Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam

34 2.3K 46
Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Thanh SĐT: 0985323096 Email: thanhhvqlgd@yahoo.com.vn Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam Chương 1 NỀN GIÁO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam 1.1. Quá trình dựng nước và giữ nước. - Thời kì 1000 năm Bắc thuộc kéo dài từ TK thứ II TCN đến TK X là thời kì hình thành giai cấp phong kiến. - Lễ nghi Nho giáo được du nhập, Hán văn trở thành văn tự chính thức trong nhà trường. - Chữ Nôm được sáng tạo, đạo Phật được truyền vào Việt Nam. 1.2. Quá trình phát triển và những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Việt Nam a. Quá trình phát triển - Chiến thắng của Ngô Quyền thắng quân Nam Hán mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của chế độ phong kiến VN. - Từ TK X đến giữa TK XIX là thời kì tồn tại, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến. Có thể phân thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn xây dựng, phát triển (TK X - XV): Nhà Ngô, nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần. + Giai đoạn phát triển cực thịnh (TK XV- XVI): Nhà Hồ, nhà Lê Sơ + Giai đoạn suy vong (TK XVII- giữa TK XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược). Cuối đời Lê Trung Hưng và nhà Nguyễn. 1 Hùng Vương (2000 năm TCN) Âu Lạc (TKII TCN) Bắc thuộc (1000 năm) Người Việt cổ - sử dụng đồ kim khí -Trồng lúa nước Người Việt cổ: - Đồ đồng p.triển. - Văn hóa, thẩm mỹ p.triển cao Người Việt văn minh - Sáng tạo chữ Nôm - phương thức GD cộng đồng làng xã Nước Văn Lang 18 đời Vua Hùng dựng nước An Dương Vương giữ nước, đóng đô ở Cổ loa - Nho giáo, đạo Phật du nhập. - Hán văn đưa vào trường học b. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Việt Nam - Tổ chức nhà nước: là NN PK TW tập quyền, chịu ảnh hưởng của tổ chức nhà nước PK Trung Quốc. - Xã hội: hai giai cấp cơ bản là quý tộc địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân phụ thuộc. - Trong thời kì xây dựng và phát triển dân tộc ta đã tiến hành 4 cuộc kháng chiến lớn chống giặc ngoại xâm. Kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt lãnh đạo (TK XI); + Kháng chiến chống Nguyên Mông do nhà Trần lãnh đạo (TK XIII) ; + Kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo (TK XV) ; + Tây Sơn đánh quân Thanh ( TK XVIII). - Kinh tế : Kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc là mô hình kinh tế chiếm giữ vị trí thống trị. Ruộng đất nằm trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. 2. Tư tưởng giáo dục chủ đạo của nền phong kiến Việt Nam - Nho giáo là Tư tưởng giáo dục chủ đạo của nền phong kiến Việt Nam, đó là học thuyết bao gồm các tư tưởng chính trị, đạo đức, triết học, giáo dục do Khổng Tử (551-479 TCN) là người sáng lập trong thời Trung Hoa cổ đại. - Về mặt chính trị: Mong muốn phục hưng lễ giáo nhà Chu, ổn định xã hội Trung Hoa bằng đức trị và lễ trị. - Về nhân: Mong muốn tạo ra một mẫu người quân tử, tâng lớp trên của xã hội, đối lập với kẻ tiểu nhân. Nhân quy lại là cách đối nhân xử thế giữa người và người theo chế độ đẳng cấp và quan hệ tông pháp - Các môn đệ xuất sắc nhất của Nho giáo gồm có Mạnh Tử (385-354 TCN), Tuân Tử (298-238). - Nho giáo bao gồm 4 vấn đề cơ bản: TG quan duy tâm, quan niệm về lich sử, đạo đức, trị đạo. Bốn vấn đề cơ bản của nho giáo 1- Thế giới quan duy tâm : Tin là có trời. Trời là chủ thể của vũ trụ, chi phối mọi sự việc trên thế gian. Bên cạnh trời có quỷ thần, quỷ thần bao quát được tất cả. Dần dần kính và thành trở thành cái gốc luân lí của đạo Nho và trở thành cái gốc đạo đức luân lý của người VN. 2-Quan niệm về lịch sử : Các nhà nho luôn tin vào lịch