Một điều đáng chú ý là khi hỏi đến trách nhiệm xây dựng và phát triển thương hiệu là trách nhiệm của ai? Thì 96% người đều cho rằng nó thuộc trách nhiệm của tất cả các thành viên từ HĐQT, Ban giám đốc, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, cổ đông và người lao động trong Công ty. Mọi người phải đoàn kết lại để cùng phấn đấu, tạo dựng một hình ảnh thương hiệu vững mạnh đem lại các lợi ích sau đây:
Bảng 09: Đánh giá lợi ích xây dựng phát triển thương hiệu:
STT Lợi ích từ việc xây dựng phát triển thương hiệu là... Tỷ lệ % 1 Giúp bán sản phẩm với giá cao hơn 23,2
2 Thu hút vốn đầu tư 16,7
3 Khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm 16,3 4 Thuận lợi tìm kiếm thị trường mới 11,2
5 Phân phối sản phẩm dễ dàng hơn 8,3
6 Dễ triển khai kế hoạch tiếp thị 8,2
7 Khách hàng trung thành hơn 7,3
8 Dễ thu hút khách hàng mới 5,2
9 Tự hào khi sử dụng sản phẩm 3,6
Tổng 100
(Nguồn tự điều tra)
Như vậy, Công ty đã bắt đầu ý thức hơn về phát triển thương hiệu trên thị trường nội địa, tuy nhiên chưa đủ mạnh để có những kế hoạch cụ thể cho việc phát triển thương hiệu. Nhìn chung, ngân sách chi cho hoạt động này còn thấp (1 - 5% doanh thu), những vấn đề chiến lược và kế hoạch thương hiệu do Công ty tự thực hiện, ít sử dụng các tổ chức tư vấn và dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài do chi phí cao.
Khi được hỏi về ý thức trách nhiệm của nhân viên đối với phát triển thương hiệu của Công ty cho rằng: Họ sẵn lòng và quyết tâm cùng Công ty xây dựng và quảng bá thương hiệu, bản thân tự học hỏi, tìm hiểu về thương hiệu để cùng xây dựng một thương hiệu mạnh, nhận thức rõ rằng phát triển thương hiệu hiện nay là cần thiết và vô cùng quan trọng, bản thân cũng cố gắng bằng mọi cách tự quảng bá thương hiệu cho Công ty. Họ cũng đề xuất