Để phát huy được thế mạnh bộ môn nhằm nâng cao chất lượng môn học, giáoviên cần phải biết khai thác các tài liệu kênh hình có sẳn trong sách giáo khoa hếtsức phong phú nhằm lôi cuốn ngườ
Trang 1A Đặt vấn đề.
I Lời mở đầu
Loài người đã bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của tri thức Tri thức là nguồn lựcquyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Tri thức đóng một vai trò rất quantrọng đối với sự tiến bộ cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triểncủa tất cả các ngành trong đời sống xã hội Trong bối cảnh đó, “nếu muốn việc dạyhọc theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực của học sinh”
Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏiphải đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạyhọc lịch sử nói riêng là một cuộc cách mạng, là một vấn đề cấp thiết cần phải tiếnhành mạnh mẽ ở tất cả các trường phổ thông
Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương phápdạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục quantâm
Mặc dù vậy, một thực tế diễn ra mà chúng ta chưa thể khắc phục hết được đó
là các em học sinh không thích học sử Các em cho rằng lịch sử là môn phụ, không
có tác dụng thiết thực trong cuộc sống; lịch sử là môn khô khan, nhiều số liệu,nhiều sự kiện Chính điều đó dẫn đến tình trạng học sinh không nắm vững sự kiện
cơ bản, nhớ sai, nhớ lầm kiến thức lịch sử là khá phổ biến
Ở đây, yếu tố chính quyết định đến hứng thú học tập lịch sử của các em làphương pháp dạy học của giáo viên chưa đáp ứng đặc trưng bộ môn Trong thực tế,
có rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã hết sức cố gắng trong việc tìm tòi, đổimới phương pháp dạy học, làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh động và có kết quảtốt Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên dạy theo kiểu truyền thống,giáo viên đọc sách giáo khoa cho học sinh chép, học sinh học thuộc lòng, nói lại
Trang 2sách giáo khoa và bài giảng của thầy Việc dạy học như vậy làm “thui chột” khảnăng sư phạm của giáo viên và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách của giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương phápdạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích cực ở họcsinh, để việc dạy và học lịch sử “không phải chỉ là biết quá khứ mà trên cơ sở hiểubiết quá khứ, để hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán
sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai”
Để phát huy được thế mạnh bộ môn nhằm nâng cao chất lượng môn học, giáoviên cần phải biết khai thác các tài liệu kênh hình có sẳn trong sách giáo khoa hếtsức phong phú nhằm lôi cuốn người học tham gia tích cực để chiếm lĩnh tri thức.Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình
vẽ, tranh ảnh Lịch sử Mỗi loại có một phương pháp lịch sử riêng Song tựu chunglại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập
về nhà và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Riêng đối với hìnhảnh, tranh ảnh Lịch sử có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách
là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học
Với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáokhoa Lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạyhọc Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tíchcực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập, cần nắm được những điểm mớicủa sách giáo khoa nói chung, hệ thống kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọngtrong sách giáo khoa nói riêng Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sửtrung học phổ thông, và hai năm thực hiện sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 theo tinhthần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến mà tôi đã sử dụng có hiệu quả tại trường sở tại: “Phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử 12 chương trình chuẩn - phần Lịch sử thế giới” Do thời gian, khuôn khổ của sáng kiến vì vậy tác giả không trình bày hết
được nội dung và phương pháp khai thác, sử dụng hết 90 tranh ảnh trong sách giáokhoa lịch sử 12 Đề tài này chỉ đưa ra những gợi ý mang tinh chất định hướng chung
Trang 3về phương pháp và và giới thiệu phương pháp sử dụng một số tranh ảnh trong sáchgiáo khoa.Tuy nhiên do diều kiện cấu trúc và giới hạn của quy định báo cáo sángkiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày được ở một số bài và một số tranh ảnh có tínhchất minh hoạ
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp với mongmuốn góp một chút vốn kiến thức của mình vào công tác giảng dạy, để việc học tậplịch sử ở trường THPT đạt kết quả cao hơn
II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1 Thực trạng
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức lý luận nắm vững nội dung khoa học cácloại tài liệu trực quan, phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử, cầnthiết phải có một chuyên khảo ngắn gọn, có chất lượng vừa nâng trình độ về lịch sử
và nghiệp vụ cho giáo viên mà lại thiết thực, cụ thể Đã có một số bài viết, một số tàiliệu cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cần thiết như vậy, song còn