sử, dựa vào lịch sử và kinh nghiệm của lịch sử để chứng minh cho đạo đức và trị đạo của mình. 3-Quan niệm về đạo đức : Hạt nhân cơ bản của nho giáo là đạo đức, các quan điểm đạo đức này chi phối và chỉ đạo đường lối trị nước và hình thành đạo đức của xã hội. Cái học của nho giáo là đào tạo người hiền nhân, hiền giả. Quan niệm về đạo đức trong nho giáo 2 - Nho giáo chủ trương lấy đức để trị nước. Đức ở đây là đạo đức của nhà vua. Nội dung của đức là phải thực hiện được 3 điều: Thứ, Phú, Giáo (làm cho dân cư được đông đúc, kinh tế phát triển, dân được học hành). - Đạo đức nho giáo cô đọng ở 2 chữ: Luân, thường hay Cương thường Luân là ngũ luân, bao gồm 5 mối quan hệ: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè. Sau này ngũ luân rút lại còn 3: vua tôi (Trung: trung quân, trung với vua); cha con (Hiếu: đạo hiếu); vợ chồng (biểu hiện ở sự phụ thuộc của người vợ đối với người chồng mà từ đó nảy sinh ra thuyết tam tòng). Đây là 3 mối quan hệ rường cột của chế độ phong kiến. Thường tức Ngũ thường, biểu hiện ở 5 đức tính của người quân tử Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Có được 5 đức tính này thì người quân tử trở thành người hiền. Theo quan niệm của nho giáo, hạt nhân của đạo đức là chữ Nhân, biểu hiện cụ thể của nhân là Lễ. Con đường để đạt đến Nhân là chính danh. 4-Trị đạo : Nguyên tắc trị đạo của Khổng Mạnh là chính danh và lễ trị. Chính danh: Khổng Tử quan niệm có Danh và Thực. Danh là tên gọi, chức vụ, thứ bậc của người nào đó phải phù hợp với Thực, tức là phận sự của người đó. Danh và Thực trong mỗi người phải phù hợp với nhau tức là mỗi người phải làm theo đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình. Lễ trị: theo quan điểm của Khổng Tử vừa là nghi lễ, vừa là thể chế chính trị, vừa là quy phạm đạo đức. Trong mối quan hệ giữa Nhân và Lễ thì Nhân là nội dung của lễ, lễ là hình thức của nhân, nhân lnà chuẩn tắc để quy định lễ, lễ là quy định để thực hiện nhân. Lễ nghi phong kiến quy định các tục lệ thiết triều của vua, sắc phục, quần áo của các phẩm hàm quan tước trong triều, các thủ tục ma chay, cưới xin, ăn hỏi… 3. Hệ thống tổ chức của nền GD PK VN: 3.1. Trường học thầy đồ: là loại trường tư thục được lập ra ở nông thôn, ở các làng xã thu hút trẻ em từ 7 tuổi trở lên. - Tổ chức lớp học: số lượng HS không có quy định cụ thể, tùy vào tiếng tăm của thầy. - Tài liệu học tập: Thông thường là các sách kinh điển của Nho gia, các bài văn, bài thơ của các vị TS đã thi đỗ trước đó. Phương pháp dạy và học: PP thầy đọc, trò nghe, học thuộc lòng cổ sử, cổ văn, học thuộc lòng những lời nói của cổ nhân, thánh hiền. Kỉ luật học tập chủ yếu được duy trì bằng roi vọt đánh mắng 3.2. Một vài trường học nổi tiếng Trường của thầy Chu Văn An (1292-1370), đời nhà Trần, ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. - Trường của thầy Trần ích Phát (TK XV, huyện Chí Linh, Hải Dương). - Trường Nghi Am của thầy Nhữ Bá Sỹ thế kỉ XIX. - Trường của bà Ngô Chi Lan (TK XV) ở Kim Hoa, Đông Anh, Hà Nội. - Trường của bà Đoàn Thị Điểm (TK XVIII) ở huyện Mỹ Hào – Hải Dương. 3.3. Trường công: 3 Từ thời nhà Trần trở đi, ở mỗi phủ, huyện có các quan giáo thụ và huấn học trong nom việc học và dạy tứ thư, ngũ kinh cho các nhà nho. - Trường Quốc tử giám là trường đại học đầu tiên của VN được xây dựng từ thế kỉ XI (năm 1076) dưới triều Lý Công Uẩn. Đây là nơi biểu trưng cho trí tuệ và nền văn hiến VN dưới chế độ PK. Sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi triều đại phong kiến. a. Bộ máy tổ chức quản lí nhà trường (thời Nguyễn) - Tế tửu và Tư nghiệp là chức quan quản lí cao nhất của nhà trường. - Đội ngũ quan văn làm công tác giảng dạy gồm có: học chánh, giáo