1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

86 1,8K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tìm hiểu, mô hình chăn nuôi gà, xa khu dân cư, ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔI

Nhóm sinh viên lớp KTA – K52

HÀ NỘI - 2010PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 2

Chăn nuôi xa khu dân cư đang là hướng đi mới, phù hợp và mang lại hiệuquả cao tại nhiều địa phương Việc quy hoạch khu vực chăn nuôi tách khỏi khu dâncư đang là hướng đi cần thiết, bởi khi đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư các gia trại,trang trại có điều kiện tạo ra sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa trồng trọt và chănnuôi, từ đó tạo ra sự phát triển hài hòa cho kinh tế trang trại ở nông thôn.

Từ năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đãxây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4huyện ngoại thành trong đó Đông Anh là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từchăn nuôi đạt 30% Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND huyện đã thẩmđịnh và phê duyệt 56 trang trại chăn nuôi cách xa khu dân cư, với diện tích 101,6ha; vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng.

Năm 2006, doanh thu từ các trang trại theo mô hình mới này đã đạt hơn 20 tỷđồng Thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động

Uy Nỗ là địa phương có khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ chăn nuôi

gà (Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ) Câu hỏi đặt ra một là, mô hình nuôi gà xa khu

dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội hiện đang hoạt động thế nào? Nó mang lại

lợi ích gì cho người dân và địa phương? Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đếnmô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư? Ba là, các điều kiện áp dụng mô hình là gì?Bốn là, những thuận lợi và khó khăn gì gặp phải khi triển khai mô hình này? Nămlà, mô hình này có khả năng nhân rộng hay không? Giải quyết những câu hỏi trên

chúng tôi mong đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và nhân rộng mô hình Xuất

phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình chănnuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ - huyệnĐông Anh - Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy, nhân rộngmô hình nuôi gà xa khu dân cư

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 3

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chăn nuôi gàxa khu dân cư.

- Tìm hiểu thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã UyNỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôigà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ nông dânchăn nuôi gà Để có được sự so sánh và làm rõ thực trạng của mô hình chăn nuôi gàxa khu vực dân cư, đề tài tiến hành tiếp cận 2 nhóm hộ nông dân nuôi gà đó là:nhóm hộ nuôi gà xa khu dân cư và nhóm hộ nuôi gà trong khu dân cư.

Trang 4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm2.1.1.1 Chăn nuôi

Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm vànuôi trồng thuỷ sản Trong chăn nuôi gia cầm bao gồm chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt,chăn nuôi ngan, ngỗng, các loại chim cảnh… Như vậy, chăn nuôi gà là ngành nhỏ,một huớng trong chăn nuôi nói chung

Phân loại: có nhiều tiêu chí để phân loại

Phân theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và chăn nuôi phân

tán (Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn kỹ thuật nuôi gà ri và Ripha.2001)

- Chăn nuôi tập trung là việc đàn gia cầm của một hộ, một nhóm hộ, mộttrang trại được nuôi tập trung trong một diện tích nhất định, như chăn nuôi côngnghiệp, chăn nuôi trong chuồng kín…

- Chăn nuôi phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích rộng, không cốđịnh: như chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt thả đồng.

- Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi tập trung còn được hiểu làhình thức chăn nuôi gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập trung một khu nhất định,được quy hoạch tổng thể và có sự quản lý chung, còn chăn nuôi phân tán được hiểulà các hộ, các trang trại chăn nuôi rải rác tại nhiều nơi khác nhau hoặc còn có thểchăn nuôi trong hộ gia đình riêng lẻ.

Phân theo quy mô chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi được hiểu là số lượng gia súc, gia cầm được nuôi thườngxuyên hoặc chăn nuôi theo các lứa, các đợt trong năm, để sản xuất ra khối lượngnhất định các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, con giống ) ở một cơ sở chăn nuôi (xínghiệp, trang trại, nông hộ).

Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trướchết phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi Nếu gia cầm được chăn nuôi theophương thức cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp,bán công nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau, trong đó cóchăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy mô lớn, cho khốilượng sản phẩm cao.

Trang 5

Phân theo khu vực chăn nuôi: Có chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi xa

khu dân cư.

Phân theo hướng kinh doanh: Chăn nuôi gà lấy thịt, chăn nuôi gà lấy trứng và

chăn nuôi hỗn hợp (vừa lấy thịt vừa lấy trứng)

2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư

Dựa vào khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu ở của dân cư, chănnuôi gia cầm được phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và chăn nuôingoài khu dân cư.

Chăn nuôi trong khu dân cư là việc chăn nuôi gà ngay trong khu vực dân cưsinh sống hoặc rất gần khu dân cư.

Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư nói chung, chăn nuôi gà nói riêng làviệc chăn nuôi xa khu vực dân cư sinh sống Việc chăn nuôi rất ít ảnh hưởng tớimôi trường sống của khu dân cư

Chăn nuôi trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của con người.Theo kết quả khảo sát của Viện Y Học lao động và vệ sinh môi trường tại cácchuồng nuôi gia cầm ở huyện Đông Anh về mức độ ô nhiễm trong không khí ở cáckhu vực chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư.

+ Vi khuẩn hiếm khí: 65963,2 vi khuẩn/m3 không khí.+ Vi khuẩn Ecoli: 520,3 vi khuẩn/m3 không khí.+ Khí NH3: 1,119 mg/m3 không khí.

+ Khí H2S: 4,194 mg/m3 không khí.

Đó là những chỉ số vượt quá mức cho phép, trong khi đó ở nông thôn, các hộgia đình nào cũng chăn nuôi trong không gian hẹp, môi trường bị ô nhiễm nặng nềnlàm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc, gia cầm.

Bên cạnh đó, cũng theo kết quả khảo sát trên: ước tính mỗi con gà một ngàyđêm ăn vào khoảng 100 – 150 gam thức ăn Mỗi ngày thải ra 70 – 80 gam phân.Với số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500 kg phân Nếu nuôi mộtlứa 3 tháng sẽ thải ra khoảng 7.500 kg phân Sẽ có số lượng lớn khí ôi thối H2Scùng khí độc khác như cacbonic, khí amoniac… Có thể gây ra nhiều bệnh tật chocon người.

Về khoảng cách xa khu dân cư với trang trại chăn nuôi gia cầm và các trangtrại lớn không có tài liệu nào quy định cụ thể Tuy nhiên, để tham khảo có thể căn

Trang 6

cứ vào quy định của một số quốc gia có dịch cúm gia cầm vừa qua giữ cho dịchkhông lây lan có hiệu quả.

Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm từ ổ dịch

Hàn quốc : 3 km Trung Quốc : 3 – 8 km Nhật Bản : 30 km Lào : 10 Km Đài Loan : 5 km Thái Lan : 10 Km Inđônêxia : 1 km Việt Nam : 5 km

Về quy mô phải di chuyển ra khỏi khu dân cư: qua tìm hiểu chăn nuôi gà ởcác gia đình nông thôn của các nước có nền chăn nuôi gà tiên tiến vẫn tồn tại đếnngày nay Các gia đình này không làm ô nhiễm môi trường tới mức vượt các chỉtiêu cho phép của luật bảo vệ môi trường Chính vì vậy, một số trang trại chăn nuôigà có quy mô vừa (khoảng 50 – 1000 con) ở Thái Lan, Indonesia… vẫn còn tồn tạigần khu dân cư Không có nước nào quy định cụ thể chỉ tiêu được nuôi bao nhiêucon gia cầm trong khu dân cư, chính điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường:lượng khí độc CO2, NH3, H2S… lượng bụi thải ra không khí xung quanh và lượngnước thải ra của trang trại đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Tuy nhiên, các trangtrại cùng nuôi quy mô như nhau nhưng có trang trại gây ô nhiễm nhiều hơn trangtrại khác do có phương tiện biện pháp bảo vệ môi trường Việc di chuyển các trangtrại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ở Việt Nam là vấn đề mới có tính đặcthù sinh ra nhiều vấn đề phải khảo sát thực tế.

2.1.1.3 Mô hình là gì - là biểu hiện toán học của lý thuyết

Mô hình của một nền kinh tế có thể miêu tả đơn giản dựa trên ba tập hợp lớn,đó là: (1) Tập hợp sản xuất bao gồm các hoạt động về nông nghiệp, săn bắt thủysản, hầm mỏ, xây dựng, chế biến và chế tạo (2) Tập hợp dịch vụ bao gồm các hoạtđộng về vận tải, thương mại, thông tin (3) Tập hợp cầu cuối cùng bao gồm hộ giađình, chính phủ và nước ngoài (Trần Hữu Cường, 2008)

2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà

Nó cung cấp cho con người thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng.

Tạo điều kiện để các ngành liên quan khác phát triển như ngành trồng trọt,công nghiệp chế biến.

Là điều kiện để ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, ngành cung cấp giốngphát triển.

Trang 7

Ở Việt Nam chăn nuôi gà là một nghề truyền thống, có tốc độ phát triểnnhanh, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân Có mức đầutư ít, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thấp, quay vòng vốn nhanh(gà giống chuyên thịt nuôi 40- 60 ngày/lứa, gà nội 90 – 120 ngày/lứa) phát triểnđược khắp mọi miền của đất nước, sản phẩm dễ tiêu thụ, được coi là món ăn bổdưỡng và chưa có sản phẩm động vật nào thay thế được

Chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư là điều kiện bảo vệ môi trường, giảmthiểu dịch bệnh cho chăn nuôi và con người; là cơ sở mở rộng quy mô chăn nuôimang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống người dân Đồng thời đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH nôngnghiệp nông thôn.

Hiện nay trên 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gànói riêng từ chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp đã và đang chuyển dần sang chăn nuôitập trung hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân Việt Nam.Chăn nuôi gà cung cấp khối lượng thực phẩm lớn thứ 2 sau chăn nuôi lợn

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà xa khu dân cư

Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và cơ sở sảnxuất nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố Bên cạnh những yếu tốthuộc vấn đề nội lực của hộ, hộ có thể tác động trực tiếp để hạn chế những tiêu cựccủa nó nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực khan hiếm của mình còn có rấtnhiều yếu tố khách quan tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh mà hộ khôngthể nào kiểm soát được, hộ chỉ có thể thay đổi các phương án sản xuất kinh doanhđể hạn chế sự ảnh hưởng đó Vì vậy, chúng tôi chia những nhân tố ảnh hưởng tớichăn nuôi gà xa khu dân cư thành hai nhóm nhân tố cơ bản sau.

2.1.3.1 Các yếu tố vi mô

Là những yếu tố có quan hệ trực tiếp và tác động đến khả năng sản xuất,kinh doanh của hộ (giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp)

Thứ nhất, đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và

không thể thay thế Một hộ muốn chuyển hướng, đưa chăn nuôi từ trong khu dân cưra ngoài khu dân cư thì trước hết phải có một diện tích đất cách xa khu dân cư cầnthiết và đủ để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải…

Thứ hai, vốn: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các hộ gia đình, các trang

trại cần có vốn, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý

Trang 8

nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh Các hộgia đình, các trang trại sẽ dùng vốn này để mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quátrình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Có vốn cáchộ gia đình, các trang trại có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tưtrang thiết bị để đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư Người có vốn nhiều sẽ đầu tưmột cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong chăn nuôi, có khảnăng đứng vững trước những biến động thị trường

Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sảnxuất kinh doanh của trang trại và hộ Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng vàsự hiểu biết của hộ, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổchức tín dụng.

Thứ ba, nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất

kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuấtcủa hộ Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độcủa chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro,mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực làmột trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư hay trongkhu dân cư.

2.1.3.2 Các yếu tố vĩ mô

Là những nhân tố trên bình diện xã hội rộng hơn, nó tác động tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của hộ trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tếquốc dân và do đó tác động đến quyết định của hộ khi sử dụng nguồn lực của mình

( Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp)

Thứ nhất, chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất

đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơchế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… tác động tới sự ra quyết định củacác chủ hộ trong việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, trong việc chuyển dịchphương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, quy hoạch vùng chăn nuôi…

Thứ hai, thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra Thị

trường đầu ra đó là những nơi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: người tiêu dùng trựctiếp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu… Còn thị trường đầu vào là con giống, thứcăn, thuốc thú y Hai yếu tố này là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tớiviệc ra quyết định của hộ Bởi vì khi nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói

Trang 9

riêng phát triển theo hướng hàng hóa thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường tức là

nuôi công nghiệp kiểu này đạt 2,3-2,4 kg/con sau 42 ngày tuổi, với chi phí thức ănkhoảng 1,8 kg/kg tăng trọng.

Thứ hai, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi gà qui mô nhỏ tại nông hộ sang chănnuôi gà theo trang trại tiêu chuẩn do Cục Phát triển chăn nuôi thẩm định và cấpphép Ví dụ như tỉnh Sakaeo trước dịch cúm gia cầm có 300.000 trang trại gia cầm

nhưng hiện nay chỉ còn 60 trang trại tiêu chuẩn.

Thứ ba, hỗ trợ chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi gà không kiểm soát sangchăn nuôi có kiểm soát tại các nông hộ Hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến công

nghệ cao phục vụ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm của Tập đoàn CP đã chuyểnhướng từ xuất khẩu sản phẩm gia cầm chưa chế biến sang các sản phẩm gia cầm đãchế biến để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu Các cơ sở giết mổ và chếbiến của Tập đoàn đang áp dụng 5 loại tiêu chuẩn chất lượng như GMP, HACCP,

Trang 10

ISO 9001-2000 Ngoài ra, các tiêu chuẩn về phúc lợi động vật và khả năng truy tìmnguồn gốc của bất kỳ sản phẩm nào cũng được đáp ứng trong dây chuyền này Nhờđó, tập đoàn này đã đáp ứng các nhu cầu khắt khe về nhập khẩu sản phẩm gia cầmđã chế biến của EU và Nhật Bản trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đe doạ, đồngthời vẫn giữ vững được sản xuất và thị trường của Tập đoàn.

2.2.1.2 Nhật Bản

Cách đây hơn 40 năm, chăn nuôi gia cầm của Nhật là nghề phụ, đã có quátrình chuyển đổi phát triển, hợp tác xã trong Nông nghiệp có vai trò quan trọngtrong các chủ trương chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển gia cầm.

Chính phủ đã lập hệ thống giống ở trung ương và các tỉnh, chuyển giao kỹthuật, cung cấp giống tốt, chất lượng cao cho nhu cầu chăn nuôi.

Sau chiến tranh, tự do hoá thương mại, được sự khuyến khích của Nhà nước,

người nông dân chăn nuôi có được thức ăn giá rẻ, từ đó chuyển đổi dần chăn nuôinhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô tăng dần: Sản xuất gà thịt Broiler: có

600 triệu con /năm, qui mô 200.000 con /trại Có 100 nhà máy giết mổ, tổ chức giếtmổ theo hợp đồng, thu phí 50 yên /con Mỗi năm mỗi nhà máy giết mổ thu 10 triệuyên phí giết mổ; sản xuất gà trứng: có 135 triệu gà trứng, 3000 hộ nuôi qui mô10.000 con, 2 triệu, 3 triệu con Sản phẩm trứng thu gom cho 500 cơ sở phân loạiđóng gói cho các trại rồi vận chuyển đến các siêu thị tiêu thụ Tổ chức giết mổ hợplý: qui hoạch các trại chăn nuôi gà thịt với nhà máy giết mổ để vận chuyển gà từ trạivề và giết mổ xong chỉ trong 1 giờ, giết mổ xong cắt mảnh, ướp lạnh, vận chuyểnđến các siêu thị tiêu thụ.

Nhờ có các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển và các biện pháptrên, gia cầm đạt năng suất cao, giá thành hạ nên giá ở các siêu thị rẻ hơn các chợ,nơi khác nên thuyết phục được người tiêu dùng, chăn nuôi gia cầm phát triển cóhiệu quả Đối với những hộ có điều kiện thì khuyến khích phát triển, những hộ chănnuôi nhỏ lẻ rút dần, có sự xem xét cung và cầu cân đối và có sự hỗ trợ cho vay vốntín dụng để phát triển gia cầm.

2.2.1.3 Trung Quốc

Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn trên thế giới, sau Brazil và Mỹ.Theo báo cáo của ngân hàng Rabo và Reuters, Trung quốc gia nhập WTO có ảnhhưởng sâu sắc đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước Năm 2001, sản lượng thịtgia cầm là 12,7 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu tấn Năm 2002,

Trang 11

một năm sau khi gia nhập WTO khối lượng xuất khẩu lập tức giảm 160 nghìn tấn,kéo theo kim ngạch giảm 196 triệu đô la do vướng mắc phải rào cản về kiểm dịchđộng thực vật.

Trung Quốc là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch H5N1 So với cácnước có dịch khác Trung Quốc là nước chịu thiệt hại lớn nhất vì đây là nước có dânsố chăn nuôi gia cầm lớn nhất cho dù giá trị tạo ra chỉ chiếm khoảng 2% GDP hàngnăm, song ngành chăn nuôi gia cầm lại đóng vai trò quan trọng với xã hội TrungQuốc bởi nó tạo ra 4 triệu việc làm (bao gồm chăn nuôi và chế biến gia cầm)

Trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm, Trung Quốc đã huy động cáckhu đất cằn, khô hạn của các địa phương để xây dựng trang trại chăn nuôi giacầm Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tình trạng chăn nuôi gia cầmmanh mún trong khu dân cư, do chính sách phát triển ồ ạt chăn nuôi gia cầm trước

đây Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triểnchăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư, song số hộ nuôi gia cầm quá lớn nên trước

mắt chưa thể giải quyết tình trạng manh mún nói trên.

Như vậy, chúng ta thấy rằng thế giới đang hướng chăn nuôi theo hình thứctập trung, thành lập các trang trại theo kiểu khép kín tất cả các khâu từ con giống,thức ăn đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nhằm bảo vệ môi trường, antoàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững trong chănnuôi

Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm trong chăn nuôi,quản lý và khoa học kỹ thuật nhằm đưa chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch đảmbảo các tiêu chuẩn GMP, GAP, HACCP Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồnlực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, đẩy mạnh quá trình CNH –HĐH nông nghiệp nông thôn.

2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam2.2.2.1 Phương thức chăn nuôi

Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng hiện nay chủ yếu là tựphát, phân tán nhỏ lẻ hình thức chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, trang thiết bịhiện đại còn hạn chế chiếm 6- 7% tổng đàn gia cầm Trước năm 1974 chăn nuôi100% là phân tán nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp Từ năm 1974 đến nay các hộ nông dân,các trang trại, nhà nước đã quan tâm, đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung theohướng tự động hoá, bán tự động hoá nhưng số hộ chăn nuôi theo hình thức này tăng

Trang 12

chậm Hiện nay, còn có tới 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm theo hướng chănnuôi nhỏ lẻ chiếm 75% -78% tổng số gia cầm Chăn nuôi tập trung theo hướng tựđộng hoá chỉ chiếm khoảng 2% tổng đàn gia cầm và mới được thực hiện ở một sốcơ sở gia cầm giống của trung ương, đàn gà sinh sản ở một số công ty lớn như CPgroup Chăn nuôi tập trung theo hướng bán tự động hoá chiếm 6% Chăn nuôi tậptrung với trang thiết bị thô sơ chiếm 14 - 15% tổng đàn gia cầm.

2.2.2.2 Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm

Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (năm 2003) hệ thống giết mổ, chế biếngia cầm hết sức lạc hậu và thô sơ Hầu hết gia cầm được giết mổ thủ công, phân tánở mọi nơi: tại gia đình, các chợ, trên vỉa hè Từ năm 2005 đến nay, nhiều tỉnh đãquan tâm đến việc phát triển các hệ thống giết mổ gia cầm tập trung tự động, bán tựđộng chủ yếu là giết mổ ở các chợ có sự kiểm soát của thú y Nhưng do tập quántiêu dùng vẫn ưa chuộng thịt gia cầm tươi sống, mặt khác thịt gia cầm giết mổ ởnhững nơi giết mổ tập trung lại có giá cao hơn nơi giết mổ thô sơ Vì thế hệ thốnggiết mổ tập trung chưa phát triển dẫn đến tình trạng gà, vịt được bày bán giết mổkhắp mọi nơi không kiểm soát được Đây là mối lo ngại của người tiêu dùng vànguy cơ bùng tái dịch bệnh.

2.2.2.3 Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm

Do hình thức chăn nuôi nhỏ bé là chủ yếu và do nhận thức của người chănnuôi còn hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chưa đượccoi trọng và chưa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chưa tiêm phòng vắcxintriệt để, dịch bệnh xảy ra nhiều, tỷ lệ nuôi sống thấp, chi phí thuốc thú y chiếm tỷ lệcao, nhiều người chăn nuôi bị phá sản Vì vậy, nhiều người lo sợ chưa dám tổ chứcvà đầu tư mở rộng sản xuất Có thể nói dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm cho ngànhchăn nuôi kiệt quệ và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nhiều ngành khác Đâylà một trở ngại và khó khăn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm nói chung, chănnuôi gà ở nước ta nói riêng

2.2.2.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở việt nam

Việt Nam gia nhập WTO, các sản phẩm gia cầm đã phải cạnh tranh gay gắtvới sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài Hiện tại, trong các hệ thống siêu thị đềungập tràn các sản phẩm ngoại như thịt gà, thịt heo, thịt bò… Sản phẩm nhập khẩu từnước ngoài đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm của chúngta Chăn nuôi gia súc, gia cầm nước ta hiện vẫn còn qui mô nhỏ, phân tán mang tính

Trang 13

tận dụng chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi gia cầm trên 87%, chăn nuôi lợn trên 85% Giáthành các sản phẩm chăn nuôi cao Chính vì vậy chăn nuôi gia súc, gia cầm ViệtNam đang có hướng chuyển dịch mới theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa.

Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cưđã, đang được hình thành trên phạm vi cả nước và mang lại hiệu quả thiết thực chokhu vực nông thôn Việt Nam Đây cũng là một hướng đi tất yếu trong quá trìnhCNH - HĐH nông nghiệp nông thôn; tất yếu trong xu thế hội nhập và phát triển.

2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở Việt Nam

2.2.3.1 Chăn nuôi tập trung ở xã Thanh Bình - Hiệu quả từ mô hình tự phát

Trong số 308,4 ha đất nông nghiệp, xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) có

hơn 20 ha được chuyển đổi thành trang trại chăn nuôi xa khu dân cư Trong đó khu

vực chính là ở 2 thôn Đồng Cốc và Đồng Lương Toàn xã hiện có tất cả 70 trangtrại quy mô lớn, trong đó có 60 trang trại chăn nuôi cho các doanh nghiệp lớn Mộtbài toán khó về phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng bán sơn địa đã có lời giải.Những trang trại chăn nuôi lớn điển hình của xã như: Trang trại lợn của chị NguyễnThị Viện (khu Đồng Lương), trang trại lợn và gà của anh Nguyễn Văn Liên (khuĐìa Đầm - Thanh Lê) Riêng về nuôi gà, trang trại thiết kế lớn nhất có thể nuôiđược 7000 – 8000 con, trang trại nhỏ nuôi từ 3000 – 4000 con

Có thể thấy mô hình tự phát dồn điển đổi thửa lập trang trại của bà con xãThanh Bình đã mang lại kết quả rất khả quan Những diện tích đất nông nghiệp màtrước đây chỉ cho thu nhập vài triệu/năm thì nay đã cho thu nhập lên tới vài trămtriệu/năm Đời sống của bà con đã khởi sắc hơn, có gia đình còn mua được ô tô nhờlàm trang trại Bên cạnh đó, trung bình mỗi trang trại còn tạo việc làm cho 6 laođộng với mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng.

2.2.3.2 Tân Ước (Hà Nội) với mô hình chăn nuôi tập trung

Năm 2006 UBND xã Tân Ước (huyện Thanh Oai - Hà Nội) đã lập kế hoạchchuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dâncư Đây là điều kiện đảm bảo để kiểm soát tốt dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm

nhằm sản xuất thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường

Điển hình cho phong trào chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo hướng hànghóa ở Tân Ước là mô hình của ông Nguyễn Trọng Long (thôn Tri Lễ) Năm 2007,khi xã có chính sách dồn điền đổi thửa ông Long và 4 người bạn của mình đã gópvốn thành lập Công ty Cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long Công ty có diện

Trang 14

tích 2,1ha; trong đó diện tích chuồng trại chiếm 40% còn lại là bờ bao, cây xanh, ao

cá, nhà khách, nhà ở cho công nhân… Trang trại được xây dựng hiện đại hóa toàndiện ở tất cả các khâu, quy trình Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được xây ngầmgồm 4 hầm biogas với tổng diện tích là 1350m3 Đặc biệt, công tác vệ sinh phòngbệnh cho chuồng trại được chú ý hơn cả Mỗi công nhân trước khi vào làm việctrong khu chăn nuôi phải tắm rửa, khử trùng bằng ozon và cloruamin Vừa qua, hệ

thống chuồng trại của ông đã được cấp giấy chứng nhận phòng dịch thú y Hiện tại,đàn lợn của ông Long có 330 nái, 3300 lợn bột/lứa, cung cấp giống không chỉ chotrang trại của mình mà cả các địa phương khác như Mỹ Đức, Sơn Tây, Hưng Yên…Trang trại của ông Trần Văn Khoát (thôn Tri Lễ) gồm 3 ao: ao dự trữ nướccó diện tích 1800m², ao nuôi cá thương phẩm rộng 7000m² và ao xử lý nước lắngđọng rộng 600m² Sau khi được lọc sạch nước từ ao dự trữ sẽ được điều hòa vào aonuôi cá thương phẩm để đảm bảo thay nước sạch thường xuyên cho cá Sau đó,nước ở ao nuôi cá thương phẩm lại được đưa qua ao xử lý lắng đọng Tại đây có thảbèo để hút chất bẩn, khử nước Diện tích ao này có thể tận dụng nuôi được một sốloại cá như cá xanh, chạch đồng… Như vậy, toàn bộ quy trình trữ nước, thay nướcvà thải nước đều được xử lý vừa đảm bảo vệ sinh dịch bệnh cho cá, vừa đảm bảomôi trường Ông Khoát cho biết, nuôi cá theo mô hình thủy sản bền vững thì cá tăngtrọng nhanh ít bệnh, năng suất có thể đạt 12-14 tấn/ha Tuy mới đi vào hoạt độngđược hai năm nhưng ông Khoát cũng thu được 120 triệu đồng/năm từ trang trại.

UBND xã Tân Ước đã xây dựng kế hoạch chuyển hướng sang phát triểnchăn nuôi tập trung kết hợp thủy sản bền vững với diện tích chuyển đổi là 15ha.Ông Hưng cho biết, việc đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư có ý nghĩa vô cùng quantrọng bởi nếu chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán trong khu dân cư sẽ rất khó kiểm soát dịchbệnh cho đàn vật nuôi Hiện nay, mặc dù các hộ chăn nuôi có xây dựng hầm biogas

nhưng vẫn không đảm bảo vệ sinh môi trường Để thuận tiện cho việc triển khai dựán Hội Nông dân xã đã tổ chức 2 buổi tập huấn về chăn nuôi bền vững tới người

dân Đồng thời kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi thực hiệncác buổi trao đổi, phổ biến kỹ năng chăn nuôi Thông qua đó người dân không chỉ

có cơ hội được tiếp xúc với các nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giá rẻ mà cònđược học hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trang 15

2.2.3.3 Thống Nhất - Đồng Nai phát triển mạnh chăn nuôitheo hướng tập trung

Thống Nhất là một huyện có ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhất tỉnhĐồng Nai Toàn huyện hiện có gần 400 trang trại chăn nuôi Với tổng đàn gia súc,gia cầm trên 2 triệu con Đầu năm 2008, để khắc phục tình trạng chăn nuôi trongkhu dân cư gây ô nhiễm môi trường và gặp khó khăn trong công tác phòng bệnh,

huyện Thống Nhất đã được UBND tỉnh đồng ý cho quy hoạch khu khuyến khíchchăn nuôi tập trung xa khu dân cư Tính đến nay khu chăn nuôi này đã thu hút

được 128 hộ vào chăn nuôi.

Bà Phạm Thị Thùy Linh ngụ tại xã Gia Kiệm, có một trại heo rộng 2 hécta,nuôi hơn 1000 con trong khu chăn nuôi tập trung Bà cho biết, thực hiện chủ trươngcủa huyện và xã, gia đình bà đã chủ động mua đất xây dựng trang trại và di dời trạichăn nuôi trong khu dân cư ra khu chăn nuôi tập trung được gần 2 năm nay Bà nói:

"Từ khi chuyển sang khu chăn nuôi tập trung tôi đã phát triển đàn heo nhiều hơn;dịch bệnh ít nên chúng tôi rất yên tâm".

Gia Kiệm và Gia Tân là 2 xã có số lượng trang trại nhiều nhất huyện đồng thờicũng lại là 2 địa phương thực hiện khá tốt việc vận động các hộ chăn nuôi vào khuquy hoạch Cả 2 xã này hiện đã có hơn 50 trang trại chăn nuôi nằm trong khu quyhoạch, chiếm gần một nửa so với cả huyện Ông Bùi Đình Bưởi - Trưởng phòng

NN-PTNT nói: "Việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung có rất nhiều thuận lợi.Thứ nhất, người chăn nuôi có điều kiện để tổ chức lại sản xuất, xây dựng lạichuồng trại, đảm bảo yếu tố kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giáthành sản phẩm Thứ hai, không phải lo vấn đề khiếu nại, mất vệ sinh môi trườngtrong cộng đồng dân cư"

Các mô hình chăn nuôi trên ngoài mang lại thu nhập không nhỏ cho người dâncòn góp phần giải quyết việc làm, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các nguồnlực Sự thành công đó chính là do người dân đã chủ động chuyển đổi vùng đấthoang hoặc kém hiệu quả thành các trang trại chăn nuôi lớn, đồng thời có sự liênkết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho họ.Bên cạnh đó, việc quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi tập trung có hệ thống xử lýchất thải hợp lý cũng góp phần làm cho hiệu quả mô hình chăn nuôi xa khu dân cưngày một tốt hơn Trên thực tế việc quy hoạch và liên kết này ở Uy Nỗ - Đông Anh

Trang 16

còn chưa thực sự rõ ràng Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chăn nuôitại địa bàn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên3.1.1.1 Vị trí địa lý

Uy Nỗ là một xã của huyện Đông Anh, thuộc đồng bằng Bắc Bộ.- Phía Bắc giáp xã Xuân Nộn và thị trấn Đông Anh.

- Phía Nam giáp xã Cổ Loa

- Phía Tây giáp xã Vĩnh Ngọc, xã Tiên Dương và thị trấn Đông Anh.- Phía Đông giáp xã Việt Hùng.

Toàn xã có tổng cộng 14 thôn trong đó có 13 thôn nông nghiệp: Kính Nỗ, ẤpTó, Đản Mỗ, Đản Dị, Phan Xá, Phúc Lộc, Nghĩa Lại, Đài Bi, Xóm Ngoài, XómTrong, Xóm Hậu, xóm Bãi, Xóm Thượng Và một thôn phi nông nghiệp đó là XómChợ.

Uy Nỗ nằm ở trung tâm huyện Đông Anh, là đầu mối giao thông quan trọngcủa huyện, có tuyến đường liên tỉnh và nhiều tuyến đường liên xã chạy qua Đây làđiều kiện rất thuận lợi cho xã phát triển kinh tế và giao lưu thương mại cũng nhưvăn hoá với các địa phương khác.

Nhìn chung, địa hình của xã Uy Nỗ tương đối ổn định, thuận lợi cho pháttriển kinh tế của xã

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Trang 17

Uy Nỗ là một xã thuộc huyện Đông Anh mang đặc điểm khí hậu chung củaHà Nội đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khíhậu ẩm ướt, mưa nhiều Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầukhô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt Giữa hai mùa là thời kỳ chuyểntiếp tạo cho Uy Nỗ cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Uy Nỗ là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng 6và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,50C Haitháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C

Độ ẩm trung bình là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các thángtrong năm, thường dao động trong khoảng 80 - 87%

Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình hàngnăm 1600 - 1800 mm Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 85%lượng mưa toàn năm Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình 300 -350 mm Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn,ẩm ướt Vào mùa đông, xã còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc.

Nhìn chung, thời tiết Uy Nỗ thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi, không quá khắc nghiệt phù hợp cho chăn nuôi phát triển,nhiệt độ trung bình là 250C và độ ẩm trong năm thường dao động trong khoảng 80 –87% Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu nên thời tiết có biến đổibất thường, gây khó khăn cho chăn nuôi nhưng ảnh hưởng không lớn.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp,không có đất thì không có quá trình sản xuất nông nghiệp Đất đai vừa là đối tượngsản xuất vừa là tư liệu sản xuất, nó là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội Sử dụngđất đai một cách hiệu quả và hợp lý sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập và ổnđịnh kinh tế- xã hội Tình hình đất đai của xã được thể hiện qua bảng dưới đây.

Trang 18

Bảng 3.1: Sử dụng đất đai của xã Uy Nỗ trong 3 năm (2007-2009)

Nguồn: Phòng Địa Chính xã Uy Nỗ

Trang 19

Uy Nỗ là một xã nông nghiệp có tổng diện tích đất tự nhiên là: 758,33 ha.Trong 3 năm qua tình hình đất đai của toàn xã có sự biến động

Với diện tích đất tự nhiên là cố định trong khi dân số ngày một tăng đã làmcho diện tích đất nông nghiệp trên một khẩu nông nghiệp và lao động nông nghiệpgiảm qua các năm Do vậy xã cần thâm canh tăng vụ, tăng năng suất nhằm nâng caohiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôitheo xu hướng trồng và nuôi những cây con có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đất là cần thiết

Tổng diện tích đất nông ngiệp năm 2007 là 394,42 ha, năm 2008 giảm xuống384,68 ha, tức là giảm 2,47% Năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp lại tăng lêntới 386,43 ha, tăng 0,45% so với năm 2008 Như vậy bình quân đất nông nghiệpqua 3 năm giảm 1,02%, do có sự chuyển đổi diện tích đất từ đất trồng lúa kém hiệuquả và đất chưa sử dụng sang thành đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và mộtphần chuyển sang đất trồng cây lâu năm Cụ thể:

Diện tích đất cây hàng năm năm 2007 là 340,98 ha, năm 2008 giảm xuống323,28 ha, năm 2009 giảm xuống 313,40 ha, bình quân 3 năm giảm 4,13%.

Về diện tích đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản nhìn chung qua 3 nămtăng lên Năm 2007 diện tích đất chăn nuôi là 44,01 ha chiếm 11,16% trên tổng diệntích đất nông nghiệp, năm 2008 tăng lên 48,55 ha, năm 2009 tăng lên 55,85 ha Nhưvậy bình quân qua 3 năm đất chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 12,65%.Riêng đối với chăn nuôi gia cầm, năm 2007 là năm phục hồi sau đại dịch H5N1 đãbùng phát trong năm 2004, vì vậy cuối năm 2007 trở đi tình hình chăn nuôi gia cầmphát triển mạnh và đặc biệt tăng nhanh hơn trong năm 2009 làm cho diện tích chănnuôi gà của xã cũng tăng lên.

Ngoài ra, về diện tích đất phi nông nghiệp thì chủ yếu là tăng diện tích đất ởdo có sự chuyển đổi một phần từ đất nông nghiệp và từ đất chưa sử dụng chuyểnsang.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Nhìn chung, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của xã tương đối ổn định và kiêncố, do được sự quan tâm và nhận thức từ chính các cán bộ xã, người dân trong xã vềvai trò và tầm quan trọng của nó Toàn bộ đường giao thông liên thôn, liên xã đãđược bê tông hóa 100% phục vụ tốt nhu cầu đi lại cho người dân và các phương tiện

Trang 20

chuyên chở Đối với hệ thống thủy lợi, xã đã xây dựng được một hệ thống cung cấpnước đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nước sạch cho sinh hoạt của ngườidân Toàn xã có 125.200 km kênh mương chính được bê tông hóa 80% và thườngxuyên được nạo vét, nâng cấp, sửa chữa và tu sửa hệ thống máy bơm.

3.1.2.3 Tình hình dân số, lao động

Bảng 3.2 Dân số, lao động của xã năm 2007 - 2009

Nguồn: Phòng thống kê xã Uy Nỗ

Qua bảng 3.2 tình hình dân số và lao động của xã 3 năm gần đây chúng tacũng thấy được sự khác nhau rõ rệt Nếu trước đây tỷ lệ hộ thuần nông chiếm đa số,số hộ kiêm và buôn bán dịch vụ nhỏ thì hiện nay tỷ lệ đó có xu hướng thay đổi theochiều giảm dần các hộ thuần nông và tăng các hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ, mỗigia đình trung bình có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.Lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có xu hướng tăng, tỷ lệ lao động trongnông nghiệp giảm dần Tốc độ tăng dân số, sự biến động về cơ cấu, lao động của xãđang theo một xu hướng tích cực do ý thức của người dân ngày càng cao.

3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã Uy Nỗluôn có sự phát triển rõ rệt trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực.

Trang 21

Bảng 3.3 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009

BQ (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

1 Nông nghiệp 35849,24 61,55 41764,87 65,6 50746,1 63,97 118,98a Trồng trọt 13630,2 38,02 15106,9 36,2 18457,3 36,37 116,37b Chăn nuôi 22219,04 61,98 26657,97 63,8 32288,8 63,63 120,55Chăn nuôi gia cầm 11432,7

Chăn nuôi lợn 10548,2 47,47 11568,1 43,4 13256,7 41,06 112,11

Chăn nuôi thủy sản 210,1 0,95 888,2 3,3 912,1 2,82 208,362 Dịch vụ thương

Nguồn: Phòng thống kê xã Uy Nỗ

Qua bảng trên ta thấy nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí quan trọng đối vớinền kinh tế xã Uy Nỗ Tỷ trọng giá trị của ngành nông nghiệp đóng góp vào nềnkinh tế xã trong 3 năm qua luôn ở mức lớn hơn 60% Cụ thể năm 2007 tổng giá trịngành nông nghiệp là 35849,24 tr.đ chiếm 61,55%, năm 2008 tăng lên 41764,87tr.đ, năm 2009 tăng lên 50746,1 tr.đ, bình quân 3 năm tăng lên 18,98%.

Trang 22

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi cũng chiếm một vị trí quantrọng có đóng góp đáng kể Chăn nuôi gia cầm là chủ yếu còn lại là chăn nuôi giasúc: lợn, trâu bò,… và thuỷ sản Chăn nuôi gia cầm có giá trị dao động từ 11432,74tr.đ đến 18069 tr.đ, chiếm khoảng từ 51,45 % 55,96% trong cơ cấu giá trị ngànhchăn nuôi Bình quân qua 3 năm tăng lên 25,72%.

Mặc dù đất nông nghiệp giảm nhưng tổng giá trị của nông nghiệp ngày càngtăng là do người dân đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, đồng thờithâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sản xuất Người dân cũng đã dần chuyển đổinhững vùng đất sử dụng kém hiệu quả sang mục đích khác như chuyển vùng đấttrồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi gà xa khu dân cư với quy mô lớn vừa manglại hiệu quả cao về kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Chuyển từ những vùng đất nôngnghiệp kém hiệu quả sang xây dựng các khu thương mại và có kết quả rất khả quan,đồng thời theo xu hướng phát triển chung của Việt Nam hiện nay là tập trung pháttriển công nghiệp và thương mại Vì vậy năm 2007 dịch vụ thương mại của xã đónggóp 22.393 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 28.580 triệu đồng, bình quân 3 năm tăng12,97%.

3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đối vớichăn nuôi gà trên địa bàn xã Uy Nỗ

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của xã

Uy Nỗ ta thấy xã Uy Nỗ có một số thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi gà:

3.1.3.1 Thuận lợi

Xã Uy Nỗ là một xã thuộc thị trấn Đông Anh có vị trí địa lí rất thuận lợi chogiao lưu buôn bán, góp phần thúc đẩy các đầu mối tiêu thụ các sản phẩm từ chănnuôi gà: thịt gà, trứng gà… Có hệ thống đường giao thông thuận lợi, hầu hết đãđược bê tông hoá Vì vậy giúp cho quá trình giao lưu, vận chuyển được diễn ra antoàn và hiệu quả.

Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh mương thuờng xuyênđược nạo vét, bê tông hoá giúp cho quá trình cấp thoát nước diễn ra thuận lợi.

Quỹ đất dành cho chăn nuôi không nhỏ và có xu hướng tăng dần: năm 2007là 44,01 ha; năm 2009 là 55,85 ha Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ trong việcthiết kế chuồng trại, hệ thống xử lí chất thải hợp lý trong chăn nuôi, tạo điều kiệncho chăn nuôi phát triển đặc biệt là khu vực chăn nuôi ngoài khu dân cư

Trang 23

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 250C thuận lợi chophát triển chăn nuôi.

Nền kinh tế - xã hội của xã đang trên đà phát triển, đầu tư cho chăn nuôicũng tăng lên, UBND xã Uy Nỗ luôn có những khuyến khích hỗ trợ người dântrong chăn nuôi, mặt khác chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại thu nhập cao chongười dân vì vậy tạo động lực cho người dân có hướng phát triển chăn nuôi hợp lý.

3.1.3.2 Khó khăn

Mặc dù quỹ đất có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng sang chăn nuôilàm trang trại không nhỏ: đất trồng lúa kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, và một sốdiện tích đất khác Tuy nhiên, việc chuyển đổi và quy hoạch cần nhiều điều kiện vàcần phải có thời gian khiến cho vấn đề quy hoạch đất đai đưa chăn nuôi xa khu dâncư không dễ dàng thực hiện được đúng như yêu cầu mà đề án đặt ra.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh có 13 thôn nông nghiệp và 1 thôn phi nôngnghiêp Chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ có chăn nuôi gà xa khu dân cưvà điều tra đại diện 10 hộ có chăn nuôi gà trong khu dân cư tại 5 thôn đó là Ấp Tó,Đản Dị, Đản Mỗ, Kính Nỗ, Xóm Ngoài Đây là những thôn mang đặc trưng, đại diệncho những vùng chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng của xã Uy Nỗ

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

 Các số liệu về tình hình đàn gia cầm, tình hình đưa chăn nuôi gia cầmtách khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh được thu thập ở phòng kinh tế huyệnĐông Anh.

 Các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, tình hình về đàngia cầm, quá trình đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của xã được thu thậptại ban thống kê, HTX, hội nông dân của xã Uy Nỗ

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

* Điều tra bảng hỏi hộ nuôi gà

Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trựctiếp hộ nông dân bằng bảng hỏi với những nội dung như:

Trang 24

- Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệmtrong chăn nuôi gà, tuổi chủ hộ, giới tính

- Đầu vào bao gồm: đất đai, con giống, lao động, thức ăn, thuốc thú y - Đầu ra bao gồm: Sản lượng thịt gà, trứng gà.

- Những thuận lợi khó khăn, những mong muốn, đề xuất trong chăn nuôigà và tách chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ chăn nuôi gà ở xã Uy nỗ - ĐôngAnh – Hà Nôi

* Nghiên cứu điển hình: Trong những hộ nuôi gà trong khu dân cư chúng tôitiến hành thu thập thông tin 10 hộ ở các quy mô chăn nuôi với nội dung xoay quanhvấn đề phương thức, kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đàn gà theophương thức cổ truyền Đặc biệt thu thập một số thông tin về nhu cầu và lý dochưa chuyển chăn nuôi ra xa khu dân cư.

3.2.3 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê so sánh: Trong đề tài chúng tôi tiến hành so sánh hai

nhóm hộ nuôi gà trong và ngoài khu dân cư về vốn, lao động, cơ sở vật chất xâydựng để nuôi gà, hiệu quả chăn nuôi gà, nhận thức về mô hình nuôi gà xa khu dâncư… Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình và quá trình pháttriển nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu

Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất.

Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính +sản phẩm phụ) thu được trong năm.

GO = ∑ Qi * PiTrong đó :

GO: giá trị sản xuất

Qi : Khối lượng sản phẩm thứ iPi : Đơn giá sản phẩm thứ i

GV là phần giá trị sản phẩm nông nghiệp đem bán hoặc trao đổi trên thị trường GV = ∑ Xi*Pi

Trong đó: Xi là khối lượng sản phẩm thứ iPi là đơn giá sản phẩm thứ i

Trang 25

IC: chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấuhao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

VA là giá trị gia tăng - là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm saukhi trừ đi chi phí trung gian.

A là khấu hao tài sản cố định

- Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa là tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa/ ∑giá trị sản xuất.

- Chỉ tiêu hiệu quả.

+ GO/IC : Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí Chỉ tiêu này cho biếthiệu quả sử dụng chi phí trong chăn nuôi gà

+ VA/IC : Là giá tri gia tăng thô tính trên một đồng chi phíLợi ích mà họ nhận được từ khi xuất hiện mô hình.

Tỷ trọng của ngành chăn nuôi gà trong những năm gần đâyTốc độ tăng trưởng và phát triển chăn nuôi gà.

Hệ thống các chỉ tiêu về năng lực sản xuất

Tốc độ phát triển của các trang trại tách khỏi khu dân cưDiện tích trang trại quy mô chăn nuôi

Tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua các nămSố lao động, lao động bình quân…

Số lượng vật tư, cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi gia cầm.

Hệ thống chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và mức tiếp nhận việc đưachăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư :

Số gia cầm bình quân hộTỷ lệ chết của gia cầm

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một hộSố thửa bình quân trên hộ

Trang 26

Yêu cầu vốn

Các chỉ tiêu phản ánh môi trường sông của hộ dân cư

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Thực trạng chăn nuôi gà huyện Đông Anh – Hà Nội

4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà của huyện Đông Anh

Đông Anh là một trong những huyện mang đặc điểm kinh tế - xã hội điểnhình cho nông thôn ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng trong việc cung cấplương thực, thực phẩm không những cho cư dân trong vùng mà còn tạo điều kiệnđảm bảo ổn định và phát triển kinh tế xã hội của các vùng lân cận Trong nămhuyện ngoại thành Hà Nội thì Đông Anh là huyện có số gia cầm lớn nhất chiếm45% tổng gia cầm của toàn thành phố Gia cầm được nuôi ở hầu hết các xã tronghuyện, các xã có số lượng gia cầm lớn như là: Uy Nỗ, Thụy Lâm, Đại Mạch, ViệtHùng… Trong huyện có công ty Phúc Thịnh chủ yếu chăn nuôi gà bố mẹ cung cấpcon giống thương phẩm rất lớn cho toàn thành phố và các tỉnh bạn.

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã gánh nạn đại dịch H5N1, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đàn gia cầm của huyện Trong đó đàn gà chịuảnh hưởng lớn nhất làm cho số lượng đàn gà từ 1,52 triệu con năm 2005 xuống còn1,26 triệu con năm 2007, bình quân trong 3 năm giảm 8,66% Tuy nhiên với sự nỗlực của cơ quan chính quyền các cấp và cư dân huyện đã đẩy lùi được nạn dịch vàtổng đàn gia cầm có sự tăng trưởng trở lại rõ rệt qua các năm trong bảng sau :

Trang 28

Bảng 4.1 Cơ cấu đàn gia cầm huyện Đông Anh

(%)Số lượngCC

Trang 29

4.1.2 Thực trạng đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư của Đông Anh

Cục chăn nuôi đã phát động chương trình chuyển đổi dần phương thức chăn

nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với công nghiệp hóa,hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinhhọc, nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm đối với chăn nuôinông hộ Hưởng ứng chương trình hành động nêu trên, chăn nuôi của Đông Anh đãvà đang có xu hướng tăng số hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư.

Trang 30

Bảng 4.2 Kết quả đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh

Diễn giải

Năm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Tổng số hộ 9820 100 8650 100 8710 100 8767 100 9522 100 99,23

I Số hộ CNGC trong KDC 9772 99,51 8589 99,29 8628 99,06 8589 97,97 8650 90,84 97Dưới 500 con 2404 24,6 1827 21,27 1736 20,12 1604 18,68 2121 24,52 96,92Từ 500 – 1000 5557 56,87 4830 56,23 4946 57,32 4145 48,26 4879 56,4 96,8Trên 1000 con 1811 18,53 1932 22,49 1946 22,55 2840 33,07 1650 19,08 97,7

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh

Trang 31

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy số hộ chăn nuôi gia cầm có xu hướnggiảm qua ba năm 2005, 2006, 2007, nguyên nhân do tình hình dịch bệnh làm chomột số hộ đang chăn nuôi gia cầm ngừng chăn nuôi hoặc chuyển sang ngành nghềkhác Sau đại dịch số hộ chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư của huyện có xuhướng tăng (năm 2007 tăng 34 hộ), đây là tín hiệu tốt tạo điều kiện cho sự phát triểncủa ngành chăn nuôi nói riêng và kinh tế nói chung

Trong thời gian qua mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn Đông Anh pháttriển khá nhanh Sau khi dịch cúm gia cầm được đẩy lùi, người dân có thể chăn nuôitrở lại Đặc biệt, số hộ chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, nằm trong quy hoạch trên

địa bàn huyện đều có xu hướng tăng Số hộ chăn nuôi xa khu dân cư tăng mạnh vào

năm 2008 và năm 2009, năm 2009 số hộ chăn nuôi gia cầm xa khu dân cư nằmngoài khu quy hoạch là 803 hộ, bình quân trong 5 năm tăng 102,24%.

Việc chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư là một chủ trương đúng, hợplòng dân và là biện pháp hữu hiệu để cải thiện môi trường cho vùng ngoại thành HàNội, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân Từđó tạo cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng CNH - HĐH khép kín từ sản xuất tớichế biến thực hiện quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm

4.2 Thực trạng chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ

4.2.1 Thực trạng chung về chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ 4.2.1.1 Kết quả chăn nuôi gà của xã

Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội chúng tôinhận thấy hiện nay phương thức chăn nuôi của các hộ chủ yếu là chăn nuôi côngnghiệp và bán công nghiệp với quy mô lớn cả về diện tích và đầu con So với cácgia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng thì thời gian chăn nuôi gà ngắn hơn, quay vòngvốn nhanh, hơn nữa thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi gà là rất lớn Sauđợt đại dịch H5N1 bùng nổ năm 2004, từ cuối năm 2007, chăn nuôi gà đã được khôiphục và phát triển mạnh mẽ.

Uy Nỗ là một xã sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn, trong đó chăn nuôicó đóng góp một phần không nhỏ Chăn nuôi gà trên địa bàn xã đã có từ rất lâu đờivà ngày càng phát triển Hiện nay, so với các loại gia cầm khác thì tại xã Uy Nỗchăn nuôi gà là chủ yếu.

Trang 32

Bảng 4.3 Cơ cấu đàn gia cầm của xã Uy Nỗ năm 2007 - 2009

Diễn giải

( con)

SL( con)

SL( con)

1 Gà 40574 52,67 50458 58,2 63483 87,61 125,08Gà thịt 20011 49,32 20808 41,24 27214 42,87 116,62Gà đẻ 20563 50,68 29650 58,76 36269 57,13 132,81

Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy ở xã Uy Nỗ sau khi đàn gia cầm được khôiphục và phát triển mạnh thì trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 đàn gà có sựphát triển nhanh về số lượng đầu con và phát triển mạnh nhất so với các loại giacầm khác Năm 2007 tổng đàn gà là 40574 con chiếm 52,67% trong tổng đàn giacầm của xã, năm 2008 tăng lên đến 50458 con chiếm 58,20%, năm 2009 lại tăng lênđến 63483 con, chiếm 87,61%, bình quân 3 năm tăng 25,08% Đàn gà chiếm phầnlớn trong tổng đàn gia cầm của xã và ngày càng phát triển mạnh về đầu con qua cácnăm, trong khi vịt, ngan, ngỗng lại dần dần bị suy giảm do kém ưu thế hơn chănnuôi gà.

Trên địa bàn xã Uy Nỗ, gà đẻ có xu hướng phát triển hơn gà thịt vì một số lído: Chăn nuôi gà trứng có thời gian khai thác trên đàn gà kéo dài, ổn định thu nhập/ngày, hàng tháng cho hộ chăn nuôi, đồng thời nếu trong trường hợp trứng gà chưa

Trang 33

thể bán được ngay hộ có thể an tâm bảo quản không giống như gà thịt nếu gà đếntuổi chưa bán được thì thời gian nuôi thêm vừa tốn thức ăn, chi phí mà hiệu quả thuđược lại không cao

Từ những thực trạng trên nhận thấy chăn nuôi gà ở Uy Nỗ trong những nămqua đã đạt được những kết quả đáng chú ý Đại dịch H5N1 xảy ra ảnh hưởng rất lớnđến đàn gia cầm nhưng với nỗ lực của địa phương trong công tác thú y và với sựtham gia hợp tác nhiệt tình của người chăn nuôi, đại dịch H5N1 đã được dập tắt vàđẩy lùi Chăn nuôi gà xã Uy Nỗ đã có sự hồi phục và phát triển mạnh và chiếm vị tríquan trọng nhất trong chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gà tăng từ 40574 con năm 2007và tăng liên tục đến năm 2009 tăng lên đến 63483 con Đồng thời, giá trị của chănnuôi gà xã Uy Nỗ qua các năm ngày càng tăng và chiếm vị trí cao nhất trong chănnuôi gia cầm chung của toàn xã

Bảng 4.4 Giá trị ngành chăn nuôi gia cầm xã Uy Nỗ năm 2007 – 2009

Diễn giải

Năm 2007Năm 2008Năm 2009BQ (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

GT (tr.đ)

CC (%)

Tổng 11432,74 100 14168,67 100 18068,97 100 125,721 Gà 9265,74 81,05 11688,67 82,50 15862,07 87,79 130,84* Gà đẻ 8075,09 87,15 10273,73 87,89 14242,84 89,79 132,81* Gà thịt 1190,65 12,85 1414,94 12,11 1619,23 10,21 116,622 Gia cầm

khác 2167 18,95 2480 17,50 2206,90 12,21 100,92

Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ

Tổng giá trị trong chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ từ năm 2007 đến năm 2009 cósự tăng lên và chiếm vị trí quan trọng nhất trong chăn nuôi gia cầm xã Uy Nỗ, năm2007 tổng giá trị chăn nuôi gà là 9265,74 tr.đ chiếm 81,05% tổng giá trị ngành chănnuôi gia cầm của xã, đến năm 2009 là 15862,07 tr.đ, chiếm 87,79%; bình quân 3năm giá trị trong chăn nuôi gà tăng lên 30,84%

4.2.1.2 Tình hình chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư của xã Uy Nỗ

Sau khi dịch cúm gia cầm được đẩy lùi, nhu cầu của thị trường về thịt giacầm, đặc biệt là thịt gà lớn Mặt khác, do tác động của đề án chuyển chăn nuôi rakhỏi khu dân cư của huyện Đông Anh, trên địa bàn xã Uy Nỗ đã xuất hiện ngàycàng nhiều mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà ta tách khỏi khu dân cư

Trang 34

Tính đến cuối năm 2007 tổng số hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư là 38 hộ,năm 2008 tăng lên 42 hộ (10,53%), năm 2009 con số này đã lên tới 45 hộ Bìnhquân cả 3 năm số hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư tăng 8,82% Con số trên cho thấysự tăng lên của mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư đồng thời cho thấy người dânđịa phương đã dần ý thức được lợi ích cũng như trách nhiệm với môi trường vàquan trọng hơn là hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình khá rõ ràng.

Trang 35

Bảng 4.5 Quy mô của các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư xã Uy Nỗ

Diễn giải

SL (hộ)

SL (hộ)

SL (hộ)

Bìnhquân

Trang 36

Số hộ chuyển chăn nuôi gà ra xa khu dân cư tăng kéo theo quy mô chăn nuôicủa các hộ tăng qua các năm Cuối năm 2007 số hộ chăn nuôi gà có quy mô từ 500đến 1000 con là 23 hộ, số hộ có quy mô trên 1000 con là 13 hộ, cuối năm 2009 quymô 500 – 1000 con không thay đổi nhưng số hộ chăn nuôi quy mô trên 1000 contăng lên 17 hộ Bình quân qua 3 năm số hộ có quy mô trên 1000 con tăng 14,35%.Điển hình có những hộ có quy mô chăn nuôi trên 3000 con gà lấy trứng ( hộ chịBiên Thơ - thôn Đản Dị), trang trại (ông Nguyễn Văn Đinh) có quy mô chăn nuôitrên 4000 con gà thịt Hộ có quy mô chăn nuôi từ 500 con trở xuống chủ yếu là hộmới tham gia vào mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư, chăn nuôi gà thả vườn, quymô ban đầu nhỏ

Tuy nhiên trên địa bàn xã hiện vẫn chưa có quy hoạch cụ thể cho từng khuvực chăn nuôi Các hộ tách ra phần lớn là tự phát Các hộ gia đình, cá nhân đấuthầu, thuê mướn đất đai, tập trung trao đổi ruộng đất, tận dụng đất hoang hóa khócanh tác để xây dựng trang trại chăn nuôi Do vậy, vấn đề quản lý gặp khó khăn.Hơn nữa, khi chưa có quy hoạch cụ thể các hộ chăn nuôi thường ở thế bị động vềthị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm Sự gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoặcgiúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do xã chưa xây dựng được các vùng sảnxuất tập trung có quy mô lớn Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún,chưa có quy hoạch ngành và vùng sản xuất chuyên canh tập trung, gây khó khăncho việc xây dựng các trang trại tập trung, quy mô lớn với nhiều hộ tham gia.

Vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo cấp trên nói chung và của xã nói riêng cầnsớm có quy hoạch khu chăn nuôi xa khu dân cư và có sự quản lý chặt chẽ.

4.2.1.3 Tình hình môi trường của xã Uy Nỗ

Hiện nay, chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển cả về quy mô diện tích vàquy mô đầu con Đến cuối năm 2009 đàn gà của toàn xã đã lên tới 63483 con.Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tổng thu từ gà của toàn xã Uy Nỗ là

15862,07 tr.đ Hơn nữa hiện nay, nhu cầu về thịt và trứng gà ngày càng lớn khiến

chăn nuôi gà trên địa bàn xã ngày càng phát triển Tuy nhiên, đồng nghĩa với việcchăn nuôi gà phát triển là việc ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nguy hiểmhơn

Trang 37

Bảng 4.6 Chất thải từ chăn nuôi gà trong khu dân cư của xã Uy Nỗ

Diễn giảiĐVTMức chăn nuôi trong KDC (con)500500 - 1000>1000

1 Lượng chất thải Kg/ ngày 37,5 37,58 - 75 > 752 Lượng khí thải sinh ra mg/ m3 không khí

* NH3 mg/ m3 không khí >0,026* H2S mg/ m3 không khí >0,0153.Tiêu chuẩn vệ sinh khí thải mg/ m3 không khí

* H2S mg/ m3 không khí 0,015

4 Số hộ có hệ thống xử lí chất thải Hộ 0 0 05 Số hộ có sử dụng chế phẩm sinh

Nguồn: Phòng môi trường huyện Đông Anh

Theo bảng trên, ta thấy với quy mô chăn nuôi càng lớn thì lượng khí thải thảira môi trường sẽ càng lớn, vượt qua mức tiêu chuẩn vệ sinh khí thải của viện vệsinh môi trường thành phố Hà Nội đã quy định Đó là tính trong khu vực chuồngnuôi và lân cận chuồng nuôi, cách chuồng nuôi khoảng 50 – 100m Như vậy, nếunhư đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư và thiết kế 1 hệ thống chuồng nuôi có hệ thốngxử lí chất thải hợp lý, đúng kỹ thuật thì sẽ góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môitrường do chăn nuôi gây ra Hơn nữa, khi chuyển ra khu vực ngoài khu dân cư vớidiện tích chăn nuôi lớn, không gian thoáng mát, hệ thống chuồng nuôi hợp lý, sẽgiảm được vấn đề về dịch bệnh cho chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2.2 Chính sách đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư thực hiện tại xã

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầutư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội Vớinhững nội dung chủ yếu như sau:

 Về đất đai

 Các hộ có đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung được xây dựngchuồng trại chăn nuôi; các hộ có đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trungnhưng không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng cho các hộ có nhu cầuchăn nuôi thời hạn tối thiểu là 15 năm.

 Các tổ chức chủ động chuyển đổi ruộng đất hoặc thuê đất nằm trongvùng chăn nuôi để xây xựng chuồng trại chăn nuôi tối thiểu 15 năm.

Trang 38

 Được giảm 50% tiền thuê đất phải nộp ngân sách Nhà nước trong 5 nămđầu kể từ ngày ký hợp đồng.

 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

 Ngân sách Nhà nước đầu tư quy hoạch và xây dựng dự án

 Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoàihàng rào bao gồm đường giao thông cấp V đồng bằng, đường điện, hệ thống cấpthoát nước và xử lý môi trường chung cho cả khu chăn nuôi theo dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

 Về hỗ trợ lãi suất vốn vay

 Được vay vốn của các tổ chức tín dụng và hỗ trợ 100% chênh lệch lãi suấttiền vay so với lãi suất của ngân hàng chính sách xã hội trong 3 năm đầu kể từ ngàycó hợp đồng có vay vốn để phục vụ phát triển chăn nuôi

 Được ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất từ quỹ khuyến nông Hà Nội Về khoa học công nghệ

 Được hưởng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp thông tinkhuyến nông, thị trường từ chương trình khuyến nông của trung ương và Hà Nội

 Được cung cấp thông tin mới về tình hình phát triển khoa học công nghệtrong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

 Được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi thúy

 Được hỗ trợ về phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quyđịnh của thành phố.

 Ngoài các cơ chế chính sách cụ thể nêu trong quy định này, việc hỗ trợphát triển khu chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo cácchính sách hiện hành của Nhà nước.

 Về nguồn vốn hỗ trợ đầu tư:

 Vốn hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.

 Các huyện, thị xã tự cân đối được ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ đầutư, nếu các huyện, thị xã không cân đối được ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ đầutư theo quy định của quyết định này ngân sách thành phố sẽ cấp bù trên cơ sở quyếttoán hàng năm

Trang 39

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ chỉ mới tậptrung theo phạm vi hộ “mạnh ai người ấy làm’’.

Uy Nỗ đã có chủ trương phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư năm2005 Song trên thực tế để đáp ứng được các yêu cầu UBND thành phố Hà Nội đưara thì Uy Nỗ chưa thực hiện được Tuy nhiên, các hộ vẫn nhận được sự hỗ trợ củaxã về vốn, thú y và khoa học kỹ thuật.

4.2.3 Thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở các nhóm hộ điều tra 4.2.3.1 Tình hình chung về các nhóm hộ điều tra

Bảng 4.7 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra

Diễn giảiTrong khu dân cưNgoài dân cư

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

Tổng số hộ102530751 Chủ hộ

4 Tuổi BQ của chủ hộ

5 Trình độ học vấn BQ của hộ6 Số năm kinh nghiệm chăn nuôi7 BQ LĐ gia đình/ hộ

8 BQ LĐ qua đào tạo/hộ

Nguồn: Tổng hợp qua điều tra phỏng vấn

Chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng quyết định đến phương hướng và kếtquả sản xuất kinh doanh Các yếu tố quyết định đến năng lực và trình độ quản lýcủa chủ hộ đó là: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trong chănnuôi của chủ hộ, ngoài ra loại hộ cũng có ảnh hưởng tới quyết định sản xuất kinhdoanh Qua điều tra cho thấy chủ hộ phần lớn là nam (70% đối với hộ nuôi gà trongkhu dân cư, 83,33% đối với hộ nuôi gà xa khu dân cư)

Trang 40

Tuổi trung bình của các hộ điều tra tương đối cao 45,43 (tuổi), tuổi chủ hộ cao làtrở ngại lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi Khi tuổi cao, sự năngđộng và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất.

Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là ngành sản xuất gặp nhiềurủi ro, người nông dân lại là những đối tượng sợ rủi ro Nếu chủ động về vốn hộ sẽmạnh dạn đầu tư hơn khi phải vay vốn

Trình độ của chủ hộ chủ yếu là lao động phổ thông (9,57), số lao động quađào tạo thấp Tuy nhiên, được chính quyền địa phương quan tâm, mỗi năm tổ chức3 - 4 lớp tập huấn, tạo điều kiện cho các hộ tiếp thu những kỹ thuật cơ bản trongnuôi gà

4.2.3.2 Thực trạng chăn nuôi của các nhóm hộ

4.2.3.2.1 Quy mô chăn nuôi

Qua khảo sát thực tế tại địa phương và điều tra các hộ nuôi gà trên địa bàn xãcho thấy phần lớn các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, hộ nuôi quy mô nhỏ nhất có 200con, nhiều hộ có quy mô lên tới 4000 con gà đẻ với phương thức chăn nuôi chủ yếulà bán công nghiệp và công nghiệp Trong 40 hộ điều tra, số hộ nuôi gà công nghiệphướng trứng và hướng thịt là 38 hộ, chỉ có 2 hộ chăn nuôi gà ta thả vườn Quy môchăn nuôi của các hộ được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra

Diễn giải

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều trahộ

Ngày đăng: 02/11/2012, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Sử dụng đất đai của xã Uy Nỗ trong 3 năm  (2007-2009) - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 3.1 Sử dụng đất đai của xã Uy Nỗ trong 3 năm (2007-2009) (Trang 18)
Bảng 3.2 Dân số, lao động của xã năm 2007 - 2009 - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 3.2 Dân số, lao động của xã năm 2007 - 2009 (Trang 20)
Bảng 3.3 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009 - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 3.3 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009 (Trang 21)
Bảng 4.2  Kết quả đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.2 Kết quả đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh (Trang 29)
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn gia cầm của xã Uy Nỗ năm 2007 - 2009 - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn gia cầm của xã Uy Nỗ năm 2007 - 2009 (Trang 31)
Bảng 4.4 Giá trị ngành chăn nuôi gia cầm xã Uy Nỗ năm 2007 – 2009 Diễn giải - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.4 Giá trị ngành chăn nuôi gia cầm xã Uy Nỗ năm 2007 – 2009 Diễn giải (Trang 32)
Bảng 4.5 Quy mô của các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư xã Uy Nỗ - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.5 Quy mô của các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư xã Uy Nỗ (Trang 33)
Bảng 4.6 Chất thải từ chăn nuôi gà trong khu dân cư của xã Uy Nỗ - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.6 Chất thải từ chăn nuôi gà trong khu dân cư của xã Uy Nỗ (Trang 35)
Bảng 4.7 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.7 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra (Trang 37)
Bảng  4.8  Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
ng 4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra (Trang 38)
Bảng 4.9 Đầu vào chăn nuôi gà của nhóm hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.9 Đầu vào chăn nuôi gà của nhóm hộ điều tra (Trang 40)
Bảng 4.10  Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà (Trang 42)
Bảng 4.11 Kết quả chăn nuôi gà bình quân của nhóm hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.11 Kết quả chăn nuôi gà bình quân của nhóm hộ điều tra (Trang 43)
Bảng 4.12 Hiệu quả chăn nuôi gà bình quân của nhóm hộ điều tra năm 2009 - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.12 Hiệu quả chăn nuôi gà bình quân của nhóm hộ điều tra năm 2009 (Trang 46)
Bảng 4.13  Hướng chăn nuôi của các  hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.13 Hướng chăn nuôi của các hộ điều tra (Trang 48)
Bảng 4.14 Quỹ đất bình quân của các hộ điều tra Diễn giải - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.14 Quỹ đất bình quân của các hộ điều tra Diễn giải (Trang 49)
Bảng 4.16 Cơ sở vật chất của các hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.16 Cơ sở vật chất của các hộ điều tra (Trang 52)
Bảng 4.17  Lý do đưa chăn nuôi gà ra xa khu dân cư của các hộ điều tra - Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội
Bảng 4.17 Lý do đưa chăn nuôi gà ra xa khu dân cư của các hộ điều tra (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w