II. Thời gian vay
4.3.2 Đánh giá của người dân về việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư
Những năm qua, mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đi vào hoạt động đã làm cho diện mạo nông nghiệp thành phố Hà Nội ngày một thay đổi. Tỷ trọng chăn nuôi đã chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp, trở thành hướng đi giúp nông dân làm giàu. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư ở Uy Nỗ nói riêng mặc dù đã được hình thành và phát triển, thế nhưng đang còn mang hình thức tự phát, chưa có một quy hoạch nào để có thể tập trung các trang trại, gia trại thành một khu nhất định. Bởi chăn nuôi tập trung theo đề án của tổng cục thống kê 2002 không chỉ là việc đưa chăn nuôi của các hộ riêng lẻ tách ra khỏi khu dân cư và tập trung vào khu mà các hộ cần có sự phối hợp trong việc phát triển một nền chăn nuôi bền vững, tránh ô nhiễm môi trường, có cơ chế quản lý rõ ràng từ chăn nuôi, buôn bán, chế biến, giết mổ tập trung mới có thể đảm bảo các mục tiêu xây dựng ngành chăn nuôi bền vững. Vậy câu hỏi đặt ra là những hộ chăn nuôi gà có những đánh giá như thế nào về việc đưa chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng tách khỏi khu dân cư ở Uy Nỗ hiện nay. Và những lý do gì khiến một số hộ chưa chuyển chăn nuôi tách khỏi khu dân cư.
Bảng 4.17 Lý do đưa chăn nuôi gà ra xa khu dân cư của các hộ điều tra
Diễn giải
Ý kiến của hộ Nhu cầu của hộ Lý do chưa đưa
Đồng ý Không đồng ý Có nhu cầu Không có nhu cầu CN gà ra KDC
Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Tổng số hộ 37 92,50 3 7,50 6 60,00 4 40,00 10 100,00 1. Thấy tốt hơn ( KT - MT và ít bệnh tật) 32 86,49 0 0,00 2 33,33
2. Không thấy tốt hơn 3 100,00 2 20,00
3. Muốn mở rộng CNGC 5 13,51 3 50,00 4. Không có nhân lực 1 25,00 1 10,00 5. Không có đất 2 50,00 1 10,00 6. Không có vốn 3 30,00 7. Do chính sách hiện hành 1 16,67 1 25,00 2 20,00 8. Lý do khác 1 10,00
Nhìn vào bảng 4.17 chúng ta nhận thấy rằng trong 40 hộ điều tra có tới 92,5% hộ đồng ý với chủ trương tách chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, đa số hộ đều nhận thức được khi tách chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng ra khỏi khu dân cư sẽ đảm bảo về môi trường cho chăn nuôi cũng như môi trường sống cho cư dân xung quanh. Mặt khác, hạn chế được dịch bệnh và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của hộ. Điều đáng nói ở đây là 100% hộ được hỏi thì không hộ nào nghĩ tới việc khi chuyển chăn nuôi tách khỏi khu dân cư sẽ là điều kiện tốt để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chúng ta có thể thấy việc nhận thức của người dân về việc tập trung chăn nuôi thành một khu riêng biệt để có sự hợp tác trong việc xây dựng một nền chăn nuôi khép kín từ khâu chăn nuôi cho tới giết mổ và tiêu thụ là chưa có. Trong những hộ đồng ý với việc chuyển chăn nuôi tách khỏi khu dân cư thì có 5 hộ muốn đưa chăn nuôi tách dân cư để có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi một cách hợp lý. Trong 40 hộ điều tra có 3 hộ không đồng ý đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư bởi vì họ sợ mất đất nông nghiệp.
Bác Long Xóm Trong cho biết. “nếu chăn nuôi theo kiểu ngẫu hứng, thấy giá thịt thương phẩm cao, người chăn nuôi đổ xô làm theo phong trào mà chưa tính đến việc đầu ra sẽ bán ở đâu, bán giá như thế nào? Đến khi ai ai cũng làm, ai ai cũng chăn nuôi, ai ai cũng xây dựng kiên cố chuồng trại để nuôi gà thì Nhà Nước và chính quyền có đảm bảo vấn đề đầu ra cho người nông dân hay không? Mặt khác, khi đã xây dựng chuồng trại kiên cố rồi thì nguy cơ mất đất trồng trọt là điều không thể tránh vì khi xây dựng chuồng trại rồi người nông dân không thể gỡ bỏ, hơn nữa tiền đâu ra mà xây rồi phá”.
Như vậy, người nông dân rất không yên tâm về cơ chế chính sách, không ai đảm bảo đầu ra cho họ nếu như sản lượng thịt và trứng gia cầm ngày một tăng lên.
Ý kiến này chúng tôi cũng được cô Yến thôn Ấp Tó tâm sự: “Trong thời buổi này người nông dân thấy một số hộ làm ăn có hiệu quả nên đổ xô làm theo”, dẫn tới giá thức ăn, thuốc thú y cứ ngày càng tăng nhanh trong khi đó đầu ra của người nông dân luôn bị chèn ép, cái khó cái khổ luôn là người chăn nuôi. Chỉ cần một thông tin gì đó về thịt hay trứng mà làm cho người tiêu dùng không tin tưởng
hoặc dịch bệnh là làm cho người nông dân bán đổ bán tháo,ít lâu sau thông tin được đính chính lại thì như vậy chăn nuôi 3 – 4 tháng chẳng bằng người buôn bán
thu gom 4-5 ngày”. Cô còn cho biết “giờ chuồng trại xây và chăn nuôi được vài
năm mất bao nhiêu tiền chẳng nhé lại nghỉ, nên lại đành nuôi tiếp hy vọng đến khi
thu hoạch may thì gặp đợt được giá, không thì lãi chẳng được bao nhiêu.Hơn nữa
đôi lúc gà bị bệnh đi lên đại lý mua thuốc nói bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu, mua thuốc dùng cho ba ngày đã mất mấy trăm liền mà không biết có hy vọng gì không”