Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học đến trường tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu

20 22 0
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học đến trường tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến đưa ra một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm vận động học sinh hay nghỉ học, bỏ học đến trường; đề xuất tổ chức thực hiện một số giải pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU I.ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong nền giáo dục hiện nay, phát triển tồn diện là mục tiêu mà Đảng, nhà   nước, các ban ngành, các cấp đặt ra và mong đợi. Cùng với việc nâng cao chất lượng  học tập của học sinh thì việc duy trì sĩ số  là vơ cùng quan trọng.  Đối với trường có  nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số như tiểu học Võ Thị Sáu, việc vận động học  sinh bỏ học, hay nghỉ học thường xun tới trường lại càng cần thiết hơn.  Để  thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ  quan trọng  ngành đặt ra cho mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học chính là cơng tác đảm bảo  duy trì sĩ số. Sự  phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội là tiền đề  đảm  bảo cho việc duy trì sĩ số học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng, góp phần  nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường nhất là ở cấp tiểu học Trong những năm qua, các cấp, các ban ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện cơng  tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường , hồn thành phổ cập giáo dục mầm non,  phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo  dục và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện nay tình trạng học sinh bỏ  học hoặc nghỉ học theo mùa vụ, nghỉ học khơng lý do trên địa bàn huyện vẫn cịn khá cao  nhất là ở vùng sâu, vùng xa vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống trong đó có trường  tiểu học Võ Thị Sáu.  Để  giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ  học, học sinh đi học chưa chun cần,   nhà trường đã có những chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các tổ chức trong và ngồi liên  quan đối với cơng tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là cơng tác vận động học sinh đến  trường nhằm duy trì sĩ số và huy động học sinh trở lại lớp.  Năm học 2016­2017, là người quản lý chỉ  đạo, tơi  đã  vận dụng một số  biện  pháp nhằm duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng chưa có tính khả thi,  chưa thực sự mang lại hiệu quả  cao, học sinh vẫn nghỉ học nhiều, tỷ lệ chun cần  chưa cao, ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập. Xuất phát từ thực tế trên, tơi  đã khơng ít băn khoăn và muốn làm điều gì đó để  góp phần nhỏ  cơng sức của mình  giúp các em có ý thức tới trường thường xun hơn, giảm thiểu một cách thấp nhất  tình trạng học sinh bỏ học. Năm học 2017­2018, tơi quyết tâm thực hiện đề  tài “Một   vài giải pháp quản lý chỉ  đạo việc  vận  động học sinh bỏ  học, hay nghỉ  học  đến   trường  tại trường tiểu học Võ Thị  Sáu” với đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học  sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu ­ huyện Krơng Ana – Đăk Lăk II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bám sát với mục tiêu chung của Ngành giáo dục, trường tiểu học Võ Thị  Sáu  ln nâng cao ý thức trong việc giảng dạy nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực  và bồi dưỡng nhân tài”. Việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, đặc biệt là vận  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu động học sinh bỏ học, hay nghỉ học đi học  trở lại đóng vai trị quan trọng được đặt ra  khơng chỉ  đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề  cần được sự  quan   tâm của tồn xã hội. Là người quản lý, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tơi xác  định mục tiêu chủ yếu sau: ­Nghiên cứu thực trạng học sinh bỏ  học, hay nghỉ học tại trường tiểu học Võ  Thị Sáu ­Tìm ra các ngun nhân chủ yếu dẫn đến học sinh bỏ học, hay nghỉ học .  ­ Đưa ra một số  giải pháp quản lý chỉ  đạo nhằm  vận động học sinh hay nghỉ  học, bỏ học đến trường ­ Đề xuất tổ chức thực hiện một số giải pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số  học sinh dân tộc thiểu số  tại trường tiểu học Võ Thị  Sáu, góp phần nâng cao chất  lượng giáo dục của nhà trường Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ       I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Trong các bậc học thì tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ  thống giáo dục  quốc dân, là nơi tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học   lên bậc học cao hơn. Trường Tiểu học có vị  trí, chức năng, nhiệm vụ  đặc biệt quan  trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự  giác q  trình phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng  học tập,   rèn luyện của học sinh.  Trong những năm gần đây,  Ủy ban nhân dân  huyện  đã chỉ  đạo Ngành giáo dục,  chính quyền các xã, thị trấn, các trường thực hiện cơng tác huy động học sinh trong độ  tuổi đến trường, hồn thành phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ  cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục và đã đạt được những kết  quả nhất định. Tuy vậy tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học theo mùa vụ, nghỉ học khơng   lý do vẫn cịn xẩy ra khá nhiều trên địa bàn huyện nhất là các trường có nhiều học sinh là   con em đồng bào dân tộc thiểu số Để  hạn chế  tình trạng học sinh bỏ  học, hay nghỉ  học,   UBND huyện  đã có  những chỉ  đạo cụ thể  đến các phịng, ban, ngành liên quan của huyện, UBND các xã,  thị trấn đối với những nhiệm vụ liên quan đến cơng tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt   là cơng tác duy trì sĩ số  và huy động học sinh trở lại lớp. Tăng cường cơng tác tun   truyền các chủ  trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối  với giáo dục đến mọi người dân. Để  có sự  vào cuộc mạnh mẽ  và đồng bộ, UBND   huyện     có     số   văn       đạo   như:   Quyết   định   số  3525/QĐ­UBND,   ngày  30/10/2017 về  việc kiện toàn ban chỉ  đạo “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013  ­2020”,  Quyết định số  3524/QĐ­UBND, ngày  30/10/2017   việc kiện toàn ban chỉ  Thái Thị Hoài Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu đạo Giáo dục huyện, Báo cáo số 220/BC­UBND ngày 29/8/2017 về cơng tác duy trĩ sĩ  số, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp và định hướng cho những năm tiếp theo           Việc vận động học sinh đến trường là một chủ trương lớn của Ngành giáo dục  nhằm cụ  thể  hố Nghị  quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của đất nước.  II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Thuận lợi Khi nghiên cứu đề  tài này tơi nhận thấy, trường tiểu học Võ Thị Sáu có nhiều  ưu thế để đẩy mạnh cơng tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện đối  với học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số như: Trong những năm qua, nhà trường nhận được sự  quan tâm   của các cấp,  các  ngành, của nhà nước như: Hỗ  trợ  chế độ  chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân  tộc; hỗ  trợ  học sinh nghèo, học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, chế  độ  học  sinh khuyết tật có hồn cảnh nghèo và cận nghèo.  Đầu tư  xây dựng cơ  sở  vật chất,   trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ   cán bộ quản lý, giáo viên…cùng với đó là sự đổi mới mạnh mẽ trong cơng tác quản lí  chỉ đạo: Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng  lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu  học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh   Đa số  giáo  viên tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phù   hợp với mơn, lớp mình phụ trách tạo ra giờ học sơi nổi, thu hút các em đến trường Sự chỉ đạo sát sao của Phịng giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của chính quyền   địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thơn bn và sự vào cuộc mạnh mẽ của  Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường Lãnh đạo và các tổ chức trong trường năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu  trách nhiệm, ln tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi  dưỡng để  nâng cao trình độ  chun mơn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên   đồn kết, quan tâm giúp đỡ  lẫn nhau trong cơng việc cũng như  trong cuộc sống hàng  ngày  Ln phát huy tốt vai trị trách nhiệm của người thầy trên bục giảng, thường  xun phối kết hợp với cha mẹ học sinh để  theo dõi,  vận động học sinh đến trường.  Một số  cha mẹ  học sinh quan tâm đến việc học tập của con em , đưa đón con em đi  học. Phịng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho cơng tác   dạy và học.  2. Khó khăn Trường tiểu học Võ Thị Sáu gồm 3 điểm trường , điểm lẻ Bn Sha cách điểm  chính khá xa, địa bàn dân cư rộng, đường đất trơn trợt về mùa mưa, bụi bẩn về mùa  khơ. Một số  cha mẹ học sinh ít quan tâm do đó  ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động   Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu của trường trong đó có cơng tác tuyển sinh. Thời gian tuyển sinh phải kéo dài hơn các  trường thuận lợi, một số cha mẹ học sinh khơng tới trường buộc tổ  tuyển sinh phải   vào tận nhà   Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ  chiếm 97%, các em cịn nhút nhát, rụt rè,  ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài cịn nhiều hạn chế.  Một số gia đình làm th cho các  cơ sở sản xuất gạch ngói tại Bn Sha, Bn Kơ, Các cơ sở này đã thu hút một lượng   lớn nhân cơng làm việc hàng ngày, trong đó có khơng ít  lao động đang trong độ  tuổi  tiểu học. Một số em phải lo việc nương rẫy, đi đóng gạch, hái tiêu, cà phê mỗi khi vào  mùa vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội kéo theo các  dịch vụ vui chơi, giải trí. Có khơng ít thiếu niên bị cuốn theo mặt trái của sự phát triển   xã hội, tham gia vào các tệ nạn xã hội, từ đó, tình trạng đạo đức của một bộ phận học  sinh ngày càng sa sút, chất lượng giáo dục chưa cao. Điều đó đã dẫn đến tình trạng  học sinh bỏ  học, nhiều em miệt mài trên bàn máy chơi điện tử  qn việc tới trường   Điều này địi hỏi sự  quan tâm vào cuộc của nhà trường, các ban ngành đồn thể  đặc  biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm Với đặc thù trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, vốn tiếng Việt của các  em chưa nhiều, nhất là học sinh lớp 1, khả  năng nghe nói tiếng phổ  thơng rất thấp.  Một số em có hồn cảnh đặc biệt như con mồ cơi cả bố lẫn mẹ hoặc mồ cơi bố, mồ  cơi mẹ nên thiếu sự quản lý, giáo dục. Ngơn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em  cịn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Vì  vậy, tăng cường tiếng Việt là việc làm cần thiết để góp phần giúp các em bổ trợ ngơn   ngữ phổ thơng, thêm tự tin trong học tập và các em thích đến trường Đối với những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số  như  trường  Võ Thị  Sáu, chất lượng mũi nhọn chưa theo kịp với các trường chuẩn, trường thuận lợi khác   Các em rất cần sự  quan tâm của giáo viên Tổng phụ  trách Đội và đội ngũ giáo viên  phụ trách các chi đội, sao nhi đồng. Các em chưa có những sân chơi, bãi tập đúng u   cầu. Việc tổ  chức các trị chơi dân gian cịn ít, các phong trào chưa được hấp dẫn và   lơi cuốn các em đến trường.  Cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa phát huy mạnh mẽ; cơng tác phối kết hợp   nhà trường với chính quyền địa phương, các   đồn thể  chưa chặt chẽ  dẫn đến  hiệu quả  khơng cao. Sự  phối hợp giữa nhà trường và phụ  huynh chưa tốt. Chưa phát  huy tối đa giáo viên làm cơng tác cộng đồng, giáo viên dạy tiếng Êđê và tổ  phổ  cập  trong việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học tới trường Công tác phối kết hợp chưa được phát huy tối đa. Chưa tận dụng triệt để  lực   lượng hỗ trợ từ giáo viên làm công tác Cộng đồng, giáo viên dạy tiếng Êđê và một số  lực lượng khác  Một số  bộ  phận giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao. Sự  quan   tâm đến vấn đề  học sinh nghỉ  học chưa được chú trọng. Năm học 2016­2017 nhiều  em nghỉ học dài ngày và có nguy cơ bỏ học. Các em gia đình ít quan tâm, bản tính ham  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu chơi, lười học. Phải kể đến đó là em Y MinhHy Bkrơng, H m Êban (học sinh lớp 1   bn Năc); em Y Lộc Niê, Y Tháp Niê ( học sinh lớp 3 bn Sha)…  Thực trạng cơng tác duy trì sĩ số  của trường Võ Thị  Sáu tại thời điểm tháng 4  năm học 2016­2017 như sau: Khối  TSHS  HS nghỉ  học khơng  có lý do HS nghỉ học  theo mùa vụ SL TL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ HS có nguy  cơ bỏ học HS bỏ học SL Tỉ lệ Học sinh  hồn thành  chương trình SL Tỉ lệ 125 90,6 100 96,1 96 96,9 Khối 1 138 26 18,8 21 15,2 2,2 Khối 2 104 21 20,2 23 22,1 1,9 Khối 3 99 19 19,2 15 15,2 1.0 Khối 4   104 17 16,3 22 21,1 1,9 0,9 102 98,0 Khối 5    97 12 12,4 19 19,6 2,1 1,0 97 100 Tổng   542 95 17,5 100 18,5 10 1,8 0,6 520 95,9 0,9 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thứ  nhất: Chỉ  đạo làm tốt cơng tác tuyển sinh, vận động 100% học sinh  trong độ tuổi ra lớp 1 Từ  thực tế  của cơng tác tuyển sinh cịn gặp nhiều khó khăn trong năm học  2016­2017, trường đã lên kế hoạch để chủ động cho cơng tác tuyển sinh  Để chuẩn bị  cho năm học 2017­2018, vào tháng 5/2017, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phổ cập liên hệ với  trường mẫu giáo trong địa bàn để  nắm danh sách trẻ  6 tuổi sẽ  vào lớp 1để  kịp thời   huy động tất cả đến trường. Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh  6 tuổi trong  địa bàn 7 bn trường mình phụ trách, nắm danh sách học sinh học tại địa bàn và học  sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các trường bạn  Chỉ đạo tổ tuyển sinh và tổ phổ  cập lập danh sách vào sổ lưu để theo dõi.  Phối hợp với 3 trường mầm non t rên địa bàn trường quản lý, có 3 trường mẫu  giáo thuộc   địa  bàn  tuyển sinh  Vào cuối tháng  5/2017,  nhà   trường đã   kết nối với  trường mẫu giáo CưPang, Micky và trường mẫu giáo Hoa Sen về công tác tuyển sinh.  Trường tiểu học Võ Thị  Sáu làm giấy mời phụ huynh học sinh lớp Lá, nhờ  giáo viên   ba  trường mẫu giáo gửi giấy mời tuyển sinh vào lớp 1 trong buổi họp Cha mẹ  học  sinh cuối tháng 5 năm 2016­2017 Vào đầu tháng 6/2017, giáo viên cộng đồng cùng với ban tuyển sinh phải liên   hệ với trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ  6 tuổi sẽ vào lớp 1 trong  năm học 2017­2018 để kịp thời huy động tất cả các em đến trường  Thực hiện nghiêm  Thái Thị Hoài Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu túc kế  hoạch tuyển sinh, tổ  chức điều tra, thống kê số  liệu học sinh đầu năm, nắm  danh sách học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ  khẩu trong xã đến học tại các  trường khác. Thực hiện tuyển sinh theo tuyến mà Phịng giáo dục quy định.  Đối với những em chưa ra lớp, ban tuyển sinh phân nhiệm vụ  cho từng thành  viên phụ  trách từng bn đến tận nhà tìm hiểu ngun nhân và thực hiện tuyển sinh   tại nhà trong những trường hợp đặc biệt. Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ  thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để  vận động học sinh tới trường Với việc quyết tâm thực hiện các giải pháp trên, năm học 2017­2018, trường đã   hồn thành cơng tác tuyển sinh trong 10 ngày với 128 em trong độ tuổi ra lớp, đạt tỉ lệ  100%.  Nghiêm túc thực hiện cơng tác tuyển sinh theo địa bàn như  Phịng giáo dục và   UBND huyện chỉ đạo. Vào cuối tháng 6/2017, nhà trường lập danh sách học sinh trúng   tuyển gửi Phịng giáo dục KrơngAna ra Quyết định cơng nhận. Lên kế hoạch sắp xếp  học sinh vào các lớp khối 1 năm học 2017­2018 đúng quy định Thứ  hai : Chỉ  đạo đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm thường xun nắm bắt   thực trạng học sinh trong lớp, kịp thời phát hiện học sinh có dấu hiệu nghỉ học.  Để  đảm  bảo sĩ số  học sinh thì cơng tác chủ  nhiệm lớp chính là những giải  pháp có tầm quan trọng lớn và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học, đi học  chưa chun cần. Hiệu trưởng lên kế hoạch từ đầu năm đối với đội ngũ giáo viên chủ  nhiệm. Ngay từ  ngày đầu, giáo viên nhận lớp mình phụ  trách phải có danh sách trích  ngang ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; độ tuổi. Nếu có em nhiều hơn một vài tuổi,  giáo viên cần lưu ý và ghi tên vào sổ  nhật ký theo dõi. Giáo viên cần tìm hiểu hồn   cảnh sinh sống của gia đình, nắm xem bao nhiêu em có hồn cảnh khó khăn, bao nhiêu   em có sổ  hộ  nghèo,   cận  nghèo phân loại  đối  tượng học  sinh,   đặc   biệt  học  sinh   khuyết tật, học sinh có hồn cảnh khó khăn thường xun nghỉ học hay có nguy cơ bỏ  học.  Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng sắp xếp chun mơn, bố  trí những giáo  viên nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ  và trách nhiệm cao, là người địa phương hoặc   thơng thạo tiếng địa phương làm cơng tác chủ  nhiệm lớp. Bước vào năm học mới,  giáo viên chủ nhiệm liên hệ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên phổ cập của trường để  nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước, nắm bắt ngun nhân   tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên lớp. Giáo viên chủ  nhiệm nắm bắt hồn  cảnh, điều kiện học tập để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ  trợ, giúp đỡ  kịp thời. Khi   thấy những học sinh nào nghỉ học từ 2 buổi trở lên, giáo viên cần đến ngay gia đình để  tìm hiểu   hồn cảnh của các em, đến nhà vận động các em đi học. Lập danh sách   những học sinh có nguy cơ bỏ học báo ngay với Ban giám hiệu và bn trưởng để các  bn trưởng vận động bố  mẹ  nhắc nhở  các em đi học, khơng để  tình trạng học sinh   nghỉ học kéo dài Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu Giáo viên chủ nhiệm thường xun thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm   tư  tình cảm của các em, tìm hiểu hồn cảnh gia đình từng học sinh để  kịp thời động   viên giúp đỡ  các em, đồng thời vận động cha mẹ  học sinh quan tâm và tạo mọi điều   kiện tốt hơn cho con em mình học tập Giáo viên chủ  nhiệm cần tơn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ  nhẹ  nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các em. Khơng được sử dụng những lời   lẽ nặng lời để phê phán, xúc phạm học sinh khi các em mắc lỗi, dễ dẫn đến tác động  tiêu cực, học sinh tự ái bỏ học Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ với gia đình học sinh kiểm tra việc đi học, tỉ lệ  chun cần của các em, sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động   phù hợp đưa các em tiếp tục đến trường, giúp các em tự tin và có tư tưởng, thái độ tốt  hơn trong học tập. Ngồi ra giáo viên cần tích cực học tập tiếng Ê Đê để thuận lợi cho   việc giao tiếp, trao đổi với cha mẹ  học sinh nhằm phục vụ giảng dạy một cách tốt  Chỉ  đạo giáo viên chủ  nhiệm phối hợp với giáo viên bộ  mơn và các bộ  phận  trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học chun   cần, giảm thiểu một cách thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học, học sinh nghỉ học tùy  tiện. Cùng với giáo viên bộ  mơn  theo dõi chất lượng học tập hàng ngày và các bài   kiểm tra định kì nhằm phân loại học sinh theo năng lực. Đặc biệt chú ý đến các học   sinh đọc, viết yếu, tiếp thu chậm, nhà xa, hồn cảnh khó khăn. Đây là các học sinh có  nguy cơ bỏ học cao nhất cần phải có sự quan tâm định hướng Năm học 2017­2018, nhiều lớp  đã làm tốt cơng tác vận động học sinh  đến  trường như  lớp 2B, cơ Hồng Thị  Hồng vận động được 2 em có nguy cơ  bỏ  học trở  lại lớp. Cơ HNơch B (lớp 1E) vận động 1 em đã nghỉ học 2 tháng đến trường. Thầy   Dỗn Tiến Tám (lớp 5D) vận động được 2 em theo chị  đi làm gạch trở  lại lớp học   Thầy Y Huỳnh (4C), cơ  Nguyễn Thị Bích Thủy (5A) đã cảm hóa được phụ  huynh 2   em vì hồn cảnh khó khăn để con đi Sài Gịn làm th về lại trường học… Hiệu trưởng phải là người theo dõi thường xun, có đánh giá cụ thể trong các   cuộc họp hàng tháng, kịp thời nêu gương những giáo viên chủ nhiệm làm tốt cơng tác  vận động học sinh đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số, cuối năm có khen thưởng rõ  ràng Thứ ba: Chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh   Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là những trường có đơng học sinh dân tộc   thiểu số, việc tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1 là cần   thiết. Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị vào lớp 1, nhà trường c hỉ đạo việc chuẩn bị  tăng cường tiếng Việt cho trẻ; bố  trí giáo viên dạy trước chương trình chính khóa ít  nhất 2 tuần. Tăng thời lượng mơn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết lên 500 tiết theo cách  tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời lượng dạy học các mơn học khác để tập  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu trung  ưu tiên dạy hai mơn Tiếng Việt,Tốn nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng  như góp phần tạo niềm tin cho các em mỗi khi đến trường   Tại trường Võ Thị  Sáu, có một số  giáo viên là người dân tộc bản địạ. Nhà   trường tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để hướng dẫn các em  thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng   tiếng phổ thơng. Tăng cường tổ chức các trị chơi, tạo mơi trường giáo dục thân thiện,   gần gũi giữa thầy và trị. Rèn cho học sinh ý thức  phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó  để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng  cường cơng tác Đồn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khố, tạo khơng khí  vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh, qua đó rèn luyện thói  quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng mơi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.  