Tình hình môi trường của xã Uy Nỗ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 34 - 35)

Hiện nay, chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển cả về quy mô diện tích và quy mô đầu con. Đến cuối năm 2009 đàn gà của toàn xã đã lên tới 63483 con. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tổng thu từ gà của toàn xã Uy Nỗ là 15862,07 tr.đ. Hơn nữa hiện nay, nhu cầu về thịt và trứng gà ngày càng lớn khiến chăn nuôi gà trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chăn nuôi gà phát triển là việc ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nguy hiểm hơn.

Bảng 4.6 Chất thải từ chăn nuôi gà trong khu dân cư của xã Uy Nỗ

Diễn giải ĐVT Mức chăn nuôi trong KDC (con) 500 500 - 1000 >1000

1. Lượng chất thải Kg/ ngày 37,5 37,58 - 75 > 75

2. Lượng khí thải sinh ra mg/ m3 không khí

* NH3 mg/ m3 không khí >0,026

* H2S mg/ m3 không khí >0,015

3.Tiêu chuẩn vệ sinh khí thải mg/ m3 không khí

* NH3 mg/ m3 không khí 0,026

* H2S mg/ m3 không khí 0,015

4. Số hộ có hệ thống xử lí chất thải Hộ 0 0 0

5. Số hộ có sử dụng chế phẩm sinh học Hộ 0 1 1

Nguồn: Phòng môi trường huyện Đông Anh

Theo bảng trên, ta thấy với quy mô chăn nuôi càng lớn thì lượng khí thải thải ra môi trường sẽ càng lớn, vượt qua mức tiêu chuẩn vệ sinh khí thải của viện vệ sinh môi trường thành phố Hà Nội đã quy định. Đó là tính trong khu vực chuồng nuôi và lân cận chuồng nuôi, cách chuồng nuôi khoảng 50 – 100m. Như vậy, nếu như đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư và thiết kế 1 hệ thống chuồng nuôi có hệ thống xử lí chất thải hợp lý, đúng kỹ thuật thì sẽ góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Hơn nữa, khi chuyển ra khu vực ngoài khu dân cư với diện tích chăn nuôi lớn, không gian thoáng mát, hệ thống chuồng nuôi hợp lý, sẽ giảm được vấn đề về dịch bệnh cho chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 34 - 35)