hiện ở các nước đang phát triển. Tại sao tỉ lệ ứng dụng ERP ở các nước đang phát triển lại thấp như vậy? Nghiên cứu của Rajapakse và Seddon (2005) đã đưa ra bốn nguyên nhân cơ bản cho vấn đề này. Đó là: (1) chi phí ban đầu cho việc triển khai ERP vượt quá khả năng của hầu hết các tổ chức; (2) văn 3 hóa quốc gia của các nước đang phát triển không phù hợp với các nền văn hóa được áp đặt trong các giải pháp ERP; (3) tốc độ ứng dụng ERP ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thiếu thông tin, thiếu nhận thức và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về ERP, bởi các dự án không thành công, và những vấn đề không chắc chắn khác đến từ phía các nhà cung cấp; (4) việc cắt giảm nhân viên khi triển khai ERP tạo ra những mâu thuẫn giữa việc triển khai ERP với chuẩn mực văn hóa trong thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Châu Á, do đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trên khi triển khai hệ thống ERP. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) ứng dụng ERP còn khá khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 15% trong tổng số 4751 doanh nghiệp tham gia khảo sát có ứng dụng giải pháp ERP trong hoạt động của mình (Cục TMĐT và CNTT, 2015). Hầu hết các doanh nghiệp này, trong quá trình triển khai ERP vào chiến lược kinh doanh của mình, đều triển khai chưa thành công, gặp không ít khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát, rất ít doanh nghiệp có thể vận dụng tính năng kế hoạch hóa. Rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy “bị gượng ép khi đầu tư dự án ERP”. Triển khai ERP thành công hay thất bại liên quan mật thiết với cách thức thực hiện của các công ty. Quy trình triển khai ERP có thể khác nhau ở mỗi công ty và những khác biệt này có thể là do mục tiêu, phạm vi, hoặc sự sẵn có của các nguồn lực. Tuy nhiên, trong số những khác biệt trong mỗi quy trình triển khai đó luôn có một số điểm quan trọng chung ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai hệ thống ERP. Những điểm quan trọng này được xem như là những nhân tố thành công chính (Laudon Laudon, 1998). Các nhân tố thành công được định nghĩa là “một số khía cạnh chính mà việc triển khai phải đi đúng theo đó thì kết quả triển khai mới thành công được” (Rockhart, 1979). Việc hiểu được các nhân tố thành công cho triển khai hệ thống ERP sẽ đem lại một số chỉ dẫn về các nhân tố cần được chú ý để giúp quy trình triển khai đạt được sự thành công. Các nhân tố thành công chính có thể là rủi ro và cũng có thể là cơ hội tùy thuộc vào cách thức tổ chức đối mặt với chúng ra sao. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn chưa nhiều. Các đề tài chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc mô tả, phân biệt khái niệm về ERP, đúc kết các kinh nghiệm triển khai ERP, các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong quá trình triển khai ERP tại một số doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu chưa tập trung vào việc khảo sát thực nghiệm tại môi trường Việt Nam khi ứng dụng ERP, chưa áp dụng các phương pháp nghiên cứu 4 chuyên dụng khi nghiên cứu về triển khai hệ thống ERP để từ đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát được mức độ tác động của các nhân tố để tăng khả năng triển khai thành công hệ thống ERP trong môi trường Việt Nam. Đặc biệt, hầu như không xuất hiện các nghiên cứu về xác định mối quan hệ giữa các nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Điều này cho thấy còn khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này tại môi trường Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam” được chọn triển khai thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án • Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng việc ứng dụng ERP trong nước, luận án hướng đến việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của lĩnh vực này. • Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến triển khai hệ thống ERP nói chung và các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP nói riêng để xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận án.  Đánh giá thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.  Nghiên cứu các mô hìnhkhung lý thuyết đã được vận dụng trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trên thế giới và các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.  Đề xuất và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các điều kiện cụ thể của các DNVN.  Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thành công, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP trong các DNVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu:  Chủ thể nghiên cứu: hệ thống ERP và các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN. 5  Khách thể nghiên cứu: các cá nhân đang sử dụng hệ thống ERP tại các DNVN. • Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt không gian: nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại một số doanh nghiệp đang triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam.  Về mặt thời gian: dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được tiến hành thu thập từ ngày 01082016 đến ngày 30092017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình nghiên cứu Trong bản luận án này, quy trình nghiên cứu được thực hiện theo ba giai đoạn như ở Hình 1. Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Hình 1. Quy trình nghiên cứu • Giai đoạn 1: bao gồm các công việc sau:  Xác định vấn đề nghiên cứu.  Tổng quan các tài liệu nghiên cứu một cách chi tiết và toàn diện để có thể hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và xác định các khoảng trống trong các nghiên cứu hiện tại. 1. Xác định vấn đề nghiên cứu 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3. Đề xuất mô hình nghiên cứu 4. Khảo sát ý kiến chuyên gia 5. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu và phiếu khảo sát 6. Khảo sát chính thức 7. Phân tích dữ liệu 8. Bàn luận Đề xuất giải pháp, kiến nghị6  Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN cùng với thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nghiên cứu cũng như khảo sát một số trường hợp cụ thể ở Việt Nam đã triển khai thành công giải pháp ERP. • Giai đoạn 2: kiểm tra ban đầu tính hợp lệ của mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các DNVN – việc kiểm tra được thực hiện bằng phương pháp khảo sát chuyên sâu thông qua phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại để khảo sát ý kiến của một số chuyên gia triển khai ERP ở các DNVN. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát chuyên sâu là cơ sở để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp. Trên cơ sở đó, bảng câu hỏi để phục vụ cho nghiên cứu định lượng cũng được hoàn thiện. • Giai đoạn 3: khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN – bảng câu hỏi được gửi đến các đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ, sau đó sẽ được xử lý và phân tích để thực hiện các kiểm định cần thiết và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị dựa theo các kết quả thu được. Trong bản luận án vận dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu tổng quan về các mô hình, các lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP cũng như khảo sát thực trạng của việc ứng dụng ERP hiện nay tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp khảo sát chuyên sâu thông qua phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại để khảo sát ý kiến của một số nhà cung ứng, một số nhà tư vấn, và người dùng ERP ở một số doanh nghiệp đã triển khai thành công hệ thống ERP ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu định tính là một trong những căn cứ để giúp xác định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN, và cũng là căn cứ để giúp kiểm tra ban đầu tính phù hợp của mô hình trong khung cảnh mới (các doanh nghiệp ở Việt Nam). Nghiên cứu định lượng sử dụng trong việc điều tra khảo sát dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. 7 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể như sau: • Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, công ty tư vấn Panorama, … về tình hình ứng dụng giải pháp ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. • Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Một số vấn đề liên quan đến phương pháp này được thiết kế như sau:  Mẫu và tổng thể mẫu: tổng thể mẫu nghiên cứu là toàn thể cá nhân có sử dụng hệ thống ERP trong tất cả DNVN có ứng dụng giải pháp ERP. Tuy nhiên, khó có thể có danh sách tất cả các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp ERP nên nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên cơ sở chọn ra một số cá nhân thuộc một số doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, hoặc dưới hình thức email, hoặc thông qua các website, diễn đàn ERP … đến các đối tượng điều tra.  Thiết kế bảng câu hỏi: bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp, và được thiết kế lại để phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với những nội dung chính sau: Phần 1: nhận định của cá nhân về vai trò của các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP. Phần 2: thông tin cá nhân của các đối tượng điều tra (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, giải pháp ERP đang sử dụng, thời gian sử dụng hệ thống ERP, …). 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu tập trung vào các phân tích sau: • Phân tích thống kê mô tả: nhằm xác định đặc điểm chung, xu hướng của mẫu nghiên cứu. • Phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần PLS: nhằm kiểm định độ phù hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN. Các kĩ thuật trên được tiến hành bằng phần mềm phân tích và xử lý số liệu VisualPLS kết hợp với phần mềm SPSS. 8 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã đạt được một số kết quả sau đây: Một là, luận án đã đánh giá được thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hai là, luận án đã hệ thống hóa được một số mô hìnhkhung lý thuyết thường được ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống thông tin (HTTT) nói chung và hệ thống ERP nói riêng, từ đó xác định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN. Ba là, luận án đã đề xuất được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các doanh nghiệp tại môi trường Việt Nam – mô hình này không những cho biết các nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP ở các DNVN mà còn cho biết mối quan hệ giữa các nhân tố cũng như mức độ tác động của mỗi nhân tố đối với việc triển khai thành công hệ thống ERP. Đây là một mô hình lý thuyết mới, có thể lấy làm cơ sở cho các nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu triển khai ERP nói riêng trong các DNVN Bốn là, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng khả năng thành công, giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP ở các DNVN. Cụ thể: • Giải pháp cho các doanh nghiệp đang và sẽ triển khai hệ thống ERP trong các hoạt động nhằm tăng cường khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP. • Giải pháp cho các công ty phần mềm đang và sẽ triển khai hệ thống ERP và các nhà cung cấptư vấn ERP cho các DNVN trong việc chuẩn bị một số chiến lược để khắc phục những khác biệt giữa sản phẩm ERP của mình với các công ty triển khai ERP ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận án được chia làm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về hệ thống ERP và tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp 9 Chương này trình bày một số vấn đề liên quan đến hệ thống ERP như khái niệm về hệ thống ERP, lịch sử phát triển, kiến trúc của hệ thống ERP, các phương án thiết kế và triển khai hệ thống ERP, ... và thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chương 2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Phần đầu của chương này trình bày đặc điểm của các mô hìnhkhung lý thuyết thường được sử dụng trong nghiên cứu triển khai hệ thống ERP nói chung và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP nói riêng. Trên cơ sở đó, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN. Phần cuối của chương này trình bày các kết quả phân tích định tính cho việc kiểm thử mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Chương 3. Khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất ở chương 2, chương này trình bày các nội dung liên quan đến nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu – từ thiết kế nghiên cứu cho đến phân tích kết quả nghiên cứu. Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN cũng được trình bày chi tiết trong chương này. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7.1. Các nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến ERP. Chẳng hạn, theo tổng kết của Moon (2007), chỉ từ năm 2000 đến 052006 đã có 313 nghiên cứu về ERP được đăng tải trên các tạp chí. Trong đó, có đến 135 bài nghiên cứu về triển khai hệ thống ERP (chiếm hơn 40% các bài nghiên cứu về ERP). Các nghiên cứu về triển khai ERP thường tập trung vào các hướng nghiên cứu sau: • Nghiên cứu tình huống: tập trung vào khảo sát kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP tại mộtmột số công ty. • Nghiên cứu các nhân tố thành công chính: xác định các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của dự án ERP – đây là một trong những 10 hướng nghiên cứu quan trọng nhất của nghiên cứu triển khai ERP (Kamhawi, 2007). • Nghiên cứu quản trị thay đổi: giải thích lý do quản trị thay đổi có vai trò quan trọng trong triển khai ERP, hoặc đề xuất phương pháp để quản trị thay đổi đạt hiệu quả, các bài học kinh nghiệm và các chiến lược để quản trị thay đổi. • Nghiên cứu các giai đoạn cần chú trọng: xem xét từng giai đoạn riêng biệt trong quá trình triển khai hệ thống (lựa chọn hệ thống, tùy chỉnh hệ thống, …). • Nghiên cứu các vấn đề về văn hóa: tập trung so sánh sự giống và khác nhau giữa văn hóa của các quốc gia trong triển khai ERP và sự tác động của nó tới sự thành công của dự án ERP. Bảng 1 tổng hợp một số nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình triển khai hệ thống ERP trong thời gian qua. Bảng 1. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) Blerta Abazi Chaushi; Agron Chaushi; Zamir Dika 2016 “Critical success factors in ERP implementation” Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp. Tiến hành chọn và phân tích sâu 22 nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp gộp (metasynthesis method) trong nghiên cứu định tính. Cung cấp một danh sách toàn diện hơn về 10 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP, giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng vận dụng để nâng cao khả năng triển khai thành công. 10 nhân tố đó là: (1) có hiểu biết sâu về doanh nghiệp và các HTTT cũ, (2) có chiến lược rõ ràng, (3) có sự tài trợ của quản lý cấp cao, (4) có phương pháp quản lý quy trình và dự án phù 11 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) hợp để thực hiện tái cấu trúc quy trình kinh doanh, (5) nắm được các phương pháp quản trị thay đổi hiện đại, (6) nhóm triển khai dự án có chuyên môn giỏi và kỹ năng tốt, (7) thiết lập được các thủ tục rõ ràng trong khâu nhập dữ liệu vào, (8) thực hiện đào tạo và hợp lý hóa việc giao tiếp giữa các phòng ban, (9) thiết lập các thang đo hiệu quả công việc, (10) quyết định phương thức triển khai. Ahmad Saleh Shatat 2015 “Critical Success Factors in Enterprise Resource Planning (ERP) System Implementation: An Exploratory Study in Oman” Trên cơ sở tổng quan và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các nghiên cứu liên quan, xác định ra 20 nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP. Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi , bảng hỏi được gửi đến 35 doanh nghiệp ứng dụng ERP ở Oman, kết quả thu về được 19 bảng hỏi hợp lệ. Có 10 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công của một hệ thống ERP. Đó là: Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, sự tham gia của người dùng, mục tiêu rõ ràng, hoạch định chiến lược CNTT, đào tạo và huấn luyện người dùng, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, khả năng làm việc nhóm, người phụ trách dự án, phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả12 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) thực hiện, tập huấn về quy trình kinh doanh mới. Hooshang M. Beheshti; Bruce K. Blaylock; Dale A. Henderson; James G. Lollar 2014 “Selection and critical success factors in successful ERP implementation” Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để phân tích, nghiên cứu thực hiện tại 6 doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau ở Virginia. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bán cấu trúc thông qua phỏng vấn và bảng hỏi. Mục tiêu rõ ràng, đào tạo và huấn luyện người dùng, sự giao tiếp giữa các phòng ban, và sự tham gia của người dùng là các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP. Yasar Akca Gokhan Ozer 2014 “Diffusion of Innovation Theory and an Implementation on Enterprise Resource Planning Systems” Dựa trên Lý thuyết phổ biến sự đổi mới của Roger (2003). Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi – gửi qua email. Phân tích dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS. Việc sử dụng lý thuyết phổ biến sự đổi mới để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, sự thành công của triển khai hệ thống ERP phụ thuộc vào các nhân tố: TQM, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, đào tạo người dùng, áp lực cạnh tranh, tính bất định của môi trường kinh doanh, và ích lợi cảm nhận. Simona Sternad Samo Bobek 2013 “Impacts of TAMbased external factors on ERP acceptance” Dựa trên mô hình TAM. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, 3 nhân tố: Đặc điểm cá nhân và kỹ năng về máy tính, đặc điểm về công nghệ hệ thống, 13 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) 293 bảng hỏi được gửi đến 44 công ty có sử dụng ERP ở Slovenia. Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng kỹ thuật PLS trong phần mềm Smart PLS 2.0. và đặc điểm hoạt động của tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến tính dễ sử dụng cảm nhận và ích lợi cảm nhận của việc sử dụng hệ thống ERP; Kỹ thuật SEM hoàn toàn phù hợp để kiểm định sự phù hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu cũng như xác định mối quan hệ giữa các nhân tố. Zainal Arifin Hasibuan; Gede Rasben Dantes 2012 “Priority of Key Success Factors (KSFS) on Enterprise Resource Planning System Implementation Life Cycle” Trên cơ sở tổng hợp các kết quả của các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP. Sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (740 bảng hỏi được gửi đến 74 công ty đã đang sử dụng ERP) để thu thập dữ liệu. Sự thành công của việc triển khai 1 hệ thống ERP được đo lường bởi 5 nhóm nhân tố: chất lượng hệ thống (system quality), chất lượng thông tin (information quanlity), chất lượng dịch vụ (service quality), tác động chiến thuật (tactical impact), tác động chiến lược (strategic impact). DonHee Lee; Sang M. Lee; David L. Olson; Soong Hwan Chung 2010 “The effect of Organizational Support on ERP Implementation” Dựa trên mô hình TAM, bổ sung vào nhân tố “Sự hỗ trợ của tổ chức”. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, 700 bảng hỏi được gửi Sự hỗ trợ của tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến Lợi ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận – là hai nhân tố quan trọng 14 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) đến người dùng ERP trong các SME có triển khai ERP tại Hàn Quốc. quyết định đến việc triển khai ERP TAM là mô hình lý thuyết tốt có thể sử dụng trong nghiên cứu giải thích mức độ hài lòng của người dùng đối với hệ thống ERP. KeeYoung Kwahk Hyunchul Ahn 2010 “Moderating effects of localization differences on ERP use: A sociotechnical systems perpective” Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước về triển khai ERP để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Dữ liệu được thu thập trên 2 nhóm doanh nghiệp khác nhau về giải pháp ERP sử dụng: giải pháp ERP nội địa (283) giải pháp ERP nước ngoài (292). Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng kỹ thuật PLS trong phần mềm PLSGraph 3.0. Sự khác biệt về địa lý và văn hóa có thể điều tiết mối quan hệ giữa thái độ hướng tới sự thay đổi và ích lợi cảm nhận đối với việc sử dụng ERP. Chung B.; Skibniewski M.; Kwak Y. 2009 “Developing ERP Systems Success Model for the Construction Industry” Dựa trên mô hình TAM và mô hình HTTT thành công kết hợp với các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dự án. Đề xuất được mô hình triển khai thành công hệ thống ERP trong ngành công nghiệp xây dựng. Zabjek D.; Kovacic A.; Stemberger M. I. 2009 “The influence of business process management and some other CSFs on successful ERP implementation” Trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP, tác giả tiến hành kiểm định ảnh Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, quản trị thay đổi, và quản trị quy trình kinh doanh là 3 nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực 15 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) hưởng của các nhân tố Quản trị quy trình kinh doanh, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, và quản trị thay đổi đến sự thành công của dự án triển khai hệ thống ERP. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm kết hợp với cách tiếp cận xác nhận sử dụng mô hình SEM. đến triển khai thành công hệ thống ERP. KeeYoung Kwahk JaeNam Lee 2008 “The role of readiness for change in ERP implementation: Theorical bases and empirical validation” Kết hợp mô hình TAM với lý thuyết hành vi hoạch định TPB. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, 350 bảng hỏi được gửi đến các nhân viên có sử dụng ERP tại 72 doanh nghiệp ở Hàn Quốc. “Sự sẵn sàng đổi mới” có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến “sự dễ sử dụng cảm nhận” và “ích lợi cảm nhận”, bản thân “sự sẵn sàng đổi mới” lại chịu sự tác động trực tiếp và cùng chiều của “năng lực cá nhận” và “sự áp đặt của tổ chức”. Jiwat Ram Paula M.C. Swatman 2008 “Enterprise Resource Planning Innovation Process: Towards Development of an Integrated Framework for Successful Adoption and Implementation” Sử dụng kết hợp các lý thuyết, mô hình: thuyết phổ biến sự đổi mới của Rogers, Mô hình triển khai HTTT của Kwon và Zmud, mô hình HTTT thành công của DeLone McLean. Quản lý dự án và Huấn luyện đào tạo là các nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Jayaraman Bhatti 2007 “The critical success factors for the acquisition and Sử dụng hướng tiếp cận theo 2 bước: Tổng quan 19 bài báo Quản lý dự án, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, đào tạo người 16 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) implementation of ERP systems” về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP từ năm 1998 đến năm 2003 và liệt kê ra 12 nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Khảo sát và phân tích ý kiến đánh giá của 53 người dùng hệ thống ERP ở một số doanh nghiệp tại Úc. dùng, quản trị thay đổi, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, giao tiếp hiệu quả, nhóm làm việc, sự tham gia của người dùng, sự tham gia của các chuyên gia tư vấn, và các mục tiêu rõ ràng là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. GarciaSanchez PerezBernal 2007 “Determination of critical success factors in implementing an ERP system: A field study in Mexican enterprises” Trên cơ sở 14 nhân tố được chọn ra từ danh sách các nhân tố được xác định từ 9 bài báo nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP, các tác giả tiến hành khảo sát 48 doanh nghiệp ở khu đô thị Guadalajara ở Meehico sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Cả 14 nhân tố (hỗ trợ của quản lý cấp cao, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, quản lý dự án, giám đốc dự án, sự tham gia của người dùng, đào tạo và hỗ trợ người dùng, chuyên gia tư vấn bên ngoài, kế hoạch quản trị thay đổi, giải pháp ERP lựa chọn, tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh tương ứng, sự thuận lợi cho những thay đổi trong cơ cấu tổ chức ở hệ thống cũ và hạ tầng CNTT, giao tiếp, đội dự án ERP, kiểm thử và các giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh) đều có ảnh hưởng lớn 17 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp ở Meehico. Nah F. F.H; Islam Z.; Tan M. 2007 “Empirical assessment of factors influencing success of enterprise resource planning implementations” Tổng quan tài liệu nghiên cứu và xác định 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP là sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, đội dự án, giao tiếp, và phương pháp quản lý dự án. Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, 200 bảng hỏi được gửi đến các đối tượng khảo sát là các nhân viên ở các công ty đa quốc gia ở khu vực Free Trade Zone – Malaysia dưới hình thức email. Giao tiếp và phương pháp quản lý dự án là các nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Văn hóa tổ chức là biến điều tiết cho các mối quan hệ giữa Giao tiếp và phương pháp quản lý dự án với triển khai thành công hệ thống ERP. ShihWen Chien ShuMing Tsaur 2007 “Investigating the success of ERP systems: case studies in three Taiwanese hightech industries” Lấy mô hình HTTT thành công cập nhật của DeLone McLean làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu. Kết hợp phương pháp định tính và định lượng: + Định tính: nghiên cứu tình huống tại 3 công ty công nghệ cao ở Đài Loan (UMC, Compal, PSC). + Định lượng: sử dụng phương pháp điều tra Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, và chất lượng dịch vụ là 3 nhân tố thành công quan trọng nhất. 18 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) bằng bảng hỏi, 600 bảng hỏi được gửi đến người dùng cuối. Nah Delgado 2006 “Critical success factors for enterprise resource planning implementation and upgrade” Tổng quan tài liệu nghiên cứu và xác định ra 7 nhóm nhân tố thành công. Tiến hành nghiên cứu trường hợp ở 2 công ty đã triển khai hệ thống ERP và nâng cấp hệ thống ERP ít nhất là 1 lần, trên cơ sở vận dụng mô hình 4 giai đoạn của Markus và Tanis để so sánh tầm quan trọng của các nhân tố đã chỉ ra qua các giai đoạn triển khai và cập nhật hệ thống ERP. “Tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh”, “sự hỗ trợ của quản lý cấp cao” đóng vai trò chính trong giai đoạn chuẩn bị dự án. “Đội ngũ dự án ERP”, “quản lý dự án”, “phân tích, lựa chọn hệ thống và các vấn đề kỹ thuật liên quan đến triển khai” có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn dự án. “Quản trị thay đổi” và “giao tiếp” đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn dự án và sau dự án. Parr Shanks 2000 “A model of ERP project implementation” Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để xác định mối liên hệ giữa mô hình các giai đoạn của dự án triển khai ERP (Project Phase Model – PPM) với các nhân tố thành công chính trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể. “Sự hỗ trợ của quản lý”, “giám đốc dự án”, “sự cam kết để thay đổi”, “giải pháp ERP” lựa chọn là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn lên kế hoạch. “Sự hỗ trợ của quản lý”, “đội ngũ đồng đều”, “sự cam kết để thay đổi”, và “có những nhân viên làm 19 Tác giả Năm Nghiên cứu Cách tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Kết quả (Nhân tố ảnh hưởng đến triển khai ERP) việc toàn thời gian với năng lực giỏi” là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn cài đặt. Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân tích Kết quả tổng hợp này cho thấy triển khai ERP là một dự án phức tạp và liên quan đến nhiều điều kiện và nhiều yếu tố khác nhau, số lượng các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP có sự khác nhau rõ rệt, có những mô hình nghiên cứu chỉ có 5 nhân tố, nhưng cũng có những mô hình có trên 20 nhân tố. Mặt khác, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống ERP cũng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Từ kết quả tổng hợp này cũng cho thấy các nghiên cứu về các nhân tố thành công thường được tiến hành theo bốn nhóm chính sau: • Nhóm 1: Các nhà nghiên cứu tiến hành tổng quan một số nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP, liệt kê ra các nhân tố tiềm năng, sau đó tiến hành khảo sát trong mộtmột số trường hợp cụ thể để đưa ra các nhân tố thành công chính, chẳng hạn nghiên cứu của Jayaraman và Bhatti (2007) hay GarciaSanchez và PerezBernal (2007). • Nhóm 2: Các nhà nghiên cứu sử dụng một hoặc một số mô hìnhkhung lý thuyết liên quan đến việc đo lường sự thành công của một HTTT làm nền tảng lý thuyết chính để phát triển mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở của (các) mô hìnhkhung lý thuyết này, các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể để có những hiệu chỉnh mô hìnhkhung lý thuyết cho phù hợp, và thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đưa ra kết luận về các nhân tố thành công chính trong dự án triển khai hệ thống ERP. Nghiên cứu của Simona Sternad và Samo Bobek (2013), Jiwat Ram và Paula M.C. Swatman (2008), ... là một số nghiên cứu thuộc nhóm này. • Nhóm 3: Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một số ít các nhân tố thành công chính thay vì tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP (nghiên cứu của Zabjek và cộng sự, 2009; nghiên cứu của Nah và cộng sự, 2007). 20 • Nhóm 4: Các nhà nghiên cứu xác định các nhân tố thành công cho từng giai đoạn triển khai dự án ERP trên cơ sở lý giải rằng các nhân tố thành công chính sẽ có những tầm quan trọng khác nhau ở những giai đoạn khác nhau (nghiên cứu của Parr và Shanks, 2000; nghiên cứu của Nah và Delgado, 2006). Đối chiếu đặc điểm của bốn cách tiếp cận nghiên cứu trên với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, bản luận án này chọn hướng tiếp cận theo nhóm 2. 7.