1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên

64 773 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Văn Hợp
Trường học Đại học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Thể loại khóa luận
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 682,5 KB

Nội dung

Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để đánh giákết quả học tập và hoàn thiện quá trình đào tạo, gắn công tác nghiên cứu khoahọc với sản xuất thực tiễn Theo nguyện vọng bản thân, được sự đồng ý củagiáo viên hướng dẫn cũng như sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinhdoanh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,em còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Văn Hợp cùng các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinhdoanh Đến nay khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành Em xin bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc tới thầy giáo Ths Nguyễn Văn Hợp, các thầy cô Khoa Kinh tế vàQuản trị kinh doanh cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốtkhóa luận này Cháu xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cùng cáccô chú trong toàn Công ty đã tận tình giúp đỡ cháu trong thời gian qua.

Do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, khóa luận này củaem không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được ýkiến đóng góp bổ sung của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để khóa luận nàyhoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ1 Sự cần thiết của đề tài

Khi thế giới thương hiệu ngày càng mở rộng, hình ảnh của bạn phảicàng nổi bật và khác biệt, có như vậy bạn mới không phải lo lắng đứng nhìncác đối thủ cạnh tranh cướp đi những khách hàng "đáng quý" của mình Vàhơn thế nữa, con người luôn có xu hướng thích lựa chọn những gì phù hợpvới hơn nhưng cũng không quá tầm thường Vậy làm cách nào để thu hút họđến với bạn? Theo tôi, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào việc bạn xác lậphình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí những người tiêu dùng Cũng vìvậy, bạn càng hiểu rõ cách người tiêu dùng suy nghĩ về thương hiệu, bạn sẽcàng dễ dàng hình dung ra được những công việc bạn cần phải làm sau đó.Các thương hiệu mạnh như Disney, Nike, Apple thường chiếm một vị trí ưutiên độc nhất và bền vững trong tâm trí con người, nhưng làm thế nào để đạtđược ngôi vị độc tôn trên và những yếu tố nào quy định sự khác biệt giữa cácthương hiệu bình thường với một thương hiệu tầm cỡ như BMW? Để làmđược việc đó họ cần có một phương thức để sản phẩm của họ gây chú ý đếnkhách hàng, chất lượng sản phẩm được tôn vinh và đi sâu và tâm trí củakhách hàng, khi tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng luôn sử dụng các sảnphẩm của họ, mà không bị nhằm lẫn vào bất cứ sản phẩm nào của đối thủcạnh tranh.

Việc một doanh nghiệp, một công ty khẳng định được giá trị thươnghiệu của mình trên thị trường đã là một thành công Nhưng việc duy trì vàphát triển thương hiệu để nó đi vào lòng người tiêu dùng lại là một vấn đề khókhăn đòi hỏi cần có những biện pháp, mục tiêu, chiến lược đúng đắn và kịpthời thì mới có thể đứng vững và phát triển được Phát triển thương hiệu là

Trang 3

một khâu quan trọng trong việc khẳng định giá trị của thương hiệu trên thịtrường Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng phù hợp, cũng thànhcông đối với các công ty nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa hiện nay.

Công ty cổ phần Trà Than Uyên hiện nay là một trong những công tyhàng đầu của ngành chè Việt Nam Sản phẩm chính của Công ty là trà ShanTuyết Than Uyên sản xuất với nhiều phương pháp khác nhau đều đạt chấtlượng cao Công ty luôn nỗ lực hết mình để xây dựng thương hiệu Trà ShanTuyết Than Uyên vững mạnh, khẳng định thương hiệu trên thị trường và giữvững danh hiệu “Hàng Nông, Lâm sản chất lượng cao và uy tín thương mại”.

Xuất phát từ những tìm hiểu thực tiễn về Công ty cổ phần Trà ThanUyên, được sự nhất trí của Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh và thầy giáo

hướng dẫn, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển thương hiệu sảnphẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”.

2 Mục tiêu của khóa luận2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, công tác xây dựng và pháttriển thương hiệu của Công ty Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phầnphát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thương hiệu và phát triển thương hiệutrong doanh nghiệp;

- Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm củaCông ty hiên nay;

- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm.

3 Đội tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là công tác xây dựng và phát triển thương hiệusản phẩm của Công ty.

Trang 4

- Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm Trà Shan Tuyết Than Uyêntrong phạm vi thị trường nội địa.

4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Công ty Cổ phần Trà Than Uyên Đ/c: Thị trấn Tân Uyên,huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Thời gian: Nghiên cứu quá trình xây dựngphát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010.

5 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệusản phẩm trong doanh nghiệp;

- Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần Trà Than Uyên;- Nghiên cứu tình hình hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu;- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thươnghiệu sản phẩm.

6 Phương pháp nghiên cứu6.1 Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các tài liệu đã công bố về vấn đề nghiên cứu tại Công ty;- Kế thừa các số liệu, báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty.

6.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn

Khảo sát thực tiễn tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty, thăm dònhận thức của Công ty về vấn đề thương hiệu, thu thập các số liệu trên cácchương trình xây dựng thương hiệu.

Thực hiện việc nghiên cứu thị trường với mẫu là 100 phiếu thăm dòngười tiêu dùng trong kỳ hội chợ hàng nông sản các tỉnh biên giới phía Bắcđược tổ chức tại Lai Châu năm 2011 Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp,quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ các số liệu được phép tiếp cận vànhững thông tin mà Công ty cho phép tiết lộ kết hợp với tham khảo các thôngtin từ sách, báo, tạp chí và Internet,…

6.3 Phương pháp chuyên gia

Trang 5

- Tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, nhân viên Công ty.

6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Kiểm tra phân loại các số liệu đã thu thập;

- Tổng hợp hệ thống hóa tài liệu bằng phương pháp thống kê - phântích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình biến động củahiện tượng và mức độ quan hệ ảnh hưởng của chúng;

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu về các chỉtiêu tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty;

- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọnso với năm gốc;

- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 6

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU1.1 Thương hiệu là gì?

