Nội dung chính: TÓM TẮT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 77 - 79)

III. Một số địa chỉ khác

2.Nội dung chính: TÓM TẮT

Chăn nuôi gà đóng một vai trò quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng chăn nuôi gà trong gia đình đang một phần làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe con người. Để giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì việc đưa chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng ra ngoài khu dân cư đang là hướng đi đúng đắn và cần thiết.

Từ năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4 huyện ngoại thành trong đó Đông Anh là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từ chăn nuôi đạt 30%.

Xã Uy Nỗ thuộc huyện Đông Anh là một xã thuần nông đang có những hướng đi mới trong việc đưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu dân cư với khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ nghề chăn nuôi gà.

Chúng tôi tiến hành điều tra 40 hộ, trong đó có 30 hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư, 10 hộ chăn nuôi trong khu dân cư với kết quả thu được như sau:

Hướng chăn nuôi của các hộ là nuôi gà lấy trứng, gà lấy thịt và chăn nuôi kết hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ chăn nuôi gà lấy trứng là cao nhất. Mặc dù nuôi gà trứng đòi hỏi sự hiểu biết về kỹ thuật và cách chăm sóc cũng như chọn con giống kỹ hơn, có thể gặp rủi ro cao.

Chăn nuôi gà ra xa khu dân cư mang lại hiệu quả khá rõ rệt: tỷ lệ gà chết /lứa thấp hơn so với chăn nuôi trong khu dân cư. Thu nhập từ gà và sản phẩm phụ từ gà của người dân tăng lên đáng kể. Ngoài ra tạo công ăn việc làm cho người lao động, đời sống người dân được nâng lên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên, các hộ vẫn gặp rất nhiều khó khăn đó là thiếu thốn cơ sở vật chất như hệ thống xử lý chất thải, các công trình phụ trợ (hố sát trùng, kho đựng thức ăn, phòng thú y, chuồng cách ly); không ổn định về đầu vào, đầu ra; thiếu vốn trong đầu tư quy mô cả diện tích và đầu con; khó khăn về khả năng tích tụ đất đai làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư, tình hình dịch bệnh xảy ra thất thường khiến nhiều hộ rơi vào tình trạng phá sản.

Từ thực trạng nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cũng như nhân rộng mô hình bao gồm: cần có một chính sách quy hoạch tổng thể, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình phòng trừ dịch bệnh đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm; tăng cường liên kết giữa các hộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tổ chức nhiều hơn những lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa; phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

Để một hộ có thể xây dựng được một mô hình chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư và hoạt động có hiệu quả thì không phải là một vấn đề đơn giản… Trên thực tế hầu hết các mô hình mang tính chất tự phát, vì vậy một số tiêu chuẩn chưa đạt được như đề án đặt ra.

Về quy mô chăn nuôi: Quy mô chăn nuôi gia cầm hợp lý để tách khỏi khu dân cư

giai đoạn 2006 – 2010, có quy mô trên 2000 con/hộ; những hộ chăn nuôi gà thịt thương phẩm, gà đẻ trứng thương phẩm có quy mô chăn nuôi thường xuyên trên 1000 con/hộ.

Quỹ đất cho chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại: Đề án đề xuất diện tích tối thiểu của một trang trại chăn nuôi gia cầm là 1000m2, được xây dựng tập trung tại một khu đất được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Khoảng cách các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư: Khoảng

cách tối thiểu của các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư là 500m trở lên

Tóm lại, chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư hiện nay đang là hướng đi mới, mang chiều hướng tích cực cho cả nông hộ cũng như môi trường sống. Tuy vậy, để mô hình hoạt động thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia của người dân, chính quyền các cấp cũng như các ban ngành liên quan nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng phát triển theo hướng sản xuất hiện đại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 77 - 79)