Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 26)

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Hay nói cách khác định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

nghiên cứu về hệ thống cây trồng, hệ thống canh tác. Phải nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng với các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, tính chất đất đai...), cây trồng với các điều kiện tự kinh tế - xã hội chi phối (lao động, quản lý thị trường, tập quán, kinh nghiệm sản xuất ...) vì với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau thì sẽ tồn tại những hệ thống khác nhau.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ của chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cũng chính là xác định loại hình sử dụng đất phù hợp với mỗi đơn vị đất đai cụ thể. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Kết quả của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hoặc tiềm năng đất nông nghiệp của vùng.

+ Khả năng cải tạo hệ thống tưới tiêu nước.

+ Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong sản xuất. + Khả năng đầu tư lao động và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

+ Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp.

Hiện nay trên thế giới, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp đều dựa trên cơ sở của quan điểm sinh thái và phát triển bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc chuyển từ mục đích sử dụng đất khác sang sản xuất nông nghiệp là sự áp dụng hoàn toàn mới của một hệ thống cây trồng, vật nuôi nguyên vẹn. Còn đối với những vùng đất đã và đang tiến hành sản xuất nông nghiệp thì đó là sự định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng hiện tại không phù hợp, hiệu quả thấp sang một hệ thống cây trồng mới phù hợp hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sự chuyển đổi đó được tuân theo các quan điểm sau.

+ Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá và đạt được hiệu quả cao: Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường thì sản xuất nông nghiệp phải gắn với sự chuyên môn hoá, tập trung hoá. Chuyên môn hóa đòi hỏi người sản xuất phải có một trình độ sản xuất

nhất định. Tập trung hoá sản xuất chính là tập trung vào một đến vài sản phẩm chủ yếu mà ở đó sản phẩm làm ra chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý cao. Nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường, [31].

+ Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nhưng được thực hiện trong điều kiện kinh tế nông hộ ở vùng ít đất. Trong nền kinh tế thị trường hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập, người nông dân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó không thể áp đặt cho họ một hệ thống cây trồng nào đó. Do vậy chỉ có thể vận động họ thông qua con đường khuyến nông để nông dân chủ động nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhanh chóng áp dụng những mô hình tiến bộ vào sản xuất. Các chủ hộ nông dân căn cứ vào khả năng của nông hộ để quyết định lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp, [31].

+ Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn về lương thực.

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra. Cây trồng và vật nuôi là thành phần sống quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp, nó quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của hệ sinh thái nhất là đối với yếu tố đất đai, bởi vì cây trồng sống được phải nhờ đất. Đất là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Mọi sự thay đổi về đất đai đều ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Một hệ thống cây trồng chuyển đổi nếu thực sự có hiệu quả thì phải bảo vệ được môi trường đất và phải làm tăng độ phì nhiêu của đất, [34].

Vấn đề an toàn lương thực là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. An toàn lương thực có nghĩa là phải đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực của tất cả mọi người (cả người sản xuất nông nghiệp và người làm công việc phi nông nghiệp). Nhưng không phải là sản xuất lương thực bằng mọi giá mà cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng để bố trí hệ thống cây trồng cho hợp lý và hài hoà.

Đối với nước ta đất đai là nguồn tài nguyên hạn chế, đất chật người đông và đang trên đà phát triển về mọi mặt do vậy nhu cầu về sử dụng đất đai của tất cả các

ngành kinh tế đều là rất lớn. Vì vậy, đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm theo những quan điểm cơ bản sau đây:

+ Đất đai phải được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch, điều này vừa đảm bảo được sự thống nhất của Nhà nước trong việc quản lý đất đai vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất.

+ Hạn chế việc mất đất trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đất đang trồng lúa. + Trong việc sử dụng đất nông nghiệp cần phải thực hiện theo quan điểm tích cực: Thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất và hiệu quả cao, khai hoang mở rộng diện tích.

+ Sử dụng đất phải gắn với việc bảo vệ cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, duy trì cải thiện môi trường sinh thái để sản xuất phát triển được lâu bền.

1.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 26)