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing Theo hiệp hộiMarketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượnghoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định vàphân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán vớihàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.

Một thương hiệu được cấu thành bởi hai phần:

- Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vàothính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạnnhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác

- Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ cóthể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dángthiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác.

1.1.2 Đặc điểm thương hiệu

- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không Giá trị của nóđược hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phươngtiện quảng cáo

- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằmngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng

- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức củangười tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêuthích, tiếp xúc với hệ thống các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhậnnhững thông tin về sản phẩm

- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng vớisự thua lỗ của các công ty

Trang 7

1.1.3 Chức năng, vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu

Sự ra đời của thương hiệu với mục đích định vị các sản phẩm đánh dấusự phát triển không ngừng của xã hội Cũng như tên gọi của con người,thương hiệu là tên gọi của các sản phẩm, xa hơn nữa nó là hình ảnh của cảmột tổ chức - người chủ sở hữu thương hiệu đó Hình ảnh đó được mang đikhắp nơi trên toàn thế giới mang lại lơị ích cho tất cả các đối tượng trong xãhội Theo đó, thương hiệu có những chức năng quan trọng sau:

- Nhằm phân đoạn thị trường: Thương hiệu đóng một vai trò tích cực

trong chiến lược phân đoạn thị trường, đây là công việc đầu tiên của quá trìnhxây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gìqua sản phẩm và dịch vụ Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lýtưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ phùhợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, đồng thời tạo ra nhữngdấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ýcủa những khách hàng tiềm năng.

- Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm:

Các thương hiệu được biết đến khi sản phẩm được sản xuất và đưa ra thịtrường Thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mớidưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ, biểu hiện cho sự năng động, sáng tạo, khôngngừng đổi mới

- Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Việc nhận biết một

thương hiệu ảnh hưởng đến nhận thức về những sản phẩm trong tương lai

- Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu chứa

đựng trong nó những thông tin về sản phẩm Một thương hiệu lớn phải truyềntải được nội dung, phương hướng chiến lược, những cam kết và tạo đượcdanh tiếng trên mọi thị trường

- Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Những chương

trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước kháchhàng Nếu công ty thực hiện đúng cam kết đem đến cho khách hàng sự thỏa

Trang 8

mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được nhữngcảm nhận tốt đẹp, sự trung thành từ phía khách hàng.

*) Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũkhí cạnh tranh sắc bén nhất của các doanh nghiệp trên thương trường Nhàkinh tế học Kevin Lane Keller đã nói: “Càng ngày các doanh nghiệp càngnhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thươnghiệu” Thương hiệu đã thay thế yếu tố chất lượng để chiếm vị trí số một trongcạnh tranh Thương hiệu đồng nhất với lòng tin của khách hàng Thực tếnhững năm qua đã minh chứng cho điều đó rất rõ, dù một số sản phẩm củaViệt Nam xuất hiện trên thị trường nhiều nước, chất lượng tốt nhưng đa sốngười tiêu dùng trên thế giới chưa biết đó là hàng Việt Nam Hàng của chúngta vẫn phải xuất khẩu dưới những tên hiệu nổi tiếng khác, do vậy chúng ta đãphải chịu rất nhiều thiệt thòi: giảm doanh thu, phụ thuộc vào các công ty nướcngoài, gánh chịu hậu quả nặng nề hơn những doanh nghiệp có thương hiệukhác Khi thị trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt về lâu dài, doanh nghiệp khócó thể mở rộng, phát triển lớn mạnh trong tương lai.

Ngược lại, doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho việc quảng báthương hiệu thì uy tín, hình ảnh của họ trên thị trường sản xuất được củng cố.Khi doanh nghiệp đã có được một thương hiệu mạnh, thì sức mạnh thươnghiệu sẽ mang lại sự phát triển bền vững và rộng khắp cho người sở hữu nó.Năng lực cạnh tranh bằng thương hiệu là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợptất cả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận.

Lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu của công ty thể hiện ở:

- Tính chất độc đáo của sản phẩm có thương hiệu sẽ được pháp luậtbảo hộ tránh sự sao chép bất hợp pháp;

- Giảm bớt các chi phí Marketing, vì mức độ biết đến và trung thànhvới nhãn hiệu đã cao;

- Ưu thế trong đàm phán với nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh;

Trang 9

- Tăng giá trị hàng hoá, vì người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều để muasản phẩm mà họ đã tin cậy hơn là lựa chọn sản phẩm mà họ chưa biết nhiềudù giá rẻ hơn;

- Thương hiệu giúp người bán thu hút một nhóm khách hàng trungthành;

- Thương hiệu giúp phân khúc thị trường;

- Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp khi xảy ratranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ;

- Thương hiệu là công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, làphương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm,khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng, đưa sản phẩm ăn sâu vàotâm trí khách hàng, là nguồn gốc của việc tăng lợi nhuận.

*) Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng là người được lợi vì trong chiến lược thương hiệu thìnhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu.

Người mua có thể đánh giá chất lượng hàng hoá bằng thương hiệu, đặcbiệt khi họ không thể phán xét các đặc điểm của sản phẩm ngay khi muahàng Không có thương hiệu việc chọn sản phẩm sẽ rất khó khăn bởi ngườitiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm màmình muốn Vấn đề sẽ rất đơn giản khi đó là một thương hiệu nổi tiếng, đã cóđược sự tin cậy của người tiêu dùng, tức là đã có được sự bảo chứng

Người mua được quyền lựa chọn nhiều sản phẩm vô cùng phong phú.Thương hiệu thể hiện sự khác biệt là điều kiện buộc các doanh nghiệp đi vàochiều sâu và mở rộng đa dạng hoá sản phẩm Điều này mang lại lợi ích cho cảngười sản xuất và người tiêu dùng vì người sản xuất tập trung tất cả cácnguồn lực của mình vào một loại sản phẩm sẽ nâng cao chất lượng, cải tiến,đa dạng mẫu mã, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, đến lượt mình người tiêudùng sẽ lựa chọn người sản xuất đó Tiết kiệm thời gian là một ưu điểm nữa

Trang 10

của việc tiêu dùng hàng có thương hiệu Người tiêu dùng thấy mệt mỏi khiphải tốn nhiều thời gian lựa chọn hàng hoá mỗi khi mua sắm Thương hiệugiúp người mua xác định sản phẩm nào họ ưa thích, và nhanh chóng có đượcsản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ.

