1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3

26 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Người

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Thu Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thuần Lộc SKKN thuộc môn: Tự nhiên và Xã hội

Trang 2

THANH HÓA, NĂM 2018

MỤC LỤC

Tran g

2.1.2 Mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc tiểu học 32.1.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:

Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng

ta Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dụchình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề

về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển một xã hộibền vững về sinh thái

Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng

có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, nhữngkhái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mốiquan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kỹ năng giải quyếtcũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia Đó cũng chính

là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch

sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên,những xúc cảm và kỹ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà làmọi lúc, mọi nơi

Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là mộttrong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi trường Do đógiáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng nhằm đào tạo con người

có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lý cácvấn đề về môi trường trong thực tiễn Nhưng thực tế hiện nay, môi trườngViệt nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộcsống của người dân Vì vậy bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóngbỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới Vì thế, giáo dục bảo vệmôi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong nhà trường hiện nay

Như chúng ta đã biết bậc học Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổcập của hệ thống giáo dục quốc dân Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi địnhhướng và phát triển về nhân cách Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền

tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì

(về nhân cách ) không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.” Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất khó vì nhận

thức của học sinh Tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường còn nhiều sailệch và phiến diện Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục bảo vệ môitrường trong nhà trường Tiểu học vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồngghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại các nhà trường Tiểu học chưatốt Học sinh Tiểu học chỉ mới nhận biết về môi trường và bảo vệ môi trườngthông qua các vấn đề như rác thải, phải vệ sinh trường lớp sạch sẽ,… Còn rấtnhiều nội dung cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của

nó đến đời sống, bảo vệ môi trường chưa được truyền đạt một cách đầy đủ

Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểuhọc Thuần Lộc nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạylồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức,Tiếng Việt…và được giảng dạy ngay từ lớp một Song, việc giáo dục môi

Trang 5

trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế Các kiếnthức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn,chưa có hệ thống Mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưađược đề cập một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phảibảo vệ môi trường Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờhọc chính khoá và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằngnhiều con đường giáo dục khác nhau….

Ở trường học, việc giáo dục môi trường cho học sinh tất yếu phải thôngqua môn học Tuy nhiên, quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn, nên vấn

đề giáo dục môi trường phải được tích hợp thông qua một số môn học, mà nộidung có quan hệ gần gũi với môi trường Vậy nên đưa vào chương trình lồngghép với các môn học như thế nào để có hiệu quả? Đây là vấn đề mà mỗi nhàquản lí, mỗi giáo viên phải trăn trở và quan tâm để tìm ra giải pháp dạy lồngghép giáo dục môi trường cho học sinh trong các môn học thật sự có hiệu quả

Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3" ở trường

Tiểu học Thuần Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao chấtlượng dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xã hộilớp 3

- Giúp cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen,hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường Bồi dưỡngtình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thóiquen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em, giúp cho các em sớm có ýthức trong việc bảo vệ môi trường sống

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp

3 và việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua môn Tự nhiên và xãhội lớp 3

+ Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thuần Lộc năm học 2017-2018(lớp thực nghiệm)

+ Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thuần Lộc năm học 2017-2018(lớp đối chứng)

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

+ Phương pháp Phân tích, so sánh, tổng hợp

+ Phương pháp Điều tra nghiên cứu

+ Phương pháp Thống kê số liệu

+ Phương pháp Quan sát

+ Phương pháp Thực nghiệm

+ Phương pháp nêu gương

Trang 6

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận:

2.1.1 Vai trò của môi trường:

+ Môi trường cung cấp những thứ cần thiết cho sự sống của con người

và mọi sinh vật như: không khí để thở, nước để uống, nguồn thức ăn và khônggian để tồn tại

+ Môi trường cung cấp các thứ cần thiết để cho xã hội loài người pháttriển như: các nguồn tài nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cầnthiết cho hoạt động phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người

+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin cho conngười như: Giúp cho con người biết được những điều bí ẩn trong quá khứ nhờcác hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ học; kết nối giữa hiện tại vàquá khứ, dự đoán được tương lai

+ Môi trường còn là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do conngười và sinh vật tạo ra, dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên như nhiệt

độ, độ ẩm, ánh sáng cùng với sự tham gia của vi sinh vật sẽ phân huỷ vàbiến đổi trở thành các chất dinh dưỡng làm tăng độ phì cho đất Tuy nhiên,nếu số lượng chất thải tăng lên quá nhiều, đặc biệt có nhiều loại phế thảikhông thể phân hủy được sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, đe dọa đến sựsống của con người và sinh vật

2.1.2 Mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc tiểu học:

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng rất quan trọng, dễ tiếp thu những giátrị mới về kiến thức và kỹ năng nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vàobậc học này sẽ giúp cho các em sớm có ý thức trong việc bảo vệ môi trườngsống Nếu được giáo dục tốt các em sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc cảitạo, bảo vệ môi trường tại địa phương và đặc biệt hơn các em sẽ trở thànhnhững tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng

Vì vậy, mục tiêu giáo dục môi trường ở bậc Tiểu học cần đạt là:

+ Về kiến thức: Giúp cho học sinh ban đầu biết được

- Các thành phần của môi trường và tác động qua lại giữa chúng

- Mối quan hệ giữa con người với môi trường

- Biết được thế nào là ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môitrường xung quanh

+ Về Kĩ năng:

- Biết giữ gìn vệ sinh mọi nơi, mọi lúc

- Biết làm đẹp môi trường xung quanh

- Biết trồng và chăm sóc cây xanh

+ Thái độ:

- Có tình thương yêu, tôn trọng mọi người

- Có ý thức sống thân thiện với thiên nhiên

2.1.3.Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học.

- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành,phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện

Trang 7

với môi trường Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cáithiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.

- Số lượng học sinh tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số.Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyêntruyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế

hệ biết bảo vệ môi trường

- Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trườngtrong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là :

+ Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua cácmôn học

+ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạtđộng ngoài giờ lên lớp

+ Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trườngđịa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môitrường

2.1.4 Vị trí, tầm quan trọng của môn Tự nhiên và xã hội trong chương trình Tiểu học.

- Trong chương trình giáo dục Tiểu học môn Tự nhiên và xã hội cùngvới các môn học khác có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện chohọc sinh Môn học Tự nhiên và xã hội là môn học về môi trường tự nhiên và

xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh, vì vậy có rất nhiểu nguồn cung cấp kiếnthức cho các em Do đó không chỉ có giáo viên cung cấp trí thức cho các emlĩnh vực này, các em có thể thu nhận kiến thức từ nhiểu nguồn khác

- Môn Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học

tự nhiên và khoa học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn

so với kiên thức khoa học xã hội Vì vậy môn Tự nhiên và xã hội là môn học

có tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo dục đó là việc coi trọng thực hành vàvận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức củahọc sinh

- Môn Tự nhiên và xã hội được dạy ở các lớp 1,2,3 ( giai đoạn 1), lớp4,5 ( giai đoạn 2) phát triển thành môn khoa học, môn lịch sử và địa lí

- Môn Tự nhiên và xã hội là môn học bắt buộc trong chương trình,thông qua môn học cung cấp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết về tựnhiên, xã hội và con người Học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu vềcác sự vật hiện tương, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội và conngười là nền tảng để các em học ở các lớp trên

2.1.5.Tích hợp giáo dục môi trường trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.

Tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn Tự nhiên và xã hội là

sự cân nhắc, lựa chọn, kết hợp chặt chẽ một cách có hệ thống các kiến thứcgiáo dục môi trường và kiến thức môn Tự nhiên và xã hội thành một nội dungthống nhất, gắn bó với nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ được đề cập trongbài học

Trang 8

a Nội dung kiến thức trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Chương trình

môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 được cấu trúc thành 3 chủ đề

+ Chủ đề "Con người và sức khỏe": Giúp học sinh nhận biết được các bộ

phận bên ngoài của cơ thể, vai trò của các giác quan, các hệ cơ quan trong cơthể và những ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe con người

+ Chủ đề "Xã hội": Giúp học sinh nhận biết được các thành viên cũng

như các hoạt động trong gia đình, trường học, quê hương và các mối quan hệvới cuộc sống xung quanh

+ Chủ đề "Tự nhiên": Giúp cho học sinh biết được đặc điểm, lợi ích các

loài thực vật, động vật gần gũi cũng như các điều kiện sống, mối quan hệ…

b Nội dung giáo dục môi trường cần tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3:

+ Chủ đề "Con người và sức khỏe": Dựa vào kiến thức trong chủ đề,

giáo viên hình thành cho học sinh có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môitrường xung quanh

