Hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sốngxung quanh, các môn học trong trường tiểu học đều có dạy lồng ghép để giáo dụccác em học sinh như Mỹ Thuật, Tự Nhiên Xã Hội, Đ
Trang 1I KKPHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và
nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân Trong đó, đặc biệt là vấn đề ônhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được cáchình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay Mặc
dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồnnước, nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nêntrầm trọng hơn
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân.Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hạimôi trường Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm củanhà nước, của các cấp chính quyền trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi
trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường
cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnhhưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của cácthế hệ trẻ về sau
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gomcủa nhiều người lại thì rất lớn Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông, tuy nhỏnhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các
lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều
lên
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt
Trang 2động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sảnxuất, Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng
bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hànhchưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điềuchỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệmôi trường
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối vớicông tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trongviệc kiểm tra, giám sát về môi trường Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục vềbảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em Theo quan sát, tạicác trường học, tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổngtrường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vàothùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấmbiển, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơicông cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ Do các em không có ýthức bảo vệ môi trường nên khi ra chơi thay vì ngồi đọc sách trong thư viện, chơicác trò chơi phù hợp với trẻ thì các em lại mua quà vặt ăn và vứt rác bừa bãi trongkhuôn viên trường Điều này cũng là một phần trách nhiệm của cha mẹ học sinhcho các em tiền để tự mua đồ ăn, bên cạnh đó giáo viên nhắc nhở các em chưathường xuyên Hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sốngxung quanh, các môn học trong trường tiểu học đều có dạy lồng ghép để giáo dụccác em học sinh như Mỹ Thuật, Tự Nhiên Xã Hội, Địa Lý, Tiếng Anh, TiếngViệt… Mỹ thuật là một môn quan trọng trong việc giáo dục học sinh về bảo vệmôi trường Thông qua môn Mỹ Thuật các em có cái nhìn sinh động và nhận thứccao hơn trong việc giữ gìn môi trường sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp
Trang 3Tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện Krông Ana cũng đang trong vấn đềđược các cấp và nhân dân quan tâm Trong đó, vấn đề ý thức của người dân trongviệc bảo vệ môi trường luôn được quan tâm và tuyên truyền Giải pháp khắc phụcngười dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không
xả rác bừa bãi Đồng thời nâng cao nhận thức cho các thế hệ học sinh về bảo vệmôi trường không những ở trường học mà còn ở nơi các em ở Trong việc giáo dụchọc sinh nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường lãnh đạo trường tiểu họcNguyễn Thị Minh Khai luôn nhắc nhở giáo viên và học sinh luôn giữ khuôn viêntrường luôn xạch, đẹp… Chỉ đạo giáo viên luôn thay đổi phương pháp dạy lồngghép môi trường trong các môn học, tổ chức các buổi học và lao động ngoại khóacho học sinh
Từ tính cấp thiết và thực trạng trên trong trường tiểu học tôi đã mạnh dạnchọn
đề tài “Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5” để nghiên cứu nhằm góp một phần nhỏ bé trong việc nâng
cao ý thức cho các em học sinh tiểu học
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Giúp học sinh biết được một số kiến thức cơ bản về môi trường, biết quansát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh
- Bước đầu hiểu mối quan hệ của môi trường đối với cuộc sống con người
- Các em biết yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và môitrường xung quanh
- Biết phản hồi các hành động gây hại cho môi trường, có ý thức giữ gìn vàbảo vệ môi trường
- Học sinh vẽ, nặn và xé dán được các bức tranh về đề tài môi trường, bảo vệmôi truờng và các tranh có nội dung liên quan
Trang 4- Học sinh thích tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Thuyết phục được bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động bảo vệmôi trường
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phảibảo vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn minh, lịch
sự và thân thiện với môi trường
- Bồi dưỡng ở các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cáithiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em
- Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trongtrường tiểu học, con đường tốt nhất là tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môitrường vào các môn học ở cấp tiểu học, trong đó có môn Mĩ Thuật
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về đề tài môi trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi
trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5
4 Giới hạn của đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài từ năm học 2016-2017
- Nghiên cứu về một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trongphân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5 tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, xã EaBông, huyện Krông Ana, tỉnh Đaklak
5 Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Trang 5- Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu: nghiên cứu các khái niệm công cụ,tình hình dạy học Mỹ thuật, các văn bản, tài liệu, sách, báo….
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: tìm hiểu thực trạng học
Mỹ thuật của huyện và trường TH Nguyễn Thị Minh Khai huyện Krông Ana
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp tổ chức học ngoại khóa và lao động công ích
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, rút ra từ thực tế và công tác giảng dạy
để tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp, giải pháp hiệu quả
- Phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm, quan sát học sinh khi thực hành vànâng cao nhận thức của học sinh
c) Phương pháp thống kê toán học:
II PHẦN NỘI DUNG
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung
của chúng ta ngày hôm nay Theo ghi nhận của Sở Thông Tin Môi Trường năm
2017 thì môi trường học đường lâu nay sự “ô nhiễm” là có thực nhưng mọi ngườilại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong
Trang 6việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học chotới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thứcbảo vệ môi trường sống xanh – sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ Nhưng đáng buồnthay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn
vệ sinh học đường rất phổ biến Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quàvặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơingăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt,vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều
em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyênnhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường
là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em.Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhàmình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp Cáchsuy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại Mặt khác, do thói quen có từlâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán
sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạchđẹp Đây cũng là thực trạng chung của các trường trong huyện Krông Ana nóichung và trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng Tôi hy vọng thông qua
đề tài này mỗi người trong chúng ta, không chỉ học sinh mà giáo viên và cha mẹhọc sinh có nhận thức sâu sắc về môi trường sống xung quanh từ đó có những biệnpháp chung tay giáo dục thế hệ trẻ cùng nhau giữ gìn trái đất của chúng ta càngngày càng xanh, sạch và đẹp từ đây và mãi mãi về sau
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Thuận lợi:
Trang 7Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyệnKrông Ana, của Ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn vàtham gia tập huấn về dạy các phương pháp dạy học mới về môn Mỹ Thuật.
Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có trình độtrên chuẩn Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi cáccách thức mới phù hợp trong quá trình dạy học
Đa số các em học sinh thích môn học Mỹ Thuật, thích khám phá, ham tìm hiểu
và tích cực học môn Mỹ Thuật Các em tích cực tham gia các hoạt động ngoạikhóa và tham gia lao động công ích của trường Các em học sinh luôn sáng tạotrong học tập, các em luôn có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinhtrong và ngoài lớp học
Cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện mua đồ dùng học Mỹ thuật cho con em mình
có năng khiếu Khuyến khích con em mình có trách nhiệm vệ sinh thân thể, vệ sinhnhà ở và vệ sinh lớp học
- Khó khăn:
Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay Chưa có phòng học Mỹ Thuật riêng phù hợp với học sinh để học sinh có thểphát huy khả năng sáng tạo Sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, học sinh phảilàm quen với các phương pháp mới và cách thức học mới Tranh ảnh dùng cho bộsách cũng như tranh vẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của họcsinh và giáo viên Bên cạnh đó, đồ dùng dạy Mỹ Thuật chưa thực sự được đầu tưnhiều từ nhà trường
Đa số học sinh thiếu đồ dùng học tập về môn Mỹ Thuật như: màu vẽ, giấyvẽ… đặc biệt các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn các em thiếu đồ dùng họctập rất nhiều
Trang 8Các em chưa có ý thức giữ môi trường chung ở trường lớp Thời gian họcngoại khóa còn khá ít ỏi nên các em chưa thực sự yêu thích vẽ và môn học MỹThuật.
Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con emmình, còn xem môn Mỹ Thuật là môn phụ, nên chưa chú trọng cho con em mìnhhọc môn Mỹ Thuật Vì vậy, họ không trang bị đầy đủ đồ dùng học tập liên quanđến môn học
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giáo viên nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc dạy lồng ghép giáodục Môi trường thông qua môn Mỹ Thuật để từ đó có những biện pháp và phươngthức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tâm huyết hơn với nghề dạy học
- Thông qua việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường sẽ giúp các em phát triểnnhận thức thẩm mỹ, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ thuật,cuộc sống và thiên nhiên Ngoài ra, mỹ thuật còn giúp các em thêm tự tin, biết tìmtòi, khám phá, phát huy bộc lộ cá tính bản thân, phát triển khả năng tư duy về hìnhảnh, trí tưởng tượng và sáng tạo Sau cùng, quan trọng hơn cả là giúp các em cóthêm cảm hứng, niềm tin, tình yêu đối với cuộc sống, con người và nghệ thuật,hướng tâm hồn, tình cảm của các em đến với những điều tốt đẹp, nhân bản, nhânvăn Từ đó các em yêu thích môn Mỹ thuật
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn minh, lịch sự vàthân thiện với môi trường
- Bồi dưỡng ở các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện
và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em
Trang 9- Các bài học với nhiều hình ảnh và hoạt động mang tính sư phạm cao giúp tiếthọc trở nên sinh động không gây nhàm chán cho học sinh, giờ học đạt hiệu quảcao.
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Biện pháp 1: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy vẽ tranh.
đồ vật phục vụ cho việc dạy và học mà học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt làđược sử dụng trong công tác giảng dạy
Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phỏng đoán và ghi nhận
sự vật dễ dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc mộtcách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn Giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệmcủa bản thân trong việc giữ vệ sinh chung nơi công cộng, trường học và nơi ở
Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học có nhiều loại như tranh phiên bản của họa
sĩ trong nước và thế giới, tranh vẽ của họa sĩ và học sinh, mẫu vật thực, máy chiếu
đa năng, máy tính
Cách thức thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị tranh về Môi trường
+ Bước 2: Học sinh quan sát tranh
+ Bước 3: Học sinh nêu nội dung và ý nghĩa của các bức tranh
+ Bước 4: Học sinh nêu biện pháp khắc phục nội dung của các tranh
+ Bước 5: Học sinh vẽ tranh theo đề tài Môi trường
Ví dụ: Khi dạy bài - Vẽ tranh đề tài Môi trường tôi chuẩn bị vẽ tranh có nộidung khác nhau ( quét sân, tưới cây, lao động )
Trang 10Để học sinh dễ phân tích và quan sát khơi dậy hứng thú cho các em.
Ngoài đồ dùng giáo viên phải sưu tầm thêm tranh vẽ của học sinh Giúp các
em học tập kinh nghiệm của các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân.Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được những mặt tối đa và hạn chế những mặt chưatốt trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc trong bài
Một số hình thức trực quan hết sức cần thiết khác chính là cuộc sống hàngngày đang diễn ra xung quanh các em
VD: Trường em, nhà em, cánh đồng lúa, đường làng
Tôi chuẩn bị 1 số hình ảnh về ô nhiễm môi trường để học sinh quan sát.
Trang 11
Một số hình ảnh về ô nhiễm Môi trường
khắc phục qua các câu hỏi gợi mở để các em trả lời
Em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhàtrường em có suy nghĩ gì để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường?
Hoặc giáo viên dùng sơ đồ, sử dụng câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp
và rút ra được những kiến thức chính ở trong sơ đồ
Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình, video clips làm phươngtiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá môi trường, ô nhiễmmôi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các thành phố…,hoặc những hậu quả do tàn phá môi trường gây ra như lũ lụt, hạn hán, bệnh tật…
và cả những hành động bảo vệ môi trường như các khu rừng cấm, các công viênthiên nhiên, các công nghệ xử lí chất thải…Tất cả những hình ảnh trực quan đó đềugây ấn tượng sâu sắc đối với HS, sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề vàđặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong giáo dục
Trang 12
Giờ thực hành vẽ tranh tại lớp 5A
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm
Trang 14Sản phẩm của học sinh
Biện pháp 2: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua học vẽ tranh ngoại khóa
Mục đích: Sinh hoạt ngoại khóa với môn học mỹ thuật là một trong những
hoạt động cung cấp, củng cố kiến thức cho học sinh, tạo cho các em niềm hứngthú, say mê với môn học hay các vấn đề xã hội Hoạt động ngoại khoá không chỉgóp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo tronghọc tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới củangười học
Giúp học sinh hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, quan sát và tìm hiểu mọi
mặt của cuộc sống để có thể cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết, giúp