ít và chưa đủ, chưa có hệ thống
Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trongdạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu hiệu quả giờ học Hầuhết chúng ta đều thống nhất rằng; chỉ có thể sử dụng sách giáo khoa khi cả giáo viên
và học sinh hiểu sâu sắc bài viết (kênh chữ) cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ củasách giáo khoa Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa
là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lại chưa được quan tâm mộtcách đầy đủ Trong giờ dạy Lịch sử THPT vẫn còn có giáo viên coi việc sử dụngkênh hình là nhằm minh họa cho giờ dạy thêm sinh động, hoặc nếu có sử dụng khaithác thì phương pháp và nội dung khai thác chưa phù hợp Vì vậy việc khai tháckiến thức trong kênh hình chưa được chú trọng phát huy Qua các lần dự giờ tại một
số trường tôi thấy nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là:
Một là: Giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là
nguồn cung cấp kiến thức Lịch sử duy nhất trong dạy học, không thấy rằng kênhhình, không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng
Trang 4kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh độnghơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.Bản thân nó cũng là kiếnthức lịch sử.
Hai là: Vẫn còn có những giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa
của kênh hình trong sách giáo khoa Trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa lầnnày số lượng kênh hình đã được tăng lên đáng kể so với trước Riêng tranh ảnh đã có
72 tranh ảnh, ngoài ra còn sơ đồ, lược đồ, bảng biểu
Ba là: Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa chobài giảng, không chịu đầu tư
Bốn là: Một số giáo viên có sử dụng nhưng chỉ mang tính chất đối phó, qua
loa không có hiệu quả, đôi khi còn phản tác dụng
2 Kết quả, hiệu quả thực trạng trên:
Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trựcquan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản đồ đượccấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im trong thư viện của nhà trường từnguyên nhân trên, hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng
có người dự giờ, khi sử dụng thì còn mang tính chất minh họa Vì thế trong giờgiảng, giáo viên không khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnhchứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến Từ đó dẫn đến không tạo đượcbiểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc phục được tìnhtrạng “hiện đại hóa” Lịch sử của học sinh Học sinh học song một sự kiện lịch sử chỉ
là thuộc lòng kiểu học gạo, không hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắmvững các quy luật của sự phát triển xã hội Kết quả của những giờ học trên dẫn đếnkhông giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồngthời không hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khảnăng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh Những giờ học nhưvậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học Lịch
sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử những năm gần đây thấp
Trang 5Qua điều tra một số học sinh ở một số trường, khi tôi hỏi các em hãy mô tảhay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những bài các em đã học thì hầu hếtnhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưanêu được nội dung bức tranh phản ánh nội dung gì về Lịch sử Qua đó thấy rằng đãđến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phươngpháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy
học Lịch sử 12 THPT đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung đưa ra " Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử 12 chương trình chuẩn – phần Lịch sử thế giới "như sau:
B Giải quyết vấn đề
I Các giải pháp thực hiện:
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan nóichung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng trong dạy học Lịch sử Bởi vì nguyêntắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạocho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm Sử dụng đồ dùng trực quan
là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biếtsâu sắc bản chất của sách giáo khoa Lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hìnhthành khái niệm Lịch sử
Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan Đâu là đồ dùngtrực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước Bởi cóphân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa chọn được cácphương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt và sáng tạo Đồngthời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua
đồ dùng trực quan Phải dự kiến và xác định sử dụng chúng trong từng bài cụ thể
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của họcsinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh, ảnhlịch sử Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn bị chu
Trang 6đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạocủa học sinh Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượngdạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh Nó là chiếc “cầu nối” giữa quákhứ với hiện tại.