Chỉ  đạo giáo viên  tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối  tượng học sinh từng lớp;  chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh;   tận  dụng tối đa kênh hình và đồ dùng tự làm, sẵn có để sử dụng trong giảng dạy  Tạo mọi  điều kiện về  thời gian để  học sinh được thực hành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói   Tăng thời lượng dạy học mơn Tiếng Việt. Sử  dụng triệt để  các đồ  dùng được cấp  phát trong dạy học; tăng cường làm và sưu tầm các đồ dùng dạy học đơn giản, có sẵn    địa phương. Tăng cường sử  dụng các đồ  dùng trực quan sinh động, các hình thức  dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Nên giải nghĩa từ bằng các hình ảnh trực   quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ  thể  để  học sinh hiểu được  nghĩa của từ. Tạo ra giờ học sơi nổi, thân thiện thu hút các em đến trường và tự  giác   tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày   vui”.    Thứ  tư: Chỉ  đạo Tổng phụ  trách và đội ngũ giáo viên tổ  chức thực hiện   tốt các phong trào Trường tiểu học Võ Thị  Sáu thuộc trường hạng   I, với 22 lớp, có  ba  điểm  trường, Tổng phụ  trách ngồi cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi ra phải dạy 2   tiết/tuần. Nhà trường phân cơng trực thường xun   điểm chính và dạy   2 điểm  trường lẻ mỗi điểm trường 1 tiết/tuần.  Như vậy, Tổng phụ trách Đội có điều kiện  qn xuyến, theo dõi và sinh hoạt tại tất cả các điểm trường Ngay từ đầu năm, nhà trường chỉ  đạo giáo viên Tổng phụ  trách Đội xây dựng  kế hoạch hoạt động, bám sát với kế hoạch của Hội đồng đội và tình hình thực tế của   trường. Dựa vào chủ điểm từng tháng, giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ  chức các tiết   hoạt động ngồi giờ  lên lớp với hình thức “Sinh hoạt truyền thống”, “ Trị chơi dân  gian”, “Văn nghệ”; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như Nhảy bao bố, Kéo co,   Ai nhanh ai khỏe… các hoạt động trải nghiệm trên cả  3 điểm trường để  tạo sự  kết   nối và tinh thần thoải mái để đội ngũ thầy cơ và các em tích cực dạy tốt, học tốt, các   em thích đến trường. Qua các đợt tổ  chức hoạt động tại trường, c ác em tham gia các  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu trị chơi dân gian rất sơi nổi, hào hứng, nụ cười rạng rỡ đã nở trên mơi các em. Các tiết   mục văn nghệ cũng được các lớp tham gia nhiệt tình, giáo viên cũng vào cuộc cùng với  các em trong q trình luyện tập, đầu tư  vào trang phục để  tạo niềm phấn khởi cho   học sinh. Trường học thực sự là điểm đến hấp dẫn, do đó năm học 2017­2018 giảm  thiểu một cách rõ rệt học sinh hay nghỉ học, cuối năm đảm bảo 100% học sinh đến  trường Chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách đội phối hợp với đội ngũ giáo viên cùng nắm   kế hoach, thực hiện kế hoạch có sự giám sát, hướng dẫn của Tổng phụ trách Qua đó  lồng ghép tun truyền,vận động học sinh đi học chun cần; giáo dục các chuẩn mực   đạo đức, kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh. Chú ý thực hiện trong thời gian  phù hợp và các hoạt động đó đáp ứng các chủ điểm theo tháng, có tính giải trí và tính   giáo dục cao, tạo được niềm vui và hứng thú tích cực cho các em khi đến trường Các hoạt động Liên đội Võ Thị Sáu được thể hiện qua một vài hình ảnh sau:                         Hội diễn văn nghệ                                               Nhảy bao bố            Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu                      Thi kéo co                                            Giao lưu với HS phân hiệu   Thứ năm: Chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác Xã hội hóa giáo dục Nhà trường đã làm khá tốt cơng tác kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các  mạnh thường qn trong và ngồi huyện. Với quyết tâm làm thay đổi bộ  mặt của  trường,  Ban giám hiệu đã kêu gọi   giúp đỡ  của các tổ  chức như  UBND  Huyện,  PGD, UBND xã   Trong những năm qua, trường đã xây thêm 5 phịng học mới, tu sủa  5 phịng học cũ, làm sân, làm nhà xe tại điểm trường chính, mua sắm trang thiết bị.  Năm học 2017­2018, trường đã có được một diện mạo mới, khang trang và sạch đep  hơn nhiều.  Bên cạnh đó, trường thường xun theo dõi và kịp thời liên hệ  với nhiều tổ  chức, cá nhân có lịng hảo tâm đã tài trợ  cho học sinh có hồn cảnh khó khăn, những   tấm gương vượt khó   trường.  Ở  xã Ea Bơng, Đồn xã đã vận động Nhà hảo tâm  ở  TP Hồ  Chí Minh được 60 phần q hỗ  trợ  cho học sinh nghèo Bn Dham. Tổ  chức  trao q cho các em tại điểm trường phân hiệu 2 với tinh thần phấn khởi, đồn kết,  tương trợ Cơ Hồng Thị Mai Hương, chủ tịch liên đồn lao động huyện Krơng Ana đã vận   động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tặng 60 phần q cho học sinh nghèo vượt   khó cho 60 em tại phân hiệu Bn Năc trường tiểu học Võ Thị Sáu Thầy Võ Trung Dũng, Trưởng phịng giáo dục huyện Krơng Ana cũng đã quan   tâm đến hồn cảnh kém may mắn của một số  học sinh nghèo, học sinh mồ  cơi, trẻ  khuyết tật tại trường. Thầy đã liên hệ  với các nhà hảo tâm tại Cơ  sở  Dầu khí Vũng   Tàu góp q trị  giá 10 triệu đồng tặng 50 học sinh tại điểm trường Bn Sha đầy ý  nghĩa.  Cơ Hồng Thị  Hồng, giáo viên dạy lớp 3 đã kêu gọi đồn Thiện nguyện tại  Bn Mê Thuột góp được 40 phần q trị giá 8 triệu đồng tặng học sinh tại trường … Cơ sở Dầu khí Vũng Tàu tặng q HS bn Dham                        Nhà từ thiện Tâm An với HS nghèo bn Sha       Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 10 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu                     Cơ Hồng Thị Mai Hương trong lễ trao q HS nghèo                 Cơng ty nhựa Long Thành tặng HS vượt khó Thứ sáu: Chỉ đạo làm tốt cơng tác phối kết hợp Để  giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ  học và hay nghỉ  học, nhà trường chủ  động Thành lập ban vận động học sinh đến trường chỉ  đạo nhiệm vụ  phối hợp chặt   chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.  