1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV

87 170 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 364,43 KB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của Đề tài

Kiểm toán nội bộ là công việc thường xuyên của DN, do DN tổ chức thựchiện nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu kế toán và các thông tin trong BCTCcủa DN, phục vụ chủ yếu cho DN; nó là một công cụ quản lý hữu hiệu, giúp pháthiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của DN Thông qua công cụnày, ban lãnh đạo DN có thể kiểm soát hoạt động, quản lý rủi ro tốt hơn và tăng khảnăng đạt được các mục tiêu kinh doanh của DN.

Tại các nước phát triển, Kiểm toán nội bộ đã ra đời từ khá lâu và ngày càngkhẳng định được vai trò không thể thiếu của mình trong DN.Tuy nhiên, cụm từ“Kiểm toán nội bộ” mới được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong khoảng 10 nămnay và đến nay khái niệm Kiểm toán nội bộ vẫn còn khá xa lạ với nhiều nhà quảnlý, nó vẫn chưa được các DN Việt Nam chú trọng đúng mức, chưa hiểu hết ý nghĩathực tiễn, chưa được đưa vào sử dụng có hiệu quả trong các DN Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập vào khu vực và thế giới, là thànhviên của các tổ chức quốc tế như AFTA, ASEAN, APEC… và mới chính thức gianhập WTO, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nêngay gắt, các DN luôn phải đứng trước các cơ hội và thách thức Để tận dụng các cơhội và đối phó với các khó khăn đòi hỏi bản thân mỗi DN phải nỗ lực khẳng định vịtrí của mình, không chỉ bằng các chiêu thức giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ…mà còn cần thiết phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu Điềunày cho thấy sự cần thiết của KTNB ngày càng trở nên rõ rệt hơn Để hoạt động cóhiệu quả hơn các DN Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa đến việc thiết lập vàđưa vào hoạt động bộ phận KTNB.

Đối với TCT Khoáng sản – TKV cũng vậy, là một thành viên của Tập đoànCông nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, quản lý nhiều công ty con với các loạihình đa dạng: Công ty phụ thuộc, công ty CP, công ty TNHH một thành viên …phân bố rộng khắp trên cả nước, TCT cũng đã nhận thấy sự cần thiết của KTNBtrong công tác quản lý và đã thành lập bộ phận KTNB Tuy nhiên bộ phận KTNB

Trang 2

của TCT mới được thành lập một năm nay, cơ cấu còn sơ sài và chưa được địnhhình rõ ràng, hoạt động trong phạm vi hẹp, chưa thể hiện được vai trò của mình.

Nhận thấy vấn đề này đang khá bức xúc tại TCT Khoáng sản - TKV, tôi đã

chọn Đề tài: “Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV” làm Luận

văn thạc sỹ của mình

2 Mục đích nghiên cứu của Đề tài

Đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV từkhi thành lập bộ phận KTNB tới nay, từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp hoànthiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài: tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKVtừ khi thành lập tháng 05/2006 đến tháng 6/2007, với dẫn chứng cụ thể tại một sốđơn vị thành viên đã được KTNB.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp luận của phép biện chứng duyvật, các phương pháp chung của logic học, phương pháp hệ thống chọn lọc, tổnghợp và phân tích làm rõ đối tượng nghiên cứu.

5 Đóng góp của Đề tài

Đề tài làm rõ những đặc điểm về tổ chức hoạt động kinh doanh, hoạt độngquản lý tài chính để phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản -TKV Trên cơ sở kết hợp lý luận cơ bản với việc mô tả và phân tích thực tiễn tổchức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV, Đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuấtgiải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV.

6 Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về tổ chức KTNB trong DN

- Chương 2: Thực trạng tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV

- Chương 3: Nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT

Khoáng sản - TKV

Trang 3

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC: “ Kiểm toán nội bộ là một hoạt độngđánh giá được lập ra trong một đơn vị kế toán như là một loại dịch vụ cho đơn vịđó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệthống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Theo định nghĩa của Hiệp hội KTV nội bộ (IIA): “KTNB là một hoạt độngđảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tăng thêmgiá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức KTNB giúp cho tổ chức hoànthành mục tiêu trong việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằmđánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro kiểm soát và giám sát”

Như vậy có thể nói Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giámột cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát của DN; đánhgiá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đãđược thiết lập trong DN, thông qua đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần

Trang 4

đảm bảo DN hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật Tất cả các hoạt độngnày được thực hiện bởi một bộ phận do chính DN tổ chức.

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của KTNB

1.1.2.1 Chức năng của KTNB

Chức năng chủ yếu của KTNB bao gồm: Kiểm tra, xác nhận và đánh giá sựđầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng hoạtđộng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Kiểm tra tính phù hợp, độ tin cậy và chính xác của các thông tin tài chính vàphi tài chính có thể định lượng được thuộc tất cả các hệ thống và hoạt độngcủa DN.

- Kiểm tra sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, các nguyên tắc, chính sách, chế độ nghịquyết, nghị định của Nhà nước và DN.

- Kiểm tra tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động SXKD và việc sử dụnghợp lý các nguồn lực.

- Kiểm tra, xác nhận chất lượng và độ tin cậy của các thông tin Các thông

tin tài chính và phi tài chính phát sinh từ mọi hoạt động và hành vi quản lý của DN.KTNB có nhiệm vụ phải kiểm tra, xác nhận tính xác thực của tất cả các thông tinnày Qua đó, lãnh đạo DN và các đối tượng quan tâm đến kết quả hoạt động của DNcó thể đánh giá được tình hình thực tế của DN.

Trang 5

- Kiểm tra sự tuân thủ các chính sách, chế độ, các quy định, kế hoạch và thủtục hiện hành KTNB kiểm tra toàn bộ các khâu, các bước trong quá trình hoạt

động, kinh doanh của DN để đánh giá mức độ tuân thủ đối với các quy chế, thủ tục,chính sách và quy định của Nhà nước mà DN cần tuân theo KTNB có thể đánh giávà tham mưu cho lãnh đạo DN về tính hợp lý và sự ưu việt của các quy chế và thủtục kiểm soát của các chính sách, các kế hoạch hoạt động góp phần tăng cường tínhhiệu lực, hiệu quả trong các quyết định của lãnh đạo DN đối với hoạt động sản xuất,kinh doanh của DN.

- Kiểm tra các phương thức đảm bảo an toàn cho tài sản của DN Để đảm

bảo an toàn cho tài sản của DN, KTNB cần kiểm tra sự hiện diện của các tài sản đóqua việc kiểm kê tài sản thực tế, kiểm tra hệ thống quản lý công nợ, hệ thống khobãi, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống lưu trữ, bảo quản thông tin (thông tinvề tài chính, thống kê, thông tin về chiến lược, kế hoạch SXKD …) Thông qua việckiểm tra, KTNB giúp cho lãnh đạo DN hoàn thiện các quy chế kiểm soát, kịp thờicó các giải pháp thực tế để đảm bảo an toàn cho tài sản của DN.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các nguồnlực Thông qua việc kiểm tra các bộ phạn trong DN, KTNB đánh giá việc thực hiện

các nhiệm vụ giao cho các bộ phận, cá nhân có phù hợp và được hoàn thành đúngkế hoạch, mục tiêu đề ra hay không Đồng thời kiểm tra xem các nguồn lực có đượcsử dụng có hiệu quả hay không Từ đó KTNB đưa ra những ý kiến tham mưu choban lãnh đạo DN có những điều chỉnh và quyết định kịp thời, chính xác.

Như vậy, có thể thấy KTNB có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lýcủa DN: KTNB giúp DN sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cựctrong quản lý và điều hành; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và cácnguồn lực trong DN; nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý; chống tham ô lãngphí và góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của DN.

1.1.3 Đối tượng của Kiểm toán nội bộ

Hoạt động KTNB nhằm mục đích xác minh và bày tỏ ý kiến về tình hình tàichính kế toán và hiệu quả các hoạt động trong DN, do vậy đối tượng của KTNB làthực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ, hay các dự án cụ

Trang 6

thể trong DN Trong đó, thực trạng hoạt động tài chính được coi là đối tượng chungcủa KTNB, còn tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, hiệu quảvà hiệu năng là các đối tượng cụ thể của KTNB.

- Hoạt động tài chính là hoạt động dùng tiền để giải quyết các mối quan hệkinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạtđược lợi ích kinh tế xác định Hoạt động tài chính phải tuân theo những nguyên tắccơ bản sau: phải có kế hoạch; phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi; phải đảm bảo tuânthủ pháp luật và thể lệ tài chính Trong quan hệ với tính xác định của thông tin thuthập được, thực trạng của hoạt động tài chính gồm hai phần: một phần được phảnánh trong tài liệu kế toán và phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu này.KTV nội bộ sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp để xác minh và đưa ranhững đánh giá về thực trạng hoạt động tài chính của DN.

- Tài liệu kế toán, trước hết là các bảng khai tài chính, là đối tượng trực tiếpvà thường xuyên của mọi cuộc kiểm toán Trong cơ chế thị trường, tài liệu kế toánkhông chỉ là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng hơn, cũng không chỉ đểkiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản mà còn là cơ sở cho mọi người quan tâmra các quyết định về quản lý, về đầu tư, về thanh toán, phân phối… đồng thời nhucầu về chất lượng của tài liệu kế toán cũng tăng lên Do vậy, đối tượng của kiểmtoán thuộc phạm vi tài liệu kế toán bao gồm: tính hiện thực của các thông tin kếtoán; tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luận chuyển các tài liệunày; tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụkinh tế phát sinh; tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chếđộ kinh tế tài chính.

- Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính: trong DN, tài sản biểu hiện dướinhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về quy cách, phẩm chất, bảo quản,bảo dưỡng… khác nhau, lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau do nhữngngười khác nhau quản lý Cùng với sự phát triển của hoạt động SXKD, quy mô tàisản thay đổi thì sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tàisản tăng lên, khả năng có sự cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trongthông tin kế toán Điều này đòi hỏi phải đặt thực trạng tài sản vào đối tượng của

Trang 7

kiểm toan Do tài sản của DN thường xuyên vận động, quá trình vận động này đượccấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể nên khi tiến hành kiểm toán thì kiểm toán cácphần hành cơ bản sau: các nghiệp vụ về tiền mặt (thu, chi, tồn quỹ); về thanh toán(các khoản vay, nợ, phải thu, phải trả); về tài sản cố định (đầu tư, xây dựng, muasắm); về hàng hoá (bảo quản, sử dụng); về kinh doanh (mua, bán, sản xuất); về tàichính (tạo vốn, phân phối lợi nhuận)… Tuỳ theo điều kiện và nhu cầu cụ thể màKTV nội bộ có thể lược bỏ, tách riêng hay sáp nhập các loại nghiệp vụ cơ bản trênđể có được những phần hành kiểm toán phù hợp.

- Hiệu quả và hiệu năng: Theo quan điểm truyền thống, toàn bộ đối tượngcủa kiểm toán là tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính Nhưngtheo quan điểm hiện đại, đối tượng kiểm toán còn bao gồm cả hiệu quả và hiệunăng Đây là đối tượng mới của kiểm toán, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế củaquản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng mà nguồn lực ngàycàng giới hạn, cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tiết kiệm chi phí, thắng thế trongcạnh tranh… vấn đề hiệu quả, hiệu năng đã được đặt ra cho từng nghiệp vụ hay hoạtđộng cụ thể trong DN.

Tóm lại, đối tượng chung kiểm toán nói chung, KTNB nói riêng là thực trạnghoạt động tài chính và hiệu quả thực hiện các hoạt động, chương trình hay dự ántrong DN Có thể phân chia đối tượng đó thành các đối tượng cụ thể khác nhau như:tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, hiệu quả, hiệu năng củacác nghiệp vụ, chương trình, dự án để đạt mục tiêu kiểm toán.

1.1.4 Phân loại KTNB

1.1.4.1 Phân loại KTNB theo đối tượng cụ thể

Phân theo đối tượng cụ thể, kiểm toán nói chung, KTNB nói riêng được phânthành: kiểm toán BCTC, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán liên kết.

Kiểm toán BCTC: Kiểm toán BCTC do KTNB thực hiện là việc kiểm tra,xác nhận BCTC và báo cáo quản trị đã lập so với những chuẩn mực chung của kếtoán đã được chấp nhận, các quy định và thủ tục quản lý của từng khâu công việc,của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ của DN để kết luận về tính

Trang 8

trung thực của thông tin trong các BCTC cùng tính pháp lý của biểu mẫu chứa đựngcác thông tin đó.

Công việc kiểm toán BCTC bao gồm: Kiểm tra xác nhận tính trung thực,khách quan, đầy đủ và tin cậy của các số liệu, tài liệu của BCTC của DN và các đơnvị thành viên; Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chế độchính sách tài chính, kế toán, thuế trong quá trình hạch toán và lập báo cáo; Thôngqua KTNB phát hiện những tồn tại, yếu kém, sơ hở, gian lận trong quản lý, trongbảo vệ tài sản của các bộ phận, các đơn vị đẻ tư vấn cho ban lãnh đạo các biện phápkhắc phục; Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấpthông qua BCTC, đưa ra những kiến nghị, tư vấn cho lãnh đạo DN về công tác kếtoán tài chính, công tác quản lý và điều hành có hiệu quả.

Kiểm toán nghiệp vụ: là việc thẩm tra các trình tự và các phương pháp tácnghiệp ở các bộ phận hoặc đơn vị kiểm toán theo hướng hiệu quả, hiệu lực và tínhkinh tế Các tác nghiệp không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tài chính kế toán mà còn mởrộng sang các lĩnh vực khác: đánh giá cơ cấu tổ chức, phương pháp sản xuất, nghiệpvụ sử dụng máy tính, marketing và mọi lĩnh vực quản lý khác nếu cần và có thểthực hiện được.

Kiểm toán nghiệp vụ là nhận định thành tích và hiệu quả, với ba mặt sau:Nhận định về thành tích và hiệu quả của hệ thống thông tin và phương pháp điềuhành; Nhận định về kết quả sử dụng các nguồn lực; Nhận định về tính chủ độngtrong xây dựng dự án và sự tương xứng về điều hành, phát triển Kết quả của kiểmtoán nghiệp vụ không chỉ củng cố được nền nếp tài chính kế toán mà còn nâng caođược hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý Trong tổ chức, quá trình cũngnhư kết quả kiểm toán của kiểm toán nghiệp vụ khó xác định thành những tiêuchuẩn, biểu mẫu như kiểm toán BCTC Hơn nữa, hiệu năng, hiệu quả của nghiệp vụkhó đánh giá khách quan nên trong kiểm toán nghiệp vụ, KTV thường đưa ra cácgợi ý hơn là những tường trình về hiệu quả đã đạt được để cố vấn cho công tác quảnlý của DN.

Kiểm toán liên kết: Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập hai loại kiểm toán tàichính và kiểm toán nghiệp vụ nhằm xác minh tính trung thực của các thông tin tài

Trang 9

chính cùng với xác định mức an toàn của các nghiệp vụ tài chính và chất lượng củahệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời hướng vào những thành tích và hiệu quả trongđó xem xét việc thiết lập hệ thống thông tin và quản lý cũng như việc điều hànhhướng tới tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực Tuy nhiên, hình thức kiểm toánliên kết thường được ứng dụng tại các đơn vị công cộng hơn là tại các DN hoạtđộng SXKD Trong DN hoạt động SXKD, KTNB thường thực hiện hai loại hìnhkiểm toán là kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ.

1.1.4.2 Phân loại KTNB theo phạm vi kiểm toán

Theo phạm vi kiểm toán thì KTNB có kiểm toán toàn diện và kiểm toánchuyên đề

Kiểm toán toàn diện là hoạt động kiểm toán nhằm vào toàn bộ hoạt động kếtoán tài chính, SXKD… của DN với mục đích xem xét sự chính xác của tài liệu, sốliệu kế toán, sự phù hợp của các biểu mẫu trong BCTC đồng thời tìm hiểu tình hìnhhoạt động, tình hình quản lý kinh doanh của DN.

Kiểm toán chuyên đề là hoạt động kiểm toán chỉ tập trung vào một số nghiệpvụ nhất định như: kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, lợi nhuận…

1.1.4.3 Phân loại KTNB theo chu kỳ kiểm toán

Theo tính chu kỳ của kiểm toán thì KTNB được chia thành kiểm toán thườngxuyên, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường.

Kiểm toán thường xuyên là việc thực hiện thẩm tra, theo dõi soát xét liên tụccác hoạt động kế toán, hoạt động quản lý, kinh doanh một cách thường xuyên đểđảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời các sai phạm, từ đó có các biện pháp ngănchặn, phòng ngừa hữu hiệu.

Kiểm toán định kỳ là việc thực hiện kiểm toán theo một thời gian nhất địnhnhư kiểm toán BCTC hàng tháng, quý hoặc năm, từ đó đưa ra những nhận xét, đánhgiá về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của DN.

Kiểm toán bất thường là việc thực hiện các cuộc kiểm toán không dự định,theo yêu cầu của ban lãnh đạo DN khi trong DN có những vấn đề nảy sinh cần phảiđược kiểm tra ngay.

1.1.4.4 Phân loại KTNB theo thời điểm kiểm toán

Trang 10

Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ thìKTNB cũng phân thành kiểm toán kiểm toán phòng ngừa và kiểm toán sau hoạtđộng.

Kiểm toán phòng ngừa bao gồm các biện pháp phòng ngừa được áp dụngtrước khi một nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo cho bộ máy nghiệp vụ hoạt độngchuẩn xác và hợp thức, loại trừ các sai phạm trước hoặc ngay khi chúng xuất hiện.

Kiểm toán sau hoạt động là loại kiểm toán được thực hiện sau khi nghiệp vụkế toán đã phát sinh nhằm xem xét mức độ trung thực, chính xác của các nghiệp vụhoàn thành đồng thời phát hiện các vi phạm, gian lận.

Hai loại hình kiểm toán trên rất khác nhau nhưng lại hỗ trợ nhau rất hiệu quả:nhờ kiểm toán sau hoạt động, bộ phận KTNB sẽ rút ra bản chất sai phạm, gian lậncó thể xảy ra từ đó xây dựng các biện pháp cho kiểm toán phòng ngừa, nhờ kiểmtoán phòng ngừa, KTV nội bộ sẽ theo dõi được chặt chẽ hơn các sai phạm phát hiệntrong kiểm toán sau hoạt động.

Nói chung, theo nhiều tiêu thức khác nhau, sẽ có nhiều loại hình KTNB khácnhau, vấn đề đặt ra là các KTV nội bộ phải xác định lựa chọn hoặc kêt hợp các loạihình kiểm toán khác nhau để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao trong cuộc KTNB.

1.1.5 Ứng dụng phương pháp kiểm toán trong KTNB

Cũng như kiểm toán nói chung, KTNB sử dụng các phương pháp kiểm toánchứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ trong quá trình thực hiện KTNB.

1.1.5.1 Phương pháp kiểm toán chứng từ

Phương pháp kiểm toán chứng từ được thiết kế và sử dụng nhằm mục đíchsử dụng các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp Mọi kiểm tra, đánh giáđều được thực hiện dựa vào các số liệu, các thông tin trong BCTC và hệ thống kếtoán của DN Trong kiểm toán chứng từ, KTV nội bộ cũng sử dụng các phươngpháp cân đối, đối chiếu trực tiếp và đối chiếu lôgic.

- Phương pháp kiểm toán cân đối: là phương pháp dựa trên các cân đối kếtoán và các cân đối khác để kiểm tra các mối quan hệ nội tại của các yếu tố cấuthành mối quan hệ cân đối đó Trước hết, KTV nội bộ kiểm tra các cân đối trong kếtoán:

Trang 11

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có

Tổng tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả

Khi các mối quan hệ cân đối trên không được đảm bảo, KTV nội bộ tiếnhành các soát xét, thử nghiệm, các thủ tục cần thiết để xác minh, tìm nguyên do sựmất cân bằng đó.

Để xác minh sự mất cân bằng đó, trước hết KTV nội bộ cần phải xem xét lạibản chất riêng của mối liên hệ Trong một số trường hợp, do bản thân các quy định,chế độ về kinh tế nói chung, kế toán nói riêng làm cho quan hệ này không cân bằngvề lượng Thông thường trong tổ chức quản lý có các đơn vị kế toán cơ sở có liênhệ dọc theo ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc ngành chuyên sâu quá chặt chẽ về tàichính; các đơn vị kế toán được phân cấp tài chính không đầy đủ; các đơn vị độc lậptrong một ngành độc quyền mà không có quy định cụ thể về kỹ thuật kế toán tàichính thì Bảng cân đối tài sản có thể không duy trì được cân bằng về lượng Trongmột số trường hợp khác, sự mất cân bằng xảy ra do lỗi về xử lý tài chính trong cácđơn vị khó phân định trong việc xử lý các mối liên hệ tài chính, không xử lý triệt đểvề tài chính trong các trường hợp tài sản, vật tư có thất thoát hoặc thừa ra trongkiểm kê, trong kinh doanh… Hoặc sự mất cân đối này chỉ đơn giản là do lỗi của kếtoán (do làm tắt, không xử lý đúng những quan hệ kinh tế mới phát sinh, sai sót khighi sổ, khoá sổ, lập báo cáo quyết toán …)

Dù mối quan hệ cân đối tổng quát có tồn tại hay không, kiểm toán các cânđối cụ thể vẫn phải đặt ra Trong cân đối cụ thể, phải dựa vào cân đối giữa số ghiNợ với số ghi Có; giữa số đầu kỳ và số tăng kỳ với số cuối kỳ và số giảm trong kỳcủa kế toán kép Những mối quan hệ này rất nhiều, KTV thường phải chọn mẫungẫu nhiên hoặc mẫu điển hình để kiểm toán, từ đó suy rộng ra cho quần thể mẫu vàđưa ra kết luận.

Phương pháp đối chiếu trực tiếp: là phương pháp đối chiếu một chỉ tiêu trêncác nguồn tài liệu khác nhau Đối chiều này thường được sử dụng rất rộng rãi trongtrường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một chuẩn mực, như sau:

Trang 12

- Đối chiếu giữa số cuối kỳ và số đầu năm, hoặc giữa các kỳ trên Bảng cânđối tài sản để nghiên cứu động thái của các mặt hoạt động tương ứng với chỉ tiêuđó, hoặc giữa các bộ phận tổng thể để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể.

- Đối chiếu giữa số dự đoán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giámức độ phấn đấu thực hiện các mục tiêu thể hiện trên các chỉ tiêu tương ứng.

- Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên cácchứng từ khác nhau, chẳng hạn, chỉ tiêu lợi nhuận hay lợi nhuận còn lại trên cácbảng cân đối với các sổ tổng hợp, chi tiết.

- Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu trữở các địa điểm khác nhau Loại đối chiếu này được thực hiện phổ biến trong kiểmtoán các giao dịch với ngân hàng, các khoản thu về bán hàng, chi mua hàng.

- Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành nên chỉtiêu đó: đối chiếu số lượng, đơn giá với số tiền trong chứng từ gốc, đối chiếu cáckhoản mục cấu thành tài sản hoặc nguồn vốn trong Bảng cân đối tài sản…

Phương pháp đối chiếu lôgic: là việc nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉtiêu có quan hệ với nhau, xem xét mức độ biến động tương ứng về trị số của các chỉtiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và theocác hướng khác nhau Chẳng hạn: biến động của lượng hàng tồn kho với biến độngcủa lượng tiền mặt, tiền gửi hoặc các khoản phải thu, phải trả; sự tăng giảm tài sảnvới sự tăng giảm của các khoản tiền vay, đầu tư hoặc chi phí khấu hao, chi phí lắpđặt … Phương pháp này được sử dung phổ biến trong việc xem xét khái quát cácmối quan hệ kinh tế - tài chính thuộc đối tượng kiểm toán Từ đó, KTV phát hiệnnhững mâu thuẫn trong mức và xu hướng biến động của các chỉ tiêu có liên quan.1.1.5.2 Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được sử dụng khi KTV không thuthập được đầy đủ lượng thông tin cần thiết, đáng tin cậy về nội dung kiểm toántrong các chứng từ, sổ sách, dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp Phương pháp nàybao gồm: kiểm kê, thực nghiệm và điều tra.

Phương pháp kiểm kê: là việc kiểm tra tại chỗ các loại tài sản Đây làphương pháp đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán Để đảm

Trang 13

bảo sự tồn tại của tài sản được phản ánh đầy đủ, chính xác trên sổ sách, công táckiểm kê phải được thực hiện theo đúng quy trình chung từ khâu chuẩn bị đến thựchành và kết thúc kiểm kê.

- Chuẩn bị kiểm kê phải căn cứ vào mục tiêu, quy mô và thời hạn kiểm kê đểbố trí lực lượng và cơ cấu nhân viên, các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác.

- Thực hành kiểm kê phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ vào phiếukiểm kê theo từng mã cân hoặc lô hàng … Các phiếu kiểm kê này sẽ trở thànhchứng từ kiểm toán.

- Kết thúc kiểm kê cần có biên bản nêu rõ chênh lệch, nguyên nhân và xử lýcụ thể Biên bản được đính kèm với phiếu kiểm kê, bảng kê chênh lệch và kết quảkiểm kê.

Phương pháp điều tra: là phương pháp dùng các cách khác nhau để tiếp cậnvà đánh giá đối tượng kiểm toán Phương pháp này cũng được sử dụng rộng rãitrong kiểm toán: thu thập thông tin, tìm hiểu về đối tượng kiểm toán, tiếp cận vớicác bên liên quan, dò hỏi, phỏng vấn, thu lượm và tích luỹ dự liệu, loại dần và thugọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán; xác minh bằng văn bản quathư xác nhận của các bên có liên quan; chọn mẫu hoặc chọn điển hình các đối tượngkiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề cần kiểm toán Để đảm bảo hiệu quả kiểmtoán, điều tra cần được kết hợp với hàng loạt kỹ thuật dự báo, dự đoán cụ thể nhưchi tiết, phân loại, tổng hợp đối tượng kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên hay chọnđiển hình … và cả những kinh nghiệm trong việc tiếp cận, tìm hiểu những đối tượngcó liên quan.

Phương pháp thực nghiệm: là việc tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xácminh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua Phương pháp này sử dụngcác thủ pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành các phép thử để nghiên cứu, phân tíchtừng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã diễn ra nhằm xác định mộtcách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí phù hợp Trong KTNB, sửdụng phương pháp này có thể tốn kém nhưng đôi khi lại rất cần thiết, nhờ vậy chấtlượng cuộc kiểm toán có thể được đảm bảo.

Trang 14

Nói chung, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà KTV nội bộ sẽ sử dụng nhữngphương pháp kiểm toán thích hợp, có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp cácphương pháp với nhau để từ đó đưa ra được những ý kiến đánh giá chính xác vềhoạt động của DN mình

1.2 Tổ chức Kiểm toán nội bộ 1.2.1 Quy trình kiểm toán nội bộ

Quy trình kiểm toán là trình tự và nội dung cụ thể của các bước công việccủa cuộc KTNB nhằm giúp KTV nội bộ tập hợp được đầy đủ chứng cứ cần thiết đểhoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình KTNB được xây dựng hợp lý sẽ là cơ sở để các KTV vận dụng khithực hành kiểm toán, là điều kiện cần thiết để cuộc KTNB diễn ra đúng kế hoạch,tiến độ, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí và điều kiện vật chất phục vụcông tác KTNB Trong DN, khách thể của KTNB là các bộ phận, các đơn vị thànhviên của DN Tuỳ theo mục đích, tính chất của từng cuộc kiểm toán mà KTV nội bộthực hiện các loại hình kiểm toán khác nhau: kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệpvụ, kiểm toán tuân thủ… hay kết hợp các loại hình kiểm toán với nhau Mỗi loạihình kiểm toán khác nhau có nội dung kiểm toán cụ thể khác nhau, nhưng đều tuântheo một quy trình KTNB chung bao gồm bốn bước: Lập kế hoạch KTNB, thựchành KTNB, kết thúc KTNB và theo dõi thực hiện sau KTNB

1.2.1.1 Lập kế hoạch KTNB

Lập kế hoạch KTNB là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác KTNBnhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành KTNB Đây làcông việc có ý nghĩa quyết định chất lượng KTNB.

Lập kế hoạch KTNB là việc xây dựng nội dung, thời gian, phạm vi vàphương pháp KTNB trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, số lượngvà chất lượng KTV nội bộ để công việc KTNB tiến hành có hiệu quả, đúng thờihạn Lập kế hoạch KTNB gồm các bước sau: Lập kế hoạch KTNB năm, thu thậpthông tin về bộ phận được KTNB, lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB vàthiết kế chương trình KTNB.

Bước 1: Lập kế hoạch KTNB năm

Trang 15

Kế hoạch KTNB năm bao gồm các định hướng cơ bản, nội dung trọng tâmvà phương pháp tiếp cận chung của các cuộc KTNB trong năm Bản kế hoạch nàyđược lập trên cơ sở đánh giá các thông tin tổng quát về tình hình hoạt động và môitrường kinh doanh của các bộ phận, các nghiệp vụ trong DN Bộ phận hay nghiệpvụ nào có mức độ rủi ro cao hơn sẽ được đưa vào lịch KTNB năm Bản kế hoạchKTNB năm giúp KTV nội bộ dự tínhvà tổng hợp được khối lượng công việc cầnthực hiện, thời gian hoàn thành và nhân lực cần thiết đối với các cuộc KTNB trongnăm, nó là cơ sở để lập kế hạoch KTNB chi tiết, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soátxét kết quả các cuộc KTNB trong năm Kế hoạch KTNB năm do người phụ trách bộphận KTNB lập và trình ban lãnh đạo DN duyệt Để lập kế hoạch KTNB năm cầnphải: - Xác định mục tiêu KTNB: là xác định những vấn đề cần đạt được sau khicông việc KTNB trong năm hoàn thành Mục tiêu này được xác định trên cơ sở yêucầu của lãnh đạo DN.

- Xác định nội dung KTNB của năm: là các công việc lớn mà KTNB cầnphải thực hiện theo từng loại hình KTNB của năm.

- Xác định phạm vi KTNB của năm: là giới hạn công việc phải thực hiệntheo trọng tâm của từng nội dung KTNB như xác định số lượng các đơn vị thànhviên, các bộ phận, nghiệp vụ cần phải KTNB, xác định thời kỳ KTNB đối với từngđối tưọng.

- Xác định nhân sự thực hiện KTNB: là xác định số lượng và cơ cấu KTVnội bộ tham gia thực hiện cuộc KTNB theo nguyên tắc độc lập, khách quan, phùhợp với sở trường và năng lực của KTV nội bộ.

- Chuẩn bị điều kiện vật chất cơ bản phục vụ công tác KTNB như kinh phí,các phương tiễn hỗ trợ công tác KTNB, giấy tờ liên hệ công tác, tài liệu làm căn cứpháp lý cho cuộc KTNB…

Bước 2: Thu thập thông tin về bộ phận, đơn vị được KTNB

Trong kế hoạch KTNB năm, mục tiêu và phạm vi KTNB đã được xác định.Để xây dựng kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình KTNB, KTV nội bộ cần phảitiến hành thu thập thông tin về bộ phận, đơn vị được KTNB, bao gồm:

Trang 16

- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ hoạt động của bộ phận, đơn vị đó đảm nhiệm;tình hình phát triển của DN ảnh hưởng đến bộ phận, đơn vị đó; những khó khăn,vướng mắc và những thuận lợi của bộ phận; mối quan hệ của bộ phận được KTNBvới các bộ phận khác trong DN.

- Thông tin về tài chính, kết quả hoạt động và tình hình hoàn thành kế hoạchSXKD của bộ phận được KTNB.

- Các quy định nội bộ của bộ phận, số lượng, trình độ, khả năng lãnh đạo củangười phụ trách bộ phận…

Để có được các thông tin trên, KTV nội bộ có thể khai thác và thu thập quacác văn bản pháp lý, các quy định, các kế hoạch và báo cáo có liên quan đến bộphận được KTNB, hoặc thông qua việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo vàcán bộ trong bộ phận, quan sát quá trình làm việc thực tế của bộ phận hoặc sử dụngbảng câu hỏi…

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB

Kế hoạch chi tiết cho từng cuộc KTNB là việc cụ thể hoá kế hoạch KTNBnăm của từng cuộc KTNB góp phần đảm đảo công việc KTNB được thực hiện mộtcách hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch KTNB chi tiết cơ thể được sửa đổi trong quátrình thực hiện KTNB nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quảngoài dự đoán của các thủ tục KTNB Nội dung của kế hoạch KTNB chi tiết baogồm: - Thông tin chung về bộ phận được KTNB: các mô tả chi tiết về tình hìnhhoạt động, đặc điểm SXKD, tổ chức nội bộ, quy định quản lý nội bộ của bộ phậnđược kiểm toán.

- Xác định mục tiêu cụ thể của cuộc KTNB: mục tiêu này được xây dựngtrên cơ sở mục tiêu kiểm toán năm và đặc điểm cụ thể của cuộc KTNB.

- Xác định phạm vi, đối tượng cụ thể của cuộc KTNB.

- Xác định nội dung và phương hướng áp dụng các phương pháp kỹ thuật củaKTNB.

- Kế hoạch thời gian của cuộc KTNB: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc,thời gian tổng hợp, lập và phát hành báo cáo KTNB.

Trang 17

- Xác định nhân sự: dự kiến nguồn nhân lực, xem xét vấn đề thuê chuyêngia cần huy động cho cuộc KTNB.

- Kế hoạch kinh phí và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho cuộc KTNB.Bước 4: Thiết kế chương trình KTNB

Chương trình KTNB là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV nội bộ tham gia vàocông việc KTNB về mục tiêu KTNB, nội dung KTNB, lịch trình và phạm vi các thủtục KTNB cụ thể, thời gian thực hiện ước tính cho từng phần hành KTNB Chươngtrình KTNB do người phụ trách đoàn KTNB lập trên cơ sở kế hoạch năm và trìnhngười phụ trách KTNB duyệt Thiết kế được chương trình KTNB thích hợp sẽ giúpKTV nội bộ thu thập được đầy đủ bằng chứng với thời gian và chi phí hợp lý Nộidung chương trình KTNB bao gồm: - Thông tin chi tiết về đối tượng KTNB cụ thể

- Xác định các tài liệu cần thiết phải thu thập phục vụ cho cuộc KTNB- Xác định mục tiêu và hướng kiểm toán từng phần hành cụ thể.

- Xác định nội dung, thời gian thực hiện các thủ tục chi tiết đối với công việckiểm toán từng phần hành.

- Phân công KTV nội bộ thực hiện các thủ tục phân tích và dự kiến thời gianhoàn thành.

1.2.1.2 Thực hành KTNB

Thực hành KTNB là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã được ấnđịnh trong trong kế hoạch, chương trình KTNB Trong giai đoạn này, các KTV nộibộ áp dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứngKTNB theo kế hoạch và chương trình đã lập Khi thực hành KTNB, các KTV nộibộ cần phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau:

- Tuyệt đối tuân thủ chương trình KTNB đã được xây dựng, trong mọitrường hợp, KTV nội bộ không được tự ý thay đổi chương trình.

- Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thường xuyên ghi chép những phátgiác, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, sự kiện nhằm tích luỹ bằngchứng, nhận định cho các kết luận KTNB và loại trừ những ấn tượng, nhận xét banđầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán.

Trang 18

- Định kỳ tổng hợp các kết quả kiểm toán trên các bảng tổng hợp để nhận rõmức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung.

- Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán đều phải có ýkiến thống nhất của người phụ trách đoàn KTNB.

- Kết thúc giai đoạn thực hành KTNB, KTV nội bộ cần thực hiện tập hợp,chọn lọc, phân loại các bằng chứng KTNB gốc, đánh giá, phân tích, nhận địnhnhững vấn đề thuộc nội dung kTNB để chuẩn bị cho công việc lập biên bản KTNB.Ngoài ra, KTV nội bộ cần rà soát lại tài liệu KTNB, lưu giữ tài liệu của cuộc KTNBmột cách khoa học và hợp lý để đảm bảo khi tài liệu làm việc được cung cấp chomột cá nhân khác không tham gia trực tiếp vào cuộc KTNB, cá nhân này vẫn có thểhiểu được trình tự KTNB và cơ sở của các nhận xét, đánh giá của KTV nội bộ.1.2.1.3 Kết thúc KTNB

Để kết thúc KTNB, các KTV nội bộ cần phải tổng hợp các thông tin đã thuthập được để đi đến một kết luận chung, từ đó làm cơ sở lập báo cáo KTNB.

Kết luận KTNB là sự khái quát kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận, đánhgiá thực trạng về đối tượng KTNB trong cuộc KTNB Kết luận KTNB phải đảmbảo yêu cầu về nội dung, hình thức và tính pháp lý: Về nội dung, kết luận KTNBphải phù hợp, đầy đủ và nhất quán với mục tiêu KTNB trong kế hoạch KTNB chitiết Về hình thức, kết luận KTNB phải được diễn đạt chuẩn xác trong từ ngữ và vănphạm Về tính pháp lý, kết luận KTNB phải được chứng minh bằng các bằng chứngtương xứng.

Lập báo cáo KTNB: Báo cáo KTNB là văn bản do KTV nội bộ lập và côngbố để trình bày ý kiến của mình về đối tượng được KTNB, nó là sản phẩm của cuộcKTNB và có vai trò quan trọng với quá trình quản lý hoạt động của bộ phận đượcKTNB

Sau khi kết thúc cuộc KTNB, KTV nội bộ lập dự thảo báo cáo KTNB để làmviệc trong nhóm, trao đổi và thống nhất nội dung với lãnh đạo của bộ phận đượcKTNB, sau đó mới lập báo cáo KTNB chính thức Một báo cáo KTNB thường baogồm nội dung sau: Tiêu đề báo cáo, nơi gửi, đối tượng KTNB, nội dung công việcKTNB, kết quả KTNB, nhận xét, kiến nghị của KTV nội bộ và ngày giờ lập báo

Trang 19

cáo, chữ ký của người lập báo cáo Báo cáo KTNB sau khi lập xong được thông quaban lãnh đạo DN và các bên liên quan, và được lưu trữ cùng hồ sơ KTNB theo từngcuộc KTNB.

1.2.1.4 Theo dõi thực hiện kiến nghị sau KTNB

Theo dõi thực hiện kiến nghị sau KTNB là công việc tiếp theo sau khi kếtthúc cuộc KTNB để đảm bảo rằng các kiến nghị được thực hiện sau KTNB Theodõi thực hiện kiến nghị sau KTNB phải được thực hiện dưới hình thức kiểm tra thựctế và kiểm tra trên báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghị KTNB do bộ phận đượcKTNB lập KTV nội bộ cần làm biên bản xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kiếnnghị KTNB giữa bộ phận được KTNB và đoàn KTNB Để theo dõi thực hiện kiếnnghị sau KTNB, có thể thành lập đoàn công tác riêng biệt hoặc sử dụng đoàn KTNBđược phân công KTNB trong năm trực tiếp thực hiện.

Nội dung xem xét tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB bao gồm:

- Đánh giá mức độ thực hiện kiến nghị của bộ phận được KTNB: bộ phậnđược KTNB đã thực hiện được bao nhiêu kiến nghị, chưa thực hiện được bao nhiêukiến nghị, nguyên nhân chưa thực hiện được là do hệ thống kiểm soát nội bộ ở bộphận được KTNB hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến bộ phận chưa thực hiện đượcngay các kiến nghị hay do cố tình không thực hiện kiến nghị của KTNB, hay dokiến nghị của KTNB nêu ra không phù hợp với tình hình thực tế của bộ phận…

- Lập báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB: báo cáo này được lậpsau khi kết thúc quá trình thưo dõi tình hình thực hiện kiến nghị sau KTNB, báo cáocần nêu rõ tình hình thực hiện và các biện pháp xử lý trường hợp không thực hiệnkiến nghị của KTNB.

1.2.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong DN

1.2.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy KTNB

Bộ máy KTNB là hệ thống tổ chức của các KTV do DN tự lập ra theo yêucầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lý Nhiệm vụ cơ bản của tổchức bộ máy KTNB là xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, xác định kiểu liên hệtrong từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống bộmáy KTNB – KTV nội bộ.

Trang 20

Để tổ chức và quản lý hoạt động của bộ máy KTNB trong DN, lãnh đạo DNthiết lập bộ máy KTNB theo các tiêu chí sau:

+ Quy mô của DN

+ Phạm vi hoạt động, mức độ phân tán về địa lý + Năng lực, trình độ của nhân viên

+ Các lĩnh vực hoạt động của DN+ Yêu cầu quản lý của DN

Tuỳ theo điều kiện thực tế, mỗi DN sẽ lựa chọn một mô hình tổ chức bộ máyKTNB khác nhau sao cho phù hợp, một bộ máy KTNB có thể được tổ chức thànhPhòng, ban, nhóm hoặc tổ công tác Thông thường, bộ máy KTNB được xây dựngtheo các mô hình sau:

Mô hình tập trung: theo mô hình này, DN chỉ tổ chức bộ phận KTNB tại vănphòng trung tâm, không có KTV hoặc bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộc Môhình này đảm bảo tính khách quan, độc lập trong công tác kiểm toán nội bộ vàthuận lợi cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp của các KTV nội bộ Tuy nhiên, môhình này không đảm bảo được tính nhanh chóng, kịp thời và sâu sát nên chỉ thườngđược tổ chức tại các DN có quy mô vừa phải, lĩnh vực hoạt động không quá phứctạp và trình độ của các KTV nội bộ đáng tin cậy.

Mô hình phân tán: theo mô hình này, DN sẽ tổ chức ngoài bộ phận KTNB tạivăn phòng trung tâm, tại các đơn vị cơ sở trực thuộc sẽ bố trí các KTV nội bộ hoặcbộ phận KTNB có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm toán giới hạn trong phạm vi cácđơn vị đó Bộ phận KTNB tại văn phòng trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểmtra hoạt động của các KTV nội bộ, các bộ phận KTNB tại các đơn vị cơ sở Mô hìnhnày đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời và sâu sát các hoạt động diễn ra tại đơn vị,nhưng lại không đảm bảo được tính khách quan, chính xác.

Mô hình hỗn hợp: Mô hình này thường được tổ chức tại các DN có quy môlớn, lĩnh vực hoạt động phức tạp và phân bố rộng Theo mô hình này, ngoài bộ phậnKTNB tại văn phòng trung tâm thì DN sẽ tổ chức các bộ phận KTNB nhỏ hơn tạicác đơn vị trực thuộc theo ngành dọc Các bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộclà một phần của bộ phận KTNB của văn phòng trung tâm, chịu sự quản lý và điều

Trang 21

hành của bộ phận KTNB văn phòng trung tâm Mô hình này vừa đảm bảo được sựnhanh chóng, kịp thời và sâu sát các phát sinh trong các đơn vị vừa đảm bảo tínhkhách quan trong các đánh giá, kiến nghị của báo cáo KTNB.

Dù DN tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình nào, DN cũng phải đảm bảo chobộ phận KTNB có một vị trí độc lập, hoạt động khách quan, chỉ chịu sự điều hành

của lãnh đạo cao nhất trong DN Bộ phận KTNB có nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch KTNB hàng năm và thực hiện các hoạt động KTNB theo kếhoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục KTNB đã được phê duyệt, đảm bảo chấtlượng và hiệu quả kiểm toán.

- Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả cácđơn vị, bộ phận, các hoạt động của DN Thông báo kịp thời cho lãnh đạo Dn biếtnhững vấn đề có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của DN và đưa ra những khuyếnnghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.

- Đánh giá và kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử lýnhững vi phạm, đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả củahệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong DN.

- Lập báo cáo kiểm toán nội bộ, thông báo và đệ trình kịp thời các kết quảkiểm toán nội bộ cho các bên có liên quan theo đúng các chính sách, quy trình, quyđịnh của DN và pháp luật.

- Đảm bảo chất lượng của công tác KTNB.

- Tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng có hiệu quả các KTV nội bộ, pháthuy năng lực và trình độ của các KTV nội bộ phục vụ cho công việc đạt hiệu quả.

Quyền hạn của bộ phận KTNB trong DN:

- Được trang bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết, chủ động thực hiện cácnhiệm vụ của mình theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết chocông tác KTNB.

- Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, các tài sản và tiếpcận, phỏng vấn tất cả các cán bộ, nhân viên trong DN khi thực hiện KTNB.

Trang 22

- Được giám sát, đánh giá, theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoànthiện của các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà KTV nội bộ đã ghi nhận và cókhuyến nghị.

Trách nhiệm của bộ phận KTNB:

- Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo DN về kết quả công việc KTNB, về nhữngđánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo KTNB.

- Theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau KTNB của các đơn vị, bộphận trong DN.

1.2.2.2 Yêu cầu đối với người làm công tác KTNB

Những nhân viên được phân công thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trongDN được gọi là các KTV nội bộ Chất lượng KTNB của DN chỉ có thể đảm bảo bởinhững KTV nội bộ có trình độ, năng lực và tư cách đạo đức phù hợp với công việc.

Bộ phận KTNB trong DN có thể được tổ chức thành các phòng, ban hoặcnhóm, tổ công tác, gồm các trưởng phòng, phó trưởng phòng (nếu có) KTNB, nhómtrưởng hoặc tổ trưởng tổ KTNB đứng đầu và các KTV nội bộ.

Trưởng bộ phận KTNB là người ký, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo DN và

pháp luật về báo cáo KTNB, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình KTNB hàng năm trìnhlãnh đạo DN phê duyệt.

- Tổ chức các cuộc KTNB trong DN theo nhiệm vụ, kế hoạch đã được phêduyệt và các cuộc KTNB đột xuất được giao.

- Quản lý, bố trí, phân công công việc cho các KTV nội bộ và thực hiện cábiện pháp đào tạo, huấn luyện KTV nội bộ, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độvà năng lực công tác của KTV nội bộ và bộ máy KTNB Đề xuất với lãnh đạo DNvề việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với KTV nội bộ.

- Báo cáo lãnh đạo DN khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại, các saiphạm trong DN, kiến nghị và đề xuất thay đổi về chính sách, đường lối, quy địnhtrong DN nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành DN.

Trang 23

- Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau KTNB, lập và gửi các báo cáoKTNB cho lãnh đạo DN và các bên hữu quan.

Đối với các KTV nội bộ thì tuỳ theo lĩnh vực, yêu cầu của DN, hoặc theo

pháp luật có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung KTV nội bộ phảilà những người có các tiêu chuẩn sau:

- Là người có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìnnhận khách quan.

- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về kế toán tài chính, quản trịkinh doanh.

- Có bằng cấp các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn đượccập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện KTNB.

- Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, có kiếnthức và kỹ năng về KTNB Đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu riêng của DN.

KTV nội bộ do lãnh đạo DN trực tiếp bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghịcủa trưởng bộ phận KTNB KTV nội bộ đã bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật khôngđược bổ nhiệm lại, KTV nội bộ tuyệt đối không được đảm đương các công việckhác trong điều hành, quản lý DN KTV nội bộ có trách nhiệm và quyền hạn sau:

- Thực hiện nhiệm vụ KTNB theo sự phân công của trưởng bộ phận KTNB,chịu trách nhiệm về chất lượng, tính trung thực và hợp lý của báo cáo kiểm toán nộibộ trong phần việc mình thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện KTNB, KTV nội bộ phải tuân thủ luật pháp, cácnguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ củaNhà nước và tuân thủ các thủ tục, quy trình KTNB đã được lập.

- Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tàiliệu phục vụ cho công tác kiểm toán.

- Được nêu các ý kiến đánh giá, đề xuất kiến nghị giải pháp, các ý kiến tưvấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất,kinh doanh của DN.

Trong công việc, KTV nội bộ thì cần phải thực hiện và duy trì các quy tắcđạo đức nghề nghiệp sau:

Trang 24

- Trung thực: KTV nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trungthực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ pháp luật và thực hiện nội dung côngviệc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp; không chủ tâm liênquan đến bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào, hoặc tham gia những hoạt động gâymất uy tín đối với nghề nghiệp KTV nội bộ hoặc đối với DN; luôn tôn trọng vàphấn đấu đóng góp có hiệu quả cho những mục tiêu chính đáng và hợp pháp củaDN.

- Khách quan: KTV nội bộ phải thể hiện tính khách quan nghề nghiệp ở mứcđộ cao nhất trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt độnghoặc các quy trình, hệ thống đã và đang được kiểm toán KTV nội bộ cần đưa rađánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị ảnh hưởngbởi quyền lợi riêng, hoặc bởi bất kỳ áp lực nào khi đưa ra nhận xét, đánh giá củamình.

- Bảo mật: KTV nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tinnhận được, không được tiết lộ thông tin mà không được phép trừ khi có nghĩa vụphải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm: KTV nội bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm cao, phấn đấuhọc hỏi, áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng có được để thực hiện côngviệc KTNB một cách có hiệu quả.

1.3 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam và trên thế giới 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển KTNB

KTNB là một loại hình của kiểm toán nói chung Tuy hoạt động kiểm toánđã xuất hiện từ rất lâu, song khái niệm KTNB thì ra đời muộn hơn rất nhiều Cácyếu tố của KTNB dù đã có từ lâu trong các DN nhưng mãi đến năm 1940 khi cácDN có quy mô lớn hình thành thì mới xuất hiện khái niệm đầy đủ về KTNB Từ khira đời, KTNB đã thể hiện vai trò quan trọng trong công tác quản lý, đối với các DNthì KTNB được coi như một công cụ quản lý hiệu quả, giúp lãnh đạo DN giám sátđược toàn bộ hoạt động của DN mình; đối với cơ quan Nhà nước thì nó giúp kiểmtra, kiểm soát hiệu quả hoạt động của các đơn vị công.

Trang 25

Cùng với sự lớn mạnh của các DN, tầm quan trọng của KTNB cũng thể hiệnngày càng rõ rệt hơn KTNB ra đời trước tiên ở các nước có nền kinh tế thị trườngphát triển như Mỹ, Pháp; bộ phận KTNB được xây dựng đầu tiên tại các ngân hàng,các công ty đa quốc gia, các tổ chức thuộc thị trường chứng khoán Tại một số quốcgia, cơ quan lập pháp đã sớm đưa ra những văn bản pháp luật nhằm tạo hành langpháp lý để tạo điều kiện cho KTNB hoạt động và phát triển.

Tại Mỹ, năm 1941, Viện kiểm toán nội bộ IIA đã ra đời tại Newyork với 25thành viên để nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho các KTV nội bộ;chính phủ Mỹ không can thiệp vào việc xác định bộ máy KTNB của DN và cũngkhông bắt buộc đối với các DN, ban lãnh đạo DN dựa vào các chuẩn mực KTNBcủa Viện KTNB Mỹ ban hành để thiết lập và vận hành bộ máy KTNB của mình.

Tại Pháp, năm 1960 các chức năng của KTNB đã được định nghĩa khá đầyđủ Năm 1965, Pháp thành lập Hội KTV nội bộ, đến năm 1973 trở thành Việnnghiên cứu của KTV và KTV nội bộ của Pháp; chính phủ Pháp cũng không có bấtcứ can thiệp nào vào việc xây dựng bộ máy KTNB của DN, trong các DN, bộ phậnKTNB chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của lãnh đạo DN.

Tại các nước Châu Á, KTNB ra đời muộn hơn nhiều so với Mỹ và Châu Âu:nó xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20 và đã phát triển khá nhanh Ở ViệtNam, KTNB xuất hiện muộn hơn vào năm 1997, khi các Tổng công ty 90, 91 đượchình thành, nhu cầu và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập KTNB xuất hiện Hoạtđộng KTNB được chính thức triển khai từ tháng 10/1997 trên cơ sở Nghị định59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ và Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày28/10/1997 của Bộ tài chính ban hành Quy chế KTNB Đây là những văn bản pháplý đầu tiên làm cơ sở cho các DN nhà nước triển khai KTNB, còn các DN tư nhânthì chưa bị bắt buộc thực hiện KTNB Khi nền kinh tế thị trường đã phát triển hơn,nhu cầu KTNB trở nên rõ rệt hơn tại các DN Việt Nam, chính phủ đã ban hànhthêm Thông tư số 52/TT-BTC ngày 16/4/1998 và Thông tư số 171/TT-BTC ngày22/12/1998 để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy chế KTNB Tuy hệ thốngcác văn bản về KTNB ở Việt Nam còn chưa được đầy đủ song đó cũng là cơ sở đểKTNB được triển khai thực hiện và phát huy vai trò thực tiễn trong các DN.

Trang 26

Hoạt động KTNB được hình thành do nhu cầu quản lý khách quan của DNvà nó đã phát triển theo ba khía cạnh: KTNB như một tổ chức, KTNB như một chứcnăng và KTNB như một nghề nghiệp.

+ Sự phát triển của KTNB như một tổ chức được đánh giá qua ba giai đoạn:Trong giai đoạn đầu các chức năng của KTNB đã được công nhận rải rác ở vài nơivà việc kiểm tra do bản thân chủ sở hữu hoặc lãnh đạo DN trực tiếp thực hiện; Giaiđoạn tiếp theo tuy chưa thực hiện rộng rãi nhưng các chức năng và sự đánh giá củaKTNB đã được công nhận chính thức trong nhiều DN; Giai đoạn thứ ba, KTNB đãđược coi trọng và trở thành một bộ phận độc lập chịu sự điều hành trực tiếp củalãnh đạo DN.

+ Sự phát triển của KTNB như một chức năng thể hiện qua việc mở rộngchức năng từ lĩnh vực tài chính sang các lĩnh vực khác Ban đầu, lãnh đạo DN sửdụng KTNB để tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá các thông tin và hoạt động vềtài chính kế toán Ngày nay, KTNB thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách rộngrãi, bao gồm cả các thông tin tài chính, phi tài chính và các hoạt động khác của DN.

+ Sự phát triển của KTNB như một nghề nghiệp thể hiện qua mức độ “xã hộihoá” nghề nghiệp của KTNB: Hoạt động KTNB đã và đang được công nhận vàchấp thuận ở nhiều nơi Hoạt động KTNB được các DN tiến hành do nhu cầu quảnlý, nhưng nó lại được thực hiện bởi những KTV nội bộ là những người có trình độ,kỹ năng chuyên nghiệp, và bị chi phối bởi các nguyên tắc nghề nghiệp Các hoạtđộng của KTNB ngày càng được chuyên nghiệp hoá, các chuẩn mực KTNB ra đời,và các KTV nội bộ thì phải qua thi tuyển, đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề.

1.3.2 Kinh nghiệm tổ chức KTNB tại một số DN ở Việt Nam

KTNB hình thành và phát triển theo nhu cầu quản lý của các DN khi nềnkinh tế thị trường phát triển Ở các nước phát triển trên thế giới, KTNB đã được sửdụng như là một công cụ quản lý hữu hiệu, do bản thân các DN tự thiết lập trên cơsở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

Tại Việt Nam, KTNB mới xuất hiện trong 10 năm trở lại đây khi nền kinh tếthị trường phát triển và các DN nhà nước lớn ra đời, đặc biệt là sự hình thành cáctổng công ty 90, 91 Trong giai đoạn này, các DN vẫn chưa chú trọng đến KTNB,

Trang 27

chưa khai thác được vai trò của KTNB Bộ phận KTNB chỉ được thiết lập trong cácDN nhà nước theo quy định của chính phủ Việt Nam, đối với các loại hình DN khácthì không bắt buộc phải có bộ phận KTNB Tuy nhiều DN thành lập bộ phận KTNBmang tính hình thức, song cũng có một số DN đã ý thức được vai trò của KTNBtrong công tác quản lý DN và đã xây dựng được một tổ chức KTNB hoạt động cóhiệu quả Tuy cơ sở hình thành và hoạt động khác nhau, song các DN khác khi tiếnhành tổ chức bộ phận KTNB tại DN mình có thể học hỏi một số kinh nghiệm củacác DN này.

Kinh nghiệm tổ chức KTNB tại TCT XNK xây dựng VINACONEX: TCT

XNK xây dựng Vinaconex là một DN lớn hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, với hơn80 đơn vị thành viên và văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước Quy mô hoạtđộng lớn, các lĩnh vực SXKD của TCT rất đa dạng và phức tạp, các đơn vị thànhviên phân bố rộng khắp trong và ngoài nước, công tác quản lý tại TCT cũng rất đadạng và phức tạp Để hoạt động có hiệu quả, TCT Vinaconex đã sớm hình thành vàđưa vào hoạt động bộ phận KTNB năm 1998 Trong hơn 10 năm hoạt động, bộphận KTNB TCT Vinaconex đã phát huy được vai trò của mình trong công tác quảnlý của TCT Hiện nay, bộ phận KTNB của TCT được tổ chức thành một phòngKTNB độc lập, tổ chức theo mô hình hỗn hợp, vừa có phòng KTNB tại TCT vừa cóbộ phận KTNB tại các đơn vị thành viên, các KTV nội bộ đều là những người cótrình độ, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm nên công tác KTNB được thực hiệntốt và phát huy đựoc hiệu quả cao Hoạt động KTNB tại TCT bao gồm nhiều mặt:kiểm toán BCTC, kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán tuân thủ… bao quát được các mặthoạt động chính trong TCT.

Kinh nghiệm tổ chức KTNB tại TCT Sông Đà: TCT Sông Đà cũng là một DN

nhà nước lớn hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, với nhiều đơn vị thành viên phân bốrộng khắp trong cả nước TCT Sông Đà là một trong những DN có tổ chức KTNBkhá hoàn thiện Bộ phận KTNB của TCT Sông Đà được thành lập từ năm 1997,ngay sau khi các văn bản hướng dẫn của Nhà nước được ban hành Cùng với quátrình phát triển của TCT, bộ phận KTNB cũng phát triển và ngày càng hoàn thiện.Bộ phận KTNB của TCT Sông Đà có quy chế KTNB chặt chẽ, thực hiện nhiều loại

Trang 28

hình KTNB: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính với cácquy trình KTNB được xây dựng khá hoàn thiện Hiện nay, bộ phận KTNB của TCTSông Đà đã phát triển thành một Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toánhoạt động rất hiệu quả.

Kinh nghiệm tổ chức KTNB tại TCT dầu khí Việt Nam: TCT dầu khí Việt

Nam là một tổng công ty 91 được xếp hạng đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực tìmkiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với hơn 50 công ty thành viên và 80 chi nhánhlớn hoạt động trên cả nước Tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 20 triệu tấnquy dầu, XK dầu thô năm 2007 lên tới 15,72 triệu tấn, kim ngach XK đạt 8,8 tỷUSD Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp của TCT chiếm tới hàng tỷUSD Tốc độ và khối lượng vốn luân chuyển lớn, cơ cấu hoạt động phức tạp Sớmnhận thức được vai trò của KTNB trong công tác quản lý, tháng 2/1999, TCT dầukhí Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động phòng KTNB Ban đầu, lãnh đạoTCT lấy bộ phận KTNB làm nòng cốt xây dựng phòng KTNB TCT, sau đó dần dầnphát triển các bộ phận KTNB tại các đơn vị thành viên Do khối lượng công việcnhiều, KTNB TCT dầu khí Việt Nam chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán hoạtđộng và kiểm toán tuân thủ, còn kiểm toán BCTC thì thuê kiểm toán độc lập thựchiện Sự kết hợp giữa KTNB và kiểm toán độc lập đem lại hiệu quả khá thiết thựctrong công tác quản lý của TCT.

Nói chung, mỗi DN khác nhau sẽ xây dựng một bộ phận KTNB khác nhauphù hợp với điều kiện riêng của mình, nhưng đều tiến tới một mục tiêu là trợ giúplãnh đạo DN tăng cường hiệu lực quản lý, tăng hiệu quả và hạn chế tới mức thấpnhất các tổn thất, rủi ro trong SXKD của DN

Các DN trên đều là những TCT nhà nước, có quy mô hoạt động lớn, độ phântán rộng, lĩnh vực SXKD đa dạng, cơ cấu quản lý hoạt động phức tạp, kinh nghiệmtổ chức KTNB của các DN này sẽ rất cần thiết và hữu dụng đối với một DN cónhiều điểm tương đồng như TCT Khoáng sản – TKV.

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNGTY KHOÁNG SẢN – TKV

2.1 Tổng quan về Tổng công ty Khoáng sản - TKV

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của TCT Khoáng sản - TKV

Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng tài nguyên khoáng sản, do vậyngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã hình thành từ các thời đạiphong kiến và đến nay phát triển ngày càng mạnh

Đầu thế kỷ thứ XIX, nước ta đã có khoảng 150 mỏ khoáng sản ở các vùngnhư Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh … được khai thác vớicác loại khoáng sản chủ yếu như: đồng, chì, kẽm, thiếc, sắt, lưu huỳnh, bô xít …Trong thời kỳ này, việc khai thác còn rất thủ công, dựa vào sức người là chính nênquy mô và sản lượng khai thác còn ít, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất nôngcụ và vũ khí Đến thời kỳ Pháp thuộc, tuy số lượng các mỏ khai thác đã tăng lênkhoảng 300 mỏ với trên 20 loại khoáng sản khác nhau, sản lượng khai thác tăng lênnhưng việc khai thác vẫn rất thủ công, thợ mỏ bị bóc lột sức lao động thậm tệ,khoáng sản khai thác được bị thực dân Pháp vơ vét.

Sau khi miền Bắc giành được độc lập, từ những năm 1955 - 1985, Việt Namđã hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc … để đầu tưkhai thác và chế biến khoáng sản, phục vụ cho giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hoá đất nước Thời gian này, có khoảng 700 mỏ trên cả nước được đưa vàokhai thác với trên 40 loại khoáng sản khác nhau Công nghệ khai thác, tuyển khoángvà luyện kim tuy có được cải tiến nhưng năng suất và hiệu quả khai thác vẫn rấtthấp; mặt khác do công tác quản lý mang tính tập trung bao cấp, kế hoạch hoá, hoạtđộng khai thác và chế biến khoáng sản chỉ do các đơn vị Nhà nước thực hiện nênngành khoáng sản không khai thác được hết tiềm năng khoáng sản, không phát huyđược vai trò trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước.

Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, áp dụng chính sách mởcửa nền kinh tế đã tạo một bước ngoặt lớn để ngành khai thác khoáng sản phát triển.

Trang 30

Số lượng mỏ và chủng loại khoáng sản được khai thác đã tăng nhanh trên phạm vicả nước như: Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Thanh Hoá, HàNam, Quảng Bình, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu … Thời gian này, cơchế thị trường được hình thành, các thành phần tham gia khai khoáng đa dạng hơn,bao gồm cả các DN Nhà nước, DN tư nhân, công ty TNHH, công ty CP, DN có vốnđầu tư nước ngoài … nhờ vậy, ngành khai khoáng đã phát triển khá mạnh Quy môvà sản lượng khai thác khoáng sản tăng lên nhanh chóng, nhưng lại bị phân tán,manh mún, việc đầu tư vào chế biến sâu khoáng sản không được chú trọng, hầu hếtsản phẩm khai thác được thường được xuất khẩu ở dạng thô làm giảm hiệu quả kinhtế - xã hội Tình trạng hoạt động phân tán, manh mún xảy ra kéo dài với hầu hết cácngành kinh tế trong cả nước, nhằm khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quảkinh tế - xã hội, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương DN Nhà nước giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế quốc dân và tổ chức sắp xếp lại các DN Nhà nước thành cácTCT để tăng cường sức mạnh tài chính, nhân lực, sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm,nâng cao hiệu quả của DN Nhà nước Theo đó, các DN Nhà nước trong ngành khaikhoáng cũng được quy hoạch lại thành các TCT 90 như: TCT KLM quý hiếm, TCTphát triển khoáng sản … theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập các TCT 90.

Trong bối cảnh đó, TCT khoáng sản Việt Nam đã được chính thức thành lậptheo Quyết định số 1118/QĐ/TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởngBộ Công nghiệp nặng theo uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở hợp nhấtTCT khoáng sản quý hiếm Việt Nam và TCT phát triển khoáng sản Theo thời gian,số lượng các đơn vị thành viên của TCT khoáng sản Việt Nam tăng lên dần và có sựsắp xếp lại ngày càng hợp lý hơn Bản thân TCT tuy mới thành lập nhưng các đơnvị thành viên hầu hết đều là những DN có bề dày truyền thống hoạt động trongngành khai thác và chế biến khoáng sản

Đầu năm 2003, căn cứ theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BCN ngày 13 tháng2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, TCT đá quý và vàng Việt Nam đã đượcsáp nhập vào TCT khoáng sản Việt Nam.

Trang 31

Năm 2005, TCT khoáng sản Việt Nam trở thành thành viên của Tập đoàn

Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo Quyết định số: 345/2005/QĐ-TTg

ngày 26/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệpThan – Khoáng sản Việt Nam.

Cuối năm 2006, TCT khoáng sản Việt Nam được đổi tên thành TCT Khoángsản – TKV theo Quyết định số 2449/QĐ-HĐQT ngày 08/11/2006 của HĐQT Tậpđoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tên đơn vị: TCT Khoáng sản - TKV

Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN - MINERALS HOLDINGCORPORATION, viết tắt là VIMICO

Trụ sở chính đặt tại: 562 Nguyễn Văn Cừ - quận Long Biên – Hà Nội

TCT Khoáng sản – TKV là một tổng công ty nhà nước hoạt động theo LuậtDN nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhànước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; có vốn và tàisản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình TCTKhoáng sản – TKV được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của TCT do Chủ tịchHĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phê duyệt, với nhiệmvụ kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại TCT và tạicác DN TCT tham gia góp vốn; hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữugiao Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của TCT, đại diện sở hữu nhà nước làHĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; HĐQT TCT Khoángsản – TKV là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại TCT.

Tính đến thời điểm 22/11/2006, khi đổi tên thành TCT Khoáng sản – TKV,vốn điều lệ của TCT Khoáng sản – TKV là 719.749.730.244 đồng.

Là một tổng công ty nhà nước, TCT Khoáng sản – TKV có quyền tự chủ đốivới việc sử dụng vốn và tài sản của mình nắm giữ, có quyền kinh doanh các ngànhnghề đăng ký, quyền lựa chọn đối tác, quyền chủ động trong quản lý tài chính vàthực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, đối với các công ty con, công tyliên kết đảm bảo hoạt động hiệu quả của đồng vốn, và lợi ích xã hội.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của TCT:

Trang 32

- Điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất các loại khoáng sản.

- Khai thác các loại khoáng sản, kể cả các loại khoáng sản quý hiếm như vàng,bạch kim, bạc, đá quý và đá bán quý; các loại nguyên vật liệu sử dụng trong ngànhhàng trang sức như ngọc trai, san hô …

- Tuyển luyện, gia công, chế biến các loại khoáng sản, gia công chế tác sản xuấthàng trang sức mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng công nghiệp, dân dụng từ khoángsản, kim loại.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào lĩnh vực thăm dò, khai thácchế biến khoáng sản, luyện kim, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ.

- Đào tạo chuyên gia về ngọc học, công nhân kỹ thuật gia công chế tác đá quý,vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ.

- Kinh doanh xuất NK các loại khoáng sản, các loại sản phẩm chế biến từkhoáng sản, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ, các loại vật tư thiết bịphục vụ cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản, đá quý, vàng và hàng trangsức mỹ nghệ.

- Xây lắp công trình công nghiệp mỏ - luyện kim và công trình dân dụng.

- Chế tạo, sửa chữa công cụ dụng cụ, thiết bị trong lĩnh vực khai thác tuyểnluyện.

- Tư vấn đầu tư và xây dựng về khai thác và chế biến khoáng sản;

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải và cácngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TCT Khoáng sản - TKV

Bộ máy tổ chức quản lý của TCT Khoáng sản- TKV được tổ chức theo môhình Trực tuyến – Chức năng khá gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân cấp rõ ràng để đảmbảo tính năng động, tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh Bộ máy quản lý bao gồm:HĐQT, Ban Kiểm soát, TGĐ, Các phó TGĐ, Kế toán trưởng và Bộ máy giúp việc(các phòng ban)

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại

TCT có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TCT, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách

Trang 33

nhiệm của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu và phápluật về họat động của TCT HĐQT có 05 thành viên do HĐQT Tập đoàn Côngnghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm: Chủ tịchHĐQT, 01 thường trực HĐQT, 01 trưởng Ban kiểm soát và 02 ủy viên HĐQT,nhiệm kỳ 5 năm.

Ban Kiểm soát có 03 thành viên thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo

và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hànhcủa TGĐ, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên TCT trong hoạt động tàichính, chấp hành pháp luật, điều lệ TCT, các nghị quyết và quyết định của HĐQT.

Ban Giám đốc gồm TGĐ và 04 phó TGĐ TGĐ là người đại diện theo pháp

luật, điều hành họat động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch và các nghịquyết, quyết định của HĐQT, phù hợp với Điều lệ của TCT; chịu trách nhiệm trướcHĐQT và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Giúp việc TGĐ là 04 phó TGĐ do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệmtheo đề nghị của TGĐ: Phó TGĐ chỉ đạo điều hành SXKD; Phó TGĐ chỉ đạo vềđầu tư XDCB; Phó TGĐ chỉ đạo công tác tổ chức; Phó TGĐ chỉ đạo kỹ thuật khâuluyện kim Các phó TGĐ giúp TGĐ điều hành TCT theo phân cấp và ủy quyền củaTGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật về lĩnh vực được phân công, ủyquyền.

Kế toán trưởng TCT do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề

nghị của TGĐ, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của TCT, giúp TGĐgiám sát tài chính của TCT theo pháp luật về tài chính kế toán; chịu trách nhiệmtrước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng, các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ

có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, TGĐ trong quản lý, điều hành công việc.Các phòng ban tại TCT gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, PhòngĐầu tư và phát triển, Phòng Luyện kim, Phòng cơ điện, Phòng mỏ và địa chất,Phòng kế hoạch giá thành, Phòng kinh doanh, Phòng thanh tra - Bảo vệ và KTNB,Phòng Tài chính kế toán, Phòng tuyển khoáng, Phòng quan hệ quốc tế

Trang 34

Trong năm 2006: TCT hoàn thành sáp nhập vàp Tập đoàn than Việt Nam đểthành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và trở thành công tycon của Tập đoàn; Hoàn thành việc chuyển đổi TCT sang hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BCN ngày 27/4/2006của Bộ Công nghiệp về việc chuyển TCT Khoáng sản - TKV sang hoạt động theomô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Cũng trong năm 2006, TCT đã thực hiện thành lập mới chi nhánh TCT tạiLào Cai, chuyển đổi Xí nghiệp Mỏ tuyển đồng Sin Quyền thành Công ty Mỏ tuyểnđồng Sin Quyền; tách phòng Quản lý Công nghệ địa chất thành các phòng: PhòngMỏ & Địa chất, Phòng tuyển khoáng, Phòng cơ điện, Phòng Luyện kim; tách PhòngKế hoạch và Đầu tư để thành lập mới các phòng: Phòng Kế hoạch giá thành, PhòngKinh doanh, Phòng đầu tư và phát triển; thành lập mới Phòng Quan hệ Quốc tế,phòng Thanh tra – Bảo vệ và KTNB Các phòng mới được thành lập nhằm tăngcường quản lý theo chức năng chuyên môn hóa từng ngành, sau khi thành lập cácphòng đã từng bước ổn định biên chế tổ chức và phối hợp cùng các đơn vị hoànthiện từng bước các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tối ưu làm cơ sở cho việc quản trị chiphí và giá thành sản xuất toàn TCT đồng thời tham mưu giúp cho lãnh đạo TCTtrong việc đầu tư quản lý công nghệ mới tạo điều kiện phát triển vững chắc trên cơsở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.Hiện nay TCT có 24 đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị trực thuộc, đơn vịcó CP chi phối và đơn vị liên doanh liên kết với nhiều nhà máy, xí nghiệp, mỏ khaithác và chế biến khoáng sản phân bố rộng khắp trên toàn quốc:

03 đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc TCT:

1 Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền – Lào Cai2 Công ty luyện đồng Tà Loỏng – Lào Cai 3 Chi nhánh TCT khoáng sản tại Lào Cai 06 đơn vị là Công ty CP có CP chi phối 51%:

4 Công ty CP vật tư Mỏ - Địa chất 5 Công ty CP phát triển khoáng sản 46 Công ty CP gang thép Cao Bằng

Trang 35

7 Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng 8 Công ty CP địa chất và khoáng sản GEOSIMCO9 Công ty CP Cromit Cổ Định – Thanh Hóa  03 Công ty TNHH một thành viên:

10 Công ty TNHH một thành viên KLM Thái Nguyên 11 Công ty TNHH một thành viên KLM Nghệ Tĩnh 12 Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản 3

12 Công ty CP có vốn nhà nước liên kết, công ty liên doanh:

13 Công ty CP phát triển khoáng sản MIDECO14 Công ty CP khoáng sản & cơ khí (MIMECO)15 Công ty CP khoan và dịch vụ khai thác mỏ 16 Công ty CP đá quý & vàng Hà Nội

17 Công ty CP đá quý & vàng Yên Bái18 Công ty CP đá quý và vàng Lâm Đồng

19 Công ty CP phát triển khoáng sản 6 (LIDISACO)20 Công ty CP XNK khoáng sản (MIMEXCO)21 Công ty CP Gạch – Ngói – Gốm Tiền Giang22 Công ty liên doanh thăm dò vàng Phú Yên 23 Công ty liên doanh thăm dò vàng PUNSANCAP 24 Công ty liên doanh đá quý Việt Nhật

Sang năm 2007, TCT đang tiếp tục có những sắp xếp lại tổ chức hoạt độngcủa các đơn vị thành viên, sẽ tiến hành CP hóa Công ty TNHH một thành viênKLM Nghệ Tĩnh và Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản 3; chuẩn bị thànhlập Công ty CP KLM Tuyên Quang, Công ty CP xi măng Tuyên Quang, Công tyCP vàng Lào Cai, Công ty CP gạch Kỳ Tiến – Hà Tĩnh Ngoài ra, TCT đang tiếnhành đàm phán thành lập Công ty dịch vụ vận tải du lịch với TCT đường sắt, mởchi nhánh thực hiện các dự án thăm dò khai thác tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào…

Trang 36

ਘ⭈ూᡞ䝀ⴖḏḏ娪塅䔻唦 ⵐ

⭈ూᡞ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ

偖㜥刯ᄹ ⭈ూᡞ 㜜ɞř⡐⡐⭈ూᡞഡ㹃㜶

⭈ూᡞ ⭈ూᡞ•

㤷㴢〮 ⭈ూᡞሪ䄁 ⭈ూᡞ 尒䐜 崃⬈崃

⭈ూᡞ㱌⤉⤉⭈ూᡞ ⭈ూᡞ 噀㼷䍓䑡䅢彌⭈ూᡞ⭈ూᡞ匀

坊⭈ూᡞ ⭈ూᡞ℗ᩕ⸛ ⸛℗ᩕ⸛ㅗ䔩嵜䔩嵜

䡇 ⭈ూᡞ

䄑 ⭈ూᡞ兑億Ⰷ㑔娐

䠃 ጛ㵘⭈ూᡞ⸑䵙䑜

㱡㤭䵠㨈 ؠ尨嘼 ⵑ㐲 ᨎ㔪刴㕞

⭈ూᡞ启 ⭈ూᡞ㨢䭓≃娖 戚⬥戚

㙐܊ㅎ⭈ూᡞ唔孢儃⭈ూᡞ̳ ᱃⭈ూᡞ̳ ᱃

怲䄴∬ ⭈ూᡞฟ

佞䩊挸㠳戁ᄊᄊ⭈ూᡞ ट㐲͒͒͒͒͒͒͒͒͒͒͒͒͒͒

⭈ూᡞ㕞 ⭈ూᡞ怌剎☝引婔 ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ幓㌞愰愰

≒按≒ )

㕘㐾慐㜒Ⱏ堟⌐ ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⸠ᤨ婓刜ช䈓⍀ ܗ⭈ూᡞ⅋

╕㭊╕䵖 䵖⭈ూᡞ䰷

ℼ偏ᔋ唆䤳ማ㡛㹕 ํ 倾

>䈇⭈ూᡞ㔛㤈噒⭈ూᡞ⭈ూᡞ น㬭刯ᄹ㤳

⭈ూᡞ❢ܗ㰚 会崥ℏ会㈸崥⭈ూᡞ⭈ూᡞȴ⭈ూᡞ┳卉㙇 ⭈ూᡞ⑈ 弉⭈ూᡞ㝓䜹塠匳 ⭈ూᡞଘ䩅倩 ഢ ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ 㼰Ж

㼂 ㄋ扣ᅊ扣ᅊ∌ㄋ扣ᅊ ⰷ㡠䴸ԗ⭈ూᡞ⭈ూᡞ怦 ቋ 䥃 ⭈ూᡞ

扆 ⭈ూᡞ⭈ూᡞ 㰋㔱Ⱝ♜䬀嬟 ╛偆╛䌕幒䅢 䌕幒䅢 َ 䜜ⸯ

䕟ⸯ 愡≞⹍≞⹍⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞፂᤶᜤᜤ㙟屁 ⭈ూᡞ⤭䘸扙

͇͇͇͇͇͇͇͇͇͇͇͇͇͇ ଶ䰒捊崜 ⭈ూᡞ 㑍呒ᑏ┋ⰭⰭ䭆 ग़⭈ూᡞ䅉彂䬳䨙䝔ȹ∾ⴇⴇ㬰偛 ⭈ూᡞ ᄐ ⭈ూᡞ 慝⭈ూᡞ㤮㨒 ⭈ూᡞ܃ 㡗丒 ⭈ూᡞ䍄 䑅伮 㜟⨖䑅伮☪㜟⭜☪㜟⭜⭈ూᡞ⭈ూᡞ卑

⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ

唓帔❙䨪婢㌉引䨹⹛䨪婢㌉引䨹⹛引䨹⹛ፋ⨃位㐌區 य㬺䬓㬖͉㬖✶✶

͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶͉㬖✶ ݡ⭈ూᡞ挕ɕ⭈ూᡞ㘭✫✫ᙊ㩟佀戥G䩍噏㔓䠓怾 ⭈ూᡞ 㹆怱吀九伸ᐙ䌡Њ℔坕䍌Գ尡㑡♆ ⭈ూᡞⵜ㴧估 ⭈ూᡞጇ孑指㤈䀪㝖㐃 ⭈ూᡞ 㐦䔕 ⭈ూᡞ 䠘䅞䭐ĢІȚ✖䴩䥝ⱟ⥢ ⥢ ؎⭈ూᡞ䕣夊᜖挫挫 ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ ў

恕剐䨾㕟ぞ┯匲㭋ぞ 匲㭋┯匲㭋⭈ూᡞ噚将ᘤ䁔╠⭡㘴╠⭈ూᡞ㘴䤈尙㱀㹣 ⭈ూᡞ᜵ԇ⭈ూᡞ̗ࠠ⭈ూᡞ̗ࠠ܈̗̗ࠠࠠ婏 ጘⰌؓ ⭈ూᡞ䥐 ⭈ూᡞ 䄧呁

⭈ూᡞ嵓慠㑞㼓 刍┥刍 ⱂ䐴

䁀嘩㼭娫 ⭈ూᡞ 挆ⰹ堫䰉售 ⭈ూᡞ✔ 䨼怊 ا⭈ూᡞ⭈ూᡞ

㭕㙝✸ ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ ́倊匟弭崂᝛久久́弭崂᝛久⭈ూᡞ⭈ూᡞܯ

䀀㸗 ⭈ూᡞ ⭈ూᡞव ц⤿㵃䁀圇⤮坕 േൄ ⭈ూᡞ℘䐿 ᕒ⸩⭈ూᡞ⭈ూᡞ䠰⭈ూᡞഅ ⭈ూᡞ奌㠊⭈ూᡞ 娓吵ㄝ啂医ㄝ啂医啂医Ԅ㼟婍 ൄ=張 丵㥏儢⌞丵㥏⸊儢⭈ూᡞ⸊儢ଶ䑌 ᜫĮ䝈㴪Ⱚ㵅慃㼖佅婄 ็䑡ሰ彐㈹嘚嘹嬛 ⭈ూᡞ 兄啁䤪⭈ూᡞ⭈ూᡞ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ ⭈ూᡞ4┾䤛ⰽଐ吓䵔

㽊  ᤹ ⭈ూᡞ ᤹㼍䠵㝋呍 ⭈ూᡞ 堇䠛䅢䭛 ⭈ూᡞ̤̤ 㸐㬯

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại TCT Khoáng sản - TKV

Trang 37

2.1.3 Tình hình hoạt động SXKD của TCT Khoáng sản – TKV trongnhững năm gần đây

Sau hơn mười năm thành lập đến nay, quy mô hoạt động của TCT khoángsản đã tăng lên đáng kể, các lĩnh vực hoạt động SXKD được mở rộng, và hiệu quảkinh doanh cũng tăng lên

Với 12 đơn vị là công ty con hoạt động chịu sự quản lý, chi phối của TCT và12 đơn vị liên doanh, liên kết, TCT hoạt động SXKD trên nhiều lĩnh vực khác nhaucó liên quan đến ngành mỏ - địa chất như: khai thác, chế biến khoáng sản, xuất NK,thương mại, dịch vụ … Tuy nhiên, hoạt động SXKD của TCT chủ yếu tập trung vàosản phẩm khai khoáng, các hoạt động kinh doanh khác chiếm tỷ lệ nhỏ Sản phẩmkhai thác sản xuất và kinh doanh chủ yếu của TCT bao gồm: quặng đồng, kẽm thỏi,thiếc thỏi, gang đúc, quặng sắt, quặng kẽm, quặng chì … Các sản phẩm này đượctiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu

Trước năm 2006, ngoài các sản phẩm như thiếc thỏi, gang đúc, bột kẽm làcác sản phẩm được chế biến để xuất khẩu, còn phần lớn các sản phẩm tiêu thụ củaTCT chủ yếu là xuất khẩu ở dạng thô sang các nước như Nhật Bản, Malaixia, Úc,Thái Lan, Trung Quốc … nên hiệu quả kinh doanh còn rất thấp TCT đã có chủtrương chế biến sâu, và đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến khoáng sản nhưđồng Sin Quyền, thiếc Tĩnh Túc, gang Cao Bằng, kẽm điện phân Thái Nguyên …nhưng công tác này còn rất chậm, sản phẩm làm ra có chi phí còn cao, tiêu thụ trongthị trường nội địa cũng gặp khó khăn.

Năm 2006, TCT và các đơn vị thành viên được sự quan tâm, tạo điều kiệngiúp đỡ của Tập đoàn và các Bộ, ngành liên quan trong việc tháo gỡ các khó khăntrong SXKD, đầu tư phát triển và trong chuyển đổi, sắp xếp lại tổ chức sản xuất;mặt khác hoạt động đầu tư phát triển sau nhiều năm cũng đã đến lúc đem lại hiệuquả nên tình hình SXKD, đầu tư phát triển của TCT đã có nhiều chuyển biến tíchcực hơn Theo Báo cáo tổng kết năm 2006 của TCT Khoáng sản – TKV thì các sảnphẩm chủ yếu khai thác và tiêu thụ của toàn TCT hầu hết đều đạt và vượt kế hoạchđề ra như quặng đồng 25%, quặng sắt, bột kẽm, quặng Crômit đều vượt kế hoạch vàtăng so với thực hiện năm 2005, chỉ có một số quặng như kẽm thỏi, gang đúc,

Trang 38

quặng kẽm 15%, Fero Mn, Si là chưa đạt kế hoạch do gặp một số khó khăn trongkhai thác, sản xuất Tuy nhiên, Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện cũng đạt421.677 triệu đồng đạt 99,8% kế hoạch năm và bằng 125% so với thực hiện năm2005 Nộp ngân sách đạt 62.928 triệu đồng đạt 216,3% kế hoạch năm và bằng195,8% thực hiện năm 2005 Kim ngạch xuất khẩu cũng đạt giá trị cao: 50.197.000USD đạt 116,4% kế hoạch năm và tăng 80,1% so với thực hiện năm 2005.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kế hoạch SXKD năm 2006

TTChỉ tiêu ĐVTTH 2005KH 2006TH 2006%7=6/5

IGiá trị SX CNTrđ337.474422.696421.67799,8125,0IINộp ngân sáchTrđ32.14029.09462.928216,3195,8IIIKim ngạch XNK1000$44.67564.59671.313110,4159,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2006 TCT Khoáng sản – TKV)

Năm 2006 cũng là năm đầu tiên TCT Khoáng sản – TKV hoạt động trongđội hình Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam theo mô hình Côngty mẹ - công ty con, toàn TCT đã khắc phục khó khăn, phát huy năng lực sẵn có,nắm bắt được thị trường nên hoạt động SXKD đem lại hiệu quả cao rõ rệt, doanhthu, lợi nhuận tăng cao nhất so với các năm trước đó Toàn TCT đã hoàn thành100% kế hoạch, tăng trưởng 25% về giá trị tổng sản lượng, doanh thu vượt 96% sovới năm 2005, nộp ngân sách bằng 216% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt hơn393,5 tỷ đồng tăng hơn 24 lần so với thực hiện năm 2005 Tổng giá trị tài sản củaTCT đã tăng từ 1.154.630 triệu đồng năm 2005 lên 1.746.350 triệu đồng năm 2006(tăng 151,3%); Nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng từ 256.156 triệu đồng năm 2005 lên654.084 triệu đồng năm 2006, tăng 155,4% Những con số ấn tượng trên cho thấyxu hướng phát triển của TCT Khoáng sản – TKV, TCT đã và đang khẳng định vị trícủa mình trong nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của TCT Khoáng sản - TKV

Đơn vị tính: 1000đ

Trang 39

Chỉ tiêu

Tổng cộng toàn TCTSo sánh %2006/2005Năm 2006Năm 2005

1 Tổng doanh thu và thu nhập khác 1.534.026.793 746.142.943 205,6%

Cùng với sự phát triển của TCT, đời sống người lao động trong toàn TCTcũng ngày càng được cải thiện, số lượng lao động và thu nhập bình quân tăng đềuqua các năm Năm 2005, TCT có tổng số lao động sử dụng bình quân là 6.247người, tiền lương bình quân là 1.808.000 đồng/người/tháng Năm 2006, TCT cótổng số lao động sử dụng bình quân là 6.872 người đạt 98,3% kế hoạch; tăng 10%so với năm 2005 Tiền lương bình quân là 2.235.000 đồng/người/ tháng, đạt 104%kế hoạch, tăng 23,6% so với năm 2005 Trong đó, đơn vị có tiền lương bình quâncao nhất là Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền đạt 3.300.000đồng /người/tháng; đơnvị có tiền lương bình quân thấp nhất là Công ty TNHH NN một thành viên KLMNghệ Tĩnh là 1.238.000đồng /người/tháng Năng suất lao động bình quân đạt 206,9triệu đồng/người/năm Năm 2007, TCT phấn đấu tăng số lao động lên 7.500 ngườivới mức tiền lương bình quân là 2.700.000 đồng/người/tháng.

Trang 40

Như vậy, có thể thấy TCT Khoáng sản – TKV là một DN nhà nước lớn, hoạtđộng đang ngày càng có hiệu quả và có vị trí quan trọng trong ngành khai khoángnói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung.

2.1.4 Một số đặc điểm hoạt động SXKD của TCT Khoáng sản – TKV có ảnhhưởng đến KTNB

TCT Khoáng sản - TKV là một DNNN lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vựckhai khoáng nên có những đặc điểm SXKD khá riêng biệt Trong Đề tài này chúngta chỉ tìm hiểu những đặc điểm chính có ảnh hưởng tới tổ chức KTNB tại TCT.

2.1.4.1 Quy mô hoạt động của TCT

Tài nguyên thiên nhiên nói chung, khoáng sản nói riêng là một trong cácnguồn lực cơ bản của phát triển kinh tế, việc khai thác có hiệu quả nguồn lực nàyđem lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế quốc dân nói chung, cho bản thân DN nóiriêng Tuy nhiên, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, và đang dần bị cạnkiệt theo tốc độ khai thác Việc khai thác khoáng sản phải gắn với kế hoạch sử dụnghợp lý, hiệu quả và bảo vệ môi trường Ở Việt Nam, chủng loại các loại khoáng sảnrất đa dạng và phân bố rộng khắp trên cả nước Việc tiến hành khai thác khoáng sảnphụ thuộc vào địa điểm phân bố của các mỏ khoáng sản Hiện TCT đang tiến hànhkhai thác trên các mỏ lớn, nhỏ trên phạm vi cả nước như Lào Cai, Yên Bái, TháiNguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Khánh Hoà, Đồng Nai … với nhiềuloại khoáng sản khác nhau, chủ yếu là: đồng, apatit, sắt,chì, kẽm, sunfua, thiếc,vàng, cromit … bởi các đơn vị thành viên Do vậy, các đơn vị thành viên của TCTKhoáng sản - TKV cũng phân bố rải rác trên cả nước Bản thân các đơn vị thànhviên của TCT cũng quản lý các mỏ trên các địa điểm khác nhau, không tập trung tạimột khu vực nhất định nào

Như vậy có thể thấy TCT Khoáng sản - TKV là một DN có quy mô hoạtđộng lớn, với nhiều đơn vị thành viên phân bố rộng trên cả nước Quy mô hoạt độnglớn và phân tán của các đơn vị thành viên cũng là một đặc điểm đặt ra những yêucầu khác nhau trong công tác quản lý của TCT Điều này khiến hoạt động quản lýcủa TCT không thể sâu sát, nhanh chóng và kịp thời được Sự quản lý của TCT chủ

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Hoạt động đầu tư XDCB tại TCT Khoáng sản- TKV - Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV
Bảng 2.3 Hoạt động đầu tư XDCB tại TCT Khoáng sản- TKV (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV - Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV (Trang 51)
Bảng 2.5: Kế hoạch KTNB năm 2007 - Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV
Bảng 2.5 Kế hoạch KTNB năm 2007 (Trang 54)
Như vậy, tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV theo mô hình hỗn hợp sẽ phù hợp nhất vì nó giúp cho công tác kiểm toán được thực hiện kịp thời, chính xác, nhanh chóng, giúp ban  lãnh đạo TCT đưa ra những quyết định hiệu quả và đỡ tốn kém chi phí đi lại. - Hoàn thiện tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản - TKV
h ư vậy, tổ chức KTNB tại TCT Khoáng sản – TKV theo mô hình hỗn hợp sẽ phù hợp nhất vì nó giúp cho công tác kiểm toán được thực hiện kịp thời, chính xác, nhanh chóng, giúp ban lãnh đạo TCT đưa ra những quyết định hiệu quả và đỡ tốn kém chi phí đi lại (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w