1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại

29 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 114,41 KB

Nội dung

Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG ĐIỀU TRA THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN K55 CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP – KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT 5

1 Điều tra thống kê 5

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê 5

1.2 Phân loại điều tra thống kê 5

1.3 Các phương pháp điều tra 6

1.4 Hình thức tổ chức điều tra 6

1.5 Xây dựng phương án điều tra thống kê 7

1.6 Xây dựng bảng hỏi 9

1.7 Sai số trong điều tra thống kê 10

2 Phân tổ thống kê 10

2.1 Khái niệm 10

2.2 Các bước tiến hành phân tổ thống kê 10

2.3 Dãy số phân phối 12

3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê 12

3.1 Bảng thống kê 12

3.2 Đồ thị thống kê 12

4 Số trung bình trong thống kê 13

4.1 Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm 13

4.2 Các loại số trung bình 13

5 Độ biến thiên của tiêu thức thống kê 17

5.1 Ý nghĩa độ biến thiên tiêu thức 17

5.2 Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức 17

Trang 3

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN K55 CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP –

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 20

1 Mục đích điều tra 20

2 Đối tượng và đơn vị điều tra 20

3 Nội dung điều tra 20

4 Thời điểm và thời kì và thời hạn điều tra 21

5 Phương pháp thu thập số liệu 21

6 Kế hoạch tiến hành điều tra 22

7 Tổng hợp và phân tích thống kê 23

7.1 Tính các loại số trung bình 24

7.2 Các chỉ tiêu đo độ biến thiên 25

8 Đánh giá và đề xuất giải pháp 25

KẾT LUẬN 27

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ

ST

1 Bùi Vân Anh Phần 1,2,3,4,5 - chương 2

2 Hà Thị Lan Anh Phần mở đầu + kết luận

Sửa word, powerpoint

3 Đỗ Gia Bảo Phần 3 – chương 1

4 Nguyễn Thị Chang Phần 1 - chương 1

Thuyết trình

5 Doãn Minh Châu Phần 1,2,3,4,5 – chương 2

Powerpoint

6 Cao Thị Diệu Phần 2 – chương 1

7 Bùi Thị Dung Phần 6,7,8 – chương 2

8 Trần Thị Dung Phần 5 – chương 1

9 Lê Thị Linh Duyên Phần 6,7,8 – chương 2

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thống kê học ra đời và phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là mộttrong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Ngày nay, thống kê được coi

là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng Đồng thời các con số thống kêcũng là cơ sở quan trọng để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiếnlược và các chính sách kinh tế - xã hội

Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kế là thu thập những thôngtin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đóphát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lýthuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả các công việc này được gọi làhoạt động thống kê

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê Là mộtkhâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê, có nhiệm vụ thu thập đầy đủ các thôngtin cần thiết cho việc nghiên cứu Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnhvực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiêncứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế

2 Lí do chọn đề tài

Ở môi trường đại học, dù cho những kỳ thi không diễn ra thường xuyên, có ít bàikiểm tra hơn nhưng kết quả học tập vẫn là một yếu tố quyết định đến chất lượng cũngnhư khả năng học tập của mỗi sinh viên Bên cạnh những yếu tố như điều kiện giađình, môi trường sống, thời gian đi làm thêm thì việc sinh viên dành cho mình mộtkhoảng thời gian bao nhiêu trong một ngày để tự học cũng là nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến kết quả học tập

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về điều tra thống kê cũng như muốn tìm hiểu thời gian tự

học của sinh viên nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng phương án điều tra về thời gian tự học của sinh viên K55 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp – khoa Kế toán Kiểm toán – trường đại học Thương mại.”

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT

1 Điều tra thống kê

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của điều tra thống kê

Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế

hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiêncứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian

Nhiệm vụ: Cung cấp tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các

khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê

Yêu cầu:

- Chính xác: Tài liệu điều tra phản ánh đúng thực tế hiện tượng nghiên cứu

- Kịp thời: Đúng thời gian quy định trong phương án điều tra

- Đầy đủ: Về nội dung và số đơn vị

1.2 Phân loại điều tra thống kê

1.2.1 Căn cứ vào tính chất liên tục của điều tra

- Điều tra thường xuyên là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện

tượng một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát với quá trình phát sinh, pháttriểncủa hiện tượng

- Điều tra không thường xuyên là thu thập tài liệu của hiện tượng nghiên cứu một

cách không liên tục, mà chỉ tiến hành ghi chép tài liệu vào một thời điểm nào đó,không gắn liền với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng Tài liệu của điều trakhông thường xuyên phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời điểm nhất định

1.2.2 Căn cứ vào phạm vi điều tra

Trang 7

- Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn bộ các đơn vị

thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào

- Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị

được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung Những đơn vị được chọnphải đảm bảo một số điều kiện nhất định

Phân biệt các loại điều tra không toàn bộ: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm,điều tra chuyên đề

1.3 Các phương pháp điều tra

1.3.1 Phương pháp đăng ký trực tiếp

Theo phương pháp này nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượngđiều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đong, đo, đếm và sau đó ghi chépnhữngthông tin thu được vào phiếu điều tra

Phương pháp đăng ký trực tiếp thường được thực hiện gắn liền với quá trình phátsinh, phát triển của hiện tượng Tài liệu ghi chép ban đầu được đăng ký trực tiếp cóđộchính xác cao nhưng lại đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian

1.3.2 Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp được sử dụng phổ biến, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệuban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa nhân viên điều tra và ngườicung cấp thông tin

Căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời, có thể chiara: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp

Ngoài ra, trong điều tra thống kê, người ta còn sử dụng nhiều phương pháp khác

để thu thập nguồn tài liệu ban đầu: Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập thôngtin qua nguồn sẵn có, phương pháp đăng ký qua chứng từ sổ sách…

1.4 Hình thức tổ chức điều tra

1.4.1 Báo cáo thống kê định kì

Khái niệm: là hình thức thu thập dữ liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo được lập

sẵn do cơ quan có thẩm quyền ban hành Mang tính chất hành chính bắt buộc, phạm

vi, áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước

Đặc điểm:

Trang 8

- Nội dung ổn định theo biểu mẫu, thường gồm các chỉ tiêu liên quan đến quản lýkinh tế vĩ mô

- Mang tính hành chính bắt buộc

- Điều tra toàn bộ, thường xuyên và gián tiếp

- Phạm vi áp dụng còn hạn chế

1.4.2 Điều tra chuyên môn

Khái niệm: là hình thức tổ chức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê vềđối tượng

nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trongphương án điều tra

Đặc điểm:

- Nội dung thay đổi sau mỗi lần điều tra

- Điều tra không thường xuyên, toàn bộ hoặc không toàn bộ, phương pháp trực

tiếp hoặc gián tiếp

- Kiểm tra chất lượng báo cáo thống kê định kỳ

- Áp dụng linh hoạt đối với các thành phần kinh tế

1.5 Xây dựng phương án điều tra thống kê

1.5.1 Khái niệm

Phương án điều tra thống kê là một loại văn bản trong đó quy định rõ những vấn

đề cần phải giải quyết và những vấn đề cần được hiểu một cách thống nhất trước, trong

và sau khi tiến hành điều tra

1.5.2 Nội dung

Tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra mà phương án điều tra cóthể có những sự khác nhau, nhưng nhìn chung một phương án điều tra gồm các nộidung chủ yếu sau:

 Xác định mục đích điều tra:

Xác định xem cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiêncứu nào Căn cứ vào mục đích của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê và yêu cầucông tác quản lý về hiện tượng

 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra:

Trang 9

- Xác định đối tượng điều tra là xác định xem những đơn vị, tổng thể nào thuộcđối tượng phạm vi điều tra, cần được thu thập tài liệu Đối tương điều tra là tổng thểbao gồm các đơn vị phần tử cá biệt của hiện tượng nghiên cứu cần được thu thập tàiliệu, căn cứ vào mục đích điều tra và dựa vào phân tích lý luận để phân biệt hiện tượngnghiên cứu với các hiện tượng có liên quan

- Đơn vị điều tra là các phần tử cá biệt thuộc đối tượng điều tra và được điều trathực tế

 Chọn thời điểm, thời kì và quyết định thời hạn điều tra:

- Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều traphải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại vào đúng thời điểm đó

- Thời kì điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm) được quy định để thuthập số liệu về hiện tượng được tích luỹ trong cả thời kì đó

- Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện thu thập số liệu

 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra:

- Nội dung điều tra là các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị điềutra mà ta cần thu thập được thông tin Viêc xác định nội dung điều tra dựa trên ba căn

cứ là: căn cứ vào mục đích điều tra; căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng; căn cứ vàonăng lực, trình độ thực tế của đơn vị, kinh phí điều tra