II Các biện pháp để tổ chức thực hiện
1 Các nguyên tắc khi sử dụng:
Đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 có nhiều loại: đồ phục chế,
mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng.Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức
đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sửlại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấpthông tin, kiến thức cho người đọc
Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa chokênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nộidung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn Giáo viên không sử dụng chúngtrong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Khi sửdụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở
để học sinh giải quyết vấn đề Giáo viên cũng không nên cho học sinh đứng lênthuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt quá sức của các em Giáo viên
có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của chúng để các
em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trongkênh hình Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nôngthôn, miền núi Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từngđiều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp
Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viênchỉ tập chung giới thiệu, thuyết minh một số hình ảnh, tranh ảnh, tranh vẽ, cònnhững hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh quansát sơ lược vài nét chính để học sinh nắm được biểu tượng ban đầu về chúng màthôi Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới thiệu mô tả thì
Trang 7không đủ thời gian Ví như Bài 26: Đất nước trên đường đổi mời đi lên chủ nghĩa
xã hội (1986 - 2000) Đây là bài có rất nhiều tranh, ảnh Nếu tranh ảnh nào cũng
khai thác kỹ sẽ không đủ thời gian Đây chỉ là một bài trong số rất nhiều bài tương
tự như vậy
Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động hấp dẫn, kết hợpvới lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên ở các emcảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽtrở nên yêu thích học tập môn Lịch sử hơn
Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bàyvới tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo câu hỏi để họcsinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ranhững kiến thức Lịch sử nhất định Để sử dụng tốt trước hết giáo viên phải xác định
rõ được nội dung Lịch sử được phản ánh qua tranh ảnh Tiếp theo giáo viên phải dựkiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể Phương pháp
sử dụng trong dạy học loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.Đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích,đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra đượcnhững kết luận Khi tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên
có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp
2 Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh:
Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu
Có nghĩa là nội dung xuất sứ của bức ảnh, bức ảnh phản ánh toàn diện hay một mặt,một khía cạnh nào đó của Lịch sử Nội dung của tranh ảnh phản ánh sự kiện, hiệntượng, tiến trình lịch sử nào, ở khía cạnh nào, trung thành đến đâu Tranh hay ảnhgốc bao giờ cũng là loại tài liệu có giá trị bậc nhất
Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinhnội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh
- Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai?
- Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh
Trang 83 Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh:
Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét
Hình thành kỹ năng mô tả tường thuật
Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá
4 Các bước làm việc với đồ dùng trực quan tạo hình:
Bước 1 Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách khái
quát nội dung tranh ảnh cần khai thác
Bước 2 Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu nội dung của tranh ảnh
Bước 3 Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học
sinh khác bổ sung hoàn thiện
Bước 4 Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung
khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử
5 Hướng dẫn khai thác một số tranh ảnh cụ thể:
Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI (1945- 1949)
Hình 1: Thủ tướng Anh U.Sớcsin, Tổng thống Mĩ Ru- dơ- ven và Chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng Liên Xô I.Xta-lin tại Hội nghị Ianta
Đây là bức ảnh chụp ba nguyên thủ quốc gia của các cường quốc: Liên xô, Mĩ
và Anh tại Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến 11/2/1945 tại lâu đài Li va di a, gần
thành phố Ianta trên bán đảo Crưm Sử dụng bức ảnh này để dạy mục: I -Hội nghị IANTA( 5/1945) và những thoả thuận giữa ba cường quốc.
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bức ảnh và cho học sinh quan sát ,đặt câu
hỏi gợi mở, định hướng để học sinh trả lời
- Những nhân vật trong bức ảnh này là ai?
- Họ đến hội nghị Ianta để làm gì?
- Những ai được tham gia và quyết định các vấn đề của hội nghị?
Trang 9- Không khí của hội nghị thể hiện như thế nào? Kết quả ra sao?
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu khai thác bức ảnh và trả
lời những câu hỏi trên bằng sự hiểu biết của các em
Hoạt động 3: Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh vào bức ảnh và tiến
hành miêu tả
Bức ảnh chụp nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại hội nghịquốc tế quan trọng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai Hội nghị được tổ chứctrên bán đảo Crưm trong lâu đài Li va di a gần thành phố Ianta, từ ngày 4 đếnngày11/2/1945.Tham gia hội nghị có Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô - Xtalin,Tổng thống Mĩ Rudơven và thủ tướng Anh – Sớcsin
Hội nghị Ianta được triệu tập khi chiến sự ở châu Âu sắp kết thúc Lúc nàycông việc trọng tâm mà ba nguyên thủ quốc gia chú ý là tình hình thế giới sẽ đượcsắp xếp như thế nào sau chiến tranh.Vì vậy không khí của hội nghị hết sức căngthẳng thể hiện trên gương mặt của ba nguyên thủ,tổng thống Mĩ Rudơven và thủtướng Anh - Sớcsin vẻ mặt tươi cười quay lại với nhau Còn Xtalin vẽ mặt nghiêmnghị Nhưng cuối cùng hội nghị cũng đã nhất trí phân chia phạm vi ảnh hưởng củacác nước và khu vực sau chiến tranh (GV nêu phần chữ nhỏ trong SGK về sự phânchia khu vực ảnh hưởng)
Như vậy, hội nghị Ianta nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyềnlợi của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh Hội nghị đã đóng góp một vai trò tích cực trongviệc giải quyết vấn đề nước Đức, Nhật Bản và thành lập một tổ chức quốc tế sauchiến tranh (Liên hợp quốc) Đồng thời, hội nghị cũng dẫn đến sự hình thành trật tựhai cực sau chiến tranh:" Trật tự hai cực Ianta " do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, sau đótiến hành cuộc "Chiến tranh lạnh"( kéo dài từ 1947 đến 1989)
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945- 1991) LIÊN BANG NGA
( 1991- 2000)
Hình 3: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô, ảnh nhà du hành vũ trụ
Gagarin.
* Phương pháp sử dụng:
Trang 10Đây là bức ảnh chụp vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người do Liên Xôphóng lên vũ trụ thành công năm 1957 Giáo viên sử dụng kênh hình này để dạy
mục: I 1: Liên Xô.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức tranh gợi ý
bằng một số câu hỏi như sau:
Em biết gì về vệ tinh nhân tạo do Liên Xô phóng lên vũ trụ?
Việc Liên Xô là nước đầu tên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụcho chúng ta biết điều gì ?
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi
trên bằng khả năng hiểu biết của các em
Hoạt động 3: Giáo viên tập chung sự chú ý của các em vào bức ảnh, giáo
viên tiến hành miêu tả:
“ Trong kế hoạch 5 năm và 7 năm về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủnghĩa xã hội Liên Xô đã thu được những thắng lợi to lớn, đạt được những thành tựu
về kinh tế , khoa học – kỹ thuật và vũ trụ"
Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh củaXiômcốpxki (ông tổ của ngành khoa học vũ trụ) Ngày 4/10/1957, Liên Xô đã phóngthành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất mang tên "Xpútnic - 1" mở ra kỷnguyên con người chinh phục vũ trụ
Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do Colô- Lép chế tạo, bay quanh tráiđất theo một quỹ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cánh mặt đất 227km, điểm caonhất cách mặt đất 94km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay quanh trái đất hết 1giờ
36 phút Trải qua 92 ngày đêm , "Xpútnic-1"( nặng 83,6kg) đã quay 1400 vòngquanh trái đất, bay được 60 triệu km và tự bốc cháy trong khí quyển ngày 1/4/1958.Những số liệu thu được khi vệ tinh bay quanh trái đất là những tài liệu khoa học cógiá trị về những lớp khí quyển trên cao , về cấu tạo của tầng điện ly và những hiệntượng vật lý địa cầu khác