Đào tạo giáo viên

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 32 - 34)

4.1. Đảm bảo số lượng giáo viên trên toàn quốc, đặc biệt ở miền Nam.

- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên của chế độ cũ có nguyện vọng tiếp tục được giảng dạy học tập chính trị, nghiên cứu về bản chất chế độ XHCN, về mục đích, nội dung và chương trình SGK mới để họ thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Củng cố các trường đại học sư phạm cũ và gấp rút xây dựng thêm các trường đại học, mở thêm các khoa sư phạm trong các trường đại học.

- Các tỉnh, thành thành lập các trường Cao đẳng sư phạm, Trung học sư phạm - Các trường sư phạm MB chia sẻ giáo viên, cán bộ giảng dạy cho miền Nam.

4.2. Nâng cao chất lượng giáo viên.

- Nghị quyết 14 về cải cách giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực của người giáo viên cho nên:

+ 1980 Chỉnh lý chương trình đào tạo giáo viên cấp 1 phổ thông hệ 10+2 của năm 1971 theo hướng quán triệt đặc điểm lao động sư phạm.

+ Xây dựng chương trình Cao đẳng Sư phạm để đào tạo giáo viên cấp 2 thay thế chương trình 10+3 của năm 1971.

+ Chương trình đào tạo giáo viên cấp 3 là 4 năm thay cho chương trình 3 năm trước đây.

- Thí điểm hình thức đào tạo giáo viên cấp 3 theo kiểu tự học có hướng dẫn kết hợp thực tập nghề nghiệp dài hạn ở trường phổ thông.

- Đào tạo giáo viên kết hợp giữa tập trung và tại chức vẫn được áp dụng

- Sang đầu những năm 1980 các trường sư phạm ngoài nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được ứng dụng vào thực tiễn và đã đem lại hiệu quả cao cho đất nước.

- Bồi dưỡng một số giáo viên để có thể dạy một số môn kiêm nghiệm.

4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

- Thành lập hai trường Cán bộ Quản lý giáo dục TW ở Hà Nội và TP HCM. Các trường này đã liên kết chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm để đào tạo các cán bộ quản lý giáo dục có trình độ quản lý cao. Tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục các trường cấp 3 và cán bộ quản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng…

- Thành lập các trường Cán bộ quản lý giáo dục tại các tỉnh để bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các trường mầm non và các trường cấp 1, 2 trực thuộc tỉnh đó.

Kết quả:

- Đến năm 1986, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên tương đối lớn phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước và ở mọi cấp học.

- Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo được nâng lên một bước.

Hạn chế:

- Ở những vùng khó khăn vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.

- Đời sống của giáo viên quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội dẫn đến tình trạng tiêu cực, bỏ nghề, giảng dạy không chất lượng…

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Qua các cuộc cải cách giáo dục từ sau Cách mạng T8, em thấy quy luật chung của các cuộc cải cách này là gì?

Theo em:

- Cuộc cải cách nào là thành công nhất? hãy chứng tỏ sự thành công đó. - Cuộc cải cách nào còn nhiều hạn chế nhất? đó là những gì?

- Để một cuộc cải cách giáo dục thành công đem lại kết quả như mong muốn cần quan tâm đến những vấn đề gì?

2. Qua tìm hiểu về sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Em có nhận xét gì về việc mở thêm trường, tăng cường số lượng sinh viên đào tạo của giáo dục đại học nước ta hiện nay.

3. Em có ý kiến gì về chủ trương không tổ chức thi tuyển sinh đại học mà tất cả học sinh tốt nghiệp THPT đều có quyền được vào đại học và chủ trương đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học trong thời gian sắp tới.

4. Qua các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều bài nói về tình trạng yếu kém của giáo dục hiện nay trong rất nhiều lĩnh vực. Liệu đây có phải là sự suy thoái của giáo dục Việt Nam hay không? Có tác giả còn nói rằng giáo dục Việt Nam giống như con tàu đang chìm. Điều đó đúng hay sai? Em sẽ nói gì với tác giả đó?

5. Bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử đang phổ biến ở khắp mọi vùng miền của đất nước. Như vậy liệu có đồng nghĩa với chất lượng yếu kém về trí tuệ, đạo đức và khả năng lao động ở phần lớn học sinh, sinh viên hiện nay hay không? Em hãy nhận xét một cách khái quát nhất về các thầy cô giáo mà em từng được học từ khi còn nhỏ đến nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 32 - 34)