Top 10 kế hoạch giảng dạy hay nhất không thể bỏ qua

Lập kế hoạch giảng dạy theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học viên nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp và kế hoạch giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên đòi hỏi học viên phải tự tìm kiếm, khám phá kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin.

Chính vì vậy, cách lập kế hoạch giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng có nhiều đổi mới. Để giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận vấn đề này sau đây là 10 phương pháp, kế hoạch giảng dạy mới hiệu quả mong rằng sẽ giúp ích được cho quý thầy cô trong việc giảng dạy.

I. Những kế hoạch giảng dạy hay nhất.

1. Kế hoạch giảng dạy môn mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.

Dạy học Mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch là một phương pháp dạy học mà giáo viên có thể tự chủ động theo từng nội dung tiết học và có thể kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy, như: Vẽ tranh cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ biểu cảm, vẽ theo âm nhạc, xây dựng cốt truyện, tạo hình 3D, tiếp cận chủ đề – tạo hình từ vật tìm được,…

Phương pháp dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch giúp học sinh: Học tập Mĩ thuật sôi nổi, vui tươi gây hứng thú cho học sinh. Đề cao tính sáng tạo trong dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, không gò bó…Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp.

Kế hoạch giảng dạy môn mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.
Kế hoạch giảng dạy môn mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch.

Download tài liệu

2. Kế hoạch dạy học vật lý 8 chuẩn kĩ năng mới.

Vật lý là một môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông có vai trò quan trọng giúp phát triển tư duy tính toán và logic cho học sinh tuy nhiên với những chương trình day học khô khan toàn lý thuyết như ngày nay nhiều học sinh cảm thấy việc học tốt vật lý quá khó khăn và khô cứng.

Để giải quyết được tình trạng này đòi hỏi thầy cô cần đổi mới phương pháp dạy và tiếp cận kiến thức cho học sinh. Kế hoạch dạy học sau đây chúng mình đưa ra là một ví dụ điển hình cho việc đổi mới phương pháp dạy hiện nay mong rằng sẽ giúp ích cho việc giảng dạy và tiếp cận môn vật lý tại nhà trường trở nên dễ dàng hơn. Hãy tham khảo ngay nhé.

Kế hoạch dạy học vật lý 8 chuẩn kĩ năng mới.
Kế hoạch dạy học vật lý 8 chuẩn kĩ năng mới.

Download tài liệu

3. Xây dựng kế hoạch dạy học phương pháp thuyết minh theo định hướng phát triển năng lực. 

Nhân loại đang chứng kiến một thời kỳ có nhiều biến động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong từng nước cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Do đó các quốc gia dân tộc cần phải đổi mới, Việt Nam cũng là một quốc gia không ngoại lệ. Để có được điều đó thì con người là mục tiêu hàng đầu, mà muốn thay đổi con người thì trước hết phải thay đổi về giáo dục, thay đổi giáo dục trước hết là thay đổi về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học.

Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học, hình thức, kỹ thuật dạy học  là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. 

Xây dựng kế hoạch dạy học phương pháp thuyết minh theo định hướng phát triển năng lực. 
Xây dựng kế hoạch dạy học phương pháp thuyết minh theo định hướng phát triển năng lực.

Download tài liệu

4. Phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong môn ngữ văn.

Phương pháp dạy học tích cực  là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều đọc- chép, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. 

Phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong môn ngữ văn.
Phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong môn ngữ văn.

Download tài liệu

5. Dạy học theo phương pháp tích cực và lồng ghép giáo dục môi trường.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, của nhiều lĩnh vực khác trong xã hội; trong giáo dục, việc cải tiến phương pháp dạy học: Dạy theo phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm không những ngày càng được nhân rộng và áp dụng nhiều trong các trường, mà nay phương pháp dạy học còn đề cập đến việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào trong một số bài có liên quan là vấn đề cũng đáng quan tâm và cần áp dụng…

Việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào trong một số bài có liên quan là vấn đề cũng đáng quan tâm và cần áp dụng. Vậy để đạt được những yêu cầu đó, mỗi giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy học, kết hợp với việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường sao cho phù hợp với từng bài dạy, nhằm gây sự say mê, hứng thú trong học tập của học sinh.

