II. Thời gian vay
4.2.3.5 Thuận lợi, khó khăn chăn nuôi gà xa khu dân cư
4.2.3.5.1 Thuận lợi
Thứ nhất, Uy Nỗ có nhiều vùng đất canh tác kém hiệu quả, nhiều vùng đất
thuộc đất công nên xã có thể cho dân đấu thầu. Đây là điều kiện tiên quyết có thể tập trung tích tụ đất đai để xây dựng mô hình nuôi gà xa khu dân cư.
Thứ hai, Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội - thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm. Đây là điều kiện tốt cho Đông Anh nói chung và Uy Nỗ nói riêng phát triển chăn nuôi gia cầm hàng hóa. Mặt khác, có nhiều công ty cung cấp nhiều loại con giống có uy tín cho nông dân: Công ty Phúc Thịnh, công ty CP.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông khá thuận lợi. Giao
thông là vấn đề sống còn trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Có giao thông thuận lợi thì những sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm từ nuôi gà mới trở thành hàng hóa tương xứng với giá trị sức lao động bỏ ra, có giao thông thuận tiện mới có thể nâng cao sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư. Những con đường, lối xóm ở Uy Nỗ đều được bê tông hóa và nhựa hóa tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển, đời sống của nông dân ngày càng được nâng lên.
Thứ tư, Uy Nỗ là một trong những xã nằm ngay trung tâm huyện Đông Anh –
nơi có nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam… Nhờ vậy mà người dân có điều kiện tiếp cận với vốn khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho nuôi gà.
Thứ năm, khi chuyển mô hình nuôi gà xa khu dân cư, người nông dân có điều
kiện mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp tạo thành các trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, xây dựng nông thôn mới, nhiều phong trào thi đua sản xuất giỏi được
bà con trong xã hưởng ứng sôi nổi. Điều đó nâng cao tinh thần, ý thức tự giác của người dân giúp họ tự chủ và năng động hơn, đây là sự “đồng sức đồng lòng” tạo thành sức mạnh, là tiền đề cơ bản cho những thành công lớn trong phát triển kinh tế của địa phương.
Uy Nỗ trong những năm gần đây, phong trào sản xuất giỏi được nhân dân hưởng ứng và thực hiện rất có hiệu quả. Chính vì vậy mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư càng hiệu quả, nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại đã, đang hình thành và đạt được những kết quả tốt.
4.2.3.5.2 Khó khăn
Thứ nhất, khó khăn lớn nhất đối với việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư là
mặt bằng và khả năng tích tụ ruộng đất. Hiện nay, việc đưa chăn nuôi xa khu dân cư đối với nhiều huyện ngoại thành Hà Nội là bài toán chưa có lời giải thỏa đáng. Nhiều
nơi đất bỏ hoang hoặc thâm canh kém hiệu quả nhưng các hộ làm ăn lớn muốn thầu khoán để tổ chức sản xuất theo hướng quy mô, hiện đại lại hết sức khó khăn. Bởi thực tế ở Uy Nỗ có nhiều hộ không sản xuất nông nghiệp nhưng không chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác vì họ sợ mất đất nông nghiệp.
Bác Thành cho biết
“Mặc dù, chúng tôi không sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không dám cho người
khác thuê mướn, bởi vì khi cho họ thuê mướn họ xây dựng kiên cố nên sau này lấy lại khó khăn nên đành để ruộng hoang”
Mặt khác, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, các hộ muốn quy hoạch khu chăn nuôi xa khu dân cư nhưng không có quỹ đất, các hộ tự tổ chức dồn đổi cho nhau thì cũng khó vì không có một đơn vị đứng ra làm trung gian, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên. Những lý do trên đây đã khiến tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn phổ biến ở Uy Nỗ.
Thứ hai, khó khăn không thể không nhắc đến là khi chuyển chăn nuôi tách
khỏi khu dân cư ngoài việc xây dựng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật cho việc chăn nuôi gà thì còn phải xây nhà và có người trông nom thường xuyên.
Theo Bác Tý thôn Ấp Tó cho biết: “Như nhà bác bây giờ chỉ có hai người, cho dù
có điều kiện tách ra khu dân cư thì cũng khó có thể làm được”.
Thứ ba, chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng
thể và lâu dài của địa phương. Hầu hết, các hộ chưa có quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển chăn nuôi tách khỏi khu dân cư dẫn đến tình trạng các trang trại, gia trại xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
Thứ tư, thời gian, thủ tục giao đất và cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển chăn nuôi rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn không phải hộ nào cũng dễ dàng, nguyên nhân do tài sản thế chấp của các hộ là đất đai, giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn nuôi thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế rất nhiều. Thời gian vay vốn ngắn
chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi, gây khó khăn cho chủ hộ khi định hướng phát triển lâu dài.
Thứ năm, tình hình dịch bệnh trong những năm vừa qua dù đã có những biến
đổi theo chiều hướng tích cực nhưng cũng đã làm cho không ít hộ lâm vào tình trạng phá sản dẫn tới tâm lý của người chăn nuôi hoang mang, lo lắng.