1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Văn Hóa Kinh Doanh Chuỗi Cửa Hàng Cà Phê TERRACE Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

88 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC i LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv TÓM TẮT v ABSTRACT vi MỤC LỤC vii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3 1.3. Tổng quan tài liệu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu 6 1.6. Những đóng góp của luận văn 6 1.7. Kết cấu của đề tài 7 Tóm tắt Chương 1 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 8 2.1. Khái niệm chung về văn hoá 8 2.2. Cơ sở lý luận 10 2.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh 10 2.2.2. Tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh 12 2.2.3. Đặc trưng cơ bản của văn hoá kinh doanh 16 2.2.4. Các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh 18 2.2.5. Quá trình hình thành văn hoá kinh doanh 20 2.2.6. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh 21 2.3. Văn hoá kinh doanh cà phê 22 2.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại một số nước 22 2.4.1. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Ấn Độ 22 2.4.2. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Pháp 23 2.4.3. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Mỹ 24 2.4.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Việt Nam 25 Tóm tắt Chương 2 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh và chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 26 3.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh 26 3.1.2. Văn hoá cà phê Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) 28 viii 3.1.3. Giới thiệu tổng quan về công ty Terrace 30 3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Terrace 30 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động nhượng quyền tại Terrace 32 3.2. Phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại Thành phố Hồ Chí Minh 32 3.2.1. Các giá trị văn hoá hữu hình 33 3.2.2. Các giá trị được tuyên bố 34 3.2.3. Đánh giá thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại Thành phố Hồ Chí Minh 35 3.2.3.1. Những ưu điểm nổi bật 35 3.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại 37 3.3. Phương pháp nghiên cứu 38 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 38 3.3.2. Quy trình nghiên cứu 39 3.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 39 3.3.4. Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu 40 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 41 Tóm tắt Chương 3 41 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1. Định hướng về mục tiêu phát triển của Terrace 42 4.1.1. Định hướng phát triển chuỗi cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh 42 4.1.2. Định hướng phát triển chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 44 4.2. Kết quả nghiên cứu 45 4.2.1. Đánh giá VHKD cấp độ 1 – Những giá trị văn hoá hữu hình 46 4.2.2. Đánh giá VHKD cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bố 48 4.2.3. Đánh giá các kênh thông tin về cấp độ 1 và cấp độ 2 49 4.2.4. Kết quả phỏng vấn sâu của các chuyên gia 51 4.2.4.1. Cấp độ 1 – các giá trị văn hoá hữu hình 51 4.2.4.2. Cấp độ 2 – các giá trị được tuyên bố 53 4.3. Giải pháp hoàn thiện văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 53 4.3.1. Xây dựng, củng cố giá trị hữu hình chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 53 4.3.2. Khẳng định các giá trị được tuyên bố 58 4.3.2.1. Khẳng định tầm nhìn 58 4.3.2.2. Truyền tải sứ mệnh các giá trị cốt lõi, giá trị niềm tin của hành động cho cán bộ quản lý và nhân viên 59 4.3.2.3. Nâng cao triết lý kinh doanh và từng bước chủ động thực hiện mục tiêu chiến lược hiệu quả bền vững 59 4.4. Đánh giá những góp ý và hạn chế của luận văn 61 Tóm tắt chương 4 62 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Các kiến nghị 63 5.2. Kết luận 63 Tóm tắt Chương 5 64 ix TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC x DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VH VHKD TP. HCM DN : Văn hoá : Văn hoá kinh doanh : Thành phố Hồ Chí Minh : Doanh nghiệp xi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Số lượng quán cà phê/ cửa hàng cà phê phân loại thoe nhóm…………….28 Bảng 4.1 Khảo sát lãnh đạo về những giá trị hữu hình của cà phê Terrace…………. 47 Bảng 4.2 Khảo sát nhân viên về những giá trị hữu hình của cà phê Terrace………... 48 Bảng 4.3 Khảo sát khách hàng về những giá trị hữu hình của cà phê Terrace……….48 Bảng 4.4 Bảng khảo sát lãnh đạo về những giá trị được tuyên bố cà phê Terrace…...49 Bảng 4.5 Bảng khảo sát nhân viên về những giá trị được tuyên bố cà phê Terrace… 50 Bảng 4.6 Bảng khảo sát các kênh thông tin của lãnh đạo cà phê Terrace về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2 ………………………………………………………………....50 Bảng 4.7 Bảng khảo sát các kênh thông tin của nhân viên cà phê Terrace về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2…………………………………………………………………51 Bảng 4.8 Bảng khảo sát các kênh thông tin của khách hàng cà phê Terrace về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2…………………………………………………………….51 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cách đây hơn 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng". Như vậy, có thể khẳng định văn hóa có một vai trò rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa là công cụ để tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức. Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả của mọi hình thái xã hội. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv... Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, không thể đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của khoa học quản trị nói riêng không khó. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể của các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa. Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là góp phần tạo lập năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó còn góp phần thể hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. 2 Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức đúng đắn về văn hóa kinh doanh, thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của văn hóa kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình văn hóa kinh doanh lành mạnh, tôn trọng sự sáng tạo từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển và thực tế đã chứng minh văn hóa kinh doanh mạnh mẽ là nền tảng của doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh và là yếu tố cơ bản thu hút nhân lực có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, là sức bật cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Lĩnh vực kinh doanh cà phê cũng không nằm ngoài vấn đề, văn hóa kinh doanh cà phê cũng là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước. Xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006, cà phê Terrace đã gây ấn tượng với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ với thương hiệu cà phê sạch mang phong cách kiểu Ý năng động, tươi mát, trẻ trung. Cà phê Terrace phát triển chủ yếu tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều giới trẻ cũng như nhiều khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, ở những thành phố này, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu để dành chỗ đứng cũng hết sức khốc liệt. Mỗi giây phút là một sự cạnh tranh, gây ấn tượng với khách hàng đến từng chi tiết nhỏ. “Miếng bánh” thương hiệu cà phê đang được các thương hiệu tranh giành nhau, từ thương hiệu lâu đời cà phê Trung Nguyên, đến những thương hiệu nước ngoài như Starbucks, The Coffee House, Highland Coffee, những thương hiệu cà phê trẻ bình dân như Milano và còn những “thương hiệu” cà phê bình dân quen thuộc là quán cóc vỉa hè, cà phê Bệt, cà phê mang đi “take away”. Việc tạo nên một thương hiệu riêng gây ấn tượng đặc biệt và luôn duy trì được ấn tượng đó là điều hết sức quan trọng và cũng đầy khó khăn thử thách đối với cà phê Terrace. Đã gần 10 năm xuất hiện nhưng số lượng cửa hàng của Terrace vẫn còn khá ít so với những thương hiệu khác và cũng đang dần đi vào lối mòn “bão hoà” của xu thế. Với phân khúc khách hàng là giới trẻ năng động, tươi mới, cà phê Terrace đã rất khó khăn để xây dựng được một văn hoá kinh doanh để có thể đáp ứng được những nhu cầu thị hiếu của khách hàng là “mới-độc-lạ” nhưng vẫn phải đảm bảo có nét riêng và không cuốn trôi theo dòng chảy “trào lưu và thoái hoá”. Trên quan điểm những vấn đề về văn hoá có tác động mạnh lên hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững của một doanh nghiệp, tác giả 3 chọn đề tài “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ với mục đích nhằm nghiên cứu, đánh giá văn hóa kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê Terrace một cách khách quan và đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc hoàn thiện văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát - Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hoá kinh doanh, từ đó xác định luận cứ khoa học về việc phát triển văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố - Phân tích, đánh giá thực trạng của văn hóa kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace. 1.3. Tổng quan tài liệu Văn hoá kinh doanh có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp mà còn là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Chính văn hóa định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra sự đồng thuận trong tư tưởng và hành động của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là bản sắc của doanh nghiệp, là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có tính truyền thống nhiều thế hệ thành viên, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Nó khuyến khích sự sáng tạo cái mới. Vấn đề văn hoá kinh doanh đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh tế đề cập và giải quyết. Có thể nêu ra một số 4 công trình tiêu biểu sau: Đỗ Thanh Tâm (2006), “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sỹ. Tác giả xác định những tiền đề thiết yếu cho việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất các doanh nghiệp phải xác định: văn hóa doanh nghiệp, định hướng mình muốn hướng đến,cần đạt được những danh hiệu, xây dựng website cung cấp thông tin cho đối tác bên ngoài và nội bộ, định kỳ khảo sát văn hóa doanh nghiệp; đề xuất nhà nước: tuyên truyền thay đổi quan niệm xã hội về kinh doanh và nghề kinh doanh; khơi dậy tinh thần kinh doanh làm giàu; khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong kinh doanh, xoá bỏ cơ chế bao cấp, đổi mới giáo dục, xoá bỏ nạn quan liêu, nâng cao hiệu quả hiệp hội doanh nhân. Phan Minh Vương (2013), “Văn hoá kinh doanh loại hình cà phê sách tại thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã giới thiệu, nghiên cứu một loại hình kinh doanh cà phê mới tại thành phố Hồ Chí Minh: đem những loại hình văn hoá khác nhau kết hợp lại để tạo nên một nét riêng mới độc đáo. Tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp, những đề xuất mới để phát triển rộng rãi văn hoá kinh doanh mới này. Trần Hải Nguyên (2013), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Trung Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã nghiên cứu văn hoá kinh doanh của hệ thống cà phê lớn và nổi tiếng tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tác giả đã hệ thống lại những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh và sự ảnh hưởng của văn hoá đến kinh doanh. Đồng thời cũng đã nêu ra được những ưu điểm và nhược điểm của nền văn hoá kinh doanh đang tồn tại trong hệ thống cà phê Trung Nguyên. Từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện nền văn hoá kinh doanh của chuỗi cà phê Trung Nguyên. Đỗ Thành Đức (2016), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Milano tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết và nội dung có liên quan về văn hoá kinh doanh, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong sự phát triển của doanh 5 nghiệp. Và đánh giá những thực trạng văn hoá kinh doanh của chuỗi cà phê Milano, đưa ra những hướng phát triển những mặt tích cực và nhìn ra được những mặt hạn chế và kiến nghị những hướng khắc phục. Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), “Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã tìm hiểu những nét văn hóa kinh doanh đặc trưng của nước ngoài, so sánh những nét khác biệt với văn hóa kinh doanh của Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra được những giải pháp để giúp cửa hàng cà phê Starbucks tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn. Các đề tài, bài viết trên nghiên cứu về văn hóa kinh doanh đã hệ thống cơ sở lý thuyết về văn hóa, văn hóa kinh doanh, nhận định về xây dựng văn hóa kinh doanh và đề xuất các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình tham gia xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và hội nhập với kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam, văn hóa kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, văn hóa kinh doanh còn là phương tiện biểu hiện phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của nhân viên. Chính vì vậy, xác định đúng các quan điểm về xây dựng Văn hóa kinh doanh, tìm ra đặc trưng Văn hóa kinh doanh riêng cho từng lĩnh vực, ngành, loại hình doanh nghiệp là cơ sở nâng cao vị thế cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới (năm 2014) và là một trong những thị trường đầy tìm năng để kinh doanh cà phê. Vì vậy, các loại hình kinh doanh cà phê trên thế giới như: Highland Coffe, Goria Jean’s coffee, Milano…. cũng theo đó vào Việt Nam kinh doanh song song và cạnh tranh với các thương hiệu cà phê trong nước. Hiện tại có một số đề tài nghiên cứu về các thương hiệu cà phê như đã nêu trên Trung Nguyên, Milano, Starbuck nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về văn 6 hoá kinh doanh của thương hiệu cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là văn hóa kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa kinh doanh tại Terrace nói riêng. - Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo, nhân viên thuộc hệ thống cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia hàng đầu, và khách hàng của chuỗi cà phê Terrace trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các cửa hàng thuộc chuỗi cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: + Dữ liệu thứ cấp được phân tích từ năm 2012 -2015 + Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 01 đến tháng 03/2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, được miêu tả bằng các kỹ thuật: - Phương pháp phân tích lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của cà phê Terrace nhằm đánh giá quá trình hình thành, phát triển văn hóa kinh doanh, định hướng phát triển của cà phê Terrace. - Phương pháp suy luận logic: Kế thừa thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê nhằm tổng hợp các giá trị VH của chuỗi cửa hàng cà phê Terrace. - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp điều tra khảo sát: khảo sát khoảng 250 lãnh đạo, nhân viên, khách hàng chuỗi cửa hàng cà phê Terrace, quan sát tại 5 quán của chuỗi cửa hàng cà phê Terrace. 1.6. Những đóng góp của luận văn Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên lý thuyết và cơ sở lý luận đã trình bày. 7 Có cách nhìn nhận rõ nét về những yếu tố cấu thành nên văn hoá kinh doanh của Terrace, cũng như những tác động của chúng lên sự phát triển của một doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị để xây dựng văn hoá kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê Terrace, nhắm tới mục tiêu phát triển thương hiệu rộng rãi, tiên phong trong phong cách. 1.7. Kết cấu của đề tài - Chương 1: Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nghiên cứu của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý luận: Trình bày khái niệm về văn hoá, văn hóa kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp trong kinh doanh, cơ sở lý thuyết cà phê và bài học kinh nghiệm văn hóa kinh doanh về cà phê. - Chương 3: Phân tích thực trạng và phương pháp nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh cà phê tại Việt Nam, phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Phân tích hoạt động và văn hóa kinh doanh cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh; phân tích quá trình hình thành và phát triển chuỗi cà phê Terrace; phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu;. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace và đánh giá những đóng góp và hạn chế của luận văn; chương này cũng trình bày các hạn chế của nghiên cứu và một số đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của luận văn. Trình bày tóm tắt các kết quả chính đạt được và những đóng góp của đề tài cho nhà quản trị. Tóm tắt Chương 1 Chương 1 nêu vấn đề chọn đề tài “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tại thành phố Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy rõ mục tiêu nghiên cứu, tổng quan tài liệu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu, những đóng góp mới và kết cấu đề tài. Các nội dung của Chương 1 là cơ sở để xác lập cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh trong Chương 2. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 2.1. Khái niệm chung về văn hoá Nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng trước hết phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đến mức hầu như mỗi nhà văn hóa đều có một khái niệm riêng về văn hóa. Cho đến nay có khoảng hơn 400 khái niệm về văn hóa. Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp. Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn hóa có tính chất lịch sử và phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân gian có văn tự và không văn tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời. Trong quá trình lịch sử đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo. Đó là hiện thực khách quan. Sau đây là một số trong những khái niệm đó. Năm 1970, UNESCO đã định nghĩa: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Để tạo điều kiện cho định hướng tiếp cận văn hóa, năm 1977 tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã cho xuất bản tác phẩm Hiểu biết để hành động, trong đó có đoạn viết: “Văn hoá là yếu tố cơ bản cho sức sống một dân tộc, từ những hoạt động sáng tạo của nhân dân đến sức sống tổng hợp của một xã hội, những phương thức sản xuất và sở hữu, những của cải vật chất, những hình thái tổ chức…”. Tháng 12 năm 1986, UNESCO phát triển thêm định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (dẫn theo Dương Thị Liễu, 2012). Ta thấy rằng, mỗi dân tộc có những đặc tính riêng tạo nên những nét độc đáo đặc trưng cho từng dân tộc, những cái riêng đó luôn luôn tiếp thu những giá trị mới để phát triển, luôn sáng tạo cho phù hợp với hiện tại và tương lai. Đối với doanh nghiệp, hệ thống các giá trị tốt đẹp được duy trì, phát triển tạo nên những đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp phù hợp với xu thế, hội nhập với xã hội 9 và phát triển bền vững