Dạy học theo phương pháp tích cực và lồng ghép giáo dục môi trường
Dạy học theo phương pháp tích cực và lồng ghép giáo dục môi trường

Download tài liệu

6. Kế hoạch giảng dạy toán lớp 7.

kế hoạch giảng dạy bài học là một bản đồ của người hướng dẫn vạch ra giúp học sinh  cần học gì và làm thế nào để việc dạy đó được hoàn thành một cách hiệu quả trong thời gian trên lớp. Trước khi bạn lên kế hoạch cho bài học của mình, đầu tiên bạn sẽ cần xác định mục tiêu học tập cho buổi học trên lớp. Sau đó, bạn có thể thiết kế các hoạt động học tập phù hợp và phát triển các chiến lược để có được phản hồi về việc học của học sinh. Sau đây là kế hoạch giảng dạy môn toán lớp 7 được biên soạn bởi giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hãy cùng tham khảo ngay cùng chúng mình nhé.

Kế hoạch giảng dạy toán lớp 7.
Kế hoạch giảng dạy toán lớp 7.

Download tài liệu

7. Kế hoạch giảng dạy bộ môn toán.

Trong chương trình giáo dục quốc dân, môn Toán giữ một vai trò quan trọng. Môn Toán được coi là môn học công cụ, cung cấp các tri thức để người học có thể học tập các môn học khác. Trong phạm vi môn học của mình, môn Toán trang bị các tri thức toán học, tri thức phương pháp được coi là cách thức học tập, nghiên cứu toán học, nghiên cứu sự vật hiện tượng, nghiên cứu thế giới quan. Thông qua học toán, người học được hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy. Nhận thấy vai trò và sự cần thiết của môn toán bản kế hoạch giảng dạy môn toán này đã được ra đời với mong muốn giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp cận kiến thức của học sinh trở nên dễ dàng hơn. Hãy tham khảo ngay nhé.

Kế hoạch giảng dạy bộ môn toán.
Kế hoạch giảng dạy bộ môn toán.

Download tài liệu

8. Sử dụng kinh tế học thí nghiệm trong việc giảng dạy các môn kinh tế.

Kinh tế học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và có liên quan tới các nguyên tắc được ứng dụng trong đời sống xã hội và nhiều lĩnh vực như: thương mại, tài chính, hành chính công… Giảng dạy kinh tế học có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu về kinh tế cũng như kết quả đào tạo nguồn nhân lực của các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

Trong điều kiện hội nhập, nhu cầu đổi mới việc giảng dạy các môn khoa học kinh tế tại các trường đào tạo kinh tế, quản trị kinh doanh ở nước ta đang đặt ra khá cấp thiết. Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu một phương pháp mới trong giảng dạy đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh: ứng dụng kinh tế học thí nghiệm tổ chức các thí nghiệm trò chơi trong lớp học qua đó chuyển tải nội dung cần giảng dạy.

Bên cạnh đó, bài viết còn trình bày sơ lược những nét chính về kinh tế học thí nghiệm, lý do để áp dụng trong giảng dạy đại học và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế áp dụng phương pháp này. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Sử dụng kinh tế học thí nghiệm trong việc giảng dạy các môn kinh tế.
Sử dụng kinh tế học thí nghiệm trong việc giảng dạy các môn kinh tế.

Download tài liệu

9. Kế hoạch dạy học sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học THCS. 

Công nghệ thông tin đã và đang là yếu tố được Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh ứng dụng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục, tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh sinh viên và giáo viên. Nền giáo dục Việt Nam trước nay sử dụng mô hình chuyển giao kiến thức theo cách độc thoại giữa giảng viên với sinh viên.

Tuy nhiên, khi xã hội thay đổi ngày một nhanh chóng cùng với sự phát triển công nghệ vượt bậc, mô hình này không thể tạo ra giá trị gia tăng. Điều đó cho thấy cách giảng bài truyền thống kém hiệu quả hơn so với các hình thức dạy học tích cực. “Giáo dục thông minh” được xem là mô hình phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hiện nay, để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

 Kế hoạch dạy học sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học THCS. 
Kế hoạch dạy học sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học THCS.

Download tài liệu

10. Kế hoạch giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11.

Môn Lịch sử giúp học sinh  cấp THPT phát triển năng lực sử học, đặc biệt là tư duy lịch sử, các khả năng thu thập và xử lý sử liệu, kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh đó, môn lịch sử giúp các em nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của Sử học trong đời sống xã hội hiện đại. Định hướng cho học sinh lựa chọn những ngành nghề liên quan như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lý, lãnh đạo, hoạt động du lịch, văn hoá, thông tin truyền thông,…thông qua việc phát triển năng lực sử học và hiểu biết về giá trị thực tiễn của sử học.

Kế hoạch giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11.
Kế hoạch giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 11.

Download tài liệu

100+ Tài liệu về kế hoạch giảng dạy hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

II. Các bước để chuẩn bị cho việc lên kế hoạch giảng dạy

1. Lập kế hoạch phù hợp.

Giáo viên cần lập được kế hoạch hoàn hảo khi bài học chưa được diễn ra để định hướng ngay từ đầu việc học sinh , sinh viên của mình sẽ học những gì và bản thân họ cần làm như thế nào để việc giảng dạy bài học hoàn thành có thể mang lại những giá trị kiến thức hiệu quả nhất cho người học trong quỹ thời gian trên lớp . Vậy để chuẩn bị cho kế hoạch bài giảng đạt được những mục tiêu quan trọng thì bạn nhiệm vụ đầu tiên cần làm đó chính là xác định mục tiêu học tập , tiếp đó tiến hành thiết kế nên những hoạt động cần thiết sẽ diễn ra trong buổi học sao cho phù hợp với hoàn cảnh , luồng kiến thức và phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh , sinh viên .

2. Xây dựng mục tiêu học tập

Hãy tính toán những xem bạn muốn học trò của mình học những kiến thức gì . Bản chất của bước này chính là việc giáo viên sẽ tham gia hỗ trợ học sinh của mình xác định đúng đắn các mục tiêu học tập cần thiết và phù hợp với bản thân . Bằng cách nào đó bạn cần phải xác lập được một hệ thống nội dung đáp ứng được tất cả người học và trên cơ sở những nội dung này có khả năng khơi dậy mục đích học tập với từng người , cũng có nghĩa là yếu tố tác động của bạn phù hợp với không phải một học trò , Thực hiện điều này quả không dễ dàng gì do có quá nhiều học sinh trong cùng một lớp cần bạn hỗ trợ xác định mục .

Phải trả lời được các  câu hỏi sau : Chủ đề buổi học của bạn là gì ? Bạn muốn dạy cho học trò những gì ? Bạn muốn học sinh hiểu được những giá trị nào và làm được gì khi nội dung bài giảng kết thúc ? – Giá trị cốt lõi của buổi học mà sinh viên cần đạt được là gì ?

3. Phát triển nội dung bài giảng.

Ở giai đoạn này bạn đã xác lập được mục tiêu quan trọng tăng tiến theo các cấp độ quan trọng thì có thể chuyển sang nhiệm vụ thiết kế chi tiết hoạt động sẽ tiến hành trên lớp , các hoạt động này cần đảm bảo được cho sinh viên có thể hiểu sâu bài học và áp dụng chúng hiệu quả trong thực tiễn . Bạn có rất nhiều học sinh , mỗi người sẽ tiếp thu theo những cách khác nhau , mức độ khác nhau trong cùng một phương pháp bạn áp dụng . Đó chính là lý do vì sao mà bạn cần phải sử dụng các câu hỏi , thiết kế các hoạt động cụ thể để dễ dàng trong việc đánh giá kiến thức của họ .

4. Lập kế hoạch học tập phải cụ thể và chi tiết nhất.

Đây là bước quan trọng nhất vì bạn sẽ xây dựng nội dung chính cho bài học muốn truyền tải. Bạn cần có sự chuẩn bị sẵn sàng những cách đa dạng để giải thích cho mỗi nội dung bạn nhắc đến, nói đúng hơn là có dẫn chứng cụ thể để lý thuyết luôn được hình dung dễ dàng. Ví dụ, có thể sử dụng các vị dụ từ thực tế, các vấn đề tương tự liên quan hay hình ảnh minh họa,… như vậy thì sẽ tăng được khả năng thu hút sự chú ý của người học nhiều hơn, đồng thời xác định được nhiều phong cách học tập, tiếp thu của học sinh.

Khi lập kế hoạch cho bước này, bạn cũng phải ước tính được thời gian cần đáp ứng cho mỗi hoạt động để vừa đủ khung thời gian của một buổi học, một tiết học, quan trọng hơn là giúp đạt được mục đích chính đó là vừa đủ truyền tải được lượng kiến thức cho học sinh. Hãy kịp thời xây dựng được đa dạng các hoạt động để có thể thảo luận cùng học sinh hoặc giải thích cho học sinh hiểu sâu về vấn đề , kèm theo những liên hệ thực tiễn để kết thúc buổi giảng .

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Kế hoạch giảng dạy là một công cụ kế hoạch cụ thể để người dạy có thể theo đó tiến hành truyền đạt nội dung bài giảng hiệu quả. Kế hoạch giảng dạy sẽ mô tả tỉ mỉ chuỗi hoạt động điều hành lớp học mà giáo viên  phải thực hiện tương ứng với nội dung dự kiến ban đầu. Bài viết trên đây của chúng mình mong rằng sẽ giúp ích cho các thầy cô trong việc lựa chọn phương pháp và lên kế hoạch giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những bài viết hay tiếp theo của chúng mình nhé.