Ngoài ra thương hiệu còn giúp giảm rủi ro cho khách hàng, giúp họ biếtđược xuất xứ hàng hoá Mua hàng có thương hiệu rõ ràng đồng nghĩa với việcsản phẩm đó sẽ được bảo hành trong một thời gian Khách hàng có thể gửiyêu cầu tới công ty khi chứng minh được là hàng đã mua không đảm bảo chấtlượng như người sản xuất hay người cung cấp cam kết.

Đối với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làmthay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm Với người tiêudùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họtrở nên thuận tiện và phong phú hơn.

1.2 Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữuthương hiệu này Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, tham gia duytrì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mởrộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.

Sơ đồ 01: Giá trị thương hiệu

Trang 11

Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu thểhiện qua:

- Nhận thức thương hiệu: Nhận thức thương hiệu là yếu tố đầu tiên nóilên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng, phân biệt những đặc điểm củamột thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường.

- Chất lượng cảm nhận: Chất lượng cảm nhận là yếu tố mà khách hànglàm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng Nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chứngminh rằng nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng được coi như một yếutố quan trọng nhất góp phần tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty,quan trọng hơn cả thị phần, hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) hay chiphí cho Marketing.

- Lòng đam mê thương hiệu: Một thương hiệu mạnh có thể tạo được sựthích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó vàtiếp tục dùng nó Đặc tính này của thương hiệu được thể biểu diễn bằng kháiniệm “sự đam mê thương hiệu” Đam mê thương hiệu có thể bao gồm bathành phần theo hướng thái độ: sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thànhthương hiệu Trong đó, lòng trung thành của thương hiệu đóng vai trò quantrọng trong sự thành công của thương hiệu.

Lòng đam mê TH

Chất lượng cảm nhậnNhận thức

Thương hiệu

Trang 12

1.3 Phát triển thương hiệu như thế nào?1.3.1 Tại sao phải phát triển thương hiệu

Sự bình đẳng trong kinh doanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏidoanh nghiệp phải đứng vững trên thị trường Vì vậy, công tác xây dựngthương hiệu không chỉ dừng lại ở xây dựng phương án cung cấp dịch vụ hànghóa giá thấp mà phải phát triển thương hiệu dựa trên giá trị cảm nhận về sảnphẩm Phát triển thương hiệu là quá trình lựa chọn và kết hợp các thuộc tínhhữu hình cũng như vô hình với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụtheo một cách thức thú vị, có ý nghĩa và hấp dẫn Nếu chỉ dựa vào uy tíntrong kinh doanh không đảm bảo sự thành công trong tương lai vì thế giớiluôn vận động thay đổi không ngừng Bản thân thương hiệu là những tài sảnchiến lược, có thể mang lại cả những lợi ích về quyền lực, tài chính Chúngthúc đẩy sự phát triển bằng việc thay thế “lực đẩy” bằng “lực kéo” Công tyquản lý được cảm nhận bên ngoài của người tiêu dùng về hình ảnh của côngty cũng như giá trị công ty mang lại cho xã hội.

Phát triển thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đốivới người tiêu dùng, tạo ra một sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với hànghoá của doanh nghiệp Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việcmở rộng thị trường cho hàng hoá của mình

Một thương hiệu thành công được yêu thích sẽ mang lại những lợi íchto lớn cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũngkhông e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũngsẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanhnghiệp

Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp Nhưvậy, thương hiệu sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong

Trang 13

kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranhcủa hàng hoá.

1.3.2 Chiến lược phát triển thương hiệu

Mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu là giới thiệu một sản phẩm mới thuộc một ngànhhàng khác với ngành hàng hiện hữu nhưng lại sử dụng cùng tên (nhãn hàng)với các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm hiệu hữu Mở rộng thương hiệu gầnnhư là dựa vào tài sản một thương hiệu để bán sản phẩm mới hoặc dịch vụmới Để thành công trong việc mở rộng thương hiệu phải dựa trên liên tưởngvề một thuộc tính, tính năng, lợi ích nổi trội nào đó hay dựa trên bản sắcthương hiệu.

Củng cố thương hiệu

Sau quá trình xây dựng thương hiệu thì việc làm kế tiếp là phải giữ vững vàcủng cố thương hiệu đó Để thương hiệu đó không chỉ phát triển trong nướcmà còn cả trên thị trường thế giới.

Nhóm dịch vụ Truyền thông

Để quản trị Truyền thông - Thương hiệu, rất cần một tư duy chiến lượcđể xác định lộ trình, có đích đến, có tính toán, trên con đường tính toán đó sẽlựa chọn đâu là cách ngắn nhất, sáng tạo và tiết kiệm nhất mà vẫn tới đích

- Truyền thông tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp (PR): Tổ chức các chiếndịch thông tin báo chí (xác định thông điệp, biên soạn, quan hệ báo chí…) Tổchức các hoạt động quan hệ khách hàng, quan hệ cộng đồng

- Truyền thông nội bộ - quan hệ cổ đông (IR): Tư vấn và tổ chức cácchiến dịch thông tin xây dựng quan hệ nội bộ doanh nghiệp (giới lãnh đạo vànhân viên) Tư vấn và tổ chức các chiến dịch thông tin, xây dựng quan hệ vớicổ đông.

