Chuyển hướng giáo dục phổ thông trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở MB (1965 1975)

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 26 - 27)

Mỹ ở MB (1965 -1975)

4.1. Nguyên nhân:

8/1964 ĐQM leo thang đánh phá miền Bắc bằng cả không quân và hải quân.

5/8/1965 Thủ tướng ra chỉ thị 88/TTg về chuyển hướng công tác giáo dục để phát triển giáo dục và giáo dục phục vụ nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước.

4.2. Những chủ trương và biện pháp chuyển hướng giáo dục.

a. Tổ chức công tác phòng không, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả thầy và trò.

- Các trường học ở những nơi có nguy cơ bị đánh phá cao sơ tán về các vùng nông thôn xa trung tâm để tiếp tục duy trì việc dạy và học.

- Tổ chức tốt việc đào hầm hào quanh trường, quanh lớp học, ngụy trang lớp học. - HS đi học phải có mũ rơm, mũ cối để chống bom.

b. Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với tình hình thời chiến và yêu cầu đảm bảo chất lượng.

- Chương trình được tinh giản nhằm bảo đảm học những kiến thức cơ bản nhất.

- GV tăng cường các hoạt động hướng dẫn tỉ mỉ để hs tự học một số vấn đề trong chương trình.

- Các lớp học được tổ chức phân tán, tận dụng các thời điểm an toàn để học.

c. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức trong nhà trường.

- Thông qua việc dạy và học các môn chính trị, đạo đức…

- Bổ sung nhiều tác phẩm mới vào trong chương trình văn học để phản ánh thực tiễn đấu tranh anh dũng của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động thực tiễn: Truyền tin chiến thắng, Mít tinh lên án tội ác của ĐQM, thăm hỏi các chiến sĩ….

d. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước.

- 12/1966 Hội nghị liên hoan các chiến sĩ thi đua toàn ngành được tổ chức - Hàng năm tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua và tổ LĐXHCN.

e. Giáo dục năng khiếu được chú trọng để đào tạo và chuẩn bị nhân tài cho đất nước.

- Chú ý bồi dưỡng hs giỏi ở các cấp học với các môn văn, toán. Ngoài ra còn chú ý bồi dưỡng HSG các môn sinh, sử, địa, vật lý.

- Theo QĐ số 198/CP ngày 14/9/1965 của Chính phủ, tại các trường đại học Tổng hợp, ĐHSP Hà nội, ĐH Vinh và một số tỉnh mở các lớp năng khiếu về văn và toán. ĐH Ngoại ngữ mở lớp năng khiếu về ngoại ngữ

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi HSG văn và toán toàn miền bắc

Hiệu quả: Quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới giáo dục bám rễ đến từng thôn,

xã, những thành tích giáo dục được duy trì và phát triển.

4.3. Giáo dục MB những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Xác định nhiệm vụ trung tâm là: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tuyên dương những điển hình tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành.

- 4/1972 ĐQM lại leo thang bắn phá MB, chúng đã ném bom phá hủy 150 trường học. Các trường lại phải sơ tán để duy trì giữ vững hoạt động.

- 1/1973 Hòa bình lập lại ở MB, các trường học được khôi phục. CSVC sau chiến tranh còn nhiều khó khăn, số lượng HS tăng vọt. Chính phủ đã huy động mọi khả năng của nhân dân, của lực lượng quân đội… để xây dựng và tu bổ lại trường học cùng các hoạt động của các trường.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lịch sử giáo dục Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w