thụ, trợ giáo (tối thiểu phải đỗ cử nhân). - Học trò: có Tôn sinh thuộc dòng tôn thất, ấm sinh là con quan triều đình và con quan lại đứng đầu hàng tỉnh ở các địa phương, giám sinh là con quan lại nhỏ ở địa phương hoạc những thanh niên tuấn tú xuất thân từ tầng lớp thường dân. - Nhân viên b. Chế độ học bổng, thưởng phạt: Dựa vào kết quả của các kỳ khảo hạch để cấp học bổng bằng dầu, gạo cho học trò c. Tài liệu học tập Gồm những sách kinh điển chủ yếu của Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh. - Tứ thư: 4 cuốn sách kinh điển của Nho giáo (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) - Ngũ kinh: gồm 5 kinh (Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ, Kinh xuân thu) do Khổng Tử chép và chỉnh lí. 4. Lực lượng giáo dục - Gia đình: Truyền cho con cái những lễ nghĩa, quy tắc đức hạnh. - Hội đồng môn: những người bạn học tập hợp nhau lại, có trách nhiệm giữ gìn phẩm chất cho nhau và giữ gìn lòng biết ơn thầy day. - Hội tư văn: hội của các nhà Nho ở cùng một địa phương. 5. Chế độ khoa cử - Nhà Lý (1009-1225)  1070 mở Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc quan lại.  Chế độ giáo dục và thi cử đã mang tính chất chính quy.  Giáo dục gắn với sự truyền bá Nho giáo. - Nhà Trần: Phật giáo và Đạo giáo vẫn được coi trong. Nho giáo chưa hoàn toàn được giữ vị trí độc tôn. - Nhà Hồ: Hồ Quý Ly coi trọng chữ Nôm. Năm 1396 ông định phép thi Hương, thi Hội, thi Đình. Phép thi cử ngày càng trở nên quy củ. - Nhà Lê: Năm 1428, Lê Thái Tổ lập trường Quốc Tử Giám để cho con cháu quan lại và các thường dân tuấn tú được vào học. Giai đoạn đầu thời Lê, chế độ khoa cử phát triển toàn diện, nho giáo chiếm vị chí độc tôn và là tư tưởng chủ đạo. 4 - Nhà Mạc: Lập một số văn miếu tại các tỉnh, cứ 3 năm mở một kỳ thi hội, thi đình để tuyển chọn nhân tài. - Nhà Lê – Trịnh: Việc học vẫn phát triển, các khoa thi vẫn mở để tuyển chọn nhân tài. Nhưng cuối đời nảy sinh nhiều tiêu cực, nền giáo dục bị suy thoái. - Vua Quang Trung: Việc học được mở rộng, chế độ thi cử được chấn chỉnh lại. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức, chữ Hán không còn giữ vị trí độc tôn. - Nhà Nguyễn: Năm 1918 là khoa thi Hương cuối cùng ở Việt Nam. Địa vị thống trị của Nho giáo không còn nữa. Ưu và nhược điểm của nền giáo dục dưới chế độ PK - Ưu điểm: + Tạo nên một đất nước có truyền thống hiếu học, yêu chuộng văn hóa, Tôn trọng đạo + Tạo nên những nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà quân sự nổi tiếng…. - Nhược điểm: + Đào tạo ra thế hệ những con người bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của xh. + Tư tưởng GD độc quyền chi phối nền GD và chế độ khoa cử, tức là đào tạo và lựa chọn quan lại cho bộ máy nhà nước PK (Trần Đình Hượu, 1989).  Mục đích đầu tiên của GD là truyền đạt các khái niệm về đạo đức nho giáo và dạy chữ Hán.  Tạo ra một lớp người hạn chế về suy nghĩ và tình cảm thực sự, những xác chết, những cỗ máy phục vụ cho cấp trên (Đào Duy Anh, 1937). 6. Một số nhà trí thức tiêu biểu - Chu Văn An (1292-1370): là người xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Ông đã làm đến chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám đời nhà Trần. - Hồ Quý Ly (1330- 1407): người làng Đại La, tỉnh Thanh Hóa, làm quan đời nhà Trần và lập ra nhà Hồ. Ông đã chỉ ra những chỗ đáng nghi ngờ trong sách kinh điển, dịch Kinh Thi ra chữ Nôm. - Nguyễn Trãi (1380- 1442): là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn thế kỷ XV. - Lê Quý Đôn (1726- 1784) là nhà bác học lớn của VN TK XVIII, người làng Diên Hạ, tỉnh Thái Bình. Ông nêu ý kiến tiến bộ về phương châm học tập: phải biết nắm lấy cái chính, phải biết suy luận, không chỉ câu nệ vào