Trang 14

- Tháo gỡ khủng hoảng thông tin thất thiệt: Tư vấn và tổ chức thực hiệncác chiến dịch thông tin báo chí nhằm giải quyết các vụ việc thông tin bất lợicho doanh nghiệp

- Đại diện truyền thông - báo chí: Đại diện phát ngôn báo chí; Tư vấn,quản trị toàn bộ các hoạt động báo chí, thông tin của doanh nghiệp; Giám sátthực hiện các hoạt động PR.

1.4 Yêu cầu cần đáp ứng khi phát triển thương hiệu

- Chú ý đến nhu cầu và kì vọng của khách hàng tiềm năng, đây là kếtquả của công tác nghiên cứu thị trường Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹthuật - công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ là cách duy nhất đảmbảo hoạt động mua hàng diễn ra liên tục Kiểm soát được khối lượng chấtlượng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ sản phẩm Đảm bảo việc giaohàng tới công ty, trung gian, các nhà phân phối trên cơ sở tuân thủ chặt chẽthời hạn giao hàng, điều chỉnh mẫu mã…Tạo hình ảnh và phương hướngquảng bá ý nghĩa của thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

- Tên Công ty: Công ty cổ phần Trà Than Uyên.

- Tên giao dịch quốc tế: Than Uyen Tea Joint Stock Company- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

- Địa chỉ: Thị trấn Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu.

Trang 15

- Số điện thoại: 02312 219 298- Fax: 22219298

 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình pháttriển:

Công ty cổ phần Trà Than Uyên tiền thân là nông trường Quân đội,được thành lập ngày 07/03/1959 theo Quyết định số 14 của Bộ tổng thammưu với nhiệm vụ ban đầu là tiễu phỉ trừ gian kết hợp với khai hoang xâydựng kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc.Năm 1968, Ban giám đốc nông trường tiến hành trồng thử nghiệm cây chèShan Tuyết với diện tích 5ha Nhận thấy cây chè Shan Tuyết rất thích hợp vớikhí hậu, nông hoá thổ nhưỡng tại đây, nông trường đã quyết định đầu tư trồngchè tập trung tạo nên vùng nguyên liệu đến nay khoảng 700ha Trải qua 52năm xây dựng và phát triển, để đáp ứng cho phù hợp với quy mô sản xuấtkinh doanh, Công ty đã qua nhiều lần đổi tên: Nông trường chè Than Uyên,Xí nghiệp chè Than Uyên, Công ty chè Than Uyên, Công ty cổ phần TràThan Uyên…

Đến nay, Công ty có 423ha chè kinh doanh, là chủ dự án vùng nguyênliệu tập trung tại huyện Tân Uyên, hai nhà máy chế biến chè xanh, một nhàmáy chế biến chè đen với công suất 80 tấn/ngày, 4 dây chuyền sản xuất đượcduy trì quy trình chế biến nghiêm ngặt, sản phẩm đạt chất lượng cao, an toànđáp ứng với yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và thế giới Tháng05/2008 sản phẩm chè xanh của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận Hệthống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO22000:2005 Công ty cổ phần Trà Than Uyên hiện nay là một trong nhữngcông ty hàng đầu của ngành chè Việt Nam.

Với quyết tâm phấn đấu chất lượng sản phẩm vì sức khoẻ cộng đồng,Công ty đang thực hiện thoả thuận hợp tác với tổ chức JiCa của Nhật Bản xâydựng quy trình sản xuất chè sạch (chè hữu cơ); với tổ chức SNV của Hà Lanxây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trang 16

 Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp: - Trồng và phát triển cây chè trên diện rộng;- Chế biến các sản phẩm chè;

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến;- Bán các sản phẩm chè do Công ty sản xuất ra.

(Trong đó trồng và chế biến các sản phẩm chè là nhiệm vụ chính)

 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty thời gian tới:

* Định hướng phát triển trong thời gian tới:

• Nắm bắt thời cơ, dự báo chính xác diễn biến của nền kinh tế thịtrường, xây dựng kế hoạch, điều hành kinh doanh phù hợp.

• Tập trung các giải pháp kích cầu kinh doanh, như tăng cường tiếpthị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất.

• Xây dựng chiến lược tài chính bền vững, thu hút các nguồn vốn đầutư từ các dự án viện trợ, đầu tư khoa học kỹ thuật, phát triển chè Kiểm soátchặt ngân sách chi phí, cắt giảm một số hạng mục chi phí không phục vụ trựctiếp sản xuất kinh doanh hoặc chưa mang lại lợi ích thiết thực trước mắt.

• Kiện toàn hơn nữa công tác tổ chức nhân sự ở các bộ phận quantrọng để tạo ra hệ thống quản lý đủ mạnh, ổn định trong những năm tiếp theo.

* Về sứ mạng phát triển:

Công ty luôn định hướng mục tiêu quảng bá thương hiệu trong và ngoàinước Để đạt được mục tiêu trên, Công ty luôn đề cao chất lượng uy tính đốivới người tiêu dùng, kích thích sáng tạo mẩu mã, giá cả phải chăng, nâng caosự thỏa mãn của khách hàng, luôn đặt lợi ích khách hàng gắn liền với lợi íchCông ty, kết hợp hài hoà giữa lợi ích Công ty, lợi ích của khách hàng và lợiích của toàn xã hội.

2.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng một cách khoa học và phùhợp với yêu cầu quản lý cũng như yêu cầu sản xuất kinh doanh theo mô hìnhtổ chức quản lý trực tuyến chức năng Với mô hình này, sự chỉ đạo được

Trang 17

thống nhất tập trung từ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc tới các phòng banchức năng Giữa các phòng ban chức năng có quan hệ qua lại, phối hợp, hỗtrợ lẫn nhau.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền quyết định vềkinh doanh, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đôngbầu ra Hội đồng quản trị có trách nhiệm: Quyết định chiến lược phát triển sảnxuất kinh doanh của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp thịtrường tiếp thị, công nghệ Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội cổđông Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giámđốc, phó giám đốc, quyết định cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ Công ty.

