Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 44)

- Thuận lợi:

+ Huyện Chợ Đồn là nơi giao nhau của hai tuyến Quốc lộ trong tương lai: tuyến Đông Tây (QL 3B kéo dài) từ thị xã Bắc Kạn qua Bằng Lũng đi Tuyên Quang và tuyến Bắc - Nam Quốc lộ 3C từ Thái Nguyên qua Bằng Lũng đi Ba Bể, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

+ Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có truyền thống văn hóa lâu đời với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo sự đa dạng về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và lễ hội, kết hợp với nhiều điểm danh lam thắng cảnh đẹp, gắn liền với những tuyến điểm du lịch trên những địa bàn lân cận tạo điều kiện cho huyện phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

+ Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

+ Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng miền.

- Khó khăn:

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó dân cư thưa thớt, các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

+ Khai thác những lợi thế của khu vực (khai khoáng, nông lâm sản) đang đem lại những thành tựu ban đầu cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong tương lai sự đóng góp của chúng sẽ hạn chế. Với những lợi thế của mình, Chợ Đồn cần hướng vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến (chế biến nông lâm sản, khoáng sản, đảm bảo thương hiệu trên thị trường), khai thác tiềm năng du lịch. Trong điều kiện hiện nay, đây là một thách thức lớn cần có thời gian và môi trường đầu tư thuận lợi (thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp và xây mới).

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn không theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

+ Chưa phát huy vai trò vị thế của huyện trong mối quan hệ vùng. Kết nối không gian với các vùng kinh tế, các đô thị lớn trong vùng còn hạn chế.

+ Nền kinh tế phát triển không bền vững, cơ cấu kinh tế với tỷ lệ nông, lâm nghiệp lớn. Công nghiệp, du lịch dịch vụ phát triển chưa cao, chưa khai thác hết nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 44)