- Để có thể thu thập thông tin chính xác và đầy đủ nội dung mỗi cuộc điều trađược diễn đạt cụ thể thành những câu hỏi ngắn, gọn gàng, dễ hiểu được trinh bày cụthể trong phiếu điều tra Phiếu điều tra (bảng hỏi) là tập hợp các câu hỏi của nội dungđiều tra được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định

 Các danh mục và bảng phân loại:

Trong phương án điều tra luôn đưa ra các danh mục hoặc các bảng phân loạithống kê đã được xây dựng sẵn mà các cuộc điều tra cần sử dụng Các phân loại thống

kê được sử dụng thống nhất trong các hoạt động thống kê nhà nước

 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin:

- Tuỳ thuộc vào từng cuộc điều tra có thể sử dụng các phương pháp điều tra khácnhau, có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp các loại điều tra với nhau

Trang 10

- Phương pháp thu thập thông tin phụ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiêncứu, đòi hỏi sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách thức tiến hành thu thập số liệu nhằmđảm bảo thông tin thu được chính xác và thống nhất.

 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra:

Kế hoạch này bao gồm các khâu như sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra và quy định nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan điềutracác cấp

- Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách nhiệm và tiến hành tậphuấn nghiệp vụ cho họ

- Lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp

- Phân chia khu vực và địa bàn điều tra

- Tổ chức các cuộc hội nghị chuẩn bị

- Tiến hành điều tra thử nghiệm để rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụcho cán bộ điều tra và hoàn thiện phương án điều tra, phiếu điều tra

- Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương tiện vật chất khác

- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra

1.6 Xây dựng bảng hỏi

1.6.1 Yêu cầu của bảng hỏi

- Phiếu điều tra đẹp, dễ đọc hiểu và có khả năng lôi kéo, duy trì sự quan tâm củangười trả lời

- Câu hỏi bố trí hợp lý, logic, thuận lợi cho việc ghi chép, mã hoá, nhập và kiểmtra số liệu Câu hỏi phù hợp với trình độ, khả năng của người trả lời, khách quan

1.6.2 Các loại câu hỏi và kĩ thuật đặt câu hỏi

 Câu hỏi theo nội dung:

- Nhóm một: Câu hỏi về sự kiện là những câu hỏi nhằm thu thập những thôngtinthực tế gắn với đối tượng điều tra và những sự kiện đã xảy ra đối với đối tượng điềutra nhằm để nắm tình hình hiện thực khách quan, bao gồm cả tình hình về đối tượngđiều tra

- Nhóm hai: Câu hỏi tri thức là loại câu hỏi nhằm đánh giá trình độ hiểu biết củangười được hỏi thành một vấn đề

Trang 11

 Câu hỏi theo chức năng:

- Câu hỏi tâm lý: là câu hỏi tiếp xúc nhằm mục đích gạt bỏ những nghi ngờ cóthểnảy sinh, để gạt bỏ những sự căng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đềkhác… thường dùng trong phỏng vấn trực tiếp

- Câu hỏi lọc: để tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc nhóm người dành chocâuhỏi tiếp theo hay không

- Câu hỏi kiểm tra: có tác dụng kiểm tra tính chính xác của thông tin thu được

Nó được sử dụng để kiểm tra tính trung thực của người trả lời

 Câu hỏi theo cách biểu hiện:

- Theo cách biểu hiện của câu trả lời:

+Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi có trước phương án trả lời cụ thể và người trả lờichỉ việc chọn một trong số các phương án trên

+Câu hỏi mở là câu hỏi không có phương án trả lời được nêu trước, nó chophépngười được hỏi tự thông tin một cách tốt nhất những suy nghĩ của họ

- Theo cách biểu hiện của câu hỏi:

+Câu hỏi trực tiếp là cách hỏi thẳng ngay vào nội dung vấn đề, người được hỏikhông bị câu nệ và có thể trả lời vào chính nội dung đó

+ Câu hỏi gián tiếp là cách hỏi khôn khéo, không đi trực tiếp vào vấn đề mà cóthể vòng vo, thông qua những vấn đề có liên quan để thu thập thông tin về vấn đề cầnnghiên cứu

1.7 Sai số trong điều tra thống kê

Khái niệm: là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số

của nó mà điều tra thống kê thu được

Phân loại:

- Sai số do đăng ký có thể xảy ra ở tất cả các loại điều tra, phát sinh trong quá

trình ghi chép (bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống)

- Sai số do tính chất đại biểu xảy ra trong điều tra chọn mẫu, phát sinh do việc

suy rộng từ những đơn vị không đảm bảo tính đại diện

Cách khắc phục sai số

- Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra

Trang 12

- Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra

- Phúc tra lại kết quả điều tra và kiểm tra lại quá trình nhập số liệu vào máy tính

2 Phân tổ thống kê

2.1 Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hànhphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu tổ) có tính chấtkhác nhau

2.2 Các bước tiến hành phân tổ thống kê

- Tùy vào mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân

tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức

2.2.2 Xác định số tổ hay khoảng cách tổ

 Nếu phân tổ theo tiêu thức thuộc tính:

- Tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện: Mỗi biểu hiện hình thành một tổ

- Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện: Thực hiện ghép tổ theo nguyên tắc:Trong cùng 1 tổ các đơn vị phải giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất nào đóhoặc về công dụng kinh tế - xã hội

 Nếu phân tổ theo tiêu thức số lượng:

- Tiêu thức số lượng có ít biểu hiện: Khi lượng biến biến thiên ít và biến thiên rờirạc thì mỗi lượng biến hình thành 1 tổ

- Tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện: Khi lượng biến biến thiên lớn hoặc liêntục thì ghép tổ theo nguyên tắc “Lượng biến dẫn đến chất biến” Khi đó mỗi tổ có 1

Trang 13

khoảng lượng biến Và mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, có hai giới hạn rõrệt:

Giới hạn dưới: Là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó được hình thành

Giới hạn trên: Là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt qua giới hạn này thì chấtthay đổi mà chuyển sang tổ khác

Khoảng cách tổ: Là trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới củamỗi tổ

2.2.3 Xác định các chỉ tiêu giải thích

Khái niệm: các chỉ tiêu giải thích là các chỉ tiêu nêu lên các đặc trưng của các tổ

cũng như của toàn bộ tổng thể

Căn cứ xác định: Muốn xác định các chỉ tiêu giải thích, chủ yếu phải căn cứ vào

mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của phân tổ để chọn ra các chỉ tiêu có liện hệ vớinhau và bổ sung cho nhau

Yêu cầu khi xác định chỉ tiêu giải thích:

- Phải phục vụ mục đích nghiên cứu

- Các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau được xếp gần nhau

2.3 Dãy số phân phối

Khái niệm: Dãy số phân phối là dãy số trong đó các đơn vị tổng thể được sắp xếp

theo một trình tự nhất định

Phân loại

- Dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính

- Dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng

3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê

3.1 Bảng thống kê

Khái niệm: Là hình thức biểu tài liệu thống kê cách có hệ thống, hợp lý rõ ràng,

nhằm nêu lên mặt lượng tượng nghiên cứu

Cấu tạo bảng thống kê (TK):

- Về hình thức: Bảng TK gồm tiêu đề, các hàng ngang, cột dọc, số liệu, nguồn sốliệu

- Về nội dung: Gồm phần chủ đề và phần giải thích

Trang 14

Các loại bảng TK: Bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp

Các yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê:

- Qui mô bảng không nên quá lớn

- Các tiêu đề, tiêu mục ghi chính xác, gọn, đầy đủ, dễ hiểu

- Các hàng, cột thường được ký hiệu bằng chữ hoặc số

- Các chỉ tiêu giải thích cần sắp xếp hợp lý, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.Các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau

- Có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu

3.2 Đồ thị thống kê

Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu

tả có tính chất qui ước các tài liệu thống kê

Đồ thị thống kê có đặc điểm chủ yếu sau:

- Sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày và phântích đặc trưng số lượng của hiện tượng

- Trình bày một cách khái quát đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng pháttriển của hiện tượng

Phân loại đồ thị thống kê:

- Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị tượng hình, đồ thị diệntích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật…), đồ thị đường gấp khúc, đồ thị ra đa

- Căn cứ theo nội dung phản ánh: Đồ thị phát triển, đồ thị kết cấu, đồ thị liên hệ,

đồ thị so sánh, đồ thị phân phối, đồ thị hoàn thành kế hoạch

4 Số trung bình trong thống kê

4.1 Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm

Khái niệm: Là mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của một hiện

tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại

Ý nghĩa:

- Phản ánh đặc điểm chung của hiện tượng KTXH

- So sánh các hiện tượng không có cùng quy mô

- Sử dụng trong công tác kế hoạch

Ngày đăng: 21/04/2021, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w