sách vở, học phải hành. - Nguyễn Thiếp (1723-1804), người làng Nguyệt Ao, Đức Thọ, Hà Tĩnh đã đỗ Hương cống đời Lê, làm quan thời vua Quang Trung. - Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là người tiên tiến nhất trong tầng lớp trí thức phong kiến, đã nhận thức được xu thế tiên tiến của thời đại. - Những quan điểm giáo dục của Nguyễn Trường Tộ: + Ông phê phán nền học chạy theo lối khoa cử, học thuộc làu kiến thức trong " Tứ thư, ngũ kinh" để thi cử cho đỗ làm quan. + Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục đối với thực tế XH 5 + Phương châm giáo dục: Học gắn liền với hành, học thực dụng + Đề nghị đưa vào nội dung giáo dục thời đó những môn khoa học mới: Thiên văn, toán học, LS,ĐL, Pháp lý, Ngoại ngữ . + Đề nghị thành lập các trường quốc học, tỉnh học và xây dựng mmọt số trường theo mô hình kiểu Tây . + Đề nghị mở hệ thống những trường chuyên nghiệp về nông nghiệp, khai khoáng, cơ xảo, sơn lợi + Đề nghị triều đình cử người xuất dương du học + Đề nghị bỏ chữ Hán, dùng chữ quốc âm để dạy học - Những cống hiến: Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của xã hội VN vào buổi đầu thời cận đại. Đương thời, những đề nghị của ông chưa được chấp nhận nên chưa có nhiều đóng góp. Nhưng so với thời đại ông là người tiên tiến nhất trong tầng lớp trí thức PK. Những quan điểm của ông đánh dấu một bước phát triển mới của tư tưởng giáo dục dân chủ buổi đầu thời cận đại của xã hội Việt Nam Thực hành: 1. Tìm hiểu nền giáo dục của các triều đại PK nước ta: Nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Lê - Trịnh, nhà Nguyễn. 2. Tìm hiểu những cống hiến về giáo dục của các nhà giáo dục PK lỗi lạc nước ta. - Thời gian: 5 tuần - Cơ sở để tìm hiểu: Mạng Internet, các thư viện, các di tích văn hóa giáo dục như Quốc tử giám, Văn miếu Mao Điền, Bảo tàng…. - Sản phẩm: Báo cáo, album, PowerPoit, Videoclip, kịch…….để tổ chức một triển lãm vào dịp 20/11. Chương 2 NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc 1.2. Hoàn cảnh lịch sử (1858-1898) - Triều đại PK cuối cùng trong lịch sử VN là triều đại nhà Nguyễn, ra đời năm 1802. - Ngày 1/9/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức mở màn cho cuộc xâm lược nước ta. - Các vua triều Nguyễn đầu hàng, từng bước cắt đất dâng cho giặc. Năm 1884 nhà Nguyễn kí hiệp ước Patơnot đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. - Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi rời khỏi hoàng thành Huế, dựng cờ Cần Vương, kêu gọi khởi nghĩa. - Các phong trào khởi nghĩa diễn ra vô cùng sôi nổi nhưng đều thất bại vì chưa có một giai cấp thực sự tiên tiến lãnh đạo. - Trong thời gian 40 năm (1858-1898) thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc xâm lược và bình định Việt Nam. 6 - Từ những năm cuối TK XIX, nước ta mất tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp. 1.2. Sự thiết lập và cai trị bộ máy cai trị thuộc địa của Pháp ở Việt Nam Thực dân Pháp đã chia cắt nước ta thành 3 kì riêng biệt với 3 chế độ cai trị khác nhau, mỗi kì là một bộ phận của Đông Dương thuộc Pháp. - Ở Nam kì Pháp áp đặt chế độ trực trị mà đặc điểm của nó là sử dụng bộ máy quan lại cai trị thời PK, chồng lên trên là hệ thống quan lại cao cấp người Pháp. - Ở Trung Kì, áp đặt chế độ bảo hộ cho phép tồn tại triều đình Huế, vua, viện cơ mật dưới sự bảo hộ, giám sát, chỉ đạo của Pháp. - Ở Bắc Kì áp đặt chế độ nửa bảo hộ, nửa trực trị. Thực dân Pháp ban đầu ban cho triều đình ít quyền hành trên danh nghĩa rồi thủ tiêu dần quyền hạn của triều đình và biến thành một thuộc địa như Nam kì. Dù là ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau, thực dân Pháp đều sử dụng bọn quan, địa chủ, cường hào, ác bá làm tai sai. Đó là sự cấu kết chặt chẽ giữa hai thế lực phản động trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân. 1.3. Chính sách áp bức, bóc lột về kinh tế - Mục đích của cuộc xâm lược thuộc địa là biến thuộc địa thành thị trường độc chiếm, thành nơi cung cấp nguyên vật liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa cho nền kinh tế chính quốc. - Thực dân Pháp đã tiến hành 2 cuộc khai thác đại quy mô (lần 1: đầu TK XX đến trước 1914; lần 2: sau chiến tranh TG 1 đến 1930) nhằm khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, cung cấp lợi nhuận cho tư bản Pháp. - Tăng cường chính sách thuế khóa để cung cấp ngân sách cho toàn Đông Dương, nuôi sống một bộ máy quan lại đông đúc kể cả người Pháp và người Việt: thuế gián thu (thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện) đem lại 2/3 ngân sách Đông Dương; Thuế trực thu (thuế đinh, thuế điền). - Pháp tăng cường đầu tư vốn để xây dựng các công trình giao thông vận tải nhằm phục vụ khai thác công thương nghiệp : mỏ (than, kim loại) và một số ngành khác (tơ lụa, sợi, thuốc lá). Về thương nghiệp: thiết lập hàng rào quan thuế, giành thị trường Đông Dương độc chiếm cho tư bản Pháp.  Về nông nghiệp: tăng cường chiếm đất của nông dân để lập đồn điền, biến một bộ phận lớn nông dân mất ruộng, lưu tán, bỏ làng mạc vào làm thuê cho các đồn điền.  Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1, các nước thuộc địa đã trở thành địa phương cung cấp sức người, sức của cho các nước đế quốc chính quốc đang tham chiến. - Quan hệ SX TBCN dưới hình thức thuộc địa đã hình thành ở Việt Nam một tình trạng kinh tế XH khá phức tạp dẫn đến sự phân hóa giai cấp và tạo ra những giai tầng mới trong XH.  Giai cấp địa chủ PK trở thành chỗ dựa cho chính sách xâm lược của đế quốc Pháp. 7  Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất chiếm tuyệt đại đa số nhân dân trong cả nước, là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề.  Giai cấp tư sản ra đời khi giai cấp công nhân đã lớn mạnh và giữ vai trò lãnh đạo.  Giai cấp nông dân hình thành trên quá trình bần cùng hóa và phá sản của nông dân. Giai cấp tiểu tư sản là giai cấp trung gian trong XH và là nơi đón nhận mọi tư tưởng từ mọi nơi đến. Sự phân hóa giai cấp mới dẫn đến sự xuất hiện của ý thức hệ tư tưởng mới.  Hệ ý thức PK: đã lạc hậu lỗi thời  ý thức tư sản nhu nhập vào VN thông qua các sĩ phu yêu nước tiến bộ vào đầu TK XX.  ý thức vô sản: Tiếng nói của giai cấp công nhân dần dần là tiếng nói tiêu biểu của dân tộc. Từ sau năm 1930, ý thức vô sản đã được xác lập trên vũ đài lịch sử. 2. Chính sách GD ngu dân của thực dân Pháp ở VN .2.1. Mục đích thi hành chính sách ngu dân Thực dân Pháp chủ trương làm suy thoái tinh thần phản kháng và trỗi dậy lâu dài của dân ta để dễ bề thống trị. Chú ý đến chính sách văn hóa giáo dục, xem đó là công cụ để chinh phục tâm hồn những người dân thuộc địa. Chính sách ngu dân nhằm nô dịch hóa, bần cùng hóa, gieo giắc tâm lí tự ty, khiếp sợ uy quyền " Đại Pháp" được ngụy trang dưới những chiêu bài ôchấn hưng nền họcằ của người bản xứ, núp dưới những luận điệu đem ngọn đuốc văn minh đến khai phá cho các dân tộc còn lạc hậu. 2.2 Các chủ trương mới trong lĩnh vực trường học - Đào tạo tay sai, đào tạo công nhân và thợ lành nghề phục vụ cho yêu cầu khai thác thuộc địa. - Phổ biến nền văn hóa giáo dục nô dịch, thực hiện mưu đồ đồng hóa lâu dài đối với dân tộc ta. - Thông qua việc dạy học và giáo dục nhằm làm cho thế hệ trẻ hiểu nền văn minh Pháp, sùng bái văn chương Pháp, từ đó coi khinh nền văn hóa cổ truyền của dân tộc và trở thành người dân thuộc địa trung thành với mẫu quốc. - Mâu thuẫn nảy sinh giữa mong muốn làm ngu dân phải hạn chế mở