* Ban kiểm soát:

- Do đại hội cổ đông bầu và miễn nhiệm theo đa số phiếu bằng thể thứcbỏ phiếu kín gồm 3 thành viên am hiểu về mặt tài chính Nhiệm kỳ của bankiểm soát cùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị Ban kiểm soát có nhiệmvụ kiểm tra tính hợp lý hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toánvà báo cáo tài chính, tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm phápluật, điều lệ công ty của hội đồng quản trị, ban giám đốc trong quá trình thựcthi nhiệm vụ.

* Giám đốc công ty:

Giám đốc điều hành công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm.Giám đốc có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hang ngày của công tytheo đúng pháp luật và điều lệ công ty.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ cácchức danh do hội đồng quản trị quyết định.

+ Tuân thủ điều lệ, các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trang 18

* Các phó giám đốc:

Các phó giám đốc được phân công phụ trách từng lĩnh vực và chịutrách nhiệm trước pháp luật, giám đốc, hội đồng quản trị về các mặt đượcphân công.

* Các phòng, ban chức năng:

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giámđốc về nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng phương án trảlương, thưởng đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, chăm lo cơ sởvật chất cho đơn vị quản lý, đón tiếp khách tới thăm và làm việc tại công ty.

- Phòng Kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc toàn bộ kế hoạch sản xuấttrong toàn công ty, lập kế hoạch sản xuất, các giải pháp công nghệ, kế hoạchmua sắm vật tư, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.

- Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh tài chính cho công tythông qua các việc: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ kế toán;lập báo cáo tài chính đúng, kịp thời, chính xác và đầy đủ; tổ chức, hướng dẫnkiểm kê thường xuyên kiểm kê kết thúc năm tài chính theo đúng quy định.

* Các đơn vị sản xuất:

- Các đơn vị sản xuất nông nghiệp: Công ty có 06 đơn vị sản xuất nôngnghiệp có nhiệm vụ trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm chè búp tươi báncho công ty theo giá mà công ty quy định trên cơ sở giá thị trường và tìnhhình cân đối tài chính của công ty với chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở.

- Đơn vị chế biến: đơn vị chế biến hay còn gọi là đội cơ khí chế biến cónhiệm vụ thu mua, vận chuyển, báo cáo và chế biến toàn bộ khối lượng chèthu hái tại các đơn SXNN, sản xuất chế biến chè thành phẩm theo yêu cầu củakhách hàng.

SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Trang 19

2.3 Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức lao động của Công ty

Là Công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, do đó bêncạnh mục tiêu kinh tế Công ty còn quan tâm đến các mục tiêu xã hội như: tạocông ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu nhậpổn định và bền vững cho người lao động trong Công ty Nguồn lao động hiệntại của Công ty mang một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Tổng số lao động trong Công ty hiện tại là 521 lao động, lao độngtrong nông nghiệp là 321 người chiếm khoảng 62%, trong công nghiệp là 170người chiếm 32%, lao động gián tiếp là 30 người chiếm gần 6%.

ĐỘI CƠ KHÍ - CHẾ BIẾNCÁC ĐƠN VỊ SX NÔNG NGHIỆP

Tổsx 1

Tổ sx 2

Tổ sx 3

Tổ sx 4

Tổ sx 5

Đội 1

Đội 2

Đội 3

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC- LAO ĐỘNG

Trang 20

- Do đặc trưng sản xuất của ngành là nhiều công việc nặng nhọc và độchại nên tỷ lệ lao động nam cao hơn so với lao động nữ, lao động trẻ tuổi cũngchiếm một tỷ trọng lớn.

- Nguồn lao động chủ yếu là con em cán bộ, công nhân lao động lớptrước từ miền xuôi lên xây dựng nông trường, đa số là lao động phổ thôngchưa qua đào tạo, trình độ văn hoá còn thấp, không đồng đều, tay nghề yếu.Do vậy rất khó khăn trong đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chongười lao động.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực: đào tạo tại chỗ kết hợpvới cho đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong nước.

- Chính sách hiện thời của doanh nghiệp là tập trung mọi nguồn lực đểphát triển sản xuất với mục tiêu “Không ngừng nâng cao thu nhập chính đángcho người lao động” Do vậy, đã tạo động lực cho người lao động hăng háisản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập nângcao tay nghề, ưu tiên người có trình độ chuyên môn cao Bồi dưỡng cán bộ cảvề chuyên môn cũng như về lý luận để làm nòng cốt trong công tác quản lý.

Bảng 01: Thống kê tình hình lao động qua các năm từ 2008 – 2010

3 Trình độ chuyên môn

Trang 21

ĐH, CĐ 8 1,72 10 2,03 12 2,30

LĐ phổ thông 421 90,54 442 89,66 468 89,834 Giới tính

5 Độ tuổi

Từ 18 đến 35 279 60,00 302 61,26 335 64,30Từ 36 đến 55 172 36,99 174 35,29 171 32,82

*) Loại hình sản xuất của doanh nghiệp

Công ty áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp kết hợp với côngnghiệp, sản xuất ra sản phẩm chè xanh, chè đen các loại với khối lượng lớn.

*) Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất

- Chu kỳ sản xuất là khoảng 10 tháng theo sự sinh trưởng của cây chè,sản xuất mang tính chất thời vụ Bắt đầu từ tháng 3 kết thúc đến trung tuầntháng 12 hàng năm Trong một ngày, Công ty duy trì 3 ca sản xuất, mỗi cakéo dài khoảng 8h Do nguyên liệu phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, đồngthời chu kỳ sinh búp của cây chè không đồng đều nên Công ty không chủđộng được trong sản xuất.

 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp*) Bộ phận sản xuất chính:

Bao gồm bộ phận sản xuất nông nghiệp

- Là bộ phận trồng, chăm sóc, thu hái chè búp tươi cung cấp cho nhàmáy theo yêu cầu kỹ thuật của Công ty, bao gồm 6 đơn vị, mỗi đơn vị có mộtcán bộ quản lý.

Trang 22

- Bộ phận cơ khí - chế biến sản phẩm hay còn gọi là đội cơ khí chế biếncó trách nhiệm thu mua, vận chuyển chè tươi về đến nhà xưởng, bảo quản vàchế biến ra sản phẩm cuối cùng Đơn vị có 02 cán bộ quản lý chính.

• Tổ gia công cơ khí có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ cácmáy móc thiết bị và khắc phục các sự cố bất thường trong sản xuất, đồng thờiphối hợp với tổ điện đảm bảo cung cấp điện năng ổn định cho sản xuất.

• Tổ đóng gói sản phẩm có trách nhiệm phân loại và đóng gói sảnphẩm theo yêu cầu.

• Tổ cung cấp nhiên liệu có trách nhiệm cung ứng nhiên liệu phục vụcho chế biến.

2.4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ

Hiện nay Công ty xây dựng được 2 nhà máy với 4 dây chuyền chế biếnchè xanh Shan Tuyết, chè Bích Lộc Xuân và chè đen Tổng diện tích nhà máylà 10.000m2 Công nghệ chế biến được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độvới công xuất trung bình 80 tấn/ngày Năm 2008 Công ty đã đầu tư cải tiến lòRFL-100 và một máy vê viên để sản xuất sản phẩm mới chè Bích Lộc Xuân,góp phần tăng giá bán gấp 3 lần so với chè xanh truyền thống đồng thời đadạng hóa sản phẩm sản xuất của Công ty

Qua bảng đánh giá tình hình dụng TSCĐ của Công ty (bảng 02), tathấy hàng năm Công ty đều có sự đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng vật chất, tổngnguyên giá TSCĐ tăng, giá trị còn lại tăng Tuy nhiên giá trị cây lâu nămgiảm do chưa chú trọng trồng mới cây chè thay thế những cây có tuổi đời cao.

Trang 23

Công ty cần đầu tư hơn nữa để đồng bộ dây chuyền sản xuất, tăng hiệu quả sửdụng giá trị còn lại của cây lâu năm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bảng 02: Tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty Đơn vị tính: triệu

Tổng27.297.63911.895.055 31.551.773 15.075.337

(Nguồn phòng kế toán)

Trang 24

2.4.3 Đặc điểm về vùng nguyên liệu

Hiện nay Công ty có khoảng 423ha chè kinh doanh được trồng trên cácđồi núi thấp thuộc huyện Tân Uyên từ năm 1971 Đến nay cây chè đã đượckhoảng 40 năm tuổi Tuy sản lượng chè hiện nay vẫn cho năng suất caonhưng tuổi của chè khá già nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng chè Vì vậyhàng năm Công ty đều trồng mở rộng diện tích chè đến nay được trên 165hatrong khoảng 10 năm nữa có thể đưa vào khai thác Có thể thấy Công ty cónguồn nguyên liệu dồi dào, mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, giáthành rẻ, chất lượng tốt, đây là một lợi thế trong kinh doanh

Bảng 03: Đánh giá tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hàng năm:

Năng suất bình quân (tạ/ha) 145,1 151,5 147,8Sản lượng chè búp tươi (kg) 6.545.263 6.830.411 6.251.058Sản lượng chè búp khô (kg) 1.527.426 1.533.143 1.465.708Năng suất bình quân hàng năm đều tăng mạnh trong năm 2010 đạt 147,8tạ/ha Mặc dù sản lượng chè tươi giảm kéo theo sự giảm sản lượng chè búpkhô là do một số vùng chè đã bước vào độ tuổi già cỗi nên năng suất kém, bêncạnh đó là do năm 2009 Công ty bị thu hồi 28ha chè cho dự án phát triểnhuyện Tân Uyên của tỉnh.

2.4.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ

Sản phẩm chè của Công ty được sản xuất theo dây chuyền công nghệĐài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ công suất trên 60 tấn búp chè tươi/ngày kếthợp giữa sử dụng công nghệ cơ giới bán tự động với sản xuất thủ công Hiện

Trang 25

Vò lần 1

Sàng tơi

Sấy lần 1

Phân loại và đóng

góiVò lần 2

Sấy lần 2

Sao lăn Đánh bóng

tại, Công ty có 4 dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc tương đối hiệnđại, vật liệu sử dụng chống ăn mòn, chống oxi hóa cao, đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đồng đều.

SƠ ĐỒ 03: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ KHÔ SƠ CHẾ

*) Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu chè búp tươi thu mua từ các đơn vị nông nghiệp,được vận chuyển và bảo quản trên hộc chè để tránh ôi, ngốt Chè tươi đượcđưa vào sào hoặc luộc hoặc hấp ở nhiệt độ tùy theo yêu cầu rồi đưa vào diệt

Trang 26

men Sau công đoạn diệt men, nguyên liệu được đưa vào làm nguội bằng quạthoặc bằng nước, nếu làm nguội bằng nước phải trải qua giai đoạn ép khônước Nguyên liệu qua làm nguội được đưa vào bộ phận rũ tơi, sau đó đem vòlần một từ 20 đến 25 phút nhằm làm xoăn, dập và phá vỡ cấu trúc tế bào lá rồichuyển sang sàng tơi, phần trên sàng tiếp tục được chuyền sang bộ phận vòlần 2 từ 18 đến 20 phút Sau đó, nguyên liệu được đem sấy lần một Nếu làmchè ruỗi sơ chế (để làm chè ướp hương) thì tiếp tục sấy lần 2, sau đó chuyểnsang đóng gói Nếu làm chè sao lăn thì tiếp tục chuyển sang máy sao lăn sauđó đánh bóng rồi đóng gói thành phẩm.

2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

2.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật

Là một Công ty vừa kết hợp sản xuất nông nghiệp vừa kết hợp sản xuấtcông nghiệp nên hoạt động kinh doanh khá phức tạp, nhưng Công ty luôn nỗlực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Điều này cho tathấy được giá trị của các thành tựu đã đạt được trong sản xuất kinh doanh,cũng như sự cần thiết phải nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại,nhằm giúp Công ty xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn Từ khi đivào hoạt động đến nay, nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh đạt được làrất khả quan, năm sau cao hơn năm trước.

Sản phẩm chè hiện nay tuy chưa đa dạng về chủng loại mẫu mã nhưngđược nhiều khách hàng tin dùng và lựa chọn cho thấy sự chú trọng lớn về chấtlượng sản phẩm đã nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng Như chúng tabiết, giá và lượng hàng là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh đến doanh thu Theobảng trên, sản lượng 2010 < 2009 đó là do đầu tư xây dựng vùng chè hữu cơnên có giảm chút về sản lượng, tuy nhiên chất lượng sản phẩm tăng, đặc biệtlà sản phẩm mới chè Bích Lộc Xuân mang lại giá trị gấp 3 lần so với chèkhác Hướng tới năm 2011, với quy hoạch sản xuất “chè sạch” còn nâng caohơn nữa giá trị chè trên thị trường.

Trang 27

Bảng 04: Báo cáo kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật:Sản

Giá trị(triệuđồng)

Giá trị(triệuđồng)

Giá trị(triệuđồng)

Chè xanh

duỗi 629.170 11.574 580.177 10.667 510.633 12.235Chè xanh

sao lăn 682.892 16.956 636.245 12.625 619.248 15.256Chè đen 215.364 12.523 263.458 15.246 253.671 16.256Chè bích

Tổng1.527.42641.0541.533.14339.795 1.465.70845.374

(Nguồn thống kê)

2.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị

Qua biểu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm (bảng 06),có thể thấy doanh thu thuần của Công ty tăng giảm không ổn định theo từngnăm, nhưng tốc độ phát triển bình quân tăng 105,13% Giá vốn hàng bán tăng104,52% trong 3 năm do biến động về giá cả thị trường xăng dầu tăng, ảnhhưởng đến chi phí đầu vào cho sản xuất Chi phí bán hàng và chi phí quản lýhàng năm đều tăng, chứng tỏ Công ty luôn có sự đầu tư cho phát triển quảngbá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ Lợi nhuận sau thuế hàng năm đềutăng với tốc độ khá ổn định, trung bình tăng 20,1% Thu nhập bình quân củalao động hàng năm cũng tăng lên, hiện tại thu nhập bình quân khoảng trên2.000.000 đồng/tháng Từ đó đời sống của người lao động ngày càng cao.Mặc dù doanh thu tăng mạnh đồng thời với sự đầu tư thêm vào sản xuấtnhưng lợi nhuận chỉ tăng 20,1% đây là kết quả của sự phát triển ổn định tuynhiên chưa xứng với tiềm lực của Công ty Nguyên nhân có thể do: chưa cóhoạt động giới thiệu sản phẩm rộng rãi, hoạt động quảng bá thương hiệu;công tác cải tiến mẫu mã còn chưa tốt, sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế; chiphí đầu vào sản xuất cao; cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trang 28

Bảng 05: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010:

Đơn vị tính: đồng

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.053.981.780 39.794.833.401 96,93 45.373.644.018 114,02 105,132 Doanh thu thuần 41.053.981.780 39.794.833.401 96,93 45.373.644.018 114,02 105,133 Giá vốn hàng bán 36.427.762.182 35.968.653.159 98,74 39.794.309.769 110,64 104,524 Lợi nhuận gộp 4.626.219.598 3.826.180.242 82,71 5.579.334.249 145,82 109,825 Doanh thu hoạt động tài chính 31.806.714 239.538.553 753,11 47.414.426 19,79 122,08

7 Chi phí bán hàng 646.267.323 296.378.414 45,86 755.193.303 254,81 108,108 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.424.596.420 3.137.526.577 91,62 3.942.214.072 125,65 107,299 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 565.047.402 531.657.054 94,09 855.557.968 160,92 123,05

(Nguồn phòng kế toán

Trang 29

Có thể nói, tốc độ tăng trưởng và phát triển của Công ty tương đốinhanh Điều đó chứng tỏ Công ty đã không ngừng nỗ lực đàm phán, tìm kiếmmở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm làm tăng doanh thu, đồng thời cũngthể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạodựng được uy tín trên thị trường Việc xuất khẩu sản phẩm vào thị trườngPakistan, một thị trường khắt khe về yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm một lần nữa khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm Trà Than Uyên.

2.5.3 Kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm

Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên không có lượng hàng tồn kho.Số lượng đơn đặt hàng qua các năm tương đối ổn định Lượng hàng tiêu thụhàng năm tương đối lớn trên 1.500 tấn Năm 2009 có lương tiêu thụ lớn nhấtlà 1.533 tấn Khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có lượng đặthàng nhiều nhất trong nước Về mảng thị trường nước ngoài, trước đây Côngty từng xuất khẩu chè dạng thô sang thị trường Trung Quốc nhưng với sốlượng nhỏ, năm 2008 việc xuất khẩu chè sang Paskistan với sản lượng trên200 tấn đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Công ty Lượng hàng tiêu thụtại các đại lý trong nước cũng tăng khá mạnh cho thấy sự khả quan trong thịtrường tiềm năng này

Biểu đồ 01: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Sản lượngTiêu thụ

1.530

Trang 30

Bảng 06: Báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường:

Đơn vị tính: kg

Năm 2008Năm 2009Năm 2010

Trang 31

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNGHIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ THAN UYÊN

3.1 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh

 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ:

Do thực hiện phát triển thị trường trong nước nên tôi chỉ tìm hiểu vềmảng thị trường tiêu dùng nội địa mà không điều tra về thị trường xuất khẩu.Theo thống kế của Tổng Công ty chè Việt Nam thì sức tiêu dùng chè xanhcủa người dân Việt Nam là 360g/người Công ty sản xuất trà chủ yếu phục vụnhu cầu của người dân, vì vậy thị trường chủ yếu của Công ty là thị trườngnội địa mang tính địa phương

Các nhân tố thuộc về đặc điểm tiêu dùng chè trong thị trường này:- Thị trường tiêu dùng chè là thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo.Người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường một khối lượng chè rất nhỏ so vớilượng cung của xã hội Do không thể độc quyền về lượng cung nên không thểđộc quyền về giá cả mà buộc phải chấp nhận mức giá cả mà buộc phải chấpnhận mức giá thị trường.

- Tính ổn định và ít co dãn về mặt cung cầu Các sản phẩm chè phục vụtrực tiếp cho nhu cầu cơ bản thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày củangười dân Việc tiêu dùng chè hầu như phụ thuộc vào sở thích tiêu dùng cácloại chè khác nhau.

- Những năm gần đây, khả năng tiêu thụ trên các khu vực thị trườngkhông đổi hoặc mức tăng giảm không đáng kể Các khu vực thị trường nàychủ yếu nằm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phốkhác đều là những thị trường tiêu thụ lớn của cả nước Công ty rất nhạy bénkhi nhắm tới những khu vực thị trường này.

 Về đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm trà được nhiều vùng, doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanhđặc biệt là các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động tại vùng miền núi, cao

Trang 32

nguyên, nơi có địa hình, thời tiết, khí hậu thuận lợi cho cây chè phát triển.Thực tế trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty có rất nhiều đối thủcạnh tranh không chỉ trong nước mà còn cả ngoài nước Nhưng xem xétdưới góc độ là một doanh nghiệp quy mô vừa, tiềm lực sản xuất không cao,vì thế đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty vẫn là doanh nghiệp trongnước Đối thủ cạnh tranh tương đối đa dạng, không chỉ là các công ty kinhdoanh sản phẩm trà mà còn có các công ty kinh doanh mảng nước giải kháttrên thị trường Tại vùng núi Tây Bắc này cũng có rất nhiều đối thủ cạnhtranh trong ngành như: công ty chè Mộc Châu (nổi tiếng với chè Shan),công ty chè Hoàng Bình (nổi tiếng với chè Thái), công ty chè TamĐường Vì vậy, Công ty luôn xác định rõ tiềm lực cạnh tranh của mìnhtrên thị trường.

3.2 Khách hàng và mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu

Sản phẩm trà xanh được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn sửdụng như một thức uống tinh thần trong văn hóa ẩm thực truyền thống củangười Việt, từ xa xưa cho tới bây giờ khẩu vị ấy vẫn chưa hề thay đổi Vìthế sản phẩm trà xanh Shan Tuyết của Công ty từ từ đã đi vào tiềm thứccủa tiêu dùng khi thưởng thức các loại trà Công ty luôn lấy chất lượng sảnphẩm, lợi ích người tiêu dùng là trên hết.

Cơ cấu khách hành đa dạng:

• Theo độ tuổi: khách hàng ở độ tuổi trung niên và người già… Xuhướng tiêu dùng chè cũng biến đổi theo cơ cấu tuổi của dân số:

- Nhóm người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi: Sở thích của nhómngười này là các sản phẩm chè mộc như chè Shan, chè Thái Đa phầnnhững người này rất sành trong cách thưởng thức chè Trong cách lựa chọncho tiêu dùng họ coi trọng chất lượng (đó là chè có hương thơm tự nhiên,cánh chè xoăn dài, nước có màu vàng xanh sáng trong, vị đậm ngọt hậu).

- Nhóm người ở độ tuổi thanh niên: họ thường không coi trọng chấtlượng mà nhu cầu uống chè để giải khát, giảm căng thẳng trong học tập

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 02:  SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
SƠ ĐỒ 02 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY (Trang 19)
Bảng 01: Thống kê tình hình lao động qua các năm từ 2008 – 2010 - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 01 Thống kê tình hình lao động qua các năm từ 2008 – 2010 (Trang 20)
Bảng 02:  Tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 02 Tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty (Trang 23)
Bảng 03: Đánh giá tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hàng năm: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 03 Đánh giá tình hình sử dụng vùng chè nguyên liệu hàng năm: (Trang 24)
SƠ ĐỒ 03: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ KHÔ SƠ CHẾ - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
SƠ ĐỒ 03 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ KHÔ SƠ CHẾ (Trang 25)
Bảng 04: Báo cáo kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 04 Báo cáo kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện vật: (Trang 27)
Bảng 05: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD  bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 05 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010: (Trang 28)
Bảng 06: Báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 06 Báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường: (Trang 30)
Bảng 07: Thống kê các tiêu chuẩn áp dụng - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 07 Thống kê các tiêu chuẩn áp dụng (Trang 36)
Bảng 08: Đánh giá cách nhìn nhận của nhân viên về thương hiệu là: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 08 Đánh giá cách nhìn nhận của nhân viên về thương hiệu là: (Trang 37)
Bảng 09: Đánh giá lợi ích xây dựng phát triển thương hiệu: - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
Bảng 09 Đánh giá lợi ích xây dựng phát triển thương hiệu: (Trang 38)
SƠ ĐỒ 04: HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM - Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
SƠ ĐỒ 04 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w