Hoạt động quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên (Trang 59 - 62)

Xác định rõ ràng kinh phí quảng bá thương hiệu hàng năm, chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu, theo hình thức nào… lưu ý rằng khoản kinh phí quảng bá cần nâng cao hơn vì thương hiệu “Trà Shan Tuyết Than Uyên” đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu để có thể nâng cao mức độ biết đến thương hiệu.

* Xây dựng chương trình quảng cáo:

Để tạo sự biết đến nhãn hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường thì Công ty nên tăng cường hoạt động quảng cáo. Quảng cáo phải thật khôn khéo, nên tập trung quảng cáo các công dụng của sản phẩm và lợi ích của thương hiệu. Hiệu quả của quảng cáo rất cao nếu Công ty xác định rõ ràng mục tiêu quảng cáo trên từng phương tiên thông tin và trên từng khu vực thị trường.

+ Xây dựng đoạn phim quảng cáo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: quảng cáo qua tạp chí chuyên ngành hay thông qua tạp chí tiêu dùng, quảng cáo qua các phương tiện truyền thông TV, đài phát thanh Công ty nhằm mục tiêu giới thiệu sản phẩm mới, thông tin về công dụng và tính hữu ích về sản phẩm mới của Công ty.

+ Mục tiêu quảng cáo ở mỗi khu vực thị trường cũng phải rõ ràng và có nét khác biệt. Ở khu vực thị trường trọng điểm của Công ty: Quảng cáo với mục đích tăng cường quảng cáo thương hiệu trên các phương tiện thông tin nhằm tận dụng khai thác những lợi thế và uy tín sẵn có của Công ty. Ở một số khu vực thị trường mới như thị trường miền Nam, miền Trung quảng cáo với mục đích nhắc nhở người tiêu dùng về sự có mặt của thương hiệu “Trà Shan Tuyết Than Uyên” trên thị trường. Quảng cáo có ý nghĩa to lớn nhưng không phải vì thế mà Công ty thực hiện một cách tràn lan hay có tư tưởng quảng cáo càng nhiều càng tốt. Mà Công ty nên xem xét hiệu quả của quảng cáo, đồng thời dự tính phân bổ cho từng đợt quảng cáo theo vụ tiêu dùng.

+ Các hoạt động kích thích tiêu thụ: Công ty nên thực hiện chiến lược kích thích tiêu thụ để hỗ trợ bán hàng. Hoạt động này thường phải diễn ra vào một thời kì nhất định trong năm, trà tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết. Do vậy mà thông qua các cuộc hội chợ xuân, hội chợ hàng tiêu dùng được tổ chức hàng năm, Công ty nên sử dụng mẫu chào hàng kích thích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm. Thực hiện các biện pháp kích thích tiêu thụ đối với các trung gian phân phối: áp dụng hình thức chiết giá nếu trung gian nào đặt mua hàng với số lượng lớn, hay thực hiện thưởng chiết khấu theo mùa vụ.

+ Tích cực tham gia các chương trình hội chợ: Các hội chợ trong nước là những cơ hội để có thể tăng doanh số ngắn hạn, tăng mức độ nhận biết thương hiệu qua các hoạt động quảng bá: khuyến mãi, quảng cáo… với chi phí thấp sẽ giúp Công ty có thể thu thập được nhiều thông tin, nhận ra nhu cầu và thay đổi trong sở thích của khách hàng, đồng thời cũng là nơi quảng bá mạnh thương hiệu, tìm đối tác mới mở rộng thị phần cho thương hiệu.

+ Công ty nên tổ chức các chương trình quay số trúng thưởng, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thương hiệu, thi lắp ghép logo, tham gia chương trình truyền hình như “chắp cánh thương hiệu”… là những trò chơi dễ tham gia và dành cho tất cả mọi người nhằm giúp cho thương hiệu đến với người tiêu dùng một cách gần gũi và dễ nhớ hơn.

+ Các hoạt động quảng cáo kích thích tiêu thụ có thể thực hiện đột ngột. Tăng cường trong thời kì các hoạt động cạnh tranh của đối thủ giảm xuống.

* Tuyên truyền quan hệ công chúng (PR)

Công ty có thể tổ chức những chuyến vui chơi thật bổ ích cho các em học sinh nghèo hiếu học trong mùa hè, xây dựng các chương trình trợ giúp khó khăn cho các gia đình neo đơn, hoặc đóng góp vào một chương trình bảo tồn văn hoá dân tộc đang ngày càng mai một đi. Thực hiện tài trợ các hoạt động xã hội từ thiện như chương trình “Đem ánh sáng cho người mù nghèo” ,

tật”… Ngoài ra, Công ty cũng nên có chương trình hỗ trợ balô, nón, áo (có logo thương hiệu “Trà Shan Tuyết Than Uyên” và những hình ảnh giới thiệu về Công ty) cho các đội tình nguyện trong các chiến dịch “Mùa hè xanh”. Thiết nghĩ, đây là hình thức quảng bá hiệu quả nhất, có thể nói hiệu quả hơn cả TV ở mức độ nhận biết của khách hàng. Hơn nữa, việc làm này còn thể hiện sự đóng góp của Công ty trong phong trào tình nguyện vì cộng đồng trong cả nước.

* Xây dựng website chính thức của Công ty để tăng hiệu quả quảng cáo thương hiệu, trên cơ sở đó cần có một sologan chính thức để hiệu quả phát triển thương hiệu cao hơn...

Một số câu sologan như; “ Cảm nhận cuộc sống” - tách trà là mở đầu câu chuyện – sologan trên với dụng ý thưởng thức trà không chỉ là giải khát đó là một nghệ thuật mà từ đó ta có những cảm nhận riêng về chuyện thường ngày từ cuộc sống, hay sẻ chia tâm tư tình cảm cùng bạn bè người thân...

“ Trà xanh tinh khiết- tốt cho sức khỏe mọi người” không cần giải thích thì người tiêu dùng cũng hiểu rõ dụng ý của câu sologan này. Trà xanh thực sự tốt cho sức khỏe, không những tác dụng giải độc, giảm các triệu chứng về tim mạch hay tiểu đường, tốt cho người già, người có bệnh về gan thận...

“ Shan Tuyết – cho tôi sức khỏe, cho tôi cuộc sống” đây là sự kết hợp ý nghĩa từ hai câu sologan trên.

* Xây dựng một cảm nhận toàn diện về chất lượng thương hiệu:

Các sản phẩm của Công ty hiện nay tuy đạt các tiêu chuẩn chất lượng ISO, HACCP. Nhưng làm sao để người mua có thể cảm nhận được chất lượng đó? Qua nghiên cứu, sự cảm nhận của người mua về chất lượng của một thương hiệu không nhất thiết dựa vào sự hiểu biết rõ những qui cách phẩm chất của thương hiệu mà thường dựa vào cảm tính của bản thân họ, tức là dựa vào những gì khách hàng cho rằng nó nói lên chất lượng. Chất lượng thấy được tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng cũng như sự trung thành với thương hiệu.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w