Chuyªn ®Ò - Sö dông kªnh h×nh trong d¹y häc lÞch sö-THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ môn lịchsử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.Tuy nhiên hiện nay việc học sinh không thích học cũng như tìm hiểu về lịchsử dân tộc ngày càng nhiều.Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịchsử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hoá và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích họclịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân? Song chủ yếu cũng xuất phát từ việc dạy và họclịchsử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Do đặc điểm cuả việc nhận thức lịchsử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọngtrongdạyhọc bộ môn .Biểu tượng lịchsử là hình ảnh chân thực của quá về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Để đáp ứng yều cầu đổi mới phương pháp dạyhọc bộ môn lịchsử thì sách giáo khoa lịchsử cũng có nhiều đổi mới. Đặc biệt là bên cạnh kênh chữ thì số lượng kênhhình cũng được tăng lên đáng kể (25%). Trước đây nếu như kênhhình chỉ được dùng để minh hoạ cho bài học thì nay nó là nguồn kiến thức cho học sinh tự nghiên cứu và khám phá kiến thức mới, nó cũng là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử. Với sự đổi mới này thì học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bản đồ .để phát hiện kiến thức liên quan đến nội dung bài học mà học sinh cần nắm được Việc khai thác kênhhìnhtrong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học , tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ nhiều hơn mà không thấy kênhhình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài họclịchsử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.Trong các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ , nội dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Nhiều kênhhình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ, nội dung của nó. Nhiều giáo viên còn ngại sửdụngkênhhình do sợ mất thời gian hoặc sửdụng mang tính chất hình thức minh hoạ cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịchsử , bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như nghiên cứu tài liệu tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụngkênhhìnhtrongdạyhọclịchsử THCS. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở thực tiễn: Đồ dùng trực quan tranh ảnh lịchsử có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc khôi phục tái tạo quá khứ lịch sử. Bởi vì đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịchsử , là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử, quan trọng nhất là làm cho học sinh nắm vững các qui luật của sự phát triển của xã hội. Như vậy nội dung của một sự kiện lịchsử được học sinh nhận thức thông qua việc tái tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của giác quan, thị giác tạo nên hình ảnh trực quan , thính giác đem lại nhiều hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên . Điều đó khẳng định rõ ràng đồ dùng trực quan nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong các giờ học. Nó không chỉ mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động dạyhọc mà nó còn góp phần phát huy năng lực tư duy ,sự suy nghĩ sáng tạo thông minh của học sinh trong việc tạo biểu tượng lịch sử, làm cho các giờ học trở nên sinh động hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên nếu không biết cách sửdụngđúng cách,đúng chỗ, đúng mục đích hoặc không hợp lí thì các phương tiện thiết bị đồ dùngdạyhọc sẽ có tác dụng ngược lại .Nó đòi hỏi người giáo viên phải biết sửdụng một cách linh hoạt,sáng tạo nếu không học sinh sẽ thấy bị công thức nhàm chán hoặc dễ bị phân tán. Muốn làm tốt việc khai thác kênhhìnhtrongdạyhọclịchsử giáo viên phải nhận thức được đầy đủ giá trị, nội dung, xuất xứ, ý nghĩa của kênh hình, áp dụng một cách triệt để và hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. 2.Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụngkênhhình SGK trong việc dạyhọclịchsửTHCS Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận , nghiên cứu kỉ trước nội dung các kênhhình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích song dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụngkênhhìnhtrongdạyhọc giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. bản thân giá viên sẽ cảm thấy chủ động trước mỗi giờ lên lớp. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm tài liệu có liên quan đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ nhóm cụm để có cách sửdụngkênhhìnhtrong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Học sinh phải tự giác tích cực khai thác kênhhình dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Để nâng cao hiệu quả sửdụngkênhhìnhtrong sách giáo khoa lịchsử cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Sửdụngđúng mục đích: Trong quá trình dạyhọc giáo viên phải đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp. Hoạt động của giáo viên cũng như việc sửdụngkênhhìnhtrong sách giáo khoa qui định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kĩ năng, nhân cách. Mỗi một loại kênhhìnhtrong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sửdụngđúng mục đích phù hợp với yêu cầu bài học. VD: Kênh được trình bày để minh hoạ cho bài giảng thì việc sửdụng chúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh hoạ cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động , phong phú hấp dẫn hơn. Giáo viên không sửdụng chúng trong củng cố hay trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với những kênhhình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênhhình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó 2. Sửdụngđúng lúc: Nghĩa là kênhhình lúc nào cũng được sửdụng hợp lí nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức kỹ năng đã học hoặc ra bài tập về nhà.Tóm lai cần được đưa ra khi học sinh cần được minh hoạ ,cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học , tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh. 3.Sử dụngđúng mức độ, cường độ: Tuỳ vào từng nội dung, mục đích sửdụng của kênhhình mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh.Trong giờ giảng bài mới vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên chỉ tập chung giới thiệu thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh (nếu bài nhiều tranh ảnh) . Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hìnhđể minh hoạ cho bài giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênhhình đó vì điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu ở nhà. Cần phải bố trí thời gian ở những kênhhình một cách hợp lí mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ. 4.Kết hợp sửdụngkênhhình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị : Như bản đồ sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Với những kênhhình khó quan sát hoặc chưa cụ thể giáo viên có thể phóng to hoặc cụ thể hoá để các em dễ nhận biết và tiếp thu hơn. 5. Nội dung thuyết minh kênhhình phải sinh động hấp dẫn , kết hợp với những lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh. 6. Phương pháp thường hay sửdụngkênhhìnhtrong sách giáo khoa lịchsử là: Hướng dẫn học sinh quan sát( Tổng thể đến chi tiết) kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mởcủa học sinh mđể học sinh tự rút ra được bài học. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cá nhân hoặc toàn lớp. Hiệu quả sửdụngkênhhình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo viên cần là người đưa ra tình huống có vấn đề kích thích sự hiểu biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trong thời gian nghiên cứu chuyên đề cũng như thực tiễn giảng dạy tôi thấy sửdụng tốt kênhhình sách giáo khoa lịchsử góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy môn lịchsử trong các trường THCS . Là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao các giờ học trên lớp .Để hoạt động dayhọc của mình đạt kết quả cao người giáo viên phải thấy rõ vị trí trách nhiệm của mình, định hướng rõ mục tiêu yêu cầu rõ ràng của giờ lên lớp để tạo cho học sinh thói quen khai thác kênhhìnhtrong các giờ học. Tuy nhiên chuyên đề này mới được nghiên cứu trong một thời gian ngắn , áp dụngtrong phạm vi hạn hẹp nên chưa đánh giá hết được ưu điểm cũng như tồn tại của chuyên đê. Mặt khác do năng lực cá nhân còn hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp phê bình của các đồng chí giáo viên trong nhóm trong tổ để chuyên đề được hoàn thiện hơn và có hiệu quả sửdụng cao hơn , góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịchsử THCS. Tôi cũng mong được sự quan tâm giúp đỡ của BGH, thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý cùng tổ chuyên môn về những chuyên đề sửdụng thiết bị cũng như kênhhìnhtrong sách giáo khoa sao cho hiệu quả nhất.Mong các cấp các nghành tạo điều kiện tốt để GV khắc phục khó khăn khi tài liệu còn thiếu , học sinh nông thôn còn nhiều khó khăn.Chúng tôi cũng mong muốn được trang bị nhiều tài liệu hơn về các kênhhìnhtrong SGK để chúng tôi nắm được nguồn gốc, xuất xứ của các kênhhình thấy được giá trị đích thực của nó trong các bài giảng để sửdụng nó một cách có hiệu quả nhất./. Phòng giáo dục & đào tạo huyện thanh ba TrờngTHCS hanh cù Chuyên đề sử dụngkênhhình trong sách giáo khoa lịchsửTHCS Tổ : khxh NHóm: lịchsử Năm học : 2008-2009 . lượng dạy và học đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. 2.Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình SGK trong việc dạy học lịch sử THCS Giáo. tạo huyện thanh ba Trờng THCS hanh cù Chuyên đề sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS Tổ : khxh NHóm: lịch sử Năm học : 2008-2009