Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội
Trang 1CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THIẾT BỊNHÀ BẾP CAO CẤP NAPOLI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, việcmở rộng và giữ vững thị trường là điều không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự cạnh tranhcàng khốc liệt giữa các doanh nghiệp để đạt được sự thỏa mãn tối đa của khách hàng.Đặc biệt chúng ta đang phải đối mặt sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, nó kéotheo sự phá sản dây truyền của hàng loạt các công ty từ lớn đến nhỏ Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quỹ đạo đó Để đảm bảo cho sự phát triển, cạnh tranh lành mạnhcủa các ngành, các loại sản phẩm, thì cần phải có những giải pháp, chính sách phùhợp nhằm phát triển thương mại từng mặt hàng theo những nguồn lực mà nó đangcó, tạo ra hướng đi riêng cho mỗi ngành để nhằm mục tiêu phát triển bền vững chotổng thể nền kinh tế.
Ngày nay, cuộc sống của con người đầy đủ hơn và nhu cầu của họ đối vớinhững sản phẩm được sử dụng trong đời sống hàng ngày càng nâng cao cả về chấtlượng và số lượng Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa(CNH – HĐH ) đất nước, nhưng không phải chỉ CNH - HĐH trên tư duy và cơ sởvật chất mà con người sử dụng để lao động sáng tạo ra của cải vật chất, mà nó cònthể hiện trên đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người Ngành hàngthiết yếu gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người đó là ngành hàng đồ giadụng Phát triển ngành hàng đồ gia dụng là một bộ phận trong chiến lược phát triểnthương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 đã được Chính phủ phê duyệt Thực tếcho thấy ngành hàng đồ gia dụng tại Việt Nam phát triển rất nhanh và mạnh, nhu cầucủa người tiêu dùng đối với mặt hàng này rất cao Một cuộc khảo sát đầu năm 2009của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho thấy: 80% người tiêu dùng khẳngđịnh rằng trong thời buổi suy thoái kinh tế như hiện nay thì họ cũng không thể cắt
Trang 2giảm chi tiêu cho mặt hàng đồ gia dụng trên 10%, còn 90% người cho rằng họ có thểcắt giảm trên 50% chi tiêu cho các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch, kháchsạn nhà hàng… Như vậy tiềm năng phát triển ngành hàng đồ gia dụng còn rất cao.Hiện nay, ngành hàng đồ gia dụng phát triển khá mạnh với sự ra đời của nhiều loạisản phẩm đa dạng và phong phú cả về mẫu mã, chủng loại, giá cả,… bao gồm cả cácsản phẩm được sản xuất trong nước cũng như các sản phẩm được nhập khẩu từ nướcngoài Việt Nam có khoảng 70% sản phẩm đồ gia dụng nhập khẩu từ nước ngoài đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Một trong những thương hiệu nhập khẩu nổitiếng là sản phẩm mang nhãn hiệu NAPOLI NAPOLI là thương hiệu sản phẩm thiếtbị nhà bếp cao cấp, sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại vớichất lượng cao và mẫu mã đa dạng, sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc từ Italyvà được phân phối trên toàn thị trường Việt Nam.
Thực tế khảo sát tại một số doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI cho thấy: năm 2008 tốc độ tăng trưởngthương mại sản phẩm này đã giảm đáng kể so với năm 2007, cụ thể là năm 2007 tốcđộ tăng trưởng là 30,8% nhưng năm 2008 tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 2,3% ;bên cạnh đó các công ty đang gặp khó khăn trong việc phát triển hệ thống kênh phânphối, mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là các thị trường mới như các tỉnh MiềnTrung và Miền Nam Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề cốt lõi đối với mỗi doanhnghiệp là cần phải đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm cho riêng mình, nếukhông sẽ bị bỏ rơi và dẫn đến phá sản Những doanh nghiệp thắng lợi là nhữngdoanh nghiệp biết tận dụng những cơ hội và né tránh những khó khăn Những doanhnghiệp này đều phải lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo lợi ích của kháchhàng Bất kỳ một công ty kinh doanh nào cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiênchỉ lợi nhuận thôi thì chưa đủ, hoạt động kinh doanh cần phải tạo ra các mục tiêu choxã hội, môi trường…có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của doanhnghiệp và ngành hàng kinh doanh Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều cóthể đạt được những mục tiêu mong muốn, nhiều trường hợp các doanh nghiệp còn đichệch hướng kinh doanh Vậy, để giúp cho bản thân doanh nghiệp và ngành hàng
Trang 3phát triển bền vững thì phải đưa ra giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp và nhữnggiải pháp vĩ mô toàn ngành nhằm gắn kết các doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh vì mục tiêu tất cả cùng có lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp không sản
xuất mà nhập khẩu và phân phối sản phẩm Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “ Pháttriển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nộiđịa’’ làm luận văn tốt nghiệp.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Qua kết quả thực tập và khảo sát điều tra, phỏng vấn tại một số doanh nghiệpkinh doanh mặt hàng thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI, tôi thấy những khó khănchung trong phát triển thương mại sản phẩm của các công ty là: tại sao quy mô thịtrường tiêu thụ sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên cả nước trong nămqua lại giảm? tại sao tốc độ tăng trưởng sản phẩm giảm và không ổn định? nhân tốnào có ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp tronggiai đoạn hiện nay? Nó đã tác động như thế nào đến phát triển thương mại sản phẩmNAPOLI? Đứng trước thực trạng đó các doanh nghiệp cần phải làm gì để phát triểnthương mại sản phẩm? Và khai thác những nguồn lực hiện có của ngành hàng nhưthế nào để thương mại sản phẩm phát triển tương xứng với tiềm năng của nó? Để
trả lời một phần cho những câu hỏi trên, đề tài “ Phát triển thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa’’ đi nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề cụ thể sau:
- Về mặt lý thuyết, luận văn đề cập đến các vấn đề lý luận liên quan đến pháttriển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địanhư: đặc điểm sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI, bản chất của phát triểnthương mại sản phẩm; đồng thời đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thươngmại và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp.
- Về mặt thực tiễn, luận văn mô tả khái quát về thực trạng thương mại sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa trong những năm qua,nêu lên những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới phát triển thương mại sản phẩm,hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại từ đó chỉ ra được những thành công,
Trang 4hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm, và đềxuất các giải pháp nhằm phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấpNAPOLI một cách bền vững trong những năm tới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại trong phát triển thương mại sảnphẩm của toàn ngành, đồng thời có những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết nhữngkhó khăn đặt ra tại các doanh nghiệp đã đi nghiên cứu, khảo sát điều tra.
- Về mặt lý thuyết: Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đếnphát triển thương mại sản phẩm, cụ thể là: làm rõ về đặc điểm sản phẩm thiết bị nhàbếp cao cấp NAPOLI, bản chất của phát triển thương mại sản phẩm, xác định cácnhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp caocấp, xác định các tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sảnphẩm… từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa.
- Về mặt thực tiễn: vận dụng các kiến thức đã học và những vấn đề lý thuyếtđã được hệ thống ở trên, luận văn đi nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa Luận văn xem xét vàphân tích những nhân tố hiện có ảnh hưởng mạnh nhất tới phát triển thương mại sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trong giai đoạn hiện nay Để làm rõ hơn vềthực trạng thương mại sản phẩm, luận văn đi khảo sát và tổng kết kết quả khảo sátđiều tra các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, từ đó phát hiện những vấn đề còntồn tại, những vướng mắc của toàn ngành và trong doanh nghiệp cụ thể về phát triểnthương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI, làm cơ sở đưa ra các giảipháp cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và các kiến nghị đối với cơ quan Nhànước nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển thương mại sảnphẩm.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 5Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thịtrường nội địa bao hàm nhiều nội dung nghiên cứu Nhưng do giới hạn về thời gianvà năng lực, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề chính sau:
- Nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa, việc xem xét phát triểnthương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI bao hàm nhiều nội dung: sựgia tăng về quy mô thương mại sản phẩm, nâng cao về mặt chất lượng thương mạisản phẩm, và hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm, tuy nhiên luận văn chỉ đi sâuvào 2 khía cạnh là gia tăng về quy mô thương mại và nâng cao chất lượng hoạt độngthương mại của sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI.
- Không gian: luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩmtrên thị trường nội địa.
- Thời gian: luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng phát triểnthương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI với khoảng thời gian từnăm 2004 – 2008, và giải pháp đưa ra được áp dụng cho các doanh nghiệp nghiêncứu đến năm 2012.
- Đối tượng điều tra: luận văn lựa chọn điều tra các công ty sau: tổng công tyNAPOLI Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) công nghệ sản xuất MinhChâu, Công ty cổ phần Thế giới bếp Các công ty này có trụ sở tại Hà Nội, và có hệthống kênh phân phối trên toàn thị trường nội địa, nhưng chủ yếu là miền Bắc.
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ,tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn có kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao
cấp NAPOLI trên thị trường nội địa
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm
thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát
triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa.
Trang 6Chương 4: Các kết luận và đề xuất phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà
bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa.
2.1.1 Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI
Kinh doanh ngành hàng đồ gia dụng không phải là mới, nhưng tiềm năng pháttriển của ngành thì còn rất lớn, nó ra đời từ những đòi hỏi trong nhu cầu đời sống sinhhoạt của con người Kinh tế càng phát triển làm cho nhu cầu của con người về nhữngvật dụng trong đời sống sinh hoạt của họ càng cao Đặc biệt trong thời đại côngnghiệp hiện nay thì mặt hàng đồ gia dụng cũng đòi hỏi phải có tính công nghiệp hóa,hiện đại và thẩm mỹ Thiết bị nhà bếp là mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh chủ yếucủa ngành hàng đồ gia dụng Thiết bị nhà bếp là những sản phẩm được sử dụng trongkhông gian bếp, bao gồm: bếp, nồi, máy hút mùi, tủ bếp, bàn ăn, chậu rửa, lò vi sóng,và các sản phẩm khác Đây là mặt hàng phức tạp, với tính kỹ thuật, an toàn và thẩmmỹ cao Đặc biệt đối với mặt hàng thiết bị nhà bếp cao cấp.
Thiết bị nhà bếp mang thương hiệu NAPOLI là loại mặt hàng cao cấp, đượcnhập khẩu hoàn toàn từ Italy NAPOLI là thương hiệu nổi tiếng không những trên thịtrường Việt Nam mà trên cả thế giới Các loại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấpNAPOLI đa dạng và phong phú về chủng loại, kích thước, mẫu mã, giá cả… Đảmbảo đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng Là những sảnphẩm cao cấp, được sản xuất tại công ty hàng đầu về thiết bị nhà bếp tại Italy với dâytruyền công nghệ hiện đại, sản phẩm đòi hỏi cao về mặt chất lượng, tính chính xáctrong thiết kế và thẩm mỹ cao NAPOLI cung cấp rất nhiều sản phẩm thiết bị nhà
Trang 7bếp, nhưng sản phẩm chủ lực của NAPOLI là bếp ga, máy hút mùi, chậu rửa, trongđó đi đầu là bếp ga Khác với các sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp khác, NAPOLInổi bật ở tính thẩm mỹ, hiện đại, và thuận tiện trong vệ sinh Với hệ thống nghiên cứusản phẩm phát triển, NAPOLI luôn đi đầu với những dòng sản phẩm mới có tính thờitrang mang đậm nét hiện đại và nổi bật về tính năng so với các sản phẩm cùng loạikhác như: sản phẩm bếp ga âm kính và máy hút mùi kính với tính năng cảm biếngiúp không gian bếp rộng hơn, hiện đại và sang trọng.
Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI bao gồm nhiều loại mặt hàng, cónhiều cách phân loại sản phẩm như: phân loại theo thời gian ra đời sản phẩm, theochủng loại, theo giá cả…Tuy nhiên, để đơn giản, tôi phân loại sản phẩm theo dòngsản phẩm cùng với các mã số thuế nhập khẩu theo quy định cho các loại sản phẩmthiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI.
Sau đây là danh mục các loại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLIđược nhập khẩu và phân phối trên thị trường Việt Nam.
Hộp 2.1 Danh mục các sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI nhập khẩu
Sản phẩm
Mã số thuế nhậpkhẩu
Napoli - D812; Napoli - D82, Napoli - D75, Napoli – D92
Trang 87 Vòi nước, gồm:8235176000Pre 2001, Pre 2011, Pre 2012, Pre 2015, Pre 2017
Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm mang thương hiệu NAPOLI :
Trang 92.1.2 Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp
Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình bao gồm tổng
thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tếnhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.
Thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp là một bộ phận của thương mại hàng
hóa, bao gồm tất cả các hiện tượng, hoạt động và các quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình trao đổi và cung ứng dịch vụ liên quan tới các loại sản phẩm thiết bị nhà bếpnhằm đạt mục tiêu đề ra.
Sản phẩm thiết bị nhà bếp là hàng hóa hữu hình, do đó thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp mang đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa nói chung Bao gồm4 đặc điểm là: tính hữu hình của đối tượng trao đổi; sự chuyển quyền sở hữu sảnphẩm trong quá trình trao đổi; lưu thông hàng hóa tách rời sản xuất và tiêu dùng; tínhthống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông sản phẩm Tuy nhiên,thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp có đặc điểm khác biệt so với các loại sản phẩmkhác đó là thiên hướng mở cửa trong thương mại sản phẩm, cụ thể: giá trị xuất khẩuhàng hóa rất thấp còn giá trị nhập khẩu hàng hóa rất cao, giá trị xuất khẩu không bằng1% giá trị sản phẩm sản xuất ra, còn nhập khẩu thì chiếm tới 70% sản lượng tiêu thụtrên thị trường, và thiên hướng này không thể khác được vì sản phẩm nhà bếp caocấp nhập khẩu với tính thẩm mỹ và hiện đại là sản phẩm cung cấp chủ yếu cho cácngôi nhà mới xây, một đặc quyền rất đặc trưng của người tiêu dùng, đặc quyền nàydo chính các nhà sản xuất kém phát triển trong nội địa tạo ra Và nhu cầu của sảnphẩm nhà bếp cao cấp nhập khẩu ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Trên thực tế, phát triển thương mại là vấn đề rất rộng có thể được hiểu là sựphát triển về chiều rộng hoặc chiều sâu Hiện nay, có nhiều quan điểm về phát triểnthương mại, về cơ bản ta có thể hiểu bản chất của phát triển thương mại như sau:
Phát triển thương mại sản phẩm có thể được hiểu là sự nỗ lực cải thiện về quy
mô, chất lượng các hoạt động thương mại của sản phẩm trên thị trường nhằm tối đa
Trang 10hoá tiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại, cũng như tối đa hoá lợi íchmà khách hàng mong đợi trên những thị trường mục tiêu
Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm biểu hiện trên cả tầm vĩ mô và vimô Đứng trên góc độ vĩ mô của kinh tế thương mại có thể hiểu bản chất của pháttriển thương mại như sau:
- Phát triển thương mại theo hướng gia tăng về quy mô thương mại sản phẩmtrong một thời kỳ nhất định Sự phát triển thương mại về mặt quy mô được thể hiện ởsự tăng lên về số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự mở rộng về thị trường và mạng lướikênh phân phối tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên sự gia tăng về quy mô thương mại sảnphẩm không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về số lượng, mà người ta còn quan tâm pháttriển thương mại ở sự quy hoạch và hệ thống lại quy mô thương mại sản phẩm saocho phù hợp với lợi thế so sánh của ngành hàng, sản phẩm, của chính doanh nghiệpkinh doanh và phát huy được những lợi thế đó để đạt được hiệu quả trong phát triểnthương mại.
- Phát triển thương mại biểu hiện ở sự biến đổi về chất lượng thương mại sảnphẩm, được thể hiện ở việc tăng chất lượng của sản phẩm tham gia hoạt động thươngmại và chất lượng hoạt động thương mại Chất lượng hoạt động thương mại biểu hiệnở tốc độ tăng trưởng sản phẩm cao hay thấp, ổn định hay không ổn định và xu hướngphát triển của nó Ngoài ra còn thể hiện ở sự dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm tiêuthụ, cơ cấu thị trường, các loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh và các hìnhthức phân phối sản phẩm.
- Phát triển thương mại là tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động thương mại:tính hiệu quả được thể hiện ở các kết quả đạt được mà hoạt động thương mại manglại cho doanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh, chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận,hiệu quả sử dụng các nguồn lực,…Tuy nhiên, trong phát triển thương mại sản phẩmkhông chỉ đơn thuần là đạt được các mục tiêu cho doanh ngiệp cũng như toàn ngànhđó, mà nó còn hỗ trợ các ngành khác phát triển và đảm bảo kết hợp hài hòa các mụctiêu về kinh tế - xã hội - môi trường, có như vậy phát triển thương mại sản phẩm mớibền vững được Phát triển thương mại sản phẩm phải mang lại các kết quả tích cực
Trang 11cho tổng thể nền kinh tế, xã hội và môi trường, được biểu hiện ở mức đóng góp củathương mại sản phẩm vào GDP của cả nước, đóng góp vào phát triển xã hội (giảiquyết việc làm, xóa bỏ cái nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, …)và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
2.2 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhàbếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa
2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm
Để đánh giá phát triển thương mại của một sản phẩm thì có rất nhiều tiêu chívà hệ thống chỉ tiêu đánh giá khác nhau, tuy nhiên luận văn đã xây dựng hệ thống chỉtiêu dưới đây có tích chất đánh giá tổng quát nhất tới phát triển thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp cao câp NAPOLI trên thị trường nội địa, cụ thể là các chỉ tiêu sau:
a Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm về quy mô:
- Sản lượng tiêu thụ: Là khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ đượctrên thị trường nội địa tại một thời điểm nhất định Thường ký hiệu là Q hoặc Y Sảnlượng tiêu thụ của toàn ngành là khối lượng sản phẩm mà tất cả các doanh nghiệpkinh doanh trong ngành bán ra Nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên có nghĩa là quy môthương mại của sản phẩm tăng lên, cũng có nghĩa là hàng hóa được nhiều người tiêudùng biết đến và sử dụng nhiều hơn Đây là chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mạisản phẩm rõ nét và khá chính xác.
- Tổng giá trị thương mại sản phẩm: là toàn bộ doanh thu bán buôn và bán lẻhàng hoá trên thị trường của các cơ sở phân phối, kinh doanh trên thị trường nội địanhằm phục vụ cho người tiêu dùng Chỉ tiêu này còn được gọi là doanh thu tiêu thụsản phẩm hay tổng mức lưu chuyển hàng hóa
PVo =
nz 1
P0z × Qtz Hay PVt =
nz 1
Ptz × QtzTrong đó: t : là năm tính ; z là loại sản phẩm
PV0 là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá so sánh (lấy giácủa 1 năm bất kỳ làm giá gốc)
PVt là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá năm t
P là giá so sánh của sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa
Trang 12Ptz là giá của sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa ở năm t Qtz là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường nội địa ở năm tTổng giá trị thương mại càng cao nghĩa là doanh thu tiêu thụ càng nhiều, hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và quy mô thương mại sảnphẩm ngày càng mở rộng.
- Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm: là sự tăng thêm hay gia tăng về quy môsản lượng của sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tuyệt đối: ∆Yt = Yt – Yt-1 ; Chỉ tiêu tương đối: gt = 100%1
Trong đó: ∆Yt: sự thay đổi về quy mô sản lượng của năm t so với năm t-1 Yt: sản lượng của năm t
Yt-ı : sản lượng của năm t-1
gt : tốc độ tăng trưởng sản phẩm tính theo % năm t
- Thị phần: là tỷ lệ giữa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường của một loại sảnphẩm so với sản lượng của toàn ngành trong một khoảng thời gian nhất định Thịphần thể hiện vai trò và vị trí của sản phẩm đối với toàn ngành 100%
T Trong đó: T là thị phần
Yi là sản lượng tiêu thụ sản phẩm i
Y là tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành
b Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng:
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh về tăng quy mô, phát triển thương mại sản phẩmtrên thị trường nội địa còn được phản ánh qua chỉ tiêu về chất lượng, chất lượng đượcthể hiện ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên còn thể hiện chấtlượng của hoạt động phát triển thương mại sản phẩm, cụ thể là các chỉ tiêu sau:
- Sự ổn định của tốc độ tăng trưởng sản phẩm ( gt ) – Tốc độ tăng trưởng sảnphẩm ở đây là nói về ý nghĩa và bản chất của các con số trong tốc độ tăng trưởng sảnphẩm Những con số đó nói cho ta biết tốc độ tăng trưởng sản phẩm cao hay thấp,tăng có đều hay không Từ đó có kết luận tốc độ tăng trưởng sản phẩm ổn định haykhông, tăng trưởng theo xu hướng tích cực và bền vững hay không.
Trang 13- Sự dịch chuyển về cơ cấu sản phẩm: sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm làsự thay đổi về tỷ trọng của các loại sản phẩm trong danh mục mặt hàng Để phát triểnthương mại sản phẩm trên thị trường nội địa thì tỷ trọng của các sản phẩm có chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp, trình độ khoa học công nghệ cao…(các sản phẩm có hàmlượng chất xám) có xu hướng ngày càng tăng lên và các sản phẩm mang đậm tính thủcông, chất lượng kém…ngày càng giảm xuống Thương mại các sản phẩm có hàmlượng chất xám ngày càng tăng lên không những làm cho lĩnh vực này phát triển màcòn làm cho đời sống của người dân được tăng cao do được tiêu dùng những sảnphẩm tiên tiến của thị trường.
Sự dịch chuyển về cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm : thể hiện ở việc cơ cấuthị trường dịch chuyển theo hướng mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở các thànhphố lớn quen thuộc mà ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, nó sẽ tạo cho sản phẩmcó được những thị trường mới và giữ vững được thị trường truyền thống.
Sự dịch chuyển về hình thức kinh doanh: có nhiều loại hình thức kinh doanhvà mỗi hình thức kinh doanh đều phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội củatừng vùng, sự dịch chuyển phải đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp cho dù doanhnghiệp áp dụng hình thức phân phối hiện đại hay cổ điển, tuy nhiên xu hướng pháttriển thì sẽ phải giảm dần tỷ lệ phân phối theo hình thức cố điển và tăng dần tỷ lệphân phối theo hình thức hiện đại.
- Các loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh sản phẩm: cócàng nhiều các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinhdoanh thì càng tạo nên sự đa dạng trong phương thức và hình thức kinh doanh, đồngthời nó làm tăng tính cạnh tranh trong ngành, có tác động tích cực cho phát triểnthương mại toàn ngành nói chung Sự dịch chuyển các loại hình doanh nghiệp theohướng tích cực như ngày càng có sự tham gia của các công ty cổ phần với quy môhoạt động lớn cùng với sự hoạt động hiệu quả của các công ty TNHH.
c Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển thương mại
Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là hiệu quả về kinh tế, mà còn thểhiện hiệu quả kết hợp giữa kinh tế - xã hội, được tổng hợp trên cả tầm vĩ mô và phạm
Trang 14vi doanh nghiệp Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh mức đóng gópcủa thương mại sản phẩm vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế, trìnhđộ sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động trao đổi mua bán trên toàn nền kinh tế,…Trên phạm vi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động thương mại thể hiện ở các chỉ tiêudoanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp,…Cụ thể làcác chỉ tiêu sau:
- Hiệu quả hoạt động thương mại: Trên phạm vi toàn ngành, hiệu quả hoạtđộng thương mại được tính:
H CK Trong đó: H là hiệu quả thương mại
Trên phạm vi doanh nghiệp, hiệu quả thể hiện ở mức lợi nhuận và tỷ suất lợinhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh:
LN DT CF Trong đó: LN là lợi nhuận thu được %100%
LN DT là doanh thu CF là chi phí bỏ ra
Tỷ suất lợi nhuận càng lớn chứng tỏ sự hoạt động thương mại ngày càng cóhiệu quả, một đồng vốn bỏ ra thu được càng nhiều lợi nhuận hơn.
- Mức đóng góp của thương mại sản phẩm vào GDP: phát triển thương mạisản phẩm không chỉ giúp cho bản thân ngành hàng phát triển nhanh chóng mà cònthúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế Với khả năng thúc đẩy tăngtrưởng đó, phát triển thương mại sản phẩm đóng góp vào GDP của nền kinh tế:
' 100%
G ; GK C Trong đó: G’: mức đóng góp thương mại sản phẩm vào GDP G: giá trị gia tăng thương mại sản phẩm
GDP : tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế K : kết quả đạt được của hoạt động thương mại
C : chi phí sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả
- Hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực thương mại: Nguồn lực thương mạinói chung và nguồn lực trong thương mại sản phẩm nói riêng bao gồm: nguồn lực tự
Trang 15nhiên, nguồn lực lao động, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở hạ tầng vật chất kỹthuật thương mại, nguồn lực thông tin…Sử dụng hiệu quả nguồn lực này có tác dụngkích thích và nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hv LNV ; Hnl DTNL
Trong đó: Hv là hiệu quả sử dụng vốn, Hnl là hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực V là số vốn đầu tư
NL là chi phí cho sử dụng nguồn nhân lực
- Hiệu quả xã hội của phát triển thương mại: hiệu quả xã hội phản ánh kết quảđạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ranhằm đạt mục tiêu đó Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan giữachi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hóa,dịch vụ bảo đảm chất lượng phục vụ và các giá trị văn hóa, nhân văn, việc thu hút laođộng và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm các mâu thuẫn xã hội và quan trọnglà tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy nâng cao trình độ vàchất lượng nguồn lao động phát triển lợi thế so sánh trong cạnh tranh Thông qua quátrình phân phối, phát triển thương mại làm giảm bớt sự cách biệt về kinh tế xã hộigiữa các tầng lớp dân cư, giữa các dân tộc…tiến tới 1 xã hội công bằng và tốt đẹp.Phát triển thương mại góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, từ đó người laođộng có thời gian nghỉ ngơi giải trí, nâng cao tri thức cho bản thân Như vậy pháttriển thương mại sản phẩm nhằm cải thiện xã hội theo xu hướng phát triển bền vững.Ngoài ra phát triển thương mại sản phẩm phải gắn liền với việc bảo vệ môi trườngxanh, sạch, đẹp, giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các phế thảinhằm lành mạnh hoá môi trường.
2.2.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bịnhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa
a Nhóm nhân tố thuộc về thị trường
Đối với bất kỳ hãng kinh doanh sản phẩm nào thì thị trường luôn là yếu tốhàng đầu để cho các hãng quan tâm Dung lượng thị trường rộng hay hẹp, to hay nhỏnó sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng của sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và đặc biệt
Trang 16thị trường là yếu tố quan trọng cho phát triển bền vững trong kinh doanh Đặc điểmvề nhu cầu của thị trường đó có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển thương mại sảnphẩm NAPOLI là sản phẩm nhập khẩu và thị trường mục tiêu của nó là thị trườngViệt Nam Do đó những nhân tố liên quan tới thị trường Việt Nam là những nhân tốảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp nói chung và thiết bịnhà bếp cao cấp NAPOLI nói riêng Bao gồm các nhân tố như: đặc điểm nhu cầu thịtrường, dân cư và sự phân bố dân cư, các yếu tố môi trường tự nhiên, ….
* Nhu cầu thị trường:
Là một nước đang trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, thì những sản phẩmmang tính công nghiệp, hiện đại là rất cần thiết Nhu cầu về sản phẩm cao cấp, đặcbiệt là thiết bị nhà bếp đang rất cao tại Viêt Nam Nhiều công trình, nhà ở được xâydựng và sửa chữa với thiết kế ngày càng hiện đại kéo theo ngành hàng đồ gia dụngnội ngoại thất phát triển Cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt hơn và họsống về mặt chất lượng và thẩm mỹ trong mọi thứ Hiện nay nước ta có khoảng 37%các vùng là đô thị và thành phố Mặt hàng thiết bị nhà bếp cao cấp chủ yếu phát triểnở những nơi đô thị, thị trấn có cơ sở vật chất phù hợp Nhưng nông thôn cũng có nhucầu rất cao về mặt hàng thiết bị nhà bếp, và đây cũng là một thị trường tiềm năng choviệc phát triển kênh phân phối của các công ty kinh doanh mặt hàng Chỉ có nhữngkhu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là kém phát triển trong mặt hàng này.
Nhu cầu thị trường còn thể hiện ở sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng trênthị trường Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào tập tính tiêu dùng,vào thu nhập, vào quan điểm của mỗi người Các hàng hoá được bày bán trên thịtrường càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao nhiêu thì càng được ưa chuộng bấynhiêu, qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển Thunhập của người dân cũng ảnh hưởng khá lớn tới phát triển thương mại sản phẩm thiếtbị nhà bếp cao cấp NAPOLI Thu nhập càng cao thì người tiêu dùng có điều kiện tiêudùng mặt hàng này, làm cho nhu cầu thị trường tăng lên.
* Dân cư và phân bố dân cư:
Trang 17Dân số trên mỗi vùng địa lý ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và khách hàng củaviệc kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào Dân số đông tức là nguồn nhân lực dồi dào vàquy mô nhu cầu về sản phẩm cao Khi quyết định phát triển thị trường, các nhà quảnlý phải xem xét yếu tố dân cư như: Quy mô, cơ cấu dân cư, sự phân bố dân cư, đặcđiểm văn hóa, phong tục của dân cư, tâm lý riêng biệt của từng vùng….từ đó mớiđưa ra được chiến lược và sản phẩm kinh doanh phù hợp Việt Nam là nước đôngdân số, chủ yếu là dân số trẻ, nhu cầu về cuộc sống xây dựng gia đình, đặc biệt là nhucầu về nhà ở đang tăng mạnh Do đó nhu cầu về các sản phẩm nội thất và thiết bị nhàbếp cũng cao Bên cạnh đó việc phân bố dân cư giữa đồng bằng, miền núi, giữa thànhthị và nông thôn cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thiết bị nhà bếp caocấp NAPOLI Dân cư phân bố nhiều ở đồng bằng và quá trình đô thị hóa càng cao thìnhu cầu tiêu về sản phẩm càng tăng và ngược lại.
b Nhóm nhân tố thuộc về năng lực nội tại của ngành hàng thiết bị nhà bếp
Đây là nhóm nhân tố thuộc về năng lực mà ngành đang hoạt động có được.Những năng lực của ngành bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất công nghệ, tàichính, khách hàng, hệ thống kênh phân phối, chất lượng sản phẩm, giá cả, thươnghiệu sản phẩm… Các yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực quy địnhquy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đồng thời tạo nên chấtlượng, giá cả, thương hiệu, mạng lưới phân phối sản phẩm trên thị trường Nếu cơ sởvật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, vốn và nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ thìsản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn do giảm bớt được các chiphí, giảm bớt được các khâu rườm rà trong quá trình kinh doanh Đây chính là cácnhân tố biểu hiện lợi thế so sánh của ngành hàng, các nhân tố này là tiền đề cho hoạtđộng của doanh nghiệp đạt hiệu quả Một số nhân tố ảnh hưởng cụ thể như sau:
* Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là rất quan trọng và có vai trò tích cực đối với hoạt động kinhdoanh của mỗi công ty Đặc biệt đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực phânphối sản phẩm cần nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn kinh doanh và Marketing.Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI là sản phẩm nhập khẩu, không phải
Trang 18trong nước sản xuất ra, do đó nhân lực trong ngành chủ yếu là nhân viên Marketingphục vụ công tác phân phối sản phẩm Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng rõnhất tới quá trình kinh doanh, bao gồm: nguồn nhân lực đạt trình độ đại học, caođẳng, trung cấp nghề, và các trình độ khác Trình độ và kinh nghiệm của nhân viêncàng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả Bên cạnh trình độ nhân lực thìquá trình sử dụng và phối bổ nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn Ở các khâu khác nhaucủa quá trình kinh doanh thì nhân lực sử dụng cũng ở trình độ khác nhau và hợp lý đểtránh lãng phí hay thiếu hụt nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợplý Các nhà quản lý thì cần có trình độ và kinh nghiệm cao hơn so các nhân viên khácnhư: bán hàng, bảo vệ…
* Giá cả:
Giá cả được coi là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh củamỗi công ty, giá cả quyết định sản phẩm đó có phải vì khách hàng và phục vụ cho lợiích của người tiêu dùng hay không Giá cả có tác dụng kích thích hay hạn chế cungcầu sản phẩm do ảnh hưởng đến tiêu thụ Giá cả thường được coi là vũ khí cạnh tranhtrên thị trường Việc sử dụng giá cả để cạnh tranh thường mang lại hiệu quả cao chocác công ty Do đó công ty nào cũng cố gắng đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩmcủa mình Đối với những sản phẩm cao cấp thì giá cả thường cao phù hợp với chấtlượng của nó Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng tiêu thụ của sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp Giá cả cao do đó nó chỉ phù hợp với tập khách hàngcao thu nhập cao và các công trình nhà ở hiện đại, tiện nghi.
* Hệ thống kênh phân phối:
Là toàn bộ các mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp thiết lập và sử dụngtrong phân phối hàng hoá Hệ thống kênh phân phối càng nhiều thì sản phẩm đếnđược với người tiêu dùng càng nhanh, nhiều, và gần gũi Hệ thống kênh phân phốikhẳng định sức mạnh của sản phẩm góp phần làm tăng quy mô và tăng tốc độ tăngtrưởng của sản phẩm Đặc biệt là đối với mặt hàng thiết bị nhà bếp có nhiều hãng sảnxuất kinh doanh Bên cạnh việc tăng lên về số lượng hệ thống kênh phân phối còn có
Trang 19sự gia tăng về quy mô của các hệ thống kênh phân phối và các hình thức kinh doanhcủa mỗi hệ thống nhằm đạt hiệu quả kinh doanh.
c Nhóm các ngành liên quan tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp
Là sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp nhập khẩu, thực tế có nhiều ngành tácđộng đến quá trình phát triển thương mại sản phẩm, bao gồm các ngành trong quátrình nhập nguồn hàng và quá trình phân phối sản phẩm, gồm các ngành hàng liênquan như: ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành xây dựng, thiết kế nội thất và thiếtkế không gian bếp,… Nếu ngành xây dựng nhà ở phát triển thì chắc chắn ngành hàngthiết bị nhà bếp nói chung sẽ phát triển Tiếp theo là sự phát triển của ngành hàng bổsung đó là ngành hàng đồ gia dụng nói chung như: nồi, tủ bếp, bàn bếp,…Đây lànhững ngành hàng có tác động tích cực tới phát triển thương mại ngành hàng.
Ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng….đây lànhững ngành có tác dụng kích thích và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh củangành hàng từ khâu nhập hàng, thanh toán tới phân phối hàng hóa đến với người tiêudùng cuối cùng.
d Nhóm các nhân tố về luật pháp
Có nhiều các yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến thương mại sản phẩm thiết bịnhà bếp cao cấp NAPOLI bao gồm các nhân tố như: pháp luật Việt Nam; các quyđịnh hải quan về xuất khẩu hàng hóa của Italy Trong đó luật pháp Việt Nam ảnhhưởng nhiều nhất tới phát triển thương mại sản phẩm.
- Luật pháp của Việt Nam: các nhân tố ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hóachính là các thủ tục pháp lý và thuế nhập khẩu Bao gồm các luật như: luật thuế xuấtnhập khẩu,… Hiện nay, các thủ tục pháp lý cho nhập khẩu hàng hóa của Việt Namkhá rườm rà, phức tạp, giải quyết công việc chậm làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩuhàng hóa, nhiều lúc gặp khó khăn không giải quyết được ngay, giữ hàng tạm thời làmmất thời gian, gián đoạn trong vận chuyển và nguồn cung hàng hóa Do gia nhập vàotổ chức thương mại thế giới WTO nên từ năm 2007, Việt Nam đã phải cắt giảm thuếquan nhập khẩu hàng hóa, từ đó có tác động kích thích nhập khẩu, tạo ra nguồn hàng
Trang 20phong phú cho sản phẩm Bên cạnh những quy định về nhập khẩu hàng hóa còn cónhững quy định về lưu thông và phân phối sản phẩm trên thị trường nội địa Nhữngchính sách này có tác dụng kích thích hay hạn chế quá trình lưu thông sản phẩm.
e Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các chính sách thương mại vĩ mô của nhà nước là hệ thống các quan điểmchuẩn mực, thể chế, biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng tác động vào thịtrường để điều chỉnh các hoạt động thương mại phục vụ mục tiêu kinh tế xã hội trongtừng giai đoạn nhất đinh Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để phát triển thươngmại sản phẩm như: chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, các chính sách phát triển kinh tếvĩ mô trong một thời kỳ, các chính sách kích cầu, tài chính tín dụng…Cụ thể nhưchính sách tài chính tín dụng có ảnh hưởng khá lớn tới quá trình phát triển thươngmại sản phẩm thiết bị nhà bếp Chính sách tài chính tín dụng không ổn định về: tỷ giáhối đoái, tỷ lệ lãi suất cơ bản tăng giảm không ổn định … làm ảnh hưởng tới nguồnvốn kinh doanh của doanh nghiệp gây kích thích hoặc hạn chế sản lượng nhâp khẩusản phẩm.
f Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố trên, còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới phát triểnthương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI như: đối thủ cạnh tranh, sựphát triển của hiệp hội ngành hàng, triển vọng trong quan hệ Việt Nam – Italy, …
- Đối thủ cạnh tranh: càng có nhiều hãng kinh doanh trong ngành thì sự cạnhtranh trong ngành càng khốc liệt Nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn đến tác động vàothương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp theo 2 hướng cả tích cực và tiêu cực Khi xuấthiện nhiều nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm thiết bị nhà bếp một mặt làm tăngcạnh tranh từ đó kích thích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mặt khác làmcho số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nhiều hơn, người tiêu dùng có nhiềulựa chọn, nếu không có chính sách phù hợp thì sẽ mất khách hàng.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu các công trình năm trước
Về ngành hàng đồ gia dụng nói chung và sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấpnói riêng, đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan, cụ thể là:
Trang 21( 1 ) Nguyễn Thị Hải Yến (2008) “ Một số giải pháp mở rộng thị trường đồ giadụng trong nước tại công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu” Chuyên đề tốt
nghiệp – Trường Đại học Thương mại Đề tài khái quát thực trạng và đưa ra nhữnggiải pháp mở rộng thị trường đồ gia dụng trong nước cho doanh nghiệp cụ thể làcông ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu Đề tài chỉ tập trung vào những sảnphẩm của công ty, chứ không đi trên toàn bộ sản phẩm đồ gia dụng được tiêu thụ trênthị trường và đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp gồm: chính sách giá cả, chínhsách sản phẩm, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, chăm sóc khách hàng
( 2 ) Nguyễn Ngọc Hưng (2007) Phát triển mạng lưới phân phối thiết bị nhà bếptrên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại
học Kinh tế quốc dân Đề tài nêu thực trạng phát triển mạng lưới phân phối thiết bịnhà trên thị trường Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạng lướiphân phối sản phẩm Đứng trên góc độ vĩ mô, đề tài giải quyết cho tất cả các đồ nộithất kể cả sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu Tuy nhiên, giảipháp ở đây chung chung, chưa giải quyết được triệt để trong từng giải pháp đưa ra.Vìcó nhiều sản phẩm và của nhiều hãng nên giải pháp không phù hợp trong một số mặthàng.
( 3) Trần Quốc Chiến (2007) Một số giải pháp kích cầu cho sản phẩm Máy hút mùitrên thị trường nội địa của công ty cổ phần MALLOCA trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp – ĐH Kinh tế quốc dân Đề tài trên nghiên cứu về cầu cho sảnphẩm máy hút mùi mang thương hiệu Malloca của công ty cổ phần Malloca Chủ yếunghiên cứu về cầu sản phẩm, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó kích cầu sảnphẩm Đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho công ty cổ phần Malloca.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
Từ hệ thống các vấn đề lý luận đã nghiên cứu về phát triển thương mại sảnphẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa và tổng quan tìnhhình nghiên cứu của đề tài, luận văn đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau đây:
Trang 22- Về sản phẩm: NAPOLI là thiết bị nhà bếp cao cấp do Italy sản xuất, sảnphẩm được nhập khẩu nguyên chiếc và phân phối trên thị trường Việt Nam Thiết bịnhà bếp cao cấp NAPOLI có rất nhiều sản phẩm đa dang về mẫu mã, chủng loại,…Tuy nhiên đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu 3 sản phẩm chính của thương hiệuNAPOLI đó là: bếp ga, máy hút mùi và chậu rửa.
- Trong nội dung của phát triển thương mại sản phẩm, có nhiều nội dung baogồm phát triển thương mại sản phẩm theo hướng tăng quy mô, nâng cao chất lượngthương mại sản phẩm và hiệu quả trong phát triển thương mại sản phẩm Tuy nhiên,luận văn đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp caocấp NAPOLI theo 2 khía cạnh là mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thươngmại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa.
- Trong thực trạng phát triển thương mại sản phẩm: nêu lên thực trạng thươngmại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa trong khoảngthời gian từ 2004 – 2008, xác định các nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ tớiquá trình phát triển thương mại sản phẩm trong giai đoạn hiện nay Đi khảo sát vàđiều tra thực tế các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao cấplà: tổng công ty NAPOLI Việt Nam, công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu,công ty cổ phần Thế giới bếp Các công ty này có trụ sở trên địa bàn Hà Nội và hệthống kênh phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh trong cả nước, chủ yếu là miềnBắc Đồng thời tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực về cácvấn đề liên quan tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấpNAPOLI Tiến hành phân tích và xử lý các kết quả điều tra và phỏng vấn nhằm đưara những thành công, tồn tại và các nguyên nhân tại các công ty, làm cơ sở đưa ra cácgiải pháp cho phát triển thương mại sản phẩm cho các công ty điều tra.
- Phần giải pháp: luận văn đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp thực tế khảosát điều tra nhằm giải quyết những khó khăn đặt ra tại các doanh nghiệp Xem xét cácvấn đề tồn tại nói chung của các doanh nghiệp, từ đó có các kiến nghị đối với các cơquan quản lý Nhà nước và các bộ ngành liên quan trong việc phát triển thương mạisản phẩm thiết bị nhà bếp nói chung và thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI nói riêng.
Trang 233.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộngnhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định
tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu Thiết lập phiếu điều tra với hệ
thống câu hỏi bằng văn bản, câu hỏi có các phương án trả lời, người được hỏi chọncâu trả lời theo quan niệm và nhận thức của mình Có 2 loại câu hỏi : câu hỏi đóng vàmở Câu hỏi đóng là hệ thống các câu hỏi mà người trả lời chỉ cần chọn một trong sốcác phương án đã có sẵn Câu hỏi mở là hệ thống câu hỏi mà ngoài các phương án cósẵn, người trả lời có thể bổ sung ý kiến của riêng mình.
Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.2 chương 3 để tìm hiểu chung vềhoạt động kinh doanh của công ty: kinh doanh mặt hàng gì? Doanh thu lợi nhuận,…;tìm hiểu về những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinhdoanh của mình.
b Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp giữa ngườiphỏng vấn với đối tượng cần biết ý kiến Cuộc nói chuyện có chủ đích nên đượcchuẩn bị chu đáo về nội dung, về chiến thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho cuộc tròchuyện diễn ra tự nhiên và người được hỏi tự bộc lộ quan điểm, tâm trạng của mình.Phỏng vấn có thể được ghi âm, tốc ký hay quay phim để có tài liệu đầy đủ, chính xác.
Trang 24Phương pháp này cũng được sử dụng trong mục 3.2.2 chương 3 tìm hiểu vềcác nhân tố tác động đến sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trong giai đoạnhiện nay, xu hướng và triển vọng phát triển thương mại sản phẩm đến năm 2015.
c Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp
Dựa trên những nguồn thông tin như: sách báo, tạp chí, các quyết định, chínhsách của Nhà nước, hệ thống phương tiện thông tin ( Internet, đài, tivi…) để thu thậpthông tin liên quan đến sản phẩm thiết bị nhà bếp NAPOLI.
Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.2 và 3.4 chương 3 để thấy rõthực trạng phát triển thương mại sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trìnhphát triển thương mại sản phẩm.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
a Phương pháp phân tích
Là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận, các số liệu khác nhauvề một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sửthời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện Phân tích nhằm phát hiện ranhững xu hướng, chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.Phương pháp này được sử dụng ở mục 2.2 chương 2 và 3.2 chương 3, dùng đểphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm.
b Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết, sốliệu đã thu thập được để tạo ra một hệ thống số liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đềnghiên cứu Tổng hợp dữ liệu được thực hiện sau khi đã thu thập được nhiều tài liệuphong phú về đối tượng Tổng hợp sẽ cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơncác tài liệu đã thu thập được.
Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.3 chương 3, dùng để tổng hợp lạisố liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, phỏng vấn nhằm tạo ra số liệu tổnghợp và có hệ thống.
c Phương pháp khác
Trang 25Phương pháp này so sánh giá trị, tốc độ tăng trưởng năm sau với năm trước đểthấy được sự thay đổi giữa các năm Phương pháp này được sử dụng ở mục 3.2, sosánh các năm với nhau trong thực trạng thương mại sản phẩm, từ đó có kết luận về sựphát triển thương mại ổn định hay không và đưa ra giải pháp phù hợp.
Phương pháp phân loại: là phương pháp sắp xếp các tài liệu thành từng hệthống logic chặt chẽ theo từng mặt, để thuận tiện cho công việc nghiên cứu Phươngpháp này được sử dụng trong mục 2.1.2 và mục 2.2.2 phân loại sản phẩm thiết bị nhàbếp và các nhóm nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩmthiết bị nhà bếp.
Phương pháp chỉ số: là phương pháp sử dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quảphát triển thương mại sản phẩm: chỉ số về lợi nhuận, giá trị gia tăng trên vốn thươngmại, chỉ số về hiệu quả sử dụng nguồn lực…Phương pháp này được sử dụng trongmục 2.2.1 nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm.
3.2 Thực trạng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mạisản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa
3.2.1 Thực trạng thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thịtrường nội địa trong thời gian qua
Sản phẩm thiết bị nhà bếp có mặt từ rất sớm, nhưng sản phẩm thiết bị nhà bếpcao cấp thì mới xuất hiện khoảng 15 năm và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong 5 nămgần đây Cùng với sự đi lên của các loại sản phẩm khác, NAPOLI cũng đã khẳngđịnh được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam trong những năm qua, cụ thể:
a Sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Các loại sản phẩm thiết bị nhà bếp NAPOLI có mặt trên thị trường Việt Namtừ năm 2000, trải qua 8 năm hoạt động, quy mô thương mại của sản phẩm đã cónhững bước phát triển đáng kể, cụ thể là khối lượng tiêu thụ của tất cả các loại sảnphẩm tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2004 tổng sản lượng tiêu thụ là129113 chiếc, đến 2008 con số này lên tới 377804 chiếc, tăng 3,5 lần Nhưng mỗinăm có tỷ lệ tăng khác nhau Sản lượng tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005 – 2007.Năm 2005, sản lượng tiêu thụ là 181330 chiếc, năm 2006 là 255705 chiếc, tăng 1,41
Trang 26lần Năm 2007 sản lượng là 369800, tăng 1,45 lần so với năm 2006 Giai đoạn có tỷlệ tăng thấp nhất là năm 2008 với 396803 chiếc, tăng 1,07 lần so với năm 2007 Bêncạnh việc tăng tổng sản lượng còn thể hiện việc tăng và dịch chuyển trong cơ cấu cácloại sản phẩm của NAPOLI Mặt hàng bếp ga chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loạisản phẩm, và cơ cấu mặt hàng này tăng liên tục Hiện nay, sản phẩm bếp ga chiếm45,3% trong các loại mặt hàng Sản phẩm chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là máy hútmùi với 24,1%, chậu rửa 18,8% và các sản phẩm khác 11,8%
Bên cạnh việc tăng lên về sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩmcũng tăng nhanh Cụ thể là năm 2004, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa là 322944,1triệu đồng, đến năm 2008, con số này lên tới 781950 triệu đồng, tăng 3,0 lần Giaiđoạn tăng mạnh nhất là năm 2006 – 2007, năm 2007, doanh thu tăng gấp 1,45 lần sovới năm 2006 Năm 2006 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005 Năm 2005 tăng 1,3 lầnso với năm 2004 Tăng thấp nhất là năm 2008, tăng 1,07 lần so với năm 2007
Sản lượng và doanh thu tiêu thụ tăng liên tục qua các năm thể hiện sự tăngnhanh về quy mô thương mại sản phẩm nói chung Quy mô thương mại sản phẩmngày càng mở rộng và phát triển theo xu hướng tích cực.
b Tốc độ tăng trưởng sản phẩm
Để đánh giá rõ hơn và thấy dược một cách cụ thể hơn sự phát triển về quy môthương mại sản phẩm, ta phải sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng Từ khối lượng sảnphẩm tiêu thụ, ta tính được tốc độ tăng trưởng sản phẩm Trong những năm qua, tốcđộ tăng trưởng sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI khá cao Tốc độ tăngtrưởng sản phẩm liên tục tăng và tăng rất cao, trừ năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảmđáng kể Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 30,8%, đến năm 2008, chỉ còn 2,3%.Năm tăng trưởng cao nhất là năm 2007 với 30,8% Tiếp theo là năm 2006, tốc độtăng trưởng là 29,1%, năm 2005 là 28,7% Giai đoạn từ 2004 – 2007, tốc độ tăngtrưởng rất cao Đây là tốc độ tăng trưởng nói chung của toàn bộ sản phẩm thiết bị nhàbếp cao cấp NAPOLI chứ không riêng gì cho một sản phẩm cụ thể Tốc độ tăngtrưởng sản phẩm càng cao thể hiện sự phát triển quy mô thương mại sản phẩm càngnhanh và mạnh