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về ERP nói chung và triển khai thành công ERP nói riêng cho đến thời điểm này là khá ít. Các đề tài chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc mô tả, phân biệt khái niệm về ERP. Quy mô hơn là các bài viết có tính chất đúc kết các kinh nghiệm triển khai ERP, các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại ERP tại một số doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu chưa tập trung vào việc khảo sát thực nghiệm tại môi trường Việt Nam khi ứng dụng ERP, chưa áp dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên dụng khi nghiên cứu về triển khai một HTTT nói chung và hệ thống ERP nói riêng, để từ đó có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát được mức độ tác động của các nhân tố để tăng khả năng triển khai thành công hệ thống ERP trong môi trường Việt Nam. Về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ERP tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thực nghiệm sau: Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ERP tại Việt Nam” của nhóm tác giả Ngụy Thị Hiền và Phạm Quốc Trung (2013): Nghiên cứu thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Zhang và cộng sự, kết hợp với việc nghiên cứu định tính các dự án triển khai ERP thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh và tham khảo ý kiến các chuyên gia về ERP, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP – mô hình này bao gồm 6 nhân tố: đặc điểm và sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo, đặc điểm đội dự án ERP của doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của người dùng, đặc điểm của hệ thống ERP, và chất lượng đơn vị tư vấn, triển khai ERP. Riêng thang đo sự thành công dựa trên 3 yếu tố: thời gian, chi phí, và hiệu quả (đúng yêu cầu, tăng doanh thu, giảm chi phí). Kết quả phân tích hồi quy trên dữ liệu thu thập được từ 162 bảng hỏi từ các doanh nghiệp ứng dụng ERP tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cả 6 yếu tố đưa ra đều có ý nghĩa thống kê và có thể giải thích được 63,2% sự phụ thuộc của biến phụ thuộc là sự thành công của dự án triển khai ERP. Kết quả này đã đáp ứng 21 được mục tiêu nghiên cứu của đề tài và từ đó đã đề xuất được một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp đang có ý định triển khai ERP và đơn vị tư vấn, triển khai ERP tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như: cỡ mẫu chỉ mới dừng lại ở các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, nên chưa đại diện được cho tất cả các doanh nghiệp triển khai ERP tại Việt Nam; nghiên cứu chỉ đánh giá mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc (sự thành công của dự án triển khai hệ thống ERP) dựa trên kỹ thuật phân tích hồi quy, mà chưa kiểm định được xem giữa các biến độc lập có mối liên hệ phụ thuộc với nhau hay không để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị logic hơn, có ý nghĩa hơn. Nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Bích Liên (2012): Luận án nhằm giải quyết 3 vấn đề, đó là: (1) Có sự khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán giữa nhóm người tư vấn và triển khai ERP, nhóm doanh nghiệp sử dụng ERP, và nhóm người nghiên cứu giảng dạy về ERP hay không? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP tại các DNVN? Và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao? (3) Để gia tăng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP tại các DNVN thì cần có những thủ tục kiểm soát nào? Bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu (so sánh các lý thuyết nền về chất lượng thông tin, phương pháp nghiên cứu suy diễn – định lượng, và sử dụng mô hình kiểm soát CobiT), luận án đã đạt được các mục tiêu đã đề ra. Về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP tại các DNVN, nghiên cứu đã tìm ra 06 nhân tố mới với mức xếp hạng ảnh hưởng của chúng lần lượt là: (1) Năng lực ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai, (2) Kinh nghiệm, phương pháp nhà tư vấn triển khai chất lượng dữ liệu; (3) Chất lượng phần mềm kế toán; (4) Thử nghiệm và huấn luyện nhân viên; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; Và (6) Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân. Tuy nhiên, luận án còn tồn tại hạn chế là số lượng các mẫu khảo sát mới ở mức tối thiểu, các mẫu khảo sát tập trung nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có rất ít được thu thập tại Hà Nội. Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công” của tác giả Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012): Trên cơ sở hiệu chỉnh mô hình HTTT thành công cập nhật của DeLone McLean để phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP ở Việt Nam như Hình 2. Nghiên cứu 22 tiến hành thu thập dữ liệu trên phạm vi cả nước. Kết quả thu được 117 bảng hỏi hợp lệ. Bằng cách áp dụng kỹ thuật PLS trong phần mềm phân tích dữ liệu Visual PLS, kết quả phân tích cho thấy tất cả các yếu tố độc lập đều tác động có ý nghĩa đến ý định sử dụng ERP của người sử dụng tại Việt Nam; trong đó, “đào tạo ERP” là yếu tố quan trọng hơn hẳn yếu tố chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin. Khác với những nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu về mặt kỹ thuật, đề xuất giải pháp trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp một phát hiện nhỏ giúp nhà quản lý, lãnh đạo có thêm những bằng chứng, những quyết định quan trọng khi nhận diện đào tạo, huấn luyện ERP như là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi triển khai ERP tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một vài hạn chế. Đầu tiên là hạn chế trong khâu thu thập dữ liệu, mẫu được chọn chưa mang tính đại diện cao; do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa khái quát hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Hai là, tài liệu và các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến ERP rất ít và hạn chế để tác giả có thể trích rút những dẫn chứng quan trọng; do đó, mô hình nghiên cứu chưa phản ánh được nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP ở Việt Nam (thể hiện ở giá trị R2 ở các biến phụ thuộc trong kết quả phân tích chưa được cao). Hình 2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam Nguồn: Nguyễn Hữu Hoàng Thọ, 2012 7.3. Khoảng trống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Kết quả phân tích tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP ở trên cho thấy, sự xuất hiện của các hệ thống ERP đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, 23 nghiên cứu các nhân tố thành công chủ yếu là phổ biến nhất. Phần lớn các nghiên cứu thuộc nhóm này thường dựa trên một hoặc một số mô hìnhkhung lý thuyết liên quan đến việc đổi mới công nghệ (mô hình chấp nhận công nghệ TAM, mô hình HTTT thành công của DeLone McLean, ...) để xác định các nhân tố quyết định chính đối với sự thành côngthất bại của hệ thống ERP. Số lượng các nhân tố ở các nghiên cứu cũng dao động khá nhiều, từ vài nhân tố đến vài chục nhân tố. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm định ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến sự thành công của hệ thống ERP. Số lượng nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa các nhân tố (quan hệ nhân quả) còn khá khiêm tốn. Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu thực nghiệm về ERP chưa nhiều, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN có chung những đặc điểm sau: • Số lượng nhân tố ít, nên chưa phản ánh toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN (biểu hiện của giá trị R2 thấp). • Mẫu nghiên cứu thường tập trung vào một tỉnhthành phố cụ thể, do đó tính đại diện chưa cao, dẫn đến các kết luận liên quan chưa thể khái quát hóa đầy đủ đối tượng nghiên cứu. • Chỉ đánh giá tác động trực tiếp của các biến độc lập (các nhân tố tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP) đến biến phụ thuộc (triển khai thành công hệ thống ERP), mà không kiểm tra tác động qua lại giữa các biến. Điều này dẫn đến các mô hình nghiên cứu đưa ra chưa phản ánh được toàn diện các nhân tố, theo đó các giải pháp đề xuất chưa thực sự logic.

Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tÕ quèc d©n - DƯƠNG THị HảI PHƯƠNG NGHIÊN CứU CáC NHÂN Tố ảNH Hởng đến việc triển khai thành công hệ thống erp doanh nghiệp việt nam Hà Nội - 2018 Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học kinh tÕ quèc d©n - DƯƠNG THị HảI PHƯƠNG NGHIÊN CứU CáC NHÂN Tố ảNH Hởng đến việc triển khai thành công hệ thống erp doanh nghiệp việt nam Chuyên ngành: hệ thống thông tin quản lý MÃ số: 62340405 62340405 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS TS HµN VIÕT THN Hµ Néi - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tơi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày 19 tháng năm 2018 Xác nhận giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS TS Hàn Viết Thuận Dương Thị Hải Phương LỜI CÁM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành tri ân sâu sắc đến PGS TS Hàn Viết Thuận Em xin cám ơn Thầy hỗ trợ cho em mặt, động viên, ủng hộ em vượt qua nhiều khó khăn suốt thời gian thực luận án Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đồng ý tạo điều kiện thuận lợi để học tập trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Đặc biệt, xin cám ơn anh/em đồng nghiệp Bộ môn Tin học Kinh tế - Khoa Hệ thống thông tin Kinh Tế - giúp đỡ, gánh vác công việc giúp thời gian qua Tôi xin trân trọng cám ơn Bộ môn Hệ thống thông tin quản lý, khoa Tin học Kinh tế, Viện Đào tạo Sau đại học phòng ban chức trường Đại học Kinh tế Quốc Dân tạo điều kiện thuận lợi thời gian học tập nghiên cứu trường Tôi xin trân trọng cám ơn tổ chức/doanh nghiệp, anh/chị/em, bạn bè dành thời gian giúp tơi hồn thành việc thu thập liệu phục vụ cho trình nghiên cứu Cuối cùng, xin cám ơn ba mẹ người thân hai bên gia đình bạn bè ln ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn, thường xuyên động viên suốt thời gian qua Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Dương Thị Hải Phương MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ERP VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 24 1.1 Định nghĩa ERP 24 1.2 Mối quan hệ hệ thống ERP Hệ thống thông tin quản lý 26 1.3 Lịch sử phát triển hệ thống ERP 27 1.4 Kiến trúc hệ thống ERP 29 1.5 Các module hệ thống ERP 31 1.6 Lập kế hoạch, thiết kế, triển khai hệ thống ERP 36 1.6.1 Quy trình phát triển hệ thống thông tin truyền thống 36 1.6.2 Quy trình phát triển hệ thống ERP 38 1.7 Tình hình ứng dụng ERP hoạt động doanh nghiệp giới 51 1.8 Tình hình ứng dụng ERP hoạt động doanh nghiệp Việt Nam 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 66 CHƯƠNG ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP 67 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 67 2.1 Một số mơ hình thường sử dụng nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP doanh nghiệp 67 2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý 67 2.1.2 Lý thuyết hành vi hoạch định 68 2.1.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ 69 2.1.4 Mơ hình Hệ thống thơng tin thành cơng 70 2.1.5 Mơ hình Gable cộng 72 2.1.6 Mơ hình đo lường thành công hệ thống ERP mở rộng Ifinedo 73 2.1.7 Mơ hình Markus Tanis 74 2.1.8 Mô hình đánh giá trước vận hành (ex-ante) hệ thống ERP Stefanous 75 2.1.9 So sánh mô hình 77 2.2 Cơ sở lý luận thực tiễn đề xuất mơ hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP doanh nghiệp Việt Nam 81 2.2.1 Sự thành công việc triển khai hệ thống ERP 81 2.2.2 Cơ sở lý luận thực tiễn đề xuất mơ hình giả thuyết nghiên cứu 81 2.3 Nghiên cứu định tính 94 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 94 2.3.2 Thu thập liệu 94 2.3.3 Phân tích kết 95 2.4 Mơ hình giả thuyết nghiên cứu đề xuất 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 100 CHƯƠNG KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 101 3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng 101 3.1.1 Phát triển công cụ khảo sát 101 3.1.2 Phương pháp chọn mẫu thu thập liệu 103 3.1.3 Phương pháp phân tích liệu 105 3.2 Kết nghiên cứu định lượng 107 3.2.1 Thống kê mô tả mẫu 107 3.2.2 Kiểm định mơ hình nghiên cứu 111 3.2.3 Bàn luận kết nghiên cứu định lượng 128 3.3 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả triển khai thành công hệ thống ERP doanh nghiệp Việt Nam 134 3.3.1 Bài học kinh nghiệm 134 3.3.2 Giải pháp đề xuất 139 3.3.3 Một số kiến nghị 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 144 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ Tiếng Anh viết tắt ABAP Advance Business Application Programming ASP CNTT CO CSDL CRM Stt Application Service Provider Tiếng Việt Ngôn ngữ lập trình ứng dụng nghiệp vụ chuyên sâu Nhà cung cấp dịch vụ chạy thuê ứng dụng Công nghệ thông tin Controlling Kiểm soát quản lý Cơ sở liệu Customer Relationship Quản trị quan hệ khách hàng Management DDIC Data Dictionary Từ điển liệu DNVN Doanh nghiệp Việt Nam Dynpro Dynamic Program Chương trình động 10 ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp 11 FA Financial Accounting Kế tốn tài 12 GUI Graphical User Interface Giao diện người dùng đồ họa 13 HR Human Resources Nhân 14 HTTT Hệ thống thông tin 15 LAN Local Area Network Mạng cục 16 MIS Management Information System