Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 78)

* Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Khuyến khích mở rộng thị trường trong huyện, trong tỉnh, hỗ trợ thâm nhập vào thị trường ngoài tỉnh. Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò chủ đạo của Hợp tác xã nông nghiệp để có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu các mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo bao thai Chợ Đồn... Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản sau thu hoạch với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.

- Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.

* Giải pháp về nguồn lực và khoa học - công nghệ

- Giải pháp về nguồn nhân lực: Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyện môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm tại cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.

- Giải pháp khoa học - công nghệ:

+ Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.

+ Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm,...đến cơ sở, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.

+ Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản, nghiên cứu các mô hình kinh tế trang trại sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.

* Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Đối với các cơ quan Nhà nước cần tiến hành, tổ chức, phân bố lại sản xuất, chế biến nông, lâm sản cần chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến. Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi, đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chế biến sạch hơn...

- Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi "sạch", hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Quy hoạch chăn nuôi và đẩy mạnh quản lý nhà nước về môi trường trong chăn nuôi.

- Tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành thuỷ sản. Trong quá trình phát triển, hoạt động môi trường của ngành thuỷ sản cần phải phối hợp với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành kinh tế phát triển...

- Hướng dẫn các nông hộ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo quy trình, kỹ thuật. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh. Ưu tiên đầu tư phát triển và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp hoàn nguyên môi trường ở những khu vực bị ảnh hưởng mạnh của xói mòn rửa trôi. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng; đặc biệt nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.

* Một số giải pháp khác:

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

+ Tăng cường nâng cấp, cải tạo các công trình tưới tiêu hiện có, đồng thời xây dựng mới các công trình tưới, tiêu cục bộ đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác lúa, màu của huyện.

+ Đẩy nhanh tiến bộ thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ các tuyến kên tưới tiêu, kênh nội đồng được kiên cố hóa.

+ Hoàn chỉnh các tuyến giao thông phục vụ vận chuyển vật tư sản xuất, sản phẩm thu hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, phấn đấu đến 2020, 80% giao thông nông thôn được bê tông hóa.

- Giải pháp về vốn đầu tư:

+ Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia và các lính vực: sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề truyền thống, thương mại và dịch vụ,... thông qua các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá thuê và thời gian thuê đất, tín dụng, ngân hàng,...

+ Chính sách xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp, thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có chế độ ưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

+ Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất với thời hạn và mức vay phù hợp với đặc điểm, quy mô từng loại hình sản xuất, cho phép thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

* Giải pháp cụ thể

- LUT trồng cây hàng năm:

+ Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, cần xây dựng thêm một số kênh mương, trạm bơm kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho đồng ruộng, đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để nâng cao năng suất cây trồng.

+ Tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

+ Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, các chính sách cho người dân ứng trước rồi trả sau. Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con như: kỹ thuật làm đất, bón phân, cải tạo đất như thế nào,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lựa chọn và phát triển các LUT có hiệu quả kinh thế cao như LUT2 2 lúa - 1 màu ( lúa xuân - lúa mùa - khoai lang đông), LUT1 (2 lúa: lúa xuân - lúa mùa), LUT3 (1lúa - 1màu: thuốc lá - lúa mùa) vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân vừa cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.

- LUT trồng cây lâu năm

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư và chăm sóc nhất là thời kỳ cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ngân sách huyện, tỉnh, trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm.

Mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác,… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Đa số đất trồng cây lâu năm của xã là đất đồi nên độ mùn kém, đất nghèo dinh dưỡng cần phải bón thêm phân hưu cơ, vô cơ cho cây trồng. Ở đất đồi việc vận chuyển phân bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ tại chỗ để giải quyết nguồn phân hữu cơ cho cây.

- Cây ăn quả: Cần cải tạo vườn tạp thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Khi tiến hành cải tạo cấn lưu ý, vừa cải tạo, vừa thâm canh, lấy kết quả thâm canh để đầu tư cho cải tạo. Việc cải tạo vườn không nên bỏ chặt đồng loạt, gây xáo trộn quá lớn về môi trường, môi sinh. Cần có thị trường tiêu thụ, người dân cần biết mua gì, cần vào lúc nào, loại quả như thế nào thì bán được giá. Từ đó, định hướng và đưa ra kế hoạch cải tạo vườn, nội dung cải tạo vườn bao gồm:

+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực. Ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tầng tán.

+ Cải tạo giống cây ăn quả, trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của huyện, có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những giống cũ có chất lượng kém. Hiện nay, các viện nghiên cứu, trạm trại đã chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, mẫu mã đẹp, thơm ngon hơn về chất lượng, trong đó có

những giống cho chất lượng cao và năng suất sản phẩm tốt có tính cạnh tranh thị trường và những giống chín sớm hoặc chín muộn hơn giống địa phương.

+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu.

+ Cải tiến kỹ thuật canh tác làm đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc cho từng loại cây ăn quả.

+ Cùng với việc vận dụng giống tốt sạch bệnh, cần chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp với từng loại giống cây ăn quả từ làm đất, đào hố bố trí mật độ. Bón phân, tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh đến việc trồng xen, trồng lẫn đối với từng loại cây ăn quả.

+ Cần phải nắm bắt được thông tin, thị trường tiêu thụ của địa phương và các thị trường bên ngoài để khi thu hoạch và có thể bán được ngay.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Chợ Đồn là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên là 91.115 ha, tỉnh lộ 254, 255, 257... Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi Chợ Đồn có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường.

- Chợ Đồn có diện tích đất nông nghiệp là 71.911,37 ha với 5 loại hình sử dụng đất chính, trong đó loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (LUT1) có diện tích 1.751,32 ha, chiếm 2,43% diện tích đất nông nghiệp; Loại đất 2lúa - 1màu (LUT2) có diện tích 501,34 ha, chiếm 0,70% diện tích đất nông nghiệp; Loại đất 1lúa - 1màu (LUT3) có diện tích 826,74 ha, chiếm 1,15% diện tích đất nông nghiệp; Loại đất chuyên màu (LUT4) có diện tích 1.128,40 ha, chiếm 1,57% diện tích đất nông nghiệp; Loại đất trồng cây ăn quả (LUT5) có diện tích 90,32 ha, chiếm 0,13% diện tích đất nông nghiệp.

Có 17 kiểu sử dụng đất, được chia làm 6 loại hình sử dụng đất chính với hệ thống cây trồng đa dạng phong phú, nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, hiệu quả kinh tế thay đổi theo loại hình và kiểu sử dụng đất. Cao nhất là LUT1, LUT2 và thấp nhất là LUT4.

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn đến năm 2020 tăng 754,67ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp còn 71.156,70ha. Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững là: loại hình sử dụng đất 2 lúa là 1.751,32 ha, chuyển sang mục đích sử dụng đất (sang phi nông nghiệp và các loại hình khác có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực), loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu (LUT2) là 501,34 ha; do LUT4 này mang lại hiệu quả kinh tế không cao, nhưng thu hút được nhiều lao động và bền vững về mặt môi trường, loại hình sử dụng đất chuyên màu tăng 1.128,40 ha.

- Để thực hiện được đinh hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cần phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, phối hợp các giải pháp thị trường, vốn, đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông...

2. Đề nghị

Kết quả nghiên cứu của đề tài sớm được đưa ra thực hiện trên địa bàn huyện Chợ Đồn đề có thể khẳng định và xem xét ở những vùng có điều kiện tương tự.

Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn... Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái.

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thư Việt Nam HYPERLINK "Http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn" Http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

2. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 19/2005/QĐ- BNN ngày 25/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây rau.

5. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 262 - 293.

6. Trịnh Đình Dũng(2008) HYPERLINK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"http://tinhdoanvinhphuc.vn/index.php?Option =comcontent&task=view&id=322&Itemid=26" http://tinhdoanvinhphuc.vn/index.php?Option =comcontent&task=view&id=322&Itemid=26

7. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học đất, số 11, tr 20.

9. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

10.Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001), Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiện cứu và chuyển giao công

khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Vũ Khắc Hòa (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12.Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 78)