dựa trên những giá trị tốt đẹp được bồi đắp, xây dựng qua nhiều thế hệ… Edward B. Taylor (1924) cho rằng: "Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán và tất cả những khả năng và tập tục khác cần thiết cho con người trong một xã hội". Một số nghiên cứu trong nước tiêu biểu như sau: Theo Trần Ngọc Thêm (2004), “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Ta thấy rằng, văn hóa do con người tương tác với tự nhiên và xã hội tạo ra giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau tiếp nối, duy trì và phát triển phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. Hoàng Vinh trong "Đề cương văn hóa và Tôn giáo" đã khẳng định “văn hóa là vốn hiểu biết của con người, tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử, được kết tinh lại thành các giá trị và chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng. Hệ giá trị là thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho cộng đồng trở thành một khối vững chắc và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy”. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở, và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn”. Người đã nhìn văn hóa là phương thức để con người tồn tại và phát triển. văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất hay sản xuất giá trị tinh thần, trong quan hệ giao tiếp, ứng xử trong xã hội hay thái độ ứng xử với thiên nhiên. Ta thấy rằng, sự tồn tại của doanh nghiệp được gắn liền với văn hóa đó là sáng tạo để tồn tại. 10 Theo Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” (dẫn theo Trần Quốc Vượng, 2005). Ta thấy rằng, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển một đất nước, một tổ chức, một doanh nghiệp, văn hóa luôn gắn với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Tóm lại, văn hóa là một khái niệm rất rộng, trong đó giá trị vật chất và tinh thần làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ. Từ ý nghĩa đó ta rút ra giá trị vật chất và tinh thần như sau: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bản giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị Chân - Thiện - Mỹ ” (Đỗ Minh Cương, 2001). 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá xã hội, được thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh. Văn hoá kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố và đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để xây dựng và phát huy vai trò của văn hoá kinh doanh mang sắc thái Việt Nam, theo tác giả, cần: thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi cho văn hoá kinh doanh Việt Nam hình thành và phát triển; thứ hai, xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp; thứ ba, xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ đông đảo những doanh nhân có văn hoá. Văn hóa kinh doanh được thể hiện và chỉ có thể được thể hiện thông qua vật mang nó là doanh nghiệp. Nhưng để có một định nghĩa mạch lạc cho thuật ngữ văn hóa kinh doanh hầu như đã không dễ dàng, bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay như khái niệm "văn hóa" cũng đã có hàng trăm cách diễn đạt khác nhau đã trình bày trên. Marvin Bower, Tổng giám đốc Mackinsey Company cho rằng: "Văn hóa kinh doanh là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ******* LÊ NGÂN TÚ NGỌC VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ******* LÊ NGÂN TÚ NGỌC VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thị Trúc Ngọc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN Luận văn tựa đề “Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh” cơng trình học viên LÊ NGÂN TÚ NGỌC thực nộp nhằm thỏa phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Ngày bảo vệ luận văn TP.HCM, ngày …… tháng … năm 2016 Viện đào tạo sau đại học Giảng viên HD TS Mai Thị Trúc Ngọc (ĐH Quốc tế Hồng Bàng) Ngày tháng năm 2016 i TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự – Hạnh phúc LÝ LỊCH KHOA HỌC I Lý lịch sơ lược: Họ tên: LÊ NGÂN TÚ NGỌC Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 14/07/1989 Nơi sinh: Tiền Giang Quê quán: Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước học tập, nghiên cứu: Nhân viên Chỗ riêng địa liên lạc: 39/335B Chánh Hưng, P.10, Q.8, TP Hồ Chí Minh Điện thoại quan: 08.62856699 Điện thoại nhà riêng: 0918424007 Fax: E-mail: tutrinh1407@gmail.com II Quá trình đào tạo: Đại học: Hệ đào tạo: Đại học quy Thời gian đào tạo từ 2007 đến 2011 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – TP Hồ Chí Minh Ngành học: Quản trị kinh doanh – du lịch Tên đồ án, luận án môn thi tốt nghiệp: Tổng quan du lịch – Quản trị KS-NH-Bar Ngày nơi bảo vệ đồ án, luận án thi tốt nghiệp: 2011 Người hướng dẫn: Thạc sĩ: Thời gian đào tạo từ 2013 đến Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng – TP Hồ Chí Minh Ngành học: Quản trị kinh doanh Tên luận văn: Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace TP Hồ Chí Minh Ngày nơi bảo vệ luận văn: ii Người hướng dẫn: TS Mai Thị Trúc Ngọc3 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh trình độ B III Q trình cơng tác chuyên môn kể từ tốt nghiệp đại học: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 02/2012 – 03/2013 Ngân hàng TMCP Á Châu Giao dịch viên Trường Đại học quốc tế Nhân viên Phòng Quản Hồng Bàng lý đào tạo 06/2013 – 06/2015 06/2015 – 10/2015 10/2015 đến Ngân hàng TMCP Đông Á Nhân viên Khối Quản trị tín dụng Ngân hàng TMCP Quân Nhân viên hành Đội nhân IV Các cơng trình khoa học công bố: Không Ngày 05 tháng 12 năm 2016 Người khai ký tên iii LỜI CAM ĐOAN Tơi cam đoan rằng, luận văn “Văn hố kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Thành phố Hồ Chí Minh” cơng trình nghiên cứu riêng Những tài liệu, số liệu sử dụng luận văn có ghi rõ nguồn trích dẫn danh mục tài liệu tham khảo kết khảo sát điều tra cá nhân Kết nghiên cứu chưa cơng bố cơng trình nghiên cứu từ trước đến TP Hồ Chí Minh, năm 2016 LÊ NGÂN TÚ NGỌC iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Viện Đào tạo Sau đại học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng chia sẻ với nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi suốt q trình học tập trường Tơi xin tỏ lòng trân trọng với TS Mai Thị Trúc Ngọc dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, góp ý chân thành cho tơi suốt trình thực luận văn Xin cảm ơn anh chị công ty Terrace, cá nhân, doanh nghiệp, bạn bè hỗ trợ việc chia sẻ thơng tin, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài Một lần nữa, xin cho phép tơi bày tỏ lịng tri ân đến tất người dành cho giúp đỡ nhiệt tình, vơ giá suốt q trình thực luận văn Trân trọng v TĨM TẮT “Văn hố kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh" hệ thống lại hệ thống lại sở lý luận, khái niệm, nội dung có liên quan đến văn hóa doanh nghiệp Làm rõ tầm quan trọng văn hoá kinh doanh phát triển doanh nghiệp điều kiện kinh tế giới ngày hội nhập cách sâu rộng Từ kiến thức hệ thống làm sở để đánh giá lại thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, số liệu định lượng khảo sát khoảng lãnh đạo, nhân viên, khách hàng chuỗi cửa hàng cà phê Terrace, quan sát quán chuỗi cửa hàng cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh Từ kết thu được, tác giả phân tích, đánh giá để đưa thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá mặt tích cực cần phát huy, rút vấn đề tồn đưa định hướng khắc phục thời gian tới để chuỗi cà phê Terrace tiếp tục phát triển bề vững thời gian tới Trong trình nghiên cứu tác giả nhận đươc ủng hộ từ phía ban giám hiệu nhà trường, viện sau Đại học, giáo viên hướng dẫn, đối tượng nghiên cứu, hạn chế thời gian nên việc thu thập liệu bị giới hạn vi ABSTRACT “Terrace coffee shop chain’s trading culture at Ho Chi Minh city” systemized the principle foundation which includes notions, contents related to business culture It clarified the importance of trading culture to business development in the condition of deeply and widely international economic integration The systemized knowledge was utilized as a foundation to re-evaluate the Terrace chain’s trading culture state The research follows both qualitative and quantitative research design to investigate the chain’s managers, staff and customer by observing at the coffee shops of the chain at Ho Chi Minh city Form the collected results, the authors analyzed and evatuated to point out states of the chain, and then evaluated positive aspects to be developed and constraints to be resolved in order to help the chain develop constantly in the future Completing the research, the author was given support of the university managers the post graduate institute, my supervisor, the participants However, due to short implementing time, stastistics collecting is limited vii MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC i LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv TÓM TẮT v ABSTRACT vi MỤC LỤC vii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý chọn đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 1.3 Tổng quan tài liệu 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu .6 1.6 Những đóng góp luận văn .6 1.7 Kết cấu đề tài Tóm tắt Chương CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH .8 2.1 Khái niệm chung văn hoá 2.2 Cơ sở lý luận 10 2.2.1 Khái niệm văn hoá kinh doanh 10 2.2.2 Tầm quan trọng văn hoá kinh doanh 12 2.2.3 Đặc trưng văn hoá kinh doanh 16 2.2.4 Các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh 18 2.2.5 Q trình hình thành văn hố kinh doanh 20 2.2.6 Mối quan hệ doanh nghiệp văn hoá kinh doanh 21 2.3 Văn hoá kinh doanh cà phê 22 2.4 Văn hoá kinh doanh cà phê số nước 22 2.4.1 Văn hoá kinh doanh cà phê Ấn Độ 22 2.4.2 Văn hoá kinh doanh cà phê Pháp 23 2.4.3 Văn hoá kinh doanh cà phê Mỹ 24 2.4.4 Văn hoá kinh doanh cà phê Việt Nam 25 Tóm tắt Chương 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Giới thiệu tổng quan hoạt động kinh doanh cà phê Thành phố Hồ Chí Minh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 26 3.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê Thành phố Hồ Chí Minh .26 3.1.2 Văn hố cà phê Sài Gịn (Thành phố Hồ Chí Minh) 28 59 - Bước 3: Đảm bảo toàn thể nhân viên thẩm thấu trở thành kim nam cho toàn thể nhân viên - Bước 4: Tất hoạt động khẳng định tầm nhìn - Bước 5: Mỗi nhân viên phần góp vào thực thành cơng tầm nhìn 4.3.2.2 Truyền tải sứ mệnh giá trị cốt lõi, giá trị niềm tin hành động cho cán bộ quản lý nhân viên Sứ mệnh cà phê Terrace “Thương hiệu cà phê tươi 100% người Việt tạo nên, hội cho chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tiên phong việc truyền tải sứ mệnh cà phê Terrace thuận lợi việc thu hút người đam mê cà phê, yêu cà phê đến với không gian sáng tạo Việt dành cho thưởng thức cà phê, tiếp cận chương trình đào tạo mới, chương trình văn hóa từ cơng ty Terrace để hoàn thiện chuyên nghiệp cho chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Song song với thuận lợi từ công ty Terrace, chuỗi cửa hàng cà phê Terrace phải quan tâm, đầu tư cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, đại tinh thần, lực quản lý, chung chí hướng truyền tải thơng điệp văn hóa cà phê Việt đến khách hàng Bên cạnh đó, cần đưa cán đào tạo nước có văn hóa cà phê lâu đời, thị trường cà phê lớn doanh nghiệp cà phê có chuỗi cửa hàng cà phê tiếng để học tập, nâng cao trình độ quản lý, nắm bắt xu phát triển, nhu cầu thưởng thức khách hàng để xây dựng tốt chuỗi cửa hàng cà phê Terrace giữ vững, phát triển chuỗi cửa hàng cà phê Terrace với vị cà phê tiên phong phong cách cà phê mang Các giá trị cốt lõi giá trị niềm tin luôn truyền tải cho cán quản lý, nhân viên thấm nhuần tâm trí, tư tưởng trở thành phương châm hành động cụ thể Truyền tải Sứ mệnh giá trị cốt lõi, giá trị niềm tin trở thành kim nam hành động cho cán quản lý, nhân viên cụ thể: - Bước 1: Ln thể tính tiên phong thực sứ mệnh cà phê, thịnh vượng cà phê với giá trị đặc trưng riêng Terrace 60 - Bước 2: Kết nối, gắn kết cộng đồng, vùng miền để phát huy mạnh cà phê - Bước 3: Truyền tải thông điệp sứ mệnh, giá trị đến xã hội Sứ mệnh giá trị phải động lực để toàn thể nhân viên cống hiến 4.3.2.3 Nâng cao triết lý kinh doanh bước chủ động thực mục tiêu chiến lược hiệu bền vững Triết lý kinh doanh cà phê Terrace “Gắn liền với thời đại” dựa giá trị: cà phê lượng sáng tạo - tảng kinh tế trí thức, cà phê cổ vũ đóng góp cho hài hòa phát triển bền vững giới chuỗi cửa hàng cà phê Terrace cần quan tâm đào tạo nhân viên có tri thức, động, sáng tạo chuyên nghiệp Ban lãnh đạo chuỗi cửa hàng cà phê Terrace cần tiếp tục phát huy giá trị văn hóa cơng ty, văn hóa kinh doanh cơng ty công cụ, phương pháp quản lý hiệu hài hịa q trình xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững Một điều quan trọng nêu gương lãnh đạo, người lãnh đạo biết động viên, gương mẫu, hình mẫu cho nhân viên noi theo tiên phong, gương mẫu thực sách Chủ động vận dụng văn hóa truyền thống, phát huy tiềm sáng tạo dân tộc với nỗ lực không ngừng học hỏi, sáng tạo tiếp thu văn hóa giới cà phê có đột phá xây dựng văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace yếu tố quan trọng thực thành công mục tiêu: Thống trị nội địa, chinh phục giới thiên đường cà phê toàn cầu Việt Nam công ty Terrace Nâng tầm triết lý kinh doanh bước chủ động thực mục tiêu chiến lược hiệu bền vững cụ thể: - Bước 1: Triết lý kinh doanh mục tiêu chiến lược thể hiện, gắn kết đời sống vật chất tinh thần tồn cơng ty 61 - Bước 2: Khát vọng sáng tạo, mục tiêu trở thành lãnh đạo cà phê xã hội thừa nhận, khách hàng, doanh nghiệp nước, nước ngoài, đối tác nhìn thấy qua hoạt động cơng ty - Bước 3: Đến với cộng đồng, kêu gọi cảm nhận chia sẻ - Bước 4: Tạo thu nhập, tạo khát vọng cho người thụ hưởng, tạo thấu hiểu khách hàng thông qua chia sẻ lợi nhuận, tinh thần cà phê Việt - Bước 5: Tiếp tục cam kết “Sáng tạo có trách nhiệm” 4.4 Đánh giá góp ý hạn chế luận văn Cà phê Terrace có bước phát triển từ ngày đầu thành lập xác định mục tiêu, định hướng phát triển với phong cách lạ, mạnh mẽ khởi đầu cửa hàng cà phê Terrace chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tiếp tục nhân tố quan trọng góp phần quan trọng trì phong cách kinh doanh mạnh mẽ trì thị trường vào nước ASEAN Luận văn “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Thành phố Hồ Chí Minh” hồn thành có đóng góp, hạn chế sau: Về đóng góp đề tài, tác giả hệ thống lại sở lý thuyết nội dung có liên quan văn hóa kinh doanh, cấu trúc văn hóa kinh doanh cấp độ văn hóa kinh doanh phân tích đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace sở lý luận trình bày Trên sở nghiên cứu chuỗi cửa hàng cà phê Terrace tác giả đề xuất giải pháp để phát triển văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế làm tài liệu tham khảo cho loại hình kinh doanh khác nói chung tiếp tục xác định: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace không gian khơi nguồn sáng tạo, yếu tố địa điểm, khơng gian qn, sở thích khách hàng, hoạt động VH, hoạt động văn hóa… ảnh hưởng lớn đến văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace đa dạng loại dịch vụ sản phẩm để phục vụ khách hàng, đẩy mạnh xây dựng phát triển thương hiệu, đội ngũ quản lý, nhân viên phát triển mạnh văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 62 Về hạn chế, Luận văn “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Thành phố Hồ Chí Minh” đề tài văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê nên tác giả nghiên cứu văn hóa kinh doanh cấp độ - giá trị văn hóa hữu hình cấp độ - giá trị tuyên bố Bên cạnh đó, khái niệm văn hóa kinh doanh khái niệm hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực cà phê nên tài liệu tham khảo hạn chế, cách đánh giá luận văn mang tính khái qt, chưa tồn diện Luận văn thực theo phương pháp nghiên cứu định tính, địi hỏi đối tượng trả lời vấn đề người điều tra cần có kinh nghiệm vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa hiểu hết chất, quy luật xây dựng, vận hành văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace nên khái quát bước đầu cấp độ văn hóa lãnh đạo, nhân viên chuỗi cửa hàng cà phê Terrace, khách hàng chuỗi cửa hàng cà phê Terrace khảo sát mà chưa xác định đặc thù riêng chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Tóm tắt chương Chương luận văn, tác giả đưa ra: - Các kết nghiên cứu, từ rút kết luận để đề xuất giải pháp cho văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng củng cố giá trị hữu hình chuỗi cửa hàng cà phê Terrace, khẳng định giá trị tuyên bố - Đánh giá góp ý hạn chế luận văn 63 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Các kiến nghị Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hành lang pháp lý, thể chế kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp phát triển xây dựng văn hóa kinh doanh doanh nghiệp Loại bỏ rào cản phân biệt đối xử thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân Tạo điều kiện hỗ trợ cho Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam tập hợp, liên kết doanh nghiệp cà phê nước nhằm nâng cao nhận thức, tập trung sức mạnh tập thể xây dựng văn hóa kinh doanh cộng đồng doanh nghiệp cà phê Phát động phong trào xây dựng văn hóa kinh doanh, tuyên truyền vai trị, tính thiết yếu cấp bách xây dựng văn hóa kinh doanh kinh tế thông qua kênh thông tin đại chúng đến doanh nghiệp cà phê Bên cạnh đó, cần tuyên dương, tôn vinh doanh nghiệp tiên phong thành cơng xây dựng văn hóa kinh doanh, tơn vinh giá trị văn hóa kinh doanh tích cực, Việt Nhà nước phải cung cấp thông tin, hỗ trợ vốn, tư vấn đào tạo cho doanh nghiệp kiến thức, kỹ cho lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh doanh nghiệp Tổ chức hội thảo khoa học, kênh thông tin truyền đạt kinh nghiệm doanh nghiệp xây dựng thành cơng văn hóa kinh doanh 5.2 Kết ḷn Văn hóa ln mơi trường tinh thần gắn liền với vận động xã hội Trong kinh doanh, văn hóa kinh doanh ngày xã hội nhận thức vai trị quan trọng đời sống Chính mà xã hội xuất phong trào xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh, với mục đích dùng yếu tố văn hóa để gia tăng giá trị thẩm mỹ đạo đức cho cộng đồng kinh doanh Việt Nam quốc gia phát triển nên kinh tế cịn nhiều rào cản so với nước có kinh tế phát triển Ngày khẳng định, văn hóa kinh 64 doanh tảng tinh thần có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh đời sống xã hội văn hóa kinh doanh tiên tiến thúc đẩy kinh tế phát triển văn hóa kinh doanh phận quan trọng doanh nghiệp, ảnh hưởng chí ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh, đối nội đối ngoại doanh nghiệp, giá trị văn hóa triển khai doanh nghiệp… văn hóa kinh doanh điểm xuất phát phải yếu tố người, đội ngũ doanh nhân, kết hình thành, xây dựng nhiều năm nhiều hệ lãnh đạo văn hóa kinh doanh chịu ảnh hưởng, chi phối nhiều từ lãnh đạo, người sáng lập doanh nghiệp văn hóa kinh doanh doanh nghiệp sử dụng giao tiếp doanh nghiệp, quy tắc ứng xử mà bên tham gia ngầm hiểu chấp nhận, yếu tố để kinh doanh cách thuận tiện thành cơng Luận văn “Văn hố kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Thành phố Hồ Chí Minh” đề tài sâu rộng, cần nhiều đầu tư nghiên cứu