MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI ARGIBANK HUYỆN HỒNG DÂN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 45 - 50)

DỤNG NGẮN HẠN TẠI ARGIBANK HUYỆN HỒNG DÂN 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1. Bên ngoài Ngân hàng

* Tình hình ở địa phương:

Ngoài ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước ở những tháng đầu năm 2013, địa phương cũng còn một số tồn tại ảnh hưởng đến họat động của Ngân hàng:

Bạc Liêu là tỉnh có nhiều dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thuỷ sản nên nguồn vốn dư thừa trong dân thấp, bên cạnh đó do địa hình nhiều sông gạch, giao thông đi lại khó khăn do đó Ngân hàng gặp rất nhiều trở ngại trong công tác huy động vốn, mặc dù Ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp , mục tiêu huy động vốn mà nguồn vốn huy động được hàng năm vẫn thấp không thể tự cân đối với nhu cầu đầu tư tín dụng hàng năm của Ngân hàng.

Do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Hồng Dân có rất nhiều Ngân hàng mới chi nhánh về huyện như Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng Đông Á, ngân hàng Kiên Long… ngoài ra còn có bảo hiểm cũng tham gia huy động vốn rất tích cực với nhiều hình thức thu hút khách hàng như khuyến mãi, dự thưởng… nên gây không ít khó khăn trong công tác huy động vốn.

5.1.2. Bên trong Ngân hàng

Ngoài các kết quả đã đạt được trong những năm qua, Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại như sau:

Tuy nguồn vốn huy động của ngân hàng có tăng trưởng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng nhìn chung vẩn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng từ đó ngân hàng phải đi vay từ ngân hàng trung ương nên chi phí trả cao hơn lãi xuất huy động.

Cho vay ngắn hạn thường là cho vay nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh có khả thi nhưng không có hoặc có không đủ tài sản đảm bảo nên ngân hàng đã loại bỏ những khách hàng này nên đã mất đi một lượng khách hàng đáng.

Trong huy động vốn, thì nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn không thời hạn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là cho vay ngắn hạn.

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với cho vay hộ gia đình, cá nhân.

Do những quy định trong cho vay của Ngân hàng còn quá cứng nhắc nên mặc dù hiện nay nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp, các TCKT, các cá nhân là rất lớn mà Ngân hàng lại không thể đáp ứng để mất đi cơ hội đầu tư lớn.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG ARGIBANK HUYỆN HỒNG DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG ARGIBANK HUYỆN HỒNG

DÂN

5.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn

Tiếp tục tập huấn trang bị thêm kiến thức về công tác huy động vốn cho từng cán bộ, làm cho mỗi cán bộ thực sự hiểu về lĩnh vực này có đủ khả năng tư vấn và thu hút khách hàng.

Không ngừng quảng bá thương hiệu và tăng uy tín cho Ngân hàng bằng cách tài trợ cho các hoạt động thể thao văn hoá trong Huyện, Xã, các trương trình của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.

Tiếp tục phát huy và mở rộng hơn nữa các hình thức huy động vốn truyền thống tại Ngân hàng như các tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn…

Phân công cán bộ thường xuyên đến từng hộ gia đình để huy động số tiền nhàn rỗi trong dân cư nhất là sau các mùa vụ thu hoạch.

Đội ngũ nhân viên giao dịch phải giữ phưong châm “khách hàng là thượng đế”, lịch sự, vui vẽ và nhanh nhẹn trong các thao tác nghiệp vụ, hạn chế sai sót trong công tác để tạo sự an tâm cho khách hàng khi đến Ngân hàng mình giao dịch.

5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay

Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài, đi sâu vào và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm.

Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng.

Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc thu thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

5.2.3.Giải pháp đối với hoạt động thu nợ ngắn hạn

Cán bộ trực tiếp thẩm định cho vay phải chấp hành tốt các quy định tín dụng thu hồi tốt nợ đến hạn từ 98% trở lên nhằm ngăn chặn nợ quá hạn nợ xấu phát sinh. nếu có nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh phải thu hồi trong thời gian ngắn.

Ngân hàng phải chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, ngành đoàn thể và cơ quan pháp luật tích cực hỗ trợ, tạo sự chuyển biến tốt trong nhân dân cho họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc vay vốn và trả nợ

Ngân hàng.

Kiểm tra thực trạng sản xuất tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng để có hướng giải quyết kịp thời hạn chế tối đa việc chuyển nợ quá hạn, trường hợp xét thấy hộ không có khả năng trả nợ đúng hạn phải báo cáo với lãnh đạo phòng tín dụng xin ý kiến chỉ đạo kịp thời. Chi nhánh cần tích cực trong công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi cho vay đến khi thu được nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để Ngân hàng có những chính sách kịp thời như: thu hối lại cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trính khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ6.1. KẾT LUẬN 6.1. KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, mặc dù đất nước phải đối mặc với nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh diễn ra nhiều nơi, đặc biệt là giá xăng dầu liên tục tăng và giá điện cũng luôn giữ ở mức cao, nền kinh tế bị lạm phát nhưng hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Argibank huyện Hồng Dân nói riêng đã có những nỗ lực rất lớn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Qua phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Argibank huyện Hồng Dân cho thấy trong 3 năm qua hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả và Ngân hàng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội huyện Hồng Dân phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thông qua việc đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho các hộ trong huyện để chuyển dịch các cơ cấu kinh tế sản xuất của người dân. Để đáp ứng được nhu cầu cho vay ngày càng cao đó trong những năm qua Ngân hàng luôn nổ lực trong công tác huy động và nhờ đó nguồn vốn của Ngân hàng cũng đã tăng liên tục qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 20.470 triệu đồng tương đương 18,57% so với năm 2011, năm 2013 tăng 33.376 triệu đồng tăng 25,53% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động vẫn tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn vẫn chưa cao do đó việc điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên là điều không tránh khỏi vì vậy nên trong thời gian tới Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn để hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.

Ngoài ra qua phân tích trên còn cho thấy được bên cạnh việc mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm vững chắc thì Ngân hàng Argibank dịch huyện Hồng Dân luôn coi trọng việc cũng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là quy trình cho vay luôn được đảm bảo chặt chẽ, chất lượng thẩm định tín dụng và khả năng theo dõi quản lý món vay ngày càng được nâng cao. Công tác thu hồi nợ đến hạn và xử lý các món nợ đến hạn ngày càng hiệu quả hơn, cụ thể năm 2012 là 23.590 triệu đồng tăng 20,75% so với năm 2011, năm 2013 tăng 29.303 triệu đồng tương đương với 21,35% so với năm 2012. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm qua toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi công tác.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Ngân hàng Argibank chi nhánh Bạc Liêu

người dân, Ngân hàng cấp trên nên có chính sách hỗ trợ cho Phòng giao dịch. Tiến hành đơn giản hoá hồ sơ vay vốn, hoặc bỏ bớt những biểu mẫu không cần thiết nhưng đảm bảo đúng pháp luật.

Tăng cường trang bị những kỹ thuật cao, hiện đại hoá cho Chi nhánh.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ Ngân hàng trong các lĩnh vực như tin hoc, xây dựng và thẩm định dự án, kỹ thuật quản lý món vay, nghiệp vụ tổ chức cán bộ.Tổ chức thi đua khen thưởng ở các Chi nhánh với nhau.

6.2.2. Đối với các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan

Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho Ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận và tiếp xúc với người dân địa phương nhằm giới thiệu và hường dẫn người dân về hoạt động của Ngân hàng.

Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

Xem xét và phân quyền cho các địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, quyền sử dụng đất, ở các vùng nông thôn, thị trấn để làm thủ tục đảm bảo nợ vay.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w