Thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 31 - 33)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK HUYỆN HỒNG DÂN

4.3.2.2.Thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn nếu chúng ta chỉ xem xét đánh giá doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế thì ta không thể thấy được công tác thu hồi nợ đối với từng ngành nghề trong địa bàn qua các năm tăng giảm như thế nào có tốt hay chưa ngành nào cần phải duy trì doanh số cho vay ngành nào cần giảm doanh số cho vay cũng như việc đưa ra chính sách cấp tín dụng sao cho hợp lí. Do đó ta cũng cần phải đi vào phân tích doanh số thu nơ ngắn hạn phân theo mục đích sử dụng vốn.

Dựa vào bảng số liệu (4.6) doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn tại Ngân hàng Argibank huyện Hồng Dân ta thấy doanh số thu nợ đối với các ngành nghề này trong huyện vẫn còn chưa ổn định, có những ngành doanh số thu nợ tăng cũng có những ngành doanh số thu nợ giảm. Nhìn chung doanh doanh số thu nợ ngắn hạn trong ngành nông nghiệp tăng điều qua các năm.và chiếm tỷ trong cao so với kinh doanh

* Thu nợ trong nông nghiệp:

Ta thấy doanh số thu hồi nợ trong nông nghiệp qua các năm điều tăng. Lý do là người nông dân được mùa, được giá, bên cạnh dó một số hộ chăn nuôi gia cầm đã chuyển sang mô hình nuôi cá thác lác, cá chình, cá bóng tượng, cá kèo, cá sấu,… ở các xã như: Xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi, ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hoà, Ninh Quới… Những sản phẩm này đang có giá trị trên thị trường, nên lợi nhuận mang về là rất cao

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Tuyệt2012/2011 2013/2012

đối %

Tuyệt

đối %

Thương mại – dịch vụ 41.848 36,82 47.154 34,36 65.125 39,10 5.306 12,68 17.971 38,11 Sản xuất nông nghiệp 57.319 50,43 71.051 51,77 80.266 48,19 13.732 23,96 9.215 12,97 Tiêu dùng, khác 14.493 12,75 19.045 13,88 21.162 12,71 4.552 31,41 2.117 11,12 Tổng 113.660 100,00 137.250 100,00 166.553 100,00 23.59 20,75 29.303 21,35

.

Vì vậy, họ có những nguồn thu để trả nợ nhằm giữ chữ tính đối với Ngân hàng. Còn về phía Ngân hàng bám sát vào mục đích sử dụng vốn của đối tượng vay để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn theo quy định mà khách hàng đã cam kết với Ngân hàng. Do có sự thỏa thuận trước về thời hạn tín dụng, phương thức trả nợ, theo dõi, đôn đốc khách hàng sau khi vay tiền nên đã đem lại hiệu quả trong công tác thu hồi nợ trong thời gian qua. Có được kết quả đó, trước tiên là do tình hình các hộ dân đầu tư vào nuôi tôm có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thức ăn dầy đủ và bảo đảm dịch bệnh cho tôm. Ngoài ra Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho những hộ có quyết tâm và thiện trí trả nợ được tái đầu tư vào những mùa vụ mới. Một yếu tố khác không kém phân quan trọng là nhờ khâu thẩm định cho vay được cán bộ tín dụng thực hiện tốt.

* Theo mục đích thương mại – dịch vụ:

Mục đích sử dụng vốn này được xem là mục đích chủ lực mà Ngân hàng cho vay tăng cao cũng như doanh số thu nợ cũng cao.

Trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, doanh số tăng như vậy là do huyện đầu tư, nâng cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa đến các khu lân cận, các ngành dịch vụ có điều kiện phát triển, đầu tư vào kinh doanh: xăng-dầu, kinh daonh vàng, bạc, đá quí, các doanh xe máy tư nhân được khai trương… Đặc biệt là công tác tổ chức đô thị, người dân bán hàng hóa với nhiều loại và kiểu khác nhau, mua nguyên vật liệu, vật tư sản xuất và hàng hóa dung được thuận lợi.Từ đó, tạo thêm thu nhập, khả năng trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.

Chỉ tiêu này tăng do huyện có chính sách ưu đãi đầu tư, thuế phù hợp, tạo điều kiện thông thoáng trong đầu tư. Ngân hàng thường xuyên kiểm tra cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm tạo thói quen cho người sản xuất hoạt động theo hướng có lợi nhuận.

* Thu nợ từ cho vay tiêu dùng:

Nhìn vào bảng số liệu (4.6) doanh số thu nợ cho ta thấy được doanh số thu nợ vào mục đích tiêu dùng qua các năm có sự biến động qua các năm. Mặc dù kinh tế đại phương gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của cán bộ tín dụng trong Ngân hàng, công tác thu nợ luôn đạt yêu cầu đề ra. Có được thành quả trên là do phòng giao dịch huyện rất chú trọng đến công tác thu hồi nợ, vì đây là vấn đề sống còn quyết định đến hiệu quả tín dụng chung của Ngân hàng. Ngân hàng đã tăng cường kết hợp với cơ quan pháp luật để xử lí, thu hồi những hộ kinh tế có điều kiện nhưng không có thiện trí trả nợ. Bên cạnh đó, để công tác thu hồi nợ được tốt hơn thì đầu mỗi quý Giám Đốc giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng và xem đây là chỉ tiêu đề trình xét thi đua cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 31 - 33)