đánh giá tập thể lãnh đạo, nhân viên cà phê Terrace thời gian tới Trong giới hạn nghiên cứu tác giả dừng lại vấn, thảo luận phận lãnh đạo, nhân viên, khách hàng Terrace với số mẫu nghiên cứu cịn hạn chế, cịn mang tính chất cảm tính, chủ quan… Một số giải pháp nêu luận văn cấp độ – giá trị văn hóa hữu hình cấp độ – giá trị tuyên bố phần đóng góp nhỏ, chưa nghiên cứu sâu phần hạn chế luận văn Tóm tắt Chương Văn hóa kinh doanh phận quan trọng doanh nghiệp, ảnh hưởng chí ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh, đối nội đối ngoại doanh nghiệp, giá trị văn hóa triển khai doanh nghiệp… kinh tế Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace Công ty Terrace mói chung cơng ty cổ phần Terrace Franchishing hình thức xây dựng văn hóa kinh doanh mà Terrace thực tương đối hiệu phù hợp cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê Các kiến nghị cho nhà nước doanh nghiệp đề xuất cần thiết cho 140 doanh nghiệp kinh doanh cà phê nay, tạo điều kiện cho doanh 65 nghiệp phát triển, xây dựng văn hóa kinh doanh để đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững phù hợp với phát triển chung kinh tế giới 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tài liệu tiếng Việt Bùi Xuân Phong, “Đạo đức kinh doanh văn hố doanh nghiệp”, NXB Thơng tin truyền thơng Dương Thị Liễu (2006) “Bài giảng văn hố kinh doanh”, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Đỗ Minh Cương (2011), “Văn hoá kinh doanh triết lý kinh doanh”, NXB Chính trị Quốc gia Đỗ Thị Phi Hồi (2009), “Văn hố doanh nghiệp”, NXB Tài Chính Đỗ Thành Đức (2016), “Văn hố kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Milano TP Hồ Chí Minh” Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), “Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks TP Hồ Chí Minh” Phan Minh Vương (2014), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê sách TP Hồ Chí Minh” Phan Ngọc (2006), “Bản sắc văn hố Việt Nam”, NXB Văn hoá Trần Hải Nguyên (2014), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Trung Nguyên TP Hồ Chí Minh” 10 Trương Phú Thiện, “Cà phê Việt kỷ XXI – Văn hoá & kỹ thuật – Bí thành cơng kinh doanh cà phê” II Tài liệu tiếng Anh Roserry William (1996), “The Rise of Yoppie coffees and the Reimagination of Class in the United States”, American Anthropologist Schein E.H (2012), “Văn hố doanh nghiệp lãnh đạo”, Nguyễn Phúc Hồng dịch, NXB Thời Đại Trần Vỹ (2015), “Tôi Jack Ma”, An Lạc Group dịch, NXB Huy Hoàng III Tài liệu internet http://Terracecoffee.com/ [Ngày truy cập: 25 tháng 10 năm 2015] http://www.doanhnhansaigon.vn/tro-chuyen/toi-dang-la-nguoi-dung-ngoaiTerrace/1077646/ [Ngày truy cập: 11 tháng năm 2016] http://thanhnien.vn/kinh-doanh/Terrace-ra-mat-them-dong-ca-phe-sach82362.html [Ngày truy cập: 25 tháng 10 nằm 2015] http://kinhdoanhnhahang.vn/kinh-doanh-cafe-cuoc-chien-cua-he-thong-chuoi-noiva-ngoai/ [Ngày truy cập: 11 tháng năm 2016] 67 https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-doanh-nghiep/van-hoa-kinh-doanh-vietnam-.aspx [Ngày truy cập: 11 tháng năm 2016] PHỤ LỤC Phụ Lục 1: BẢNG KHẢO SÁT VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN VIÊN Kính thưa Ơng/Bà Kính mong Ông/Bà dành thời gian đọc kỹ trả lời câu hỏi (Điền đánh dấu vào ô lựa chọn) Những thông tin quý báu Quý Ông/Bà bảo mật tuyệt đối để tổng hợp, phân tích, xử lý chung dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học Xin Ơng/Bà vui lịng cho biết số thông tin: I Phần thông tin đối tượng khảo sát: Anh/Chị là: □ Cán quản lý, □ Nhân viên Giới tính: □ Nam, □ Nữ Trình đợ chun mơn: □ Sau đại học, □ Đại học, □ Cao đẳng – Trung cấp, □ THPT Độ tuổi: □ Dưới 20 tuổi, □ Từ 21 – 30 tuổi, □ Từ 30 - 40 tuổi, □ Trên 40 tuổi Thời gian làm việc Terrace: □ Từ tháng đến năm, II □ Từ năm đến năm, □ Trên năm Phần khảo sát đánh giá cấp độ cấp đợ văn hóa: Theo đánh giá Anh/Chị giá trị văn hóa TT kinh doanh Terrace đạt yêu cầu hay chưa? Kiến trúc quán đại phù hợp với không gian uống Cà phê Đồng phục nhân viên thật phù hợp cho văn hóa Cà phê Các lễ nghi công ty quan tâm có chất lượng Các hoạt động truyền thống (Lễ 8/3, 2/9, Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Theo đánh giá Anh/Chị giá trị văn hóa TT kinh doanh Terrace đạt u cầu hay chưa? Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Tết…) hiệu Chuẩn mực hành vi giao tiếp, ứng xử Chế độ, sách cơng ty Logo phù hợp với hoạt động kinh doanh Cà phê Khẩu hiệu phù hợp với chuỗi cửa hàng Cà phê Terrace Tầm nhìn chuỗi cửa hàng Cà phê Terrace phù hợp với văn hóa kinh doanh Cà phê Đánh giá sứ mệnh giá trị Terrace 10 Triết lý kinh doanh Terrace phù hợp hiệu 11 Mục tiêu chiến lược kinh doanh Terrace III Phần khảo sát kênh thơng tin để nhân viên tiếp cận giá trị văn hóa kinh doanh Terrace Anh/Chị vui lịng cho biết cấp độ văn hóa kinh doanh mà Terrace xây dựng từ nguồn thông tin sau đây? □ Trong trình đào tạo trở thành nhân viên Terrace □ Thông qua họp công ty □ Thông qua truyền miệng trọng nhân viên □ Tự tìm hiểu □ Từ thơng tin bên ngồi Terrace Trân trọng cảm ơn giúp đỡ hợp tác Anh/Chị Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG Kính thưa Ơng/Bà Kính mong Ơng/Bà dành thời gian đọc kỹ trả lời câu hỏi (Điền đánh dấu vào ô lựa chọn) Những thông tin quý báu Quý Ông/Bà bảo mật tuyệt đối để tổng hợp, phân tích, xử lý chung dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học Xin Ơng/Bà vui lịng cho biết số thơng tin: I.Phần thông tin đối tượng khảo sát: Anh/Chị là: □ Cán quản lý □ Nhân viên □ Làm nghề tự Giới tính: □ Nam, □ Nữ Trình đợ chun mơn: □ Sau đại học, □ Đại học, □ Cao đẳng – Trung cấp, □ THPT Tuổi đời: □ Dưới 20 tuổi, □ Từ 21 – 30 tuổi, □ Từ 30 - 40 tuổi, □ Trên 40 tuổi II.Phần khảo sát đánh giá cấp độ cấp đợ văn hóa: TT Theo đánh giá Anh/Chị giá trị văn hóa kinh doanh Terrace đạt yêu cầu hay chưa? Kiến trúc quán đại phù hợp với không gian uống Cà phê Đồng phục nhân viên thật phù hợp cho văn hóa Cà phê Logo phù hợp với hoạt động kinh doanh Cà phê Đồng ý Bình Không thường đồng ý TT Theo đánh giá Anh/Chị giá trị văn hóa kinh doanh Terrace đạt yêu cầu hay chưa? Đồng ý Bình thường Không đồng ý Khẩu hiệu phù hợp với chuỗi cửa hàng Cà phê Terrace III.Phần khảo sát kênh thơng tin tiếp cận giá trị văn hóa kinh doanh Terrace Anh/Chị vui lịng cho biết cấp độ văn hóa kinh doanh mà Terrace xây dựng từ nguồn thông tin sau đây? □ Thông qua truyền miệng bạn uống cà phê □ Tự tìm hiểu □ Từ thơng tin phương tiện truyền thông Trân trọng cảm ơn giúp đỡ hợp tác Anh/Chị Phụ lục 3: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ TERRACE DÀNH CHO CHUYÊN GIA Kính thưa Ơng/Bà Kính mong Ơng/Bà dành thời gian đọc kỹ trả lời câu hỏi (Điền đánh dấu vào ô lựa chọn) Những thông tin quý báu Quý Ông/Bà bảo mật tuyệt đối để tổng hợp, phân tích, xử lý chung dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học Xin Ơng/Bà vui lịng cho biết số thơng tin: Kiến trúc cửa hàng Cà phê Terrace đại phù hợp với không gian uống cà phê? ‒ Về khơng gian bên ngồi bên có yếu tố thu hút ý khách hàng ‒ Bàn, ghế trang bị có phải tạo thoải cho khách hàng thưởng thức Cà phê ‒ Menu thiết kế bắt mắt để thể phong cách riêng cho Cà phê Terrace ‒ Các họa tiết hoa văn, ánh sáng, âm có tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng cảm nhận uống Cà phê Terrace Các cuộc họp diễn kế hoạch nghiêm túc? (chỉ dành cho chuyên gia ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ - Các họp xác định định kỳ - Có họp diễn tháng Đồng phục nhân viên thật sự phù hợp cho văn hóa Cà phê? Đồng phục nhân viên thể hịa hợp với khơng gian kiến trúc quán Đồng phục thể văn hóa Cà phê Đồng phục thể văn hóa Terrace Có khác biệt đồng phục lãnh đạo nhân viên Các lễ nghi công ty quan tâm có chất lượng Các hoạt đợng truyền thống (Lễ 8/3, 2/9, Tết…) hiệu quả? (chỉ dành cho chuyên gia Terrace) Công ty thường xuyên tổ chức hoạt động kỷ niệm: Lễ 8/3, 2/9… Cơng ty có hoạt động riêng cho tồn thể nhân viên Các Chế đợ sách lương, thưởng, thăng tiến, đào tạo? (chỉ dành cho chuyên gia Terrace) Công ty quan tâm đến lương thưởng cho nhân viên đảm bảo đời sống mức độ cống hiến Chính sách đào tạo cho nhân viên đáp ứng công việc phát huy lực cá nhân Quy trình đào tạo nhân viên xây dựng hồn chỉnh, có quy trình rõ ràng Có sách cụ thể cho việc: Hiếu hỉ, bệnh, tai nạn… Logo phù hợp với hoạt động kinh doanh Cà phê? ‒ Logo thể văn hóa riêng Cà phê Terrace ‒ Logo biểu tượng chất lượng, sáng tạo, phong cách khát vọng vương xa ‒ Thành viên công ty truyền tải ý nghĩa logo Khẩu hiệu phù hợp với Chuỗi Cà phê Terrace? ‒ Khẩu hiệu tinh thần tập thể Terrace Tầm nhìn chuỗi cà phê Terrace phù hợp với văn hóa kinh doanh Cà phê? ‒ Tầm nhìn xác lập cho thành viên công ty ‒ Chỉ dành riêng cho Cà phê hay thêm lĩnh vực khác Đánh sứ mệnh giá trị Terrace? ‒ Sứ mệnh giá trị Terrace nhân viên cảm thụ ‒ Các nhân viên thực tốt điều 10 Triết lý kinh doanh Terrace phù hợp hiệu kinh doanh ‒ Gắn liền với thài đại ‒ Terrace Coffee lựa chọn thú vị tín đồ cà phê 11 Mục tiêu chiến lược kinh doanh Terrace? ‒ Tập thể Terrace hiểu thực mục tiêu thông qua hành động cụ thể nào? ‒ Nhân viên có thực tin thành cơng? Xin cảm ơn Anh/Chị trao đổi! ... quan hoạt động kinh doanh cà phê Thành phố Hồ Chí Minh chuỗi cửa hàng cà phê Terrace 3.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê Thành phố Hồ Chí Minh Về tình hình hình doanh cà phê, việc có... lý kinh doanh văn hóa doanh nghiệp phần văn hóa kinh doanh; hai là, theo cách hiểu vi mơ yếu văn hóa kinh doanh doanh nghiệp văn hóa kinh doanh văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp văn hóa. .. niệm văn hóa, khái niệm văn hóa kinh doanh, đặc trưng văn hóa kinh doanh, yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh q trình hình thành văn hóa kinh doanh - Hệ thống sở lý thuyết cà phê làm rõ cà phê, thành

Ngày đăng: 22/02/2021, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Xuân Phong, “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thôngtin và truyền thông
2. Dương Thị Liễu (2006) “Bài giảng văn hoá kinh doanh”, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng văn hoá kinh doanh”
3. Đỗ Minh Cương (2011), “Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh”, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Nhà XB: NXB Chínhtrị Quốc gia
Năm: 2011
4. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), “Văn hoá doanh nghiệp”, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá doanh nghiệp
Tác giả: Đỗ Thị Phi Hoài
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2009
5. Đỗ Thành Đức (2016), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Milano tại TP. Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Milano tại TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Thành Đức
Năm: 2016
6. Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), “Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks tại TP. Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks tại TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2016
7. Phan Minh Vương (2014), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê sách tại TP. Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê sách tại TP. Hồ ChíMinh
Tác giả: Phan Minh Vương
Năm: 2014
8. Phan Ngọc (2006), “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, NXB Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hoá Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: NXB Văn hoá
Năm: 2006
9. Trần Hải Nguyên (2014), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Trung Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Trung Nguyên tạiTP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Hải Nguyên
Năm: 2014
10. Trương Phú Thiện, “Cà phê Việt thế kỷ XXI – Văn hoá & kỹ thuật – Bí quyết thành công trong kinh doanh cà phê”.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cà phê Việt thế kỷ XXI – Văn hoá & kỹ thuật – Bí quyết thành công trong kinh doanh cà phê
1. Roserry William (1996), “The Rise of Yoppie coffees and the Reimagination of Class in the United States”, American Anthropologist Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Rise of Yoppie coffees and the Reimagination ofClass in the United States
Tác giả: Roserry William
Năm: 1996
2. Schein E.H (2012), “Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo”, Nguyễn Phúc Hoàng dịch, NXB Thời Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá doanh nghiệp và sự lãnh đạo
Tác giả: Schein E.H
Nhà XB: NXB Thời Đại
Năm: 2012
3. Trần Vỹ (2015), “Tôi là Jack Ma”, An Lạc Group dịch, NXB Huy Hoàng.III. Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là Jack Ma
Tác giả: Trần Vỹ
Nhà XB: NXB Huy Hoàng.III. Tài liệu internet
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w