Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 36)

+ Các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

+ Các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng đất.

+ Thị trường nông thôn, các tổ chức dịch vụ và cung ứng vật tư sản phẩm có liên quan.

Để thu thập được các thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ và nông dân để thu thập những thông tin số liệu liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp xúc với nông dân, gợi mở tạo cơ hội để trao đổi, bàn bạc đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, những kinh nghiệm...trong sản xuất. Trong đề tài

phương pháp PRA dùng để thu thập thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích hiện trạng và đưa ra những giải pháp trong sử dụng đất nông lâm nghiệp.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân

- Mục đích của việc điều tra phỏng vấn hộ nông dân nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất, các vấn đề về chính sách, lao động, việc làm, những khó khăn trong sản xuất.

- Trước khi tiến hành phỏng vấn, tiến hành xây dựng phiếu điều tra nông hộ, nội dung của phiếu điều tra bao gồm các thông tin chính như: thông tin cơ bản về hộ; thông tin về quy mô và cơ cấu đất đai; tình hình sử dụng các loại đất; thông tin về đầu tư chi phí và kết quả sản xuất cho từng loại đất; thông tin về giao đất giao rừng, các chính sách hỗ trợ, những khó khăn, kiến nghị... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ chung của nông dân ở điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)