Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của phạm thị hoài, nguyễn thị thu huệ, phan thị vàng anh (Trang 62 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm tự sự

Xem xét một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật khơng thể khơng khảo sát kết cấu nghệ thuật. Kết cấu nghệ thuật là một yếu tố nghệ thuật để phân biệt sự khác nhau giữa các tác phẩm nghệ thuật.

Kết cấu và cấu trúc là hai khái niệm gần nghĩa nhau. Kết cấu là phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Theo Trần Đình Sử, kết cấu tác phẩm là tồn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm khơng bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm. [50; tr 295]

Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức các yếu tố tạo thành nội dung tác phẩm. Trong Từ điển thuật ngữ văn học cĩ viết: Kết cấu là tồn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm khơng chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngồi giữa các bộ phận chương đoạn mà cịn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng, bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ. [26; tr 156]

Trong tác phẩm tự sự, kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật.

Cấp độ hình tượng gắn liền với tồn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật, bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng, tương quan các chi tiết tạo hình, biểu hiện tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống, các tương quan về khơng gian và thời gian. Đây là cấp độ kết cấu bề sâu, gắn liền với ý đồ nghệ thuật và các tính cách được phản ánh.

Cấp độ trần thuật bao gồm sự liên tục của các biện pháp trần thuật, cũng như sự tổ chức của các câu, sự vận dụng các phương thức tu từ. Ở cấp độ này người ta thường nĩi

đến bố cục như là một kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần nội dung vào các mảng của trần thuật như chương, đoạn. [50; tr 298 – 299]

Kết cấu giữ vai trị tổ chức cốt truyện, cốt truyện khơng phải là yếu tố quyết định đến đặc điểm cấu trúc trần thuật.

Khi tiến hành trần thuật trong tác phẩm tự sự, nhà văn luơn cĩ ý thức đưa các chi tiết, sự kiện, các mối quan hệ, xung đột… đến với người đọc nhằm thể hiện một vấn đề, tư tưởng nào đĩ. Các sự kiện, chi tiết, xung đột bao giờ cũng được sắp xếp, tổ chức theo một trình tự nhất định để đạt hiệu quả biểu hiện tối đa.

Vì vậy, kết cấu tác phẩm cực kì quan trọng, nĩ là điểm nhấn tạo cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất và sinh động. Truyện ngắn là lát cắt của đời sống, người nghệ sĩ phải cĩ cách tổ chức cốt truyện, sắp xếp sự kiện, tình huống… sao cho lát cắt ấy khơng dài quá, khơng ngắn quá, khơng xơ đẩy xộc xệch, thậm chí khơng thừa một chi tiết nào (Ma Văn Kháng).

2.2. Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hồi, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của phạm thị hoài, nguyễn thị thu huệ, phan thị vàng anh (Trang 62 - 63)