trường và nhu cầu đào tạo tay sai, và âm ưu ru ngủ, đầu độc tinh thần thế hệ trẻ. - Đối tuợng, thành phần được học là con em những kẻ giàu có, tư sản, địa chủ PK và tầng lớp trên trong XH. - Năm 1862, Pháp mở trường thông ngôn nhằm đẩy mạnh xâm luợc và khai thác thuộc địa. - Năm 1871 mở trường phạm nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học phục vụ cho việc phổ biến nền văn hóa nô dịch của Pháp. - Năm 1912, thực dân Pháp mở trường ĐH và phần lớn trong số họ sau khi học xong phục vụ cho chính quyền thực dân. 8 - Chính quyền Pháp mở các loại truờng chuyên nghiệp đào tạo công nhân và thợ lành nghề phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa. - Chúng hạn chế mở truờng và giới hạn quyền học tập ở mức thấp nhất đối với con em nhân dân LĐ. - Theo số liệu năm 1936 – 1937: Bậc sơ cấp (lớp vỡ lòng, lớp 1) có 2% dân số; bậc tiểu học (lớp 2, 3, 4) có 0,4% dân số, bậc cao đẳng tiểu học (tương đương với trung học cơ sở ) có 0,02%; bậc trung học tỉ lệ 0,0019%. - Thực dân Pháp đã tiến hành những cải cách đổi mới nội dung, tư tưởng giáo dục, cải cách học thuật và văn tự, thay thế hệ thống trường Hán học bằng hệ thống trường tiểu học Pháp-Việt. Các môn khoa học tự nhiên được đưa vào chương trình như: Toán, Lí, Hóa, Sinh. Các môn khoa học XH như Văn học, Lịch sử, Địa lí, Triết học đều như sách dùng bên Pháp hoặc bên soạn lại để tăng cường tính chất nô dịch. Thay thế chữ Hán bằng chữ Pháp, dùng chữ Pháp làm thứ tiếng dạy và học chính thức trong nhà trường để xúc tiến việc du nhập nền văn hóa tư bản vào thuộc địa. Việc hủy bỏ chữ Hán còn nhằm mục đích giành giật ảnh hưởng đối với nền văn hóa phong kiến dân tộc cũ. Đây là một biện pháp nhằm ngăn chặn những tư tưởng yêu nước tiến bộ vào VN vì lúc đó chữ Hán đang được các sĩ phu yêu nước sử dụng để truyền bá tư tưởng yêu nước và bài Pháp trong nhân dân. (Giáo trình không nói đến việc sử dụng chữ Quốc ngữ, một phương tiện để trung hòa quá khứ tôn sùng văn hóa nho giáo, trong hệ thống trường Pháp-Việt) Đến năm 1919, chế độ khoa cử như dưới thời kì PK hoàn toàn bị bãi bỏ. (Sự tan rã của trường học thầy đồ và sự ra đi của các ông đồ). Thực dân Pháp ngăn cấm HS VN đi du học ở nước ngoài vì đó chính là con đường tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản TG và của chính cách mạng Pháp hoặc những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản để tiến hành cách mạng trong nước. Chính sách này thực sự thâm độc, nhằm hạn chế người VN tiếp xúc được những tư tưởng cách mạng tiến bộ trên TG. 2.3. Các chủ trương trong lĩnh vực hoạt động văn hóa xã hội Triệt để dùng báo chí làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền chính sách thực dân, các quan niệm sống phương Tây, tuyên truyền đề cao văn hóa Pháp, miệt thị văn hóa dân tộc. Thực dân Pháp cho ấn hành, xuất bản các loại sách triết học, lưu hành các loại sân khấu điện ảnh. Trong đời sống sinh hoạt xã hội, thực dân Pháp cổ vũ lối sống xa hoa trụy lạc của CNTB: cho phép nấu rượu, mở sòng bạc, lập nhà chứa, tiêm hút thuốc phiện, tổ chức các trò chơi nhân dịp kỉ niệm cách mạng TS Pháp. 2.4. Dùng luật pháp để ngăn chặn ảnh hưởng và đàn áp những tư tưởng GD tiến bộ Ngăn chặn ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng GD tiến bộ trên TG vào VN. Kiểm soát chăt chẽ các con đường giao lưu văn hóa, ngăn cấm những tài liệu tuyên truyền, sách báo có tư tưởng tiến bộ được du nhập vào VN. 9 Tăng cường bộ máy cai trị, tổ chức quân đội, mật thám, chỉ điểm theo dõi các hoạt động GD tiến bộ. Xử phạt nặng nề GV và HS có những tư tưởng hoặc hoạt động GD tiến bộ. Đàn áp các gia đình có con em tham gia vào các tổ chức GDCM, khủng bố các phong trào đấu tranh của HS, SV