BQ LĐ qua đào tạo/hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 37 - 42)

3,86 47,8 9,2 7,8 2,44 0,5 4,75 44,48 9,72 7,56 2,32 0,75

Nguồn: Tổng hợp qua điều tra phỏng vấn

Chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng quyết định đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh. Các yếu tố quyết định đến năng lực và trình độ quản lý của chủ hộ đó là: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi của chủ hộ, ngoài ra loại hộ cũng có ảnh hưởng tới quyết định sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy chủ hộ phần lớn là nam (70% đối với hộ nuôi gà trong khu dân cư, 83,33% đối với hộ nuôi gà xa khu dân cư).

Tuổi trung bình của các hộ điều tra tương đối cao 45,43 (tuổi), tuổi chủ hộ cao là trở ngại lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Khi tuổi cao, sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất.

Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là ngành sản xuất gặp nhiều rủi ro, người nông dân lại là những đối tượng sợ rủi ro. Nếu chủ động về vốn hộ sẽ mạnh dạn đầu tư hơn khi phải vay vốn.

Trình độ của chủ hộ chủ yếu là lao động phổ thông (9,57), số lao động qua đào tạo thấp. Tuy nhiên, được chính quyền địa phương quan tâm, mỗi năm tổ chức 3 - 4 lớp tập huấn, tạo điều kiện cho các hộ tiếp thu những kỹ thuật cơ bản trong nuôi gà.

4.2.3.2 Thực trạng chăn nuôi của các nhóm hộ

4.2.3.2.1 Quy mô chăn nuôi

Qua khảo sát thực tế tại địa phương và điều tra các hộ nuôi gà trên địa bàn xã cho thấy phần lớn các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, hộ nuôi quy mô nhỏ nhất có 200 con, nhiều hộ có quy mô lên tới 4000 con gà đẻ với phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán công nghiệp và công nghiệp. Trong 40 hộ điều tra, số hộ nuôi gà công nghiệp hướng trứng và hướng thịt là 38 hộ, chỉ có 2 hộ chăn nuôi gà ta thả vườn. Quy mô chăn nuôi của các hộ được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4.8 Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra

Diễn giải

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 40 100,00 40 100,00 40 100,00 I. Số hộ CN gà trong KDC 10 25,00 10 25,00 10 25,00 Dưới 500 con 8 80,00 6 60,00 6 60,00 Từ 500-1000 con 2 20,00 4 40,00 4 40,00 Trên 1000 con 0 0,00 0 0,00 0 0,00 II.Số hộ CN gà ngoài KDC 30 75,00 30 75,00 30 75,00 Dưới 500 con 3 10,00 2 6,67 2 6,67 Từ 500-1000 con 15 50,00 13 43,33 10 33,33 Trên 1000 con 12 40,00 15 50,00 18 60,00

Nhìn chung, quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra có xu hướng tăng qua các năm, nhất là các hộ chăn nuôi xa khu dân cư. Vào năm 2007 có 30 hộ điều tra chăn nuôi ngoài khu dân cư, có 12 hộ chăn nuôi với quy mô trên 1000 con nhưng đến năm 2009 số hộ chăn nuôi với quy mô này đã tăng lên 18 hộ, theo đó là số hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ giảm dần. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.

4.2.3.2.2 Thị trường

4.2.3.2.2.1 Thị trường đầu vào

Bảng 4.9 Đầu vào chăn nuôi gà của nhóm hộ điều tra

Diễn giải

Trong khu dân cư Ngoài khu dân cư

Hộ nuôi gà trứng Hộ nuôi gà thịt Hộ nuôi gà trứng Hộ nuôi gà thịt Hộ chăn nuôi kết hợp

SL (hộ) (%)CC SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC(%) SL (hộ) (%)CC (hộ)SL (%)CC I. Giống Tổng 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00 1. Tự có 2 2 28,57 0 0 0 0 2. Mua từ công ty 38 5 71,43 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00 II. Thuốc thú y và phòng trừ dịch bệnh Tổng 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00 1. Tự phòng. chữa bệnh 30 5 71,43 2 66,67 10 71,43 8 80,00 5 83,33 2. Mời bác sỹ thú y 10 2 28,57 1 33,33 4 28,57 2 20,00 1 16,67 III. Thức ăn Tổng 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00 1. Thức ăn có sẵn 3 1 14,29 1 33,33 1 7,14 0 0

2. Thức ăn công nghiệp 22 1 14,29 1 33,33 11 78,57 4 40,00 5 83,33

3. TĂ có sẵn kết hợp TĂCN 15 5 71,43 1 33,33 2 14,29 6 60,00 1 16,67

IV. Lao động Tổng 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00

1. Lao động tự có 40 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00

2. Lao động thuê ngoài 0 0 - 0 - 0 - 0 - 0 -

V. Kỹ thuật chăn nuôi Tổng 7 100,00 3 100,00 14 100,00 10 100,00 6 100,00

1. Tham gia tập huấn 31 6 85,71% 2 66,67 11 78,57 7 70,00 5 83,33

2. Không tham gia tập huấn 9 1 14,29% 1 33,33 3 21,43 3 30,00 1 16,67

vào cho chăn nuôi gà bao gồm: Giống, thức ăn, thuốc thú y, lao động, kỹ thuật chăn nuôi, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho chăn nuôi gà như: chuồng trại, điện, nước, hệ thống chiếu sáng, làm mát…

Qua điều tra chúng tôi được biết các hộ mua giống chủ yếu từ công ty giống Phúc Thịnh và công ty CP với mức giá từ 8.000 đồng/con đến 12.000 đồng/con. Đây là hai nguồn cung cấp con giống đảm bảo nhất trên địa bàn.

Về công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh: Hầu hết các hộ đều tự túc trong việc phòng và chữa bệnh. Sau khi xuất chuồng và cho đàn gà mới vào nuôi, các hộ đều mua thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại và phun nền chuồng nuôi cho đàn gà mới. Khi có dịch bệnh xảy ra thì xã Uy Nỗ đều hỗ trợ công tác thú y cho các hộ chăn nuôi kịp thời cách li, phun thuốc và tiêu hủy đàn gà bị bệnh. Bên cạnh đó theo định kỳ cán bộ thú y xã đi kiểm tra và phòng chống cho đàn gà của xã.

Thức ăn trong chăn nuôi: Mặc dù, hàng năm các hộ chăn nuôi sử dụng hết hàng tấn thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc nhưng nguồn chủ yếu là các đại lý cung cấp thức ăn gia súc trong vùng. Cho tới nay chưa có một sự liên kết nào giữa các hộ chăn nuôi trong vấn đề tìm nguồn cung cấp đầu vào và chính điều này làm cho các hộ chăn nuôi bị động, chịu nhiều thiệt thòi trong vấn đề giá cả thức ăn đầu vào.

Về lao động: Nhìn vào bảng trên ta thấy 100% là lao động gia đình, không có hộ nào thuê lao động sử dụng cho chăn nuôi gà. Chăn nuôi gà quan trọng là bảo vệ đàn gà trong 20 ngày tuổi và sau đó giữ cho chuồng nuôi luôn khô mát để phòng dịch bệnh là được. Thêm vào đó lại chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Do vậy, với kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ không phải sử dụng nhiều lao động.

Kỹ thuật chăn nuôi: Mỗi năm xã tổ chức các lớp tập huấn thì đa số các hộ đều tham gia. Tuy nhiên, kỹ thuật tập huấn không phải hộ nào cũng áp dụng do hộ vẫn chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm là chính.

Hỏi: Bác tham gia tập huấn chăn nuôi gà không?Nếu có thì bác có áp dụng không? Bác Thịnh thôn Đản Mỗ cho biết:“Khi nào xã hay các công ty về phổ biến thì mình đi, nhưng mình chỉ lựa chọn cái nào áp dụng được và cáí nào không có điều kiện thì thôi”

Hỏi: Theo Bác thì kỹ thuật chăn nuôi gà cần những gì?

Bác Nhân ở Làng Trong cho biết: “quan trọng là thức ăn, tiêm phòng đúng và đủ, vệ sinh thường xuyên để chuồng nuôi sạch sẽ gà mới không bị bệnh, ngoài ra nuôi gà không cần kỹ thuật gì khó khăn lắm”.

4.2.3.2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhóm hộ điều tra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của các hộ chăn nuôi thông qua giá cả yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô chăn nuôi của hộ.

Bảng 4.10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà

Diễn giải

Trong khu dân cư

Ngoài dân cư

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số điều tra 10 100 30 100 I. Khách hàng chính của hộ 1.Thương lái 10 100 28 93.33

2. Đại lý Thu mua 0 0 2 6.67

3. Nhà máy thu mua 0 0 0 0

4.Thành phần khác

(nhà hàng, khách sạn, người TD) 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w