Hệ thống thông tin quản lý 17 MM Materials Management Quản lý nguyên vật liệu 18 MRP Material Requirement Planning Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 19 PLS Partial Least Square Phương pháp bình phương tối thiểu phần 20 PP Production Planning Lập kế hoạch sản xuất 21 RFP Request For Proposal Hồ sơ mời thầu 22 SaaS Software as a Service Phần mềm hướng dịch vụ 23 SD Sales and Distribution Bán hàng Phân phối 24 SEM Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúc 25 TAM Technology Acceptance Model Mơ hình chấp nhận cơng nghệ 26 TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi hoạch định 27 TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành động hợp lý DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 1.6 Bảng 1.7 Bảng 1.8 Bảng 1.9 Bảng 1.10 Bảng 1.11 Bảng 1.12 Bảng 1.13 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Một số nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP 10 Một số định nghĩa ERP 24 Thiết kế HTTT theo phương pháp truyền thống 37 Quy trình thiết kế hệ thống ERP 38 Các lợi ích mặt cơng nghệ kinh tế ERP 39 Các hoạt động quy trình lựa chọn hệ thống ERP 40 Các yếu tố công nghệ cần xem xét lựa chọn hệ thống ERP 41 Tái cấu trúc - Tùy chỉnh 41 So sánh chi tiết tái cấu trúc tùy chỉnh 42 Các phương án thiết kế hệ thống ERP 44 Các mô hình hỗ trợ “thực tiễn tốt nhất” 45 Các thành phần thiết kế SAP ERP 45 Tóm tắt liệu nghiên cứu ERP qua năm 51 Giá trung bình dự án ERP Việt Nam 63 So sánh mơ hình đo lường thành công 78 Mơ tả nhân tố mơ hình HTTT thành công cập nhật 82 Các nhân tố thành công số dự án ERP DNVN 84 So sánh nhân tố thành công triển khai hệ thống ERP nước phát triển nước phát triển 89 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất 93 Kết khảo sát ý kiến chuyên gia tầm quan trọng nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP DNVN 95 Các giả thuyết nghiên cứu sau hiệu chỉnh 98 Thang đo nhân tố 102 Mối liên hệ độ lệch chuẩn σ chất lượng ước lượng 104 Tiêu chuẩn kiểm định hội tụ mơ hình định lượng 106 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 108 Hệ số tải biến quan sát lần chạy 112 Hệ số tải biến quan sát sau điều chỉnh 113 Giá trị ICR, AVE, Cronbach alpha 114 Giá trị T-value biến quan sát 115 Giá trị hệ số tải biến quan sát quan hệ với nhân tố 117 Tương quan nhân tố số tiêu thống kê khác 120 Giá trị R2của biến phụ thuộc 122 Mức ý nghĩa hệ số hồi quy 122 Tổng hợp kết kiểm định mối quan hệ nhân tố mơ hình nghiên cứu 127 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Lý triển khai ERP – năm 2015 52 Biểu đồ 1.2 Lý triển khai ERP – năm 2014 52 Biểu đồ 1.3 Danh sách nhà cung ứng ERP thường xuyên chọn 53 Biểu đồ 1.4 Mức độ hài lòng nhà cung cấp ERP năm 2015 so với năm 2014 54 Biểu đồ 1.5 Loại phần mềm ERP chọn triển khai năm 2015 so với năm 2014 54 Biểu đồ 1.6 Biểu đồ 1.7 Biểu đồ 1.8 Biểu đồ 1.9 Chi phí tiết kiệm từ việc sử dụng ERP điện toán đám mây 55 Những lý không triển khai ERP điện toán đám mây 55 Mức độ tùy chỉnh hệ thống ERP 56 Các lý sử dụng dịch vụ tư vấn ERP 57 Biểu đồ 1.10 So sánh chi phí triển khai dự án ERP năm 2015 với năm 2014 58 Biểu đồ 1.11 Các nguyên nhân dẫn đến chi phí vượt ngân sách dự kiến 58 Biểu đồ 1.12 Thời gian thực dự án ERP 59 Biểu đồ 1.13 Những lý dẫn đến thời gian thực dự án ERP bị kéo dài 59 Biểu đồ 1.14 Thời gian hoàn vốn 60 Biểu đồ 1.15 Ích lợi đạt triển khai ERP 61 Biểu đồ 1.16 Các loại lợi ích đạt triển khai ERP 61 Biểu đồ 1.17 Kết triển khai ERP 62 Biểu đồ 2.1 So sánh nhân tố thành công triển khai hệ thống ERP nước phát triển nước phát triển 90 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ 3.4 Các giải pháp ERP sử dụng 109 Tình trạng thực triển khai ERP 109 Thời gian sử dụng hệ thống ERP 110 Tình hình sử dụng module hệ thống ERP 110 Biểu đồ 3.5 Tần suất sử dụng hệ thống ERP 111 DANH MỤC HÌNH Hình Hình Quy trình nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP Hình 1.1 Hình 1.2 Việt Nam 22 Tổng quan hệ thống ERP 26 Sự tương tác ERP MIS 27 Hình 1.3 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 Quá trình phát triển hệ thống ERP 28 Kiến trúc Client - Server ba tầng 30 Kiến trúc Client - Server ba tầng SAP ERP 31 Tổng quan module hệ thống SAP ERP 34 Hình 1.7 Hình 1.8 Hình 1.9 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Dữ liệu – Dữ liệu khách hàng 46 Giao dịch bán hàng 47 Các hệ thống báo cáo 47 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 68 Mơ hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) 69 Mơ hình chấp nhập cơng nghệ (TAM) 70 Mơ hình HTTT thành cơng gốc 71 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Mơ hình HTTT thành công cập nhật 71 Mơ hình Gable cộng 72 Mơ hình đo lường thành công hệ thống ERP mở rộng Ifinedo (2006) 73 Hình 2.8 Chu trình triển khai HTTT Markus Tanis (2000) 74 Hình 2.9 Các giai đoạn vòng đời hệ thống ERP 76 Hình 2.10 Mơ hình HTTT thành cơng cập nhật DeLone & McLean bối cảnh ứng dụng ERP 83 Hình 2.11 Ảnh hưởng biến “Sự hỗ trợ tâm lãnh đạo cấp cao”, “Tái cấu trúc quy trình kinh doanh”, “Đào tạo người dùng”, “Năng lực nhóm triển khai dự án ERP”, “Sự phối hợp giao tiếp phòng ban” đến Sự thành công việc triển khai hệ thống ERP 87 Hình 2.12 Ảnh hưởng “Phương pháp quản trị thay đổi” “Quản lý dự án” đến thành công việc triển khai hệ thống ERP 88 Hình 2.13 Ảnh hưởng “Nền văn hóa quốc gia” đến thành công việc triển khai hệ thống ERP 91 Hình 2.14 Ảnh hưởng “Tái cấu trúc quy trình kinh doanh” “Đào tạo người dùng” đến dự thỏa mãn người dùng hệ thống ERP 91 ... trống nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP doanh nghiệp Kết phân tích tình hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP cho thấy, xuất hệ. .. nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP doanh nghiệp môi trường Việt Nam – mơ hình khơng cho biết nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển khai thành cơng hệ thống ERP. .. động nhân tố để tăng khả triển khai thành công hệ thống ERP môi trường Việt Nam Về nhân tố ảnh hưởng đến thành cơng dự án ERP Việt Nam, có số nghiên cứu thực nghiệm sau: Nghiên cứu ? ?Các nhân tố ảnh

Ngày đăng: 30/04/2021, 15:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan