MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG HAI MẶT GIÁO DỤC HỌC SINH Ở LỚPCHỦNHIỆM PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ Sở dó bản thân tôi chọn đề tài “Công tác chủ nhiệm” vì đây là một vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất hiện nay. Thông qua nhiều năm chủnhiệm bản thân tự rút ra được một số biện pháp giáo dục học sinh rất có hiệu quả. Muốn làm tốt được điều nêu trên phải thông qua công tác chủ nhiệm. Công tác chủnhiệmlớp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong điều kiệnkinh tế, xã hội hội nhập hiện nay, việc quản lý con em còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo, chưa chú trọng đúng mức, về học tập, lối sống đạo đức, giao tiếp trong cuộc sống, .ừ đó đã và đang nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong học đường ( Nói năng cộc cằn, gây mất đoàn kết, thậm chí đánh nhau, nghiêm trọng hơn nữa là cư xử thiếu lễ độ với thầy cô giáo, học tập giảm sút, .), gây nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm, ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục và uy tín của nhà trường. Từ những hiện trạng xảy ra như thế đòi hỏi người giáo viên phải có một số biện pháp phù hợp để nhằm khắc phục những khó khăn bức xúc trong quá trình chủ nhiệm. Từ thực tiễn và không ngừng học hỏi ở đồng nghiệp, tôi xin nêu ra vài biện pháp giải quyết được những khó khăn đã nêu mà bản thân rút ra trong công tác chủnhiệmlớp . PHẦN II –- NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Công tác chủnhiệm là việc làm cực kỳ khó khăn, trước hết bản thân giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo với những cử chỉ, thái độ đúng mực của người giáo viên, phải có sự công bằng trong việc xử lý học sinh. Công tác chủnhiệm cần thiết lập được ba mối liên hệ gia đình – nhà trường – xã hội. Ngoài ra, còn liên kết chặt chẽ giữa giáo viên chủnhiệm với giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường. Đây là sự cộng tác toàn diện nhằm hoàn thiện một con người đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Thêm vào đó, hưởng ứng cuộc vận động lớn của ngành 2 không với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đủ chuẩn lên lớp” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo thì trách nhiệm đặt lên vai người giáo viên thêm nặng nề hơn . Từ đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành bằng một số biện pháp cụ thể sau: * Tham mưu trực tiếp với BGH về công tác chủnhiệm lớp. * Lập kế hoạch chủnhiệm toàn năm học, học kỳ, tháng, tuần. * Lập kế hoạch cho từng thời điểm thi đua. * Cần lưu giữ cẩn thận hồ sơ chủ nhiệm. * Thường xuyên ghi chép nhật ký chủnhiệm để theo dõi những chuyển biến của lớp. Trên cơ sở đó người giáo viên chủnhiệm cần phát huy những kinh nghiệm; bổ sung hoàn thiện phương pháp tổ chức lớp để hoàn thiện nhiệm vụ góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ở đòa phương nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung. II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1 1. Công tác tổ chức: a.Bầu ban cán sự lớp: Năm học 2006 – 2007 tôi được phân công chủnhiệmlớp 9 tổng số 33 học sinh. Trước khi ổn đònh tổ chức lớp bản thân tôi tìm hiểu kỷ hồ sơ, liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, liên hệ trực tiếp gia đình, để bước đầu phân loại học sinh của lớp. Cụ thể:02 học sinh giỏi ( 01 giỏi toàn diện, 01 giỏi bộ môn), 04 học sinh cá biệt, 01 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 04 học sinh yếu kém, . Bước tiếp theo, sau một tuần học tìm hiểu trên thực tế biểu hiện của học sinh giống như kết quả tìm hiểu ban đầu. Tiến hành bầu ban cán sự lớp và sắp xếp chỗ ngồi. Hình thức thực hiện: Bầu ban cán sự lớp trên tinh thần dân chủ, công bằng, khách quan, có năng lực, nhạy bén, hoạt động có hiệu quả ( đầu tuần thứ hai cho lớp đề cử nhân sự, cuối tuần thứ hai cho tiến hành bầu bằng cách phát phiếu cho lớp ghi tên nhân sự mà mình tín nhiệm, giáo viên cùng 01 học sinh thu phiếu, kiểm phiếu, rồi công bố trước lớp từng chức danh trừ tổ trưởng). Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh. - Lớp trưởng: chòu trách nhiệm chung về nhiệm vụ của lớp. Lãnh chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của lớp dưới sự quan sát của giáo viên chủ nhiệm,có nhiệm vụ báo cáo về việc thực hiện kế hoạch của lớp về giáo viên chủnhiệm kòp thời. - Các lớp phó: mỗi người một nhiệm vụ ( giỏi văn chòu trách nhiệm giải quyết những thắc ở bộ môn Văn, giỏi Lý cũng có trách nhiệm tương tự). - Các tổ trưởng, tổ phó ( giáo viên chủnhiệm cơ cấu ) có nhiệm vụ theo dõi hoạt động họat động của tổ, báo cáo kết quả về giáo viên chủnhiệm qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, để giáo viên chủnhiệm có giải pháp chấn chỉnh kòp thời. - . b.Xếp chỗ ngồi: Sau khi hình thành được đội ngũ cán sự lớp, phân công nhiệm vụ giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi. Thông thường tôi xếp học sinh giỏi cặp với em có học lực yếu,kém xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” thực hiện được dễ dàng hơn, chia học sinh các biệt ra đều các tổ trong lớp cho các em ít có cơ hội thể hiện mình. 2/Phân loại đối tượng và biện pháp giáo dục: Sau một thời gian tìm hiểu qua hồ sơ, chủnhiệm cũ, hoàn cảnh gia đình, . Tôi tiến hành giáo dục học sinh: giỏi, cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn và học sinh yếu, kém vì đây là lực lượng quyết đònh sự thành bại trong quá trình giáo dục học sinh. a.Học sinh giỏi :Tìm hiểu kỹ xem em giỏi ở môn nào, hay giỏi toàn diện để có cách chỉ dẫn phù hợp. Ví dụ: Học sinh giỏi văn thường giao cho bài tập khó, ngoài ra còn cung cấp cho kỹ năng viết một bài văn tốt, văn hay và kiến thức nâng cao. Học sinh giỏi toàn diện tôi thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn tiếp thu phương pháp học tốt bộ môn để truyền đạt lại cho học sinh nắm bắt, nhờ giáo viên bộ môn cung cấp kiến thức nâng cao cho các em về nhà làm có giao thời gian để kiểm tra và điều chỉnh. b.Học sinh cá biệt của lớp 04 em. Đối tượng này thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và có kết qủa học tập rất thấp. Qua tìm hiểu tôi mới biết trong số đó có 01 em cha mẹ ly hôn, cha có vợ khác, mẹ bước thêm bước nữa nên phải sống với bác; 01 em cha mẹ không quan tâm đến việc học của con mà chỉ cho tiền xin bao nhiêu cho bấy nhiêu, còn 02 em thích thể hiện bản lónh của mình muốn cho các bạn trong lớp xem mình như đại ca. Bước đầu tôi áp dụng nhiều biện pháp mạnh( cảnh cáo trước lớp, viết tờ tự kiểm, cảnh cáo dưới cờ, .) để giáo dục nhưng không có hiệu quả. Từ cơ sở đó tôi mới nghó mình chuyển sang cách giáo dục khác vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn thì đem lại hiệu quả rất cao. Cụ thể: + Đối với trường hợp sống với bác tôi thường xuyên quan tâm gặp gỡ, động viên, tâm sự (Bản thân em hiện tại sống với bác, bên cạnh còn có bác dâu và anh chò. Nếu như em không ngoan kết qủa học tập không tốt khi gia đình hay em bò thôi học vậy tương lai của em sau này gặp khó khăn, em phải cố gắng học để mai đây có nghề nghiệp và cuộc sống được ổn đònh). + Đối với học sinh cha mẹ chỉ biết cho tiền không quan tâm đến việc học tôi gặp trực tiếp phụ huynh tâm sự anh chò không nên cho tiền quá nhiều vì khi có nhiều tiền em thường rủ bạn bè tham gia những trò chơi không lành mạnh. Mặt khác anh chò cần dành ít thời gian quan tâm đến giờ giấc và việc học ở nhà . Còn về phía nhà trường , giáo viên chủnhiệm động viên nhắc nhở, gặp gỡ riêng mang tính chất tâm tình. + Đối với những em thích thể hiện mình tôi cũng gặp trao đổi các em muốn thể hiện mình bằng cách quậy phá bạn bè đánh giá bản thân mình thiếu giáo dục, cha mẹ mình không biết dạy con. Vậy em muốn các bạn tôn trọng mình thì các em phải học thật giỏi, thật ngoan để làm tấm gương cho các bạn noi theo, cha mẹ được hảnh diện. Ngoài ra, tôi phân công các em đảm nhiệm tổ trưởng để các em cố cơ hội thể hiện mặt tốt của mình. b.Học sinh có hoàn cảnh khó khăn 01 em. Khi tìm hiểu mới biết nhà nghèo không có tiền mua tập, viết; nhà xa trường, không có tiền đi đò; mặc cảm với bạn bè, bỏ bê việc học. Tôi thường xuyên tâm sự, động viên để em có niềm tin trong cuộc sống. Tôi nói nghèo không phải là cái tội, nghèo thì mình thua thiệt về vật chất nhưng mình phải có ý chí vươn lên để vượt qua, muốn thoát nghèo em phải học thật giỏi, thật ngoan. Tôi còn vận động trong lớp hùn tiền mua tập, viết và hỗ trợ tiền đi đò cho em đến lớp dễ dàng. Đối với học sinh yếu kém 04 em . Tôi thường xuyên kiểm tra, chỉ dẫn cách học tập trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cho các em ngồi cạnh những em học khá giỏi kèm thêm, phân công những em học khá, giỏi ở gần nhà học nhóm theo phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. 3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiểu biết về các lónh vực của các đời sống xã hội , tích luỹ thêm kinhnghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể , tạo tính chủ động tham gia các hoạt động tập thể coi đó là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng tập thể lớp. Nhưng để phát huy được tính sáng tạo của học sinh khi thực hiện các hoạt động giáo viên chủnhiệm cần chú ý một số vấn đề : - Giáo viên cần nghiên cứu để hiểu đúng và đầy đủ các yêu cầu giáo dục đặc biệt là tính giáo dục đạo đức cho học sinh . - Giáo viên chủnhiệm chuẩn bò trước về phương tiện cũng như phân công tổ chức các công việc và chuẩn bò về mặt tâm lí cho học sinh , cần phát huy ý thức trách nhiệm cao , sự tự giác tạo tâm thế phấn khởi cho tất cả các em . Để làm được điều đó công tác chuẩn bò của người giáo viên chủnhiệm là hết sức quan trọng chẳng hạn trong tiết “ Hội vui học tập” muốn tổ chức được tốt tiết này giáo viên chủnhiệm cần kết hợp với các giáo viên bộ môn để tìm một số câu hỏi ở tất cả các bộ môn học đồng thời cho đáp án, các câu hỏi này nhằm thâu tóm lại các kiến thức các em đã học . 4/ Công tác phối hợp: a.Trong nhà trường: Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, nắm bắt thông tin kòp thời những mặt tồn tại của lớp, những cá nhân xuất sắc, những biểu hiện tiêu cực để kòp thời uốn nắn.Ngoài ra, liên hệ với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên để cho lớp tham gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường tổ chức như: Hái hoa học tập, Kể chuyện theo sách, Viết thư UPU, đọc sách ở thư viện, .nhằm hướng các em có ý thức cao trong học tập và có lối sống lành mạnh. b.Ngoài nhà trường: Tôi liên hệ Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh của lớp. Một mặt là quản lý giờ giấc học tập, cách ứng xử ở nhà, với mọi người xung quanh; mặt khác huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc học tập và rèn luyện đạo đức con em mình ngày một hoàn thiện hơn. Trên đây là toàn bộ công việc của giáo viên chủnhiệm mà tôi đẫ thực hiện thành công. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các tình huống khác có thể xảy ra, nhưng bản thân giáo viên chủnhiệm có thể uyển chuyển sao cho phù hợp với hoàn cảnh ở từng lớp. Nhằm giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao. 5. Kết quả : Nhờ việc áp dụng kết những biện pháp kể trên, nên tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác chủnhiệm như sau: Kết qủa đầu năm: LOẠI HỌC LỰC HẠNH KIỂM Số lượng % Số lượng % Giỏi ( Tốt) 01 3,03 20 60,60 Khá 08 24,24 09 27,27 TB 15 45,45 04 12,12 Yếu 09 27,27 Kết qủa học kỳ I: LOẠI HỌC LỰC HẠNH KIỂM Số lượng % Số lượng % Giỏi ( Tốt) 02 6,06 24 72,72 Khá 10 30,30 07 21,21 TB 17 51,51 02 6,06 Yếu 04 12,12 Kết qủa Cả năm: LOẠI HỌC LỰC HẠNH KIỂM Số lượng % Số lượng % Giỏi ( Tốt) 03 9,09 28 84,84 Khá 12 36,36 05 15,15 TB 18 54,54 0 Yếu 0 0 Học sinh giỏi vòng huyện : 02 HS ; chuyên cần đạt 99%; duy trì só số 100%; tham gia các phong trào đạt 100% . PHẦN III- KẾT LUẬN Trong nhiều năm làm công tác chủnhiệmlớp , bản thân tôi đã rút ra được một số kinhnghiệm như đã nêu. Những kinhnghiệm trên cũng có còn hạn chế nhưng tôi cũng rất tự hào khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn dạy và học nên đã đạt nhiều kêùt quả cao, sự gần gũi của tôi đối với các em tạo nên một tình cảm rất khắng khít, đó cũng chính là động lực giúp tôi làm tốt công tác chủnhiệm của người giáo viên. Tôi sẽ cố gắng học hỏi thêm ở các đồng nghiệp, ở thông tin đại chúng về tấm gương sáng để ngày càng hoàn thiện hơn, mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp hơn trong công tác bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước . Long Hoà, ngày 22 tháng 11 năm 2007 Người viết sángkiến Nguyễn Văn Công HĐKH TRƯỜNG THCS LONG HOÀ HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HĐKH . động của lớp dưới sự quan sát của giáo viên chủ nhiệm, có nhiệm vụ báo cáo về việc thực hiện kế hoạch của lớp về giáo viên chủ nhiệm kòp thời. - Các lớp phó:. chủ nhiệm. * Thường xuyên ghi chép nhật ký chủ nhiệm để theo dõi những chuyển biến của lớp. Trên cơ sở đó người giáo viên chủ nhiệm cần phát huy những kinh