+ Chủ đề "Xã hội": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình

thành cho học sinh thái độ tôn trọng, lòng thương yêu và có trách nhiệm giữgìn môi trường sạch đẹp trong cộng đồng

+ Chủ đề "Tự nhiên": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình

thành cho học sinh ý thức thân thiện với môi trường và biết cách bảo vệchúng

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

2.2.1 Vài nét về trường tiểu học Thuần Lộc và công tác giáo dục môi trường tại trường tiểu học Thuần Lộc:

a Vài nét tình hình nhà trường:

- Trường Tiểu học Thuần Lộc là Trường chuẩn quốc gia mức độ 1.Năm học 2017 - 2018, trường Tiểu học Thuần Lộc có 190 học sinh với 8 lớphọc Tổng số CBGV trong nhà trường là 16 đ/c Trong đó có 12/16 đ/c cótrình độ trên chuẩn ( ĐH-CĐ: 12, THSP:4) Nhìn chung các đồng chí giáoviên đã có sự đầu tư lớn trong công tác nghiên cứu, sử dụng các công cụ nhưsách báo, tài liệu, mạng Internet,…để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổimới phương pháp dạy học Do đó tất cả giáo viên đều đạt giờ dạy khá giỏi.Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; các em tự giác trong các hoạt độngcủa nhà trường, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp từng bước được nâng lên

- Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời củaBan giám hiệu nhà trường, công tác giáo dục môi trường trường tiểu họcThuần Lộc được nâng cao

b Thực trạng của việc giáo dục môi trường cho học sinh lớp 3 trong môn

Tự nhiên và xã hội tại trường tiểu học Thuần Lộc.

* Về phía giáo viên:

- Phần đa các tiết dạy còn mang tính lý thuyết, truyền đạt nội dung kiếnthức của bài học cho học sinh chứ chưa lựa chọn nội dung, hình thức dạy lồngghép giáo dục môi trường cho các em

Trang 9

- Đặc biệt việc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua môn họccòn hời hợt Vì vậy đa số học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xungquanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống Điều này cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức, thiếu hụt

về kỹ năng sống của nhiều học sinh

* Về phía học sinh:

- Các em chưa hứng thú với môn Tự nhiên và xã hội, nhiều học sinh coiđây là môn phụ nên không tập trung chú ý nghe giảng vì vậy học sinh chưabiết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Từ những kiến thức trọng tâm bàihọc có liên quan đến môi trường các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thứctrong sách giáo khoa còn việc vận dụng vào thực tế cuộc sống còn hạn chế

- Ví dụ: Học sinh lớp 3 vừa học bài “ Một số hoạt động ở trường, khihọc bài này học sinh biết được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt độnghọc tập trong giờ học; biết được lợi ích của các hoạt động trên qua đó có ýthức tham gia các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng củamình, các em có ý thức thường xuyên dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây đểngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp nhưng ngược lại nhiều em vẫn chưa tự giác

và tích cực tham gia việc chung khi trường, lớp giao trách nhiệm như tổng vệsinh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, quét mạng nhện lớp học,…

2.2.2 Kết quả của thực trang:

tìm hi u nh n th c, n m b t kh n ng thích ng v nhu c u

Để tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ể tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ả năng thích ứng và nhu cầu ăng thích ứng và nhu cầu ức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu à nhu cầu ầu

c a h c sinh l p 3 v công tác giáo d c môi trớp 3 về công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo ề công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo ục môi trường nhằm thực hiện giáo ường nhằm thực hiện giáong nh m th c hi n giáoằm thực hiện giáo ực hiện giáo ện giáo

d c môi trục môi trường nhằm thực hiện giáo ường nhằm thực hiện giáong cho h c sinh đạt hiệu quả cao, tôi đã khảo sát bằng phiếut hi u qu cao, tôi ã kh o sát b ng phi uện giáo ả năng thích ứng và nhu cầu đ ả năng thích ứng và nhu cầu ằm thực hiện giáo ếu

tr ng c u ý ki n t ng h c sinh kh i l p 3 T ng s h c sinh ư ầu ếu ừng học sinh khối lớp 3 Tổng số học sinh được khảo ối lớp 3 Tổng số học sinh được khảo ớp 3 về công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo ổng số học sinh được khảo ối lớp 3 Tổng số học sinh được khảo được khảoc kh oả năng thích ứng và nhu cầusát l 38 em v k t qu à nhu cầu à nhu cầu ếu ả năng thích ứng và nhu cầu đạt hiệu quả cao, tôi đã khảo sát bằng phiếu được khảot c nh sau:ư

(%)

Không (%)

Lưỡng

lự (%)

1 Con người có thể sống khoẻ mạnh ở những nơi

không khí thiếu trong lành được không?

21,1 60,5 18,4

2 Có cần phải tiết kiệm và giữ gìn nguồn nước đang

sử dụng hằng ngày không?

60,5 21,1 18,4

3 Trồng và bảo vệ cây xanh có phải là việc làm

góp phần bảo vệ môi trường trong sạch hay không?

52,6 21,1 26,3

4 Chất thải từ các nhà máy có gây tác hại cho môi

trường sống của con người hay không?

52,6 21,1 26,3

5 Diệt ruồi muỗi, các con vật có hại có phải là hành

vi bảo vệ môi trường hay không?

47,4 42,1 10,5

6 Bảo vệ môi trường sống có phải là nhiệm vụ của

học sinh hay không?

60,5 21,1 18,4

7 Học sinh có nên làm những việc gây ô nhiễm môi

trường không?

8 Nhà trường có nên yêu cầu học sinh làm vệ sinh

trường lớp thường xuyên hay không?

52,6 21,1 26,3

Trang 10

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng phần đa học sinh đã có nhận thứcđúng về vấn đề môi trường Ở đây, học sinh cũng đã nhận thấy giá trị của môitrường với sức khoẻ con người Cụ thể khi tôi đưa ra câu hỏi “Con người cóthể sống khoẻ mạnh ở những nơi không khí thiếu trong lành được không?”;

có đến 60,5% học sinh trả “không” hay khi tôi hỏi câu hỏi “Học sinh có nênlàm những việc gây ô nhiễm môi trường không?” thì có 73,7% học sinh trả lời

“Không” Nhưng vẫn còn có một số học sinh chưa thật sự quan tâm đến môitrường, chưa có nhận thức đầy đủ về môi trường, như khi tôi hỏi “Diệt ruồimuỗi, các con vật có hại có phải là hành vi bảo vệ môi trường hay không?” thì

có tới 10,5% học sinh lưỡng lự và 42,1% học sinh trả lời là “ không”

Sau đó tôi điều tra, th ng kê v tình hình nh n th c v môi trối lớp 3 Tổng số học sinh được khảo ề công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo ận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu ề công tác giáo dục môi trường nhằm thực hiện giáo ường nhằm thực hiện giáong

c a h c sinh kh i 3 ối lớp 3 Tổng số học sinh được khảo đầuu n m h c, k t qu ăng thích ứng và nhu cầu ếu ả năng thích ứng và nhu cầu đạt hiệu quả cao, tôi đã khảo sát bằng phiếut nh sau:ư

Lớp Sĩ số

Học sinh nhận thức tốt về Bảo

vệ môi trường

Học sinh nhận thức chưa tốt về Bảo vệ môi trường

Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả nhận thức về môi trường củahọc sinh lớp 3, bản thân tôi đã có những suy nghĩ và tìm ra các biện phápnhằm giúp cho các em học sinh lớp 3 sớm có ý thức trong việc bảo vệ môitrường sống và nâng cao hiệu quả học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

- Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: Tự chăm sóc

sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để

phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn; Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt

Trang 11

câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các

sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

- Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và hành vi: Có ý thứcthực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộngđồng; Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương

* Nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3: Sau khi họcxong chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 các em biết

- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bàitiết nước tiểu và thần kinh

- Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hôhấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh

- Biết mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại

- Biết phòng tránh cháy khi ở nhà

- Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ởtrường

- Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một sốhoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh(thành phố) nơi học sinh ở

- Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp

- Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinhmôi trường

- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chứachức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối vớicon người; ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống conngười

- Biết vai trò của mặt trời đối với trái đất và đời sống con người; vị trí

và sự chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời; sự chuyển động của mặttrăng quanh trái đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt trái đất

- Biết ngày đêm năm tháng

Biện pháp 2 Xác định mục tiêu giáo dục môi trường trong môn Tự

nhiên và xã hội lớp 3.

1 Kiến thức:

- Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật,mặt trời, trái đất…) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phốphường…)

- Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm

- Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của conngười

- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường

3 Kĩ năng – Hành vi:

- Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường

- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi

- Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường

Trang 12

Biện pháp 3 Xác định kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp

vào nội dung bài học:

a Các bước tiến hành:

+ Nghiên cứu sách giáo khoa và phân loại các bài học để xác định cácloại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung giáo dục môi trườngvào bài Kiến thức giáo dục môi trường trong các bài học có thể phân biệt cácloại bài khác nhau như:

- Toàn bài có nội dung giáo dục môi trường

- Trong bài có một mục, một đoạn hoặc một vài câu, một vài ý có nộidung giáo dục môi trường

- Kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổsung thêm kiến thức giáo dục môi trường

- Nội dung bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ,

bổ sung kiến thức giáo dục môi trường

+ Xác định kiến thức giáo dục môi trường được lồng ghép vào bài (nếucó)

+ Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục môi trường vàobài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài

b Lựa chọn các kiến thức giáo dục môi trường:

Việc lựa chọn các kiến thức giáo dục môi trường để tích hợp vào bàihọc trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, vì sẽ giúp cho giáo viên có sựtính toán để sắp xếp cho mình một hệ thống các kiến thức giáo dục môitrường, phân bố theo từng chủ đề, từng bài học Để lựa chọn các kiến thức đó,giáo viên cần lấy các kiến thức giáo dục môi trường đã được dự kiến để xemxét, đối chiếu phù hợp cho từng nội dung bài giảng Có vậy tiết học mới đạtđược hiệu quả cao

c Các nguyên tắc đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bài học:

Do việc đưa kiến thức giáo dục môi trường vào các bài học theophương thức tích hợp, đặc biêt là hình thức liên hệ, có nghĩa là các kiến thứcđưa vào bài giảng là do giáo viên tự lựa chọn Bởi vậy, việc đưa các kiến thức

đó vào bài học không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những nguyên tắc khoahọc rõ ràng những nguyên tắc đó là:

+ Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức giáo dục môitrường đưa vào bài học phải có mối liên hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thứctrong bài học Các kiến thức trong bài học được coi là nền móng, là cơ sở chokiến thức giáo dục môi trường

+ Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài học phải có hệ thống,

và phải phù hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải làm hạn chế đến

Trang 13

việc tiếp thu nội dung chính của bài học Theo nguyên tắc này, những kiếnthức đưa vào bài phải có sự sắp xếp đúng chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức mônhọc thêm phong phú, sát với thực tiễn.

+ Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài học phải phản ánhđược hiện trạng môi trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương,giúp học sinh dễ dàng nhận thấy một cách cụ thể

Biện pháp 4 Xác định nội dung lồng ghép giáo dục môi trường.

Nội dung giáo dục môi trường trong trường tiểu học được lồng ghép,tích hợp trong các môn học và được đưa vào nội dung hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như:

- Môi trường xung quanh học sinh

- Khái niệm về ô nhiễm môi trường

- Ý thức về bảo vệ môi trường

- Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động

- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúngtrong bảo vệ môi trường

Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở những hoạt động đượcthiết kế trên cơ sở một số khái niệm cơ bản có sẵn trong sách giáo khoa, nhằmlàm rõ giá trị của môi trường đối với đời sống con người Các hoạt động giáodục môi trường cuối cùng phải hình thành được ở học sinh ý thức vê môitrường và có kĩ năng hành động thực tiễn để giải quyết các vấn đề môi trường

Biện pháp 5 Xác định các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục

môi trường:

Giáo dục môi trường là một quá trình lâu dài, để chuyển tải được nộidung giáo dục môi trường đến với học sinh một cách hiệu quả, cần lựa chọnnhững cách tiếp cận hợp lí và khoa học Lựa chọn các phương pháp giáo dụcphải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường Đó làgiáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường

Nghiên cứu từ thực tế, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đườngtốt nhất là:

-Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn học

- Đưa giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một nội dung của hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trườngđịa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môitrường địa phương

Thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phươngpháp dạy học đa dạng như thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi, phương pháptìm hiểu, điều tra, đóng vai…đồng thời sử dụng những phương pháp đặc thùcủa các môn học Tuy nhiên để việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trườngđem lại hiệu quả tôi đã vận dụng nhiều phương pháp phù hợp và tổ chức cáchoạt động một cách linh hoạt theo chương trình đã xây dựng

Ngày đăng: 21/03/2019, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w