đòi tự do, dân chủ. 3. Hậu quả của chính sách GD ngu dân - Chính sách GD ngu dân của TD Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề; hơn 90% dân số mù chữ. - Chính sách « dùng người Việt trị người Việt » đã làm ra đời một lớp người Việt mất lương tri, bán dân hại nước. - Chính sách ngu dân của TD Pháp đã ngăn chặn sự phát triển của XH, ngăn chặn tinh thần tự do dân chủ nhằm kìm hãm phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân VN. Chương 3 PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG NỀN GD NÔ DỊCH CỦA TD PHÁP 1. Phong trào đấu tranh chống nền GD nô dịch do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo Bước sang đầu TK 20, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm xuất hiện những yếu tố của nền SX TBCN, làm ảnh hưởng đến các gia cấp trong XH và phong trào cách mạng đang diễn ra trong nước. Giai cấp PK Nhật Bản tiếp thu luồng tư tưởng tư sản mới và đã đưa nước Nhật từ PK lên tư sản. Ở VN, các tư tưởng TS chỉ được thể hiện thông qua một số sĩ phu yêu nước. Họ đã phát động phát động phong trào cứu nước theo khuynh hướng dân chủ TS, tiêu biểu là phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục. Về phương diện GD, các phong trào vận động cứu nước cũng là cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại nền GD nô dịch của TD Pháp. Các cuộc đấu tranh có tổ chức hơn và lan rộng ra cả nước ngoài. Đấu tranh cho một nền GD độc lập, dân chủ và tiến bộ. Có sự chuyển biến của các cuộc đấu tranh, từ chỗ bất hợp pháp, nuối tiếc cho một nền học cũ đến có tổ chức và hướng tới một nền học dân chủ, tiến bộ 1.1. Phong trào Đông Du Trong phong trào vận động cứu nước giải phóng dân tộc, các sĩ phu yêu nước đặc biệt chú ý đến việc GD để « nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí », học tập các nước văn minh tiên tiến trong công cuộc Duy tân đất nước làm cho dân giầu nước mạnh đủ sức chống xâm lược. Sự tư sản hóa của giai cấp PK Nhật Bản đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp sĩ phu yêu nước VN. Một xu hướng Duy tân trỗi dậy: phong trào Đông du, đi về phương Đông (Nhật Bản) để học tập và tìm đường cứu nước được phát động do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào duy tân là dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho Tổ Quốc với chủ trương là dựa vào sự giúp đỡ của Nhật Bản và các nước phương Tây. 10 [...]... vào tổ chức "Học sinh quân" b Các đoàn thể của giáo viên - Đoàn thể giáo giới cứu quốc trong mặt trận Việt minh - Năm 1950, Công đoàn giáo dục Việt Nam ra đời c Thành lập "Hội bảo trợ học đường nhằm thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục 3 Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 3.1 Những lý do tiến hành cải cách giáo dục: - Đầu năm 1950, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao... chiến tranh nhân dân - Thực trạng nền giáo dục lúc đó: 21 + "Kháng chiến mà chưa có giáo dục quốc phòng, giáo dục kháng chiến Nước nhà đang xây dựng chế độ dân chủ mới trong kháng chiến mà nền giáo dục chưa có tinh thần dân chủ mới, chương trình giáo dục và cách dạy học còn có tính chất nhồi sọ nhiều" + Trình độ lý luận giáo dục còn thấp kém, cần phải có lý luận giáo dục mới, đẩy mạnh công tác nghiên cứu,... tiễn giáo dục 3.2 ND cuộc cải cách giáo dục năm 1950 (tháng 2/1950 trù bị, 7/1950 quyết định thực hiện) a Mục tiêu giáo dục: " Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân" b Phương châm giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn c nội dung giáo dục :... cho sự nghiệp giáo dục giải phóng ở MN - Thành lập các trường HS MN ở một số tỉnh MB - Tăng cường chi viện cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, tài liệu, SGK, đồ dùng dh… - 10/11962 Tiểu ban giáo dục MN thuộc Ban Tuyên huấn TW cục được thành lập - 20/11/1963 Hội nhà giáo yêu nước MN VN ra đời - 4/1964 Đại hội giáo dục toàn MN lần thứ nhất khai mạc để thống nhất đường lối giáo dục, phương hướng,... tổ chức các cuộc thi HSG văn và toán toàn miền bắc Hiệu quả: Quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới giáo dục bám rễ đến từng thôn, xã, những thành tích giáo dục được duy trì và phát triển 4.3 Giáo dục MB những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ - Xác định nhiệm vụ trung tâm là: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - Tuyên dương những điển hình tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành... thời sự chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất ở tất cả các lớp - Biên soạn SGK Năm 1952 đã biên soạn xong toàn bộ SGK cấp I theo chương trình mới, còn cấp II và III mới chỉ biên soạn được một số tài liệu giảng dạy môn lịch sử, chính trị, công dân giáo dục e Công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên: - Năm 1950 với cuộc vận động " rèn cán chỉnh cơ" để xác định rõ vai trò của người giáo viên dưới chế... đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" - Nhiệm vụ mới của ngành giáo dục: "MB có nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào thi đua "hai tốt", nâng cao giáo dục toàn diện, tích cực ủng hộ giáo dục MN MN cần mau chóng xóa bỏ tàn dư của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới, nâng cao giác ngộ chính trị cho giáo viên và HS, xây dựng tổ chức quản lý ngành" - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ... tạo theo tín chỉ ở trường đại học trong thời gian sắp tới 4 Qua các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều bài nói về tình trạng yếu kém của giáo dục hiện nay trong rất nhiều lĩnh vực Liệu đây có phải là sự suy thoái của giáo dục Việt Nam hay không? Có tác giả còn nói rằng giáo dục Việt Nam giống như con tàu đang chìm Điều đó đúng hay sai? Em sẽ nói gì với tác giả đó? 5 Bệnh thành tích và tiêu cực... phóng 2 Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1956) 2.1 Lý do cải cách: - Nhằm thống nhất hai hệ thống giáo dục 9 năm và 12 năm của vùng tự do và vùng mới giải phóng - Nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn này là phục vụ cho MB tiến lên CNXH và chi viện đắc lực cho MN Chú trọng đến yêu cầu giáo dục toàn diện lấy trí đức làm cơ sở 3/1956 Chính phủ thông qua đề án, 8/1956 Chính sách giáo dục phổ thông của của... toàn diện - Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, phấn đấu cho thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành được học PTTH - Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX gắn với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học - Cải cách cả cơ cấu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục 2.2.3 Kết quả: a Thành tựu: - Xác định được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống . thanhhvqlgd@yahoo.com.vn Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam Chương 1 NỀN GIÁO DỤC DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam 1.1. Quá. phong kiến. 2. Tư tưởng giáo dục chủ đạo của nền phong kiến Việt Nam - Nho giáo là Tư tưởng giáo dục chủ đạo của nền phong kiến Việt Nam, đó là học thuyết

Ngày đăng: 25/11/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

- Thời kì 1000 năm Bắc thuộc kéo dài từ TK thứ II TCN đến TK X là thời kì hình thành giai cấp phong kiến - Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam

h.

ời kì 1000 năm Bắc thuộc kéo dài từ TK thứ II TCN đến TK X là thời kì hình thành giai cấp phong kiến Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan