II. Thời gian vay
4.4.1 Định hướng phát triển mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư
Mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư đã và đang đem lại những mặt tích cực trong cải thiện thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân cũng như giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đang khá nổi cộm trong thời gian qua ở trong các khu dân cư. Chính vì vậy việc nhân rộng mô hình là hệ quả tất yếu trong tiến trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. Vấn đề này đòi hỏi phải có những định hướng rõ ràng, cụ thể và thiết thực. Để làm được những điều đó cần tập trung vào một số vấn đề sau đây.
Hiện nay hầu như các hộ chăn nuôi xa khu dân cư trên địa bàn xã chủ yếu vẫn là tự phát, chưa có hộ nào nằm trong khu quy hoạch của xã nên hầu như các hộ đã đưa được chăn nuôi ra xa khu dân cư nhưng vẫn còn phân tán chưa tập trung nên hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế chưa đạt được như mong đợi của đề án. Vì vậy trong thời gian tới nhiệm vụ xác định quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa dân cư có sự kiểm soát, chặt chẽ của chính quyền địa phương là yếu tố then chốt cho phát triển chăn nuôi bền vững; lãnh đạo các cơ sở phải thực sự vào cuộc, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho phát triển kinh tế ở địa phương
Vấn đề môi trường phải được đặt lên hàng đầu đối với cơ sở chăn nuôi, việc tập trung các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư là điều cần thiết làm cơ sở cho nền chăn nuôi phát triển bền vững. Vì vậy các cấp chính quyền và UBNN xã Uy Nỗ cần kiểm tra chặt chẽ quá trình đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư của các hộ. Các hộ muốn chuyển chăn nuôi tách khỏi khu dân cư phải nằm trong quy hoạch của xã, không để các hộ chuyển một cách tự phát như hiện nay. Vì như vậy khả năng gây và lây lan dịch sẽ rất lớn nếu quy mô gia cầm ngày càng tăng.
Trên địa bàn xã tình trạng mạnh ai nấy làm không có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó giữa các hộ chăn nuôi và các cơ sở chế biến và tiêu thụ chưa có một mối liên kết nào, cho nên trong thời gian qua các hộ chăn nuôi cũng đã không gặp ít khó khăn trong vấn đề mua đầu vào, tiêu thụ đầu ra, giá cả lên xuống thất thường gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chăn nuôi của các hộ. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng và tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân này nhằm tiến tới xây dựng chăn nuôi gà công nghiệp khép kín tất cả các khâu từ con giống cho đên chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng việc thành lập các hiệp hội chăn nuôi, các HTX chăn nuôi các tổ chức này sẽ làm nhiệm vụ liên kết các tác nhận trên.
Cần phải có các cơ chế nhằm điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có các qui định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi trong việc áp dụng các công nghệ để bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Các hộ chăn nuôi cần có một tầm nhìn xa hơn đó là sản xuất những sản phẩm dành cho xuất khẩu muốn làm được điều trước hết các hộ chăn nuôi phải hướng chăn nuôi của mình theo hình thức chăn nuôi sạch đảm bảo các tiêu chuẩn như HCCP, GAP, ISO 9001- 2000 đáp ứng được các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của của các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU...
4.4.2 Giải pháp
Một là, chính quyền địa phương cần đứng ra làm đơn vị trung gian để bảo đảm tính pháp lý cho hộ. Chuyển đổi đất dựa trên hợp đồng giữa các hộ để đảm bảo tính trách nhiệm cho cả hai bên. Tuyên truyền cho người dân hiểu được mục đích của việc tích tụ đất đồng thời bảo đảm một số quyền lợi cho họ như: đền bù…
Hai là, hầu hết các hộ được điều tra đều sử dụng toàn bộ lao động gia đình là chính, tuy nhiên một số hộ muốn chuyển chăn nuôi gà ra xa khu dân cư nhưng thiếu nguồn lực. Chính vì vậy, hộ cần thuê thêm lao động hoặc tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi từ họ hàng. Nếu thiếu vốn, các tổ chức đoàn thể như: hội nông dân, hội phụ nữ…cần cho hộ vay vốn với lãi suất thấp giúp họ yên tâm sản xuất.
Ba là, chính quyền xã kết hợp với các địa phương xây dựng khu quy hoạch mang tính tổng thể cho chăn nuôi gà để đảm bảo các trang trại chăn nuôi tập trung tạo nên liên vùng sản xuất hàng hóa. Hơn nữa, cần có biện pháp cứng rắn, bắt buộc những hộ nào muốn chuyển chăn nuôi gà ra xa khu dân cư thì phải chuyển vào khu
quy hoạch để đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận tiện cho việc cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra và xử lý rác thải, dịch bệnh.
Bốn là, Nhà nước cần có những biện pháp cấp sổ đỏ cho người dân hợp lý và đúng quy định. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi về vốn cho các hộ chăn nuôi với quy mô lớn để họ có điều kiện phát triển mô hình chăn nuôi của mình thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Năm là, các hộ chăn nuôi cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải hợp lý, đúng kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại sau mỗi lứa để tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng, đồng thời kết hợp với cán bộ thú y xã thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn gà để sớm phát hiện mầm dịch bệnh và giải quyết kịp thời có hiệu quả tạo thế chủ động cho người chăn nuôi và họ sẽ an tâm hơn.