MỤC LỤC
Nếu trước đõy tỷ lệ hộ thuần nụng chiếm đa số, số hộ kiêm và buôn bán dịch vụ nhỏ thì hiện nay tỷ lệ đó có xu hướng thay đổi theo chiều giảm dần các hộ thuần nông và tăng các hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ, mỗi gia đình trung bình có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Nền kinh tế - xã hội của xã đang trên đà phát triển, đầu tư cho chăn nuôi cũng tăng lên, UBND xã Uy Nỗ luôn có những khuyến khích hỗ trợ người dân trong chăn nuôi, mặt khác chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại thu nhập cao cho người dân vì vậy tạo động lực cho người dân có hướng phát triển chăn nuôi hợp lý.
* Nghiên cứu điển hình: Trong những hộ nuôi gà trong khu dân cư chúng tôi tiến hành thu thập thông tin 10 hộ ở các quy mô chăn nuôi với nội dung xoay quanh vấn đề phương thức, kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ bệnh cho đàn gà theo phương thức cổ truyền. Phương pháp thống kê so sánh: Trong đề tài chúng tôi tiến hành so sánh hai nhóm hộ nuôi gà trong và ngoài khu dân cư về vốn, lao động, cơ sở vật chất xây dựng để nuôi gà, hiệu quả chăn nuôi gà, nhận thức về mô hình nuôi gà xa khu dân cư….
Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy ở xã Uy Nỗ sau khi đàn gia cầm được khôi phục và phát triển mạnh thì trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 đàn gà có sự phát triển nhanh về số lượng đầu con và phát triển mạnh nhất so với các loại gia cầm khác. Trên địa bàn xã Uy Nỗ, gà đẻ có xu hướng phát triển hơn gà thịt vì một số lí do: Chăn nuôi gà trứng có thời gian khai thác trên đàn gà kéo dài, ổn định thu nhập/ngày, hàng tháng cho hộ chăn nuôi, đồng thời nếu trong trường hợp trứng gà chưa thể bán được ngay hộ có thể an tâm bảo quản không giống như gà thịt nếu gà đến tuổi chưa bán được thì thời gian nuôi thêm vừa tốn thức ăn, chi phí mà hiệu quả thu được lại không cao.
Song trên thực tế để đáp ứng được các yêu cầu UBND thành phố Hà Nội đưa ra thì Uy Nỗ chưa thực hiện được. Tuy nhiên, các hộ vẫn nhận được sự hỗ trợ của xã về vốn, thú y và khoa học kỹ thuật.
Uy Nỗ đã có chủ trương phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư năm 2005.
Tuy nhiên, được chính quyền địa phương quan tâm, mỗi năm tổ chức 3 - 4 lớp tập huấn, tạo điều kiện cho các hộ tiếp thu những kỹ thuật cơ bản trong nuôi gà. Qua khảo sát thực tế tại địa phương và điều tra các hộ nuôi gà trên địa bàn xã cho thấy phần lớn các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, hộ nuôi quy mô nhỏ nhất có 200 con, nhiều hộ có quy mô lên tới 4000 con gà đẻ với phương thức chăn nuôi chủ yếu là bán công nghiệp và công nghiệp.
Bác Nhân ở Làng Trong cho biết: “quan trọng là thức ăn, tiêm phòng đúng và đủ, vệ sinh thường xuyên để chuồng nuôi sạch sẽ gà mới không bị bệnh, ngoài ra nuôi gà không cần kỹ thuật gì khó khăn lắm”. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của các hộ chăn nuôi thông qua giá cả yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô chăn nuôi của hộ.
(Kg) Trứng. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Do có kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi, kết hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp cùng điều kiện không gian rộng rãi tạo điều kiện cho gà phát triển một cách tốt nhất. Trong khu dân cư đại đa số người dân vẫn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, các hộ cho gà ăn cám đậm đặc chỉ trong thời gian phát bột, sau đó chủ yếu sử dụng cám gạo và ngô. Vì vậy, so với các hộ chăn nuôi xa khu dân cư thời gian để xuất chuồng một lứa gà dài hơn, có những hộ nuôi đến hơn 3 tháng. Mặt khác, do tâm lý sợ dịch bệnh nên thời gian hộ tẩy uế chuồng trại giữa các lứa tương đốí dài. Chính vì vậy, dù cùng quy mô chăn nuôi nhưng kết quả chăn nuôi gà của các hộ trong khu dân cư thường thấp hơn các hộ xa khu dân cư. Hiệu quả sản xuất. Trong 40 hộ điều tra, mỗi hộ có quy mô chăn nuôi, mức đầu tư, phương thức và hướng chăn nuôi khác nhau nhưng nhìn chung bình quân các hộ chăn nuôi xa khu dân cư có quy mô hơn hẳn so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, nhất là các hộ nuôi gà lấy trứng. Do tác động của nhiều yếu tố nên chi phí này trong thời gian gần đây có xu hướng ngày một tăng còn các chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể từ 1% đến 4%. Bên cạnh đó, chăn nuôi ở quy mô lớn hơn có thời gian nuôi ngắn hơn nên chi phí bình quân/1 con gà của các hộ chăn nuôi xa khu dân cư thường thấp hơn các hộ trong khu dân cư ở các mức quy mô. Trong tổng thu nhập của hộ từ chăn nuôi gà, ngoài nguồn thu chính từ gà thịt và trứng gà thì còn có nguồn thu khác là từ phân gà, giá bán mỗi tạ phân gà khoảng 25-30 nghìn đồng. Hộ nuôi trong khu dân cư thường bán cho hộ làm vườn, hộ nuôi ngoài khu dân cư dùng để làm thức ăn cho cá). Trong đó diện tích có thể chuyển đổi sang chăn nuôi gà ngoài khu dân cư bằng biện pháp dồn điền đổi thửa cho nhau là 2104,160 m2 đó là những diện tích đang cấy lúa, nuôi trồng thủy sản và các loại đất do mua lại hoặc đấu thầu từ đất công ích… còn diện tích đất hoa màu của hộ có độ phì cao nên tiếp tục phát triển các sản phẩm rau sạch, rau an toàn, hoa cây cảnh…do diện tích đất có hạn nên các hộ chăn nuôi trong khu dân cư thường chỉ xây dựng 1 đến 2 chuồng nuôi với diện tích khoảng 20 – 25 m2 trên diện tích đất vườn và đất thổ cư, nên không gian riêng cho chăn nuôi hầu như không có.
Bởi chăn nuôi tập trung theo đề án của tổng cục thống kê 2002 không chỉ là việc đưa chăn nuôi của các hộ riêng lẻ tách ra khỏi khu dân cư và tập trung vào khu mà các hộ cần có sự phối hợp trong việc phát triển một nền chăn nuụi bền vững, trỏnh ụ nhiễm mụi trường, cú cơ chế quản lý rừ ràng từ chăn nuụi, buôn bán, chế biến, giết mổ tập trung mới có thể đảm bảo các mục tiêu xây dựng ngành chăn nuôi bền vững. Năm là, các hộ chăn nuôi cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải hợp lý, đúng kỹ thuật, thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại sau mỗi lứa để tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng, đồng thời kết hợp với cán bộ thú y xã thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn gà để sớm phát hiện mầm dịch bệnh và giải quyết kịp thời có hiệu quả tạo thế chủ động cho người chăn nuôi và họ sẽ an tâm hơn.
Tuy nhiên, các hộ vẫn gặp rất nhiều khó khăn đó là thiếu thốn cơ sở vật chất như hệ thống xử lý chất thải, các công trình phụ trợ (hố sát trùng, kho đựng thức ăn, phòng thú y, chuồng cách ly); không ổn định về đầu vào, đầu ra; thiếu vốn trong đầu tư quy mô cả diện tích và đầu con; khó khăn về khả năng tích tụ đất đai làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư, tình hình dịch bệnh xảy ra thất thường khiến nhiều hộ rơi vào tình trạng phá sản. Từ thực trạng nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cũng như nhân rộng mô hình bao gồm: cần có một chính sách quy hoạch tổng thể, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình phòng trừ dịch bệnh đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm; tăng cường liên kết giữa các hộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tổ chức nhiều hơn những lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa; phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi.