Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 40 - 42)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK HUYỆN HỒNG DÂN

4.3.4.2. Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Trong hoạt động tín dụng nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến vay tiền để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xây dựng,… Thì bên cạnh những người cố tình hay không có thiện ý trả nợ đúng hạn thì còn có nhiều khách hàng do trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình có nhiều rủi ro nên dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ. Nếu chỉ phân tích nợ xấu theo đối tương mà không phân tích nợ xấu theo từng mục đích sử dụng vốn thì ta không biết được nợ xấu tại Ngân hàng trong những năm qua tập trung ở mục đích nào là chủ yếu, do đó ta cần phải đi vào phân tích nợ xấu quá hạn ngắn hạn phân theo mục đích sử dụng vốn. Thường thì trong cho vay ngắn hạn vào mục đích kinh doanh và cho vay nông nghiệp thường xảy ra nợ xấu. Để rỏ hơn ta đi vào phân tích tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn qua bảng số liệu sau:

* Nợ xấu trong thương mại – dịch vụ:

Nợ xấu lĩnh vực này biến động trong những năm gần đây năm 2012 giảm 49,72% so với năm 2011, sang năm 2013 giảm 47,25% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này, tình hình lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, giá cả thị trường của một số mặt hàng tăng lên làm cho việc chi tiêu tăng, nhưng không kịp tăng với tốc độ giá cả tăng.

Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Thương mại – dịch vụ 181 19,25 91 15,96 48 15,95 -90 -49,72 -43 -47,25 Sản xuất nông nghiệp 436 46,38 295 51,75 171 56,81 -141 -32,34 -124 -42,03

Tiêu dùng, khác 323 34,36 184 32,28 82 27,24 -139 -43,03 -102 -55,43

Tổng 940 100,00 570 100,00 301 100,00 -370 -39,36 -269 -47,19

Mặt khác khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng thẩm định không đúng một số phương án sản xuất, kinh doanh,… Nhưng quan trọng nhất là người dân làm ăn không hiệu quả dẫn đến việc trả nợ cho khách hàng gặp nhiều khó khăn do dó nợ xấu có cơ hội tăng lên cao, chủ yếu là các hộ kinh doanh xăng – dầu, vàng bạc, vật liệu xây dựng, vật liệu nông ngiệp… chiếm tỷ lệ cao.

* Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp

Chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay vốn, lấy phương án kinh doanh khả thi làm cơ sở quyết định cho vay là việc chính của Ngân hàng. Nhìn chung tình hình nợ xấu trong cho vay nông nghiệp qua các năm giảm mạnh

Nguyên nhân là do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, xảy ra trên diện tích rộng, năng suất lúa bị giảm xuống, chí phí thuốc trừ sâu tăng cao….Trong chăn nuôi thì dịch cúm gia cầm, bệnh tay xanh ở heo, lở mồm long móng ở gia súc đã xuất hiện nhiều nơi … từ đó gây thiệt hại cho người dân, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ quan như: người dân sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư không có hiệu quả hay một số hộ dân có khả năng tài chính nhưng lại thiếu thiện trí trong việc trả nợ mặc dù cán bộ tín dụng với chính quyền địa phương đã nhiều lần lập biên bản xử lí… Còn về thủy sản thì trong nền kinh tế thị trường vô cùng nghiệt ngã như hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản nước ta gặp không ít khó khăn, thử thách, sản phẩm tôm sú chưa đủ mạnh để cạnh tranh, giá cả thị trường bấp bênh, bên cạnh còn phụ thuộc vào rất nhiều vào thời tiết… từ đó gây không ít khó khăn cho nông dân, điều đó đã làm cho nợ xấu tăng lên cao.

* Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng

Tuy chiếm một tỷ trọng không quá cao trong cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng nợ xấu tín dụng ở mục đích này thì lại chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Nguyên nhân là do đối tượng cho vay là cán bộ ăn lương khó có khả năng hoàn trả đúng hạn, vốn vay phục vụ tiêu dùng, đời sống, xây dựng cũng rất khó thu hồi do các lĩnh vực này rất bấp bênh. Nhìn một cách tổng quát thì nợ xấu này cũng có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2012 nợ xấu trong lĩnh vực này là 184 triệu đồng, giảm 43,03% so với năm 2011. Sang năm 2013 giảm 55,43% so với năm 2012.Qua việc phân tích trên ta thấy việc phát sinh nợ xấu của ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn phần nào đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy mà các cán bộ tín dụng cần phải phân tích, thẩm định kỹ hơn về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh trước khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó thì công tác thu hồi nợ nên thực hiện sát sao hơn, thường xuyên tiếp cận khách hàng để nắm bắt rõ hơn thông tin về khách hàng để giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w