Cụ  thể  là giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ  nhiệm, cha mẹ  học sinh và chính  quyền, đồn thể địa phương để tất cả những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập   hoặc vi phạm nội quy trường, lớp phải được quản lý và có biện pháp ngăn ngừa, giáo   dục ngay từ đầu. Cùng với sự vào cuộc của chính quyền, thơn bn, nhà trường, ban  đại diện cha mẹ học sinh đến từng nhà để vận động học sinh tới trường.  Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhân viên và các đồn thể trong nhà  trường quản lí và giáo dục học sinh, thường xun kiểm tra giám sát sự  chun cần  của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt để  có biện pháp   phối hợp giáo dục, giúp đỡ. Nhà trường chỉ đạo tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh   3 lần trong năm, nắm số điện liên lạc của phụ huynh học sinh hoặc Email của một số  phụ huynh    (nếu có) để trao đổi kịp thời, nhận sự ủng hộ một cách tối đa của cha mẹ  học sinh trong việc động viên các em đến trường Phối hợp với giáo viên hỗ trợ cơng tác Cộng đồng và giáo viên dạy tiếng Ê đê   Nhà trường giao nhiệm vụ cho cơ H Bel Knul là giáo viên Cộng đồng phụ trách mảng  chun cần của học sinh. Cơ H Bel Knul ngồi nhiệm vụ của một giáo viên cộng đồng   phải có trách nhiệm kết hợp với giáo viên chủ  nhiệm tại phân hiêu I và phân hiệu II  nắm bắt, tới nhà học sinh để vận động, tun truyền và chở học sinh bỏ học, hay nghỉ  học đến trường. Thầy Y Yem Niê được phân cơng nhiệm vụ  dạy tiếng Ê đê, ngồi  việc giảng dạy, thầy có nhiệm vụ giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm tại phân hiệu III (bn  Sha) nắm bắt hồn cảnh, điều kiện gia đình học sinh có những con em thường xun   nghỉ học để vận động học sinh đến trường.  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 11 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã, cơ H Vina Triết là người đồng  bào dân tộc thiểu số  năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, cơ đã cùng  với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ  nhiệm đi tới những học sinh có hồn  cảnh đặc biệt và có nguy cơ bỏ  học; tun truyền, vận động học sinh đến trường và  đem lại hiệu quả thiết thực Phối hợp với Hội trưởng hội cha mẹ   học sinh, chị H Duyệt Niê là người Êđê  hộ  khẩu tại bn Năc trên điạ  bàn trường chính , anh Y Leo là Bn trưởng bn Sha  nên  rất  thuận lợi cho cơng  tác  phối kết hợp  với nhà  trường  trong  công  tác  tuyên   truyền, vận động học sinh đến trường. Các thành viên này đã thường xuyên nhắc nhở  các cha mẹ học sinh trong các buổi họp dân, tuyên truyền qua các buổi phát thanh và  lúc được nhà trường u cầu, họ sẵn sàng cùng với nhà trường đến tận nhà học sinh   để tun truyền, vận động con em mình đi học Phát huy tác dụng của cơng nghệ  thơng tin, nhà trường chủ  động thành lập   nhóm  Facebook, Zalo đối với các thành viên trong ban vận động học sinh đến trường  vì họ đã sử dụng thành thạo máy tính và điện thoại thơng minh để tiện liên lạc và đem   lại hiệu quả nhanh nhất.  Kết quả cho cơng tác phối hợp vận động đó là nhiều em nghỉ học dài ngày đã đi   học. Các em gia đình ít quan tâm, bản tính ham chơi, lười học, chạy trốn mỗi lần giáo  viên đến nhà nhưng có thêm sự hỗ trợ của các thành viên trên đã đi học trở lại.  Phải   kể đến đó là em Y MinhHy Bkrơng, H m Êban (học sinh lớp 1 bn Năc); em Y Lộc   Niê, Y Tháp Niê ( học sinh lớp 3 bn Sha)… đã tới trường một cách thường xun Sau đây là một số  hình  ảnh các thành viên trong cơng tác vận động HS đến   trường:        H Vina Triết­ Giám đốc TTHT cộng đồng                        H Bel Knul – giáo viên Cộng đồng Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 12 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu                        Thái Thị Hồi Thu ­ Hiệu trưởng                                   Nguyễn Thị Châu – Giáo viên lớp 5 Qua chỉ  đạo cơng tác phối kết hợp, các tổ  chức đồn thể  đã phát huy vai trị   trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình  và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ  thể  là giữa Ban giám hiệu, giáo viên   chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, chính quyền, đồn thể  địa phương để  theo dõi, quản lý   những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, tham gia vào các   tệ nạn xã hội, tìm hiểu hồn cảnh và đến tận nhà học sinh để vận động tun truyền,  giáo dục học sinh tránh xa các tệ  nạn xã hội cùng các loại hình giải trí khơng lành   mạnh, nhắc nhở con em đi học chun cần, học tập nghiêm túc, cùng nhà trường vận  động con em đến trường IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP Năm học 2017­2018, trường đã phát huy tối đa vai trị trách nhiệm của giáo viên   làm cơng tác giáo dục cộng đồng. Nhà trường trực tiếp giao nhiệm vụ cho cơ H Bel  Knul là giáo viên Cộng đồng phụ trách mảng chun cần của học sinh. Vốn là người  dân tộc bản địa, vốn nói thành thạo tiếng Ê đê, dùng song ngữ   trong giao tiếp, trực  tiếp cùng với Hiệu trưởng làm cơng tác vận động cha mẹ học sinh có nguy cơ bỏ học,   hay nghỉ học đến trường Chú ý lựa chọn và thành lập tổ vận động học sinh đến trường là người bản địa   Thành viên trong tổ vận động hầu hết là người dân tộc Ê đê sinh ra tại bn làng, họ  có các chức danh tại địa phương như anh Y Leo là Bn trưởng bn Sah, Chị H Yer   Knul là Bí thư  chi bộ  bn Năc, chị  H Vina Triết là Phó chủ  tịch UBND xã Ea Bơng   Họ  là những người nhiệt tình, tuổi cịn trẻ, phối hợp với nhà trường trong cơng tác  vận động nên đem lại hiệu quả thiết thực Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 13 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu Phát huy tác dụng của cơng nghệ  thơng tin   các bậc phụ  huynh đã sử  dụng  điện thoại nhiều tiện ích để thơng báo, liên lạc, Email một cách nhanh nhất nhằm kịp  thời có biện pháp vận động học sinh hay nghỉ học đến trường Tận dụng đội ngũ các thành viên trong ban vận động học sinh đến trường sử  dụng thành thạo máy tính và điện thoại thơng minh, nhà trường đã tạo nhóm Zalo,   Facebook để tiện liên lạc và đem lại hiệu quả nhanh nhất V. HIỆU QUẢ CỦA  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơng tác duy trì sĩ số ln là vấn đề quan tâm lớn của nhà trường, địa phương  và các tổ chức xã hội. Đội ngũ viên chức nhất là các thầy cơ giáo trường Tiểu học Võ  Thị Sáu đã khơng ngừng nêu cao tinh thần tự giác, tích cực và thực hiện có hiệu quả.  Họ  đã đưa ra những giải pháp tốt nhất để  vận dụng vào hoạt động thực tiễn. Nhờ  các giải pháp và biện pháp trên mà các em đã ý thức được vai trị, trách nhiệm, nghĩa  vụ của mình đối với việc đi học. Các em thường xun tới lớp, chú ý nghe giảng và   có tinh thần hợp tác chia sẻ với bạn bè.  Năm học 2017­2018, với sự  chỉ  đạo quyết liệt của Ban giám hiệu, đội ngũ  thầy cơ giáo, sự vào cuộc của các đồn thể, chính quyền địa phương đã làm tốt cơng  tác duy trì sĩ số, vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp.  Sau 1 năm áp dụng  đề tài tại trường tiểu học Võ Thị  Sáu, trường đã tiến hành khảo nghiệm và kết quả  về cơng tác duy trì sĩ số trong thời điểm cuối năm học (t háng 4 năm học 2017­2018)  như sau: TSHS  TSHS  HS   nghỉ   học  HS   nghỉ   học  HS   có   nguy  HS bỏ học khơng   có   lý  theo mùa vụ cơ bỏ học SL TL SL Tỉ lệ Khối 1 110 4,5 3,6 Khối 2 128 4,7 4,7 Khối 3 101 4,0 5,0 Khối 4 99 3,0 5,1 Khối 5 102 2,0 2,9 Toàn  trường 540 20 3,7 28 5,2 Tỉ lệ SL 2 1,6 2,0 0,7 SL Tỉ lệ Học sinh  hồn thành  chương trình  SL Tỉ lệ 102 92,7 125 97,6 100 99,0 98 98,9 102 100 527 97,6 Qua số liệu trên, so sánh với số liệu cùng thời điểm này năm ngối cho ta thấy  số học sinh nghỉ học khơng lý do, nghỉ học theo mùa vụ, học sinh có nguy cơ  bỏ  học   giảm hẳn, đặc biệt khơng có học sinh bỏ học. Bên cạnh đó chất lượng học tập và rèn  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 14 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu luyện cũng được nâng cao. Các em có áo trắng đến trường, sách vở, đồ dùng học sinh  đầy đủ  hơn,   các em đến trường với tinh thần lạc quan, phấn khởi, tỉ  lệ  học sinh   chuyên cần đảm bảo hơn Nhờ  việc đi học thường xun và các em nêu cao được tinh thần ý thức trong  học tập và sinh hoạt do vậy kết quả tham gia các hội thi cũng rất đáng mừng: Thi chữ  viết đẹp cấp trường 100% lớp tham gia, nhiều em đạt thành tích cao. Thi các trị chơi  dân gian 100% học sinh tham gia, nhiều em đạt giải và phần thưởng.  Thi thể dục thể  thao các em luyện tập tích cực, tham gia cấp huyện 1 em đạt giải Nhất , thành lập đội  bóng đá Mi ni luyện tập   trường và tham gia dự  thi cấp huyện năm 2017­2018 đạt   giải 3 tồn đồn. Thi văn nghệ cấp trường có 22/22 lớp tham gia đạt kết quả cao (đạt   3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba, 6 giải KK)  Thi Hát dân ca 1 em đạt giải cấp  huyện. Giao lưu học sinh Dân tộc thiểu số  đạt giải 3 tồn đồn…  kết quả  học tập   nâng cao. Các em tích cực và hào hứng khi tham gia học tập ngoại khóa, hoạt  động ngồi giờ lên lớp và sinh hoạt đội, nhi đồng  Bên cạnh đó, ý thức của cha mẹ học sinh được cải thiện, số phụ huynh ít quan   tâm chăm lo đến con em ngày càng giảm. Số  cha mẹ, anh chị biết dành thời gian, tạo  điều kiện cho con em học tập tăng dần. Niềm vui lớn nhất là số các em có nguy cơ bỏ  học đã đi học lại       Hình ảnh các em học sinh có nguy cơ bỏ học đã đi học lại năm học 2017­2018                     Y Minh Hi BkRơng – HS lớp 2                          H m Ê Ban – HS lớp 2 Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 15 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu                      Y Lộc  Niê    ­  HS lớp 4                               Y Tháp Niê – HS lớp 4 Các giải pháp vận động học sinh đến trường được tiếp tục vận dụng và đ em  lại hiệu quả tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho đến nay. Tại thời điểm này, tháng 4   của năm học 2018­2019 chưa có học sinh nào bỏ học Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN  Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện đề  tài, bản thân tơi đã rút ra được nhiều  kinh nghiệm cũng như  bài học bổ  ích. Qua kết quả  khảo nghiệm và thực tế  chứng  minh, tơi nhận thấy, để  vận động học sinh đến trường thường xun và giảm thiểu  tình trạng học sinh nghỉ  học, bỏ  học thì rất cần tấm lịng, cái tâm của những người   làm giáo dục; người giáo viên phải thực sự  u nghề  mến trẻ, coi các em như  chính   con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là   người cha, người mẹ  trong việc giáo dục giáo dưỡng. Giáo viên cần phải nắm bắt  được hồn cảnh gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện  pháp giáo dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt, giáo viên vừa là thầy, vừa là   cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là bạn của các em. Hiệu trưởng phải thường xun  quan tâm, kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện các nhiệm vụ  cơng tac ch ́ ủ nhiệm lớp. Giáo viên phải theo dõi sĩ số học sinh mỗi buổi đến trường,  phát hiện kịp thời những em vắng mặt, tìm hiểu ngun nhân dể đưa ra giải pháp kịp  thời. Giáo viên, nhân viên trong tồn trường phải cùng phối hợp để thực hiện. Làm tốt   cơng tác tham mưu với câp uy Đ ́ ̉ ảng, chính quyền và phối hợp với các đồn thể  điạ   phương, Ban đại diện CMHS để cùng chăm lo cơng tác giáo dục tại các điểm trường,  nhất là những điểm trường cách xa trung tâm xã và cách xa điểm trường chính Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 16 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu Sự phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa Tổng phụ trách Đội và giáo viên làm cơng   tác Cộng đồng phải là nhân tố tích cực trong cơng tác vận động, gần gũi hồn cảnh gia  đình học sinh. Tổ  chức các phong trào vui chơi giải trí, phát huy tối đa trị chơi dân  gian, văn nghệ thể thao để tạo hứng thú, khuyến khích học sinh đến trường.  Trong q trình thực hiện bản thân tơi tự  rút ra bài học, muốn đạt được hiệu   cao nhất trong cơng tác vận động học sinh hay nghỉ  học, bỏ  học đến trưởng thì  yếu tố quan trọng nhất quyết định đó là Hiệu trưởng, người hoạch định, lên kế hoạch   thực hiện và giám sát q trình thực hiện. Sẵn sàng chung tay trong cơng tác vận động,   trực tiếp vào dân, nắm bắt lý do, hồn cảnh học sinh để kịp thời quyết định cách thức   vận động để đạt hiệu quả tốt nhất.  II.KIẾN NGHỊ        Đối với Phịng giáo dục: Khi đánh giá thi đua cuối năm đối với bộ phận Cộng   đồng, cần đưa vào tiêu chí đối với cán bộ làm cơng tác Cộng đồng hoạt động phối hợp   với trường về duy trì sĩ số Đối với  Ủy ban nhân dân huyện: Thường xun nhắc nhở  trong các cuộc họp   với lãnh đạo xã về hoạt động phối hợp với trường làm tốt cơng tác vận động học sinh  hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học đến trường            Ea Bơng, ngày 14 tháng 4 năm 2019                                                                                          Ng ười th ực hi ện Thái Thị Hồi Thu NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN CẤP TRƯỜNG  CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Thái Thị Hoài Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 17 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục.  Điều lệ trường Tiểu học.        Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học hàng năm của các cấp.   Hồ Chí Minh về Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội  2007 5. Thơng tư: 30/2014; Thơng tư 22/2016 về  đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của   BGD­ ĐT 6.  Chuẩn kiến thức kỹ năng các mơn học 7. Thái Duy Tun, Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 8. Các tài liệu, sách báo, tạp chí, tập san Giáo dục Tiểu học 9. Các tài liệu về Hội nghị duy trì sĩ số của Huyện Krơng Ana trong những năm   2016,  Bên cạnh đó, ý thức của cha mẹ học sinh được cải thiện, số phụ huynh ít quan  Thái Thị Hồi Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 18 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu tâm chăm lo đến con em ngày càng giảm. Số  cha mẹ, anh chị biết dành thời gian, tạo  điều kiện cho con em học tập tăng dần 2017 và năm 2018 MỤC LỤC TT Nội dung Trang Phần thứ nhất: Phần mở đầu I Đặt vấn đề II Mục tiêu nghiên cứu Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề I Cơ sở lý luận của vấn đề II Thực trạng vấn đề Thái Thị Hoài Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 19 Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học   đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu III Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề IV Tính mới của giải pháp 13 V Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị  16 I Kết luận 16 II Kiến nghị 16 Thái Thị Hoài Thu                                                                Trường TH Võ Thị Sáu 20 .. .Một? ?vài? ?giải? ?pháp? ?quản? ?lý? ?chỉ? ?đạo? ?việc? ?vận? ?động? ?học? ?sinh? ?bỏ? ?học, ? ?hay? ?nghỉ? ?học   đến? ?trường? ?tại? ?trường? ?TH? ?Võ? ?Thị? ?Sáu động? ?học? ?sinh? ?bỏ? ?học, ? ?hay? ?nghỉ? ?học? ?đi? ?học? ? trở lại đóng vai trị quan trọng được đặt ra ... ­Nghiên cứu thực trạng? ?học? ?sinh? ?bỏ ? ?học, ? ?hay? ?nghỉ? ?học? ?tại? ?trường? ?tiểu? ?học? ?Võ? ? Thị? ?Sáu ­Tìm ra các ngun nhân chủ yếu dẫn? ?đến? ?học? ?sinh? ?bỏ? ?học, ? ?hay? ?nghỉ? ?học .  ­ Đưa ra? ?một? ?số ? ?giải? ?pháp? ?quản? ?lý? ?chỉ ? ?đạo? ?nhằm  vận? ?động? ?học? ?sinh? ?hay? ?nghỉ? ?... Thái? ?Thị? ?Hồi Thu                                                               ? ?Trường? ?TH? ?Võ? ?Thị? ?Sáu 14 Một? ?vài? ?giải? ?pháp? ?quản? ?lý? ?chỉ? ?đạo? ?việc? ?vận? ?động? ?học? ?sinh? ?bỏ? ?học, ? ?hay? ?nghỉ? ?học   đến? ?trường? ?tại? ?trường? ?TH? ?Võ? ?Thị? ?Sáu luyện cũng được nâng cao. Các em có áo trắng? ?đến? ?trường,  sách vở, đồ dùng? ?học? ?sinh? ?

Ngày đăng: 10/03/2021, 11:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU

    • I.ĐẶT VẤN ĐỀ

    • II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

    • SL

    • TL

    • SL

    • Tỉ lệ

    • SL

    • Tỉ lệ

    • SL

    • Tỉ lệ

    • SL

    • Tỉ lệ

      • III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

      • SL

      • TL

      • SL

      • Tỉ lệ

      • SL

      • Tỉ lệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan