Giáo dục phổ thông.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 30 - 32)

2.1. Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng MN

- Ngày 19/10/1975 các trường PT khắp các tỉnh MN khai giảng thu hút hơn 4 triệu HS và 10 vạn giáo viên tham gia.

- BGD kịp thời ban hành chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản SGK phổ thông các cấp gửi vào MN.

- Tuyển dụng lại các giáo viên của chế độ cũ, cử một đội ngũ CBQLGD và giáo viên ở MB vào MN, đào tạo cấp tốc một số giáo viên mới để đáp ứng yêu cầu giáo dục.

- Mạng lưới các trường phổ thông ở MN đã phân bố đều hơn, công lập hóa các trường tư thục, tách nhà trường ra khỏi tôn giáo, miễn học phí trong các trường phổ thông các cấp.

2.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3.

2.2.1. Lý do cải cách.

- Đất nước ta XDCNXH, để thực hiện được cần tiến hành 3 cuộc CM: CM QHSX; CM KH-KT; CM TT-VH trong đó CM KH-KT là then chốt, giáo dục cần đáp ứng cho cuộc CM đó.

- Thực trạng giáo dục của VN cả về số lượng lẫn chất lượng đều không đáp ứng được với yêu cầu XDCNXH.

- Nền giáo dục trong cả nước vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn.

2.2.2. Mục tiêu cải cách:

- Coi giáo dục là một bộ phận quan trọng của CM TTVH, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT, VH, KHKT.

- Chăm sóc tốt trẻ ngay từ nhỏ để tạo ra cơ sở ban đầu của con người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.

- Thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn dân, phấn đấu cho thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành được học PTTH.

- Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, GD kết hợp với LĐSX gắn với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

- Cải cách cả cơ cấu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục.

2.2.3. Kết quả:

a. Thành tựu:

- Xác định được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất trong cả nước từ MN đến sau ĐH.

- XD được hệ thống GD PT 12 năm thống nhất trong toàn quốc.

- Biên soạn được bộ SGK mới theo tinh thần cải cách và cuốn chiếu hoàn thành vào năm 1992. ( Chữ viết bỏ nét nối, nội dung nặng nề quá tải, phân ban vội vàng…)

- Hệ thống đào tạo sau ĐH xây dựng và phát triển mạnh. b. Yếu kém:

Từ năm 1979 đến 1982 (chiến tranh biên giới Tây nam và phía Bắc), những khó khăn về KT XH đã tác động trực tiếp đến nền giáo dục dẫn đến những hậu quả:

- Quy mô và chất lượng giáo dục giảm sút, tỉ lệ học sinh lưu ban hoặc bỏ học nhiều. - Đời sống giáo viên hết sức khó khăn, thiếu thốn.

- Chất lượng văn hóa có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường, các vùng miền. - Chất lượng giáo dục toàn diện chưa có chuyển biến, Giáo dục thể chất bị coi nhẹ,

giáo dục thẩm mỹ được chú ý hơn nhưng lại thiếu cơ sở vật chất nên kết quả chưa thay đổi.

- Vấn đề phân luồng, sử dụng học sinh tốt nghiệp phổ thông còn hạn chế. Tỉ lệ vào đại học và các trường chuyên nghiệp thấp dẫn đến đội ngũ lao động có trình độ văn hóa cao chiếm tỉ lệ thấp.

3. Giáo dục đại học.

3.1. Xây dựng hệ thống các trường đại học thống nhất trên cả nước theo mô hình nhà trường XHCN

- Tiếp quản các trường đại học ở miền nam, giải thể các trường tư thục và đại học cộng đồng, tổ chức lại các trường đại học theo mô hình nhà trường XHCN.

- Cử cán bộ quản lý, giáo viên và gửi giáo trình, tài liệu học tập vào miền Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ năm 1976 – 1986 các trường đại học được xác định có vai trò quan trọng trong ba cuộc cách mạng ( QHSX; KHKT; VHTT)

- Hoạt động của các trường theo mô hình quản lý tập trung. Quy mô đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao cho. Tổ chức quá trình đào tạo, thi tuyển sinh… đều theo kế hoạch của Nhà nước.

- Mục tiêu đào tạo chủ yếu cung cấp cán bộ cho biên chế Nhà nước.

3.2. Đẩy mạnh tổ chức các trường, khoa, lớp dự bị đại học dành cho các đối tượng chính sách.

Thành lập một số trường dự bị đại học, trong các trường đều mở các khoa, lớp dự bị đại học.

3.3. Duy trì và phát triển hình thức đào tạo tại chức nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác.

3.4. Hình thành và phát triển đào tạo sau đại học.

- Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 224/TTg ngày 24/5/1976 để giải quyết chủ động việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ sau đại học và tiến tới hình thành hệ thống đào tạo sau đại học trong nước.

- Năm 1976, 8 trường đại học đầu tiên được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học ( Bách khoa, Mỏ, Xây dựng, Y Hà nội, Nông nghiệp 1, Tổng hợp, Kinh tế, Sư phạm 1 ). - 1976, Nhà nước ra quyết định phong học hàm Giáo sư và Phó giáo sư cho các nhà khoa học công tác tại các trường đại học và các Viện nghiên cứu.

- 12/1980 có 42 trường đại học và Viện nghiên cứu được phép đào tạo Phó tiến sĩ.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 30 - 32)