Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

* Phương pháp chuyên gia: Được dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông lâm nghiệp, các cán bộ địa chính, hội làm vườn, hội nông dân, cán bộ nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học và đặc biệt là ý kiến của các hộ dân làm ăn khá giỏi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

* Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp này dùng để thu thập, lựa chọn các thông tin tài liệu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn kế thừa và vận dụng có chọn lọc vào thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để phát triển và sử dụng đất nông lâm nghiệp quan điểm hiệu quả cao và bền vững.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Chợ Đồn là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có 22 đơn vị hành chính. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 44 km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch...

Như vậy, Chợ Đồn có đủ điều kiện để phát huy tiềm năm đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tề thị trường, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:

Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.

Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.

Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mưa lũ và hạn hán.

3.1.1.4. Thủy văn

Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là 91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.394,93 ha, chiếm 5,92% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 66.110,45 ha, chiếm 72,56% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.047,91 ha, chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 688,63 ha, chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 13.430,14 ha, chiếm 14,74% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.103m2/người, đất lâm nghiệp là 1,35 ha/người. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 14,74% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 11.517,96 ha. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất như sau:

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân tổng số. Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương..

Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

nam và 23.907 nữ, mật độ dân số 53,68 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2013 là 0,99%. Dân tộc Kinh, Tày, Dao chiếm đa số.

Khu vực đô thị: diện tích 24,91 km2, dân số 6097 người (chiếm 12,46% dân số), mật độ dân số 244,76 người/km2.

Khu vực nông thôn: diện tích 886,24 km2, dân số 42.812 người (chiếm 87,54% dân số), bao gồm 21 xã, mật độ dân số 48,30 người/km2.

Dân cư của huyện phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính tập trung mật độ cao chủ yếu ở khu vực dọc hai bên các đường tỉnh lộ. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Bằng Lũng 244,76 người/km2, thấp nhất là xã Yên Thượng với 28,83 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 29.530,0 người, chiếm 60,38% dân số. Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 28.320,0 người, chiếm 95,90% số lao động trong độ tuổi. Trong đó: Lao động ngành nông, lâm, thủy sản: 22.179,0 người, chiếm 78,32% tổng số lao động đang làm việc. Lao động ngành công nghiệp và xây dựng: 2.315,0 người, chỉ chiếm 8,17% số lao động làm việc; Lao động khu vực thương mại dịch vụ: 3.826,0 người, chiếm 13,51% số lao động làm việc. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn. Trình độ lao động nói chung còn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Trong những năm gần đây, huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ số hộ nghèo theo chuẩn mới giảm khá nhanh, từ 47,69% năm 2006 xuống còn 8,42% năm 2013 (giảm 39,27% và đạt tốc độ giảm hộ nghèo 7,8%/năm).

- Công tác chăm sóc người có công được chú trọng và ngày càng được tăng cường theo hướng xã hội hóa; phát động và thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp

nghĩa, uống nước nhớ nguồn, công tác cứu trợ đã được quan tâm. Công tác phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào xây dựng xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách cụ thể, kịp thời, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, đời sống người dân đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi. Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giảm số lượng các hộ đói nghèo.

Mặc dù xuất phát điểm của quy mô kinh tế huyện khá thấp, tuy nhiên nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở cả 3 khối ngành nên thu nhập bình quân đầu người năm 2013 (giá hiện hành) của huyện đạt trên 12,75 triệu đồng/người/năm, bằng 106% so với mức bình quân của cả tỉnh (tỉnh đạt 12 triệu đồng/người/năm)

Nhìn chung, thu nhập của nhân dân trong huyện còn thấp so với bình quân chung của tỉnh. Do đó, trong những năm tới cần đầu tư phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế - xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách về đời sống và tránh tụt hậu xa hơn so với các vùng trong toàn tỉnh.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm xã hội (GDP) năm 2013 đạt 56.263 triệu đồng tăng 5,85% so với năm 2013. GDP bình quân đầu người đạt 12,75 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành), giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác đạt 49,7 triệu đồng/ha/năm (giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2013

Hạng Mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A Chỉ tiêu kinh tế I Tổng GTSX Tr.đồng 41.430 53.152 56.263 1 Ngành NN Triệu đồng 7.500 12.400 11.700 2 TTCN-XDCB Triệu đồng 14.790 16.242 19.079 3 Ngành dịch vụ Triệu đồng 26.640 24.510 25.484

Hạng Mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 + Dịch vụ % 12,0 13,5 14,0 + Nông nghiệp % 6,0 5,5 5,4 + TTCN-XDCB % 20,0 19,5 19,3 B Chỉ tiêu xã hội 1 Tổng dân số Người 48.930 49.487 49.780

+ Dân số nông thôn Người 42.730 43.167 43.278

+ Dân số thành thị Người 6.200 6.320 6.502

2 Tỷ lệ tăng dân số % 0,9 0,9 0,8

3 Tổng số lao động Người 21.027 21.129 21.263

4 Cơ cấu lao động % 42,97 42,69 42,70

+ Dịch vụ % 8,65 8,67 8,71

+ Nông nghiệp % 28,62 28,21 28,19

+ TTCN-XDCB % 5,70 5,81 5,82

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn)

3.1.3. Đánh giá chung - Thuận lợi: - Thuận lợi:

+ Huyện Chợ Đồn là nơi giao nhau của hai tuyến Quốc lộ trong tương lai: tuyến Đông Tây (QL 3B kéo dài) từ thị xã Bắc Kạn qua Bằng Lũng đi Tuyên Quang và tuyến Bắc - Nam Quốc lộ 3C từ Thái Nguyên qua Bằng Lũng đi Ba Bể, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

+ Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có truyền thống văn hóa lâu đời với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo sự đa dạng về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và lễ hội, kết hợp với nhiều điểm danh lam thắng cảnh đẹp, gắn liền với những tuyến điểm du lịch trên những địa bàn lân cận tạo điều kiện cho huyện phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

+ Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

+ Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng miền.

- Khó khăn:

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã hình thành về cơ bản nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó dân cư thưa thớt, các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

+ Khai thác những lợi thế của khu vực (khai khoáng, nông lâm sản) đang đem lại những thành tựu ban đầu cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong tương lai sự đóng góp của chúng sẽ hạn chế. Với những lợi thế của mình, Chợ Đồn cần hướng vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến (chế biến nông lâm sản, khoáng sản, đảm bảo thương hiệu trên thị trường), khai thác tiềm năng du lịch. Trong điều kiện hiện nay, đây là một thách thức lớn cần có thời gian và môi trường đầu tư thuận lợi (thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp và xây mới).

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn không theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

+ Chưa phát huy vai trò vị thế của huyện trong mối quan hệ vùng. Kết nối không gian với các vùng kinh tế, các đô thị lớn trong vùng còn hạn chế.

+ Nền kinh tế phát triển không bền vững, cơ cấu kinh tế với tỷ lệ nông, lâm nghiệp lớn. Công nghiệp, du lịch dịch vụ phát triển chưa cao, chưa khai thác hết nội lực kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển.

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên huyện Chợ Đồn là 91.115,0 ha, chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh và được phân bổ cho 22 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 21 xã), trong đó đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất là xã Xuân Lạc (8.421,13 ha) và đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất là xã Đông Viên (2.162,0 ha). Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 71.911,37 ha chiếm 78,92% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 5.773,49 ha chiếm 6,34 % diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng : 13.430,14 ha chiếm 14,74 % diện